Khát vọng của những cô gái tật nguyền

Những cô gái ở đang ở lứa tuổi hai mươi, như Đoan, Thảo, Ninh, Điểm, Thuý, lứa tuổi đầy năng động với bao nhiêu ước mơ hoài bão về tương lai. Ước mơ đươc học, tuổi thơ được chạy nhảy cùng bạn bè là một điều gì đó quá đỗi xa vời. Kim Đoan, cô gái ở một miền quê nghèo tỉnh Phú Yên, nhớ lại: “Khi hai tuổi, một cơn sốt đã cứơp đi đôi chân của em. Mười mấy năm sống vớ gia đình, nhìn bạn bè tới trường, chạy nhảy, vui chơi, còn mình ngày qua ngày chỉ biết lê lết trên nền nhà, quanh quẩn với cái bàn, cái ghế. Nhà em nghèo lắm nên không thể mua nổi một chiếc xe lăn. Em không dám mơ về tương lai một điều gì cả. Năm 16 tuổi, em được một đơn vị y tế phẫu thuật miễn phí. Sau đó, em tập đi lại khập khiễng trên đôi nạng gỗ, và lúc này ước mơ được đi học, được sống như những người bình thường bắt đầu nhen nhóm trong em. Biết chuyện, bố mẹ dưa em dến cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật Nguyễn Nga. Từ đây, cuộc đời em rẽ sang một hướng mới ”. Đang dở dang câu chuyện, Đoan dừng lại, đưa mắt nhìn mấy đứa bạn cùng cảnh ngộ đang lúi húi thêu những mặt hàng thổ cẩm, đôi mắt cô gái chợt đỏ hoẻ. Không khí trong gian hàng chợt lắng xuống, Thảo tiếp chuyện: “Nhóm Tự lực của tụi em mỗi đứa mỗi quê, đứa Bắc Cạn, đứa Phú Yên, đứa ở miệt dừa Tam quan (Bình Định) , đều bị bại liệt, mỗi mình Thuý là còn đi lại được trên đôi chân yếu ớt nên mọi việc sinh hoạt hàng ngày Thuý là người gánh nhiều nhất. Mỗi khi trở trời, chân tay đứa nào cũng đau nhức, không sao ngủ được. Thời gian ở cơ sở Nguyễn Nga, ngoài học chữ, tụi em còn được học nghề như: thêu, đàn tranh, tin học văn phòng , bây giờ đứa nào cũng là ô giáo dạy cho những em nhỏ kém may mắn. Nhớ lần cả nhóm đi thuê nhà để mở gian hàng này, nhiều người bảo tụi em bị tật nguyền làm sao có tiền trả tiền mặt bằng. Cả nhóm buồn lắm, nhưng điều đó lại làm cho tụi em càng quyết tâm hơn”. Mới đây, nhờ sự kêu gọi hỗ trợ của Cơ sở dạy nghề Nguỹen Nga (thuộc Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Bình Định). Tổng lãnh sự quán New Zealand tại Việt Nam đã “tiếp xúc” cho năm cô gái tật nguyền có điều kiện thực hiện ước mơ tự chăm lo cho chính bản thân mình.

doc6 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khát vọng của những cô gái tật nguyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA HẾT MÔN TÁC NGHIỆP Họ và tên: Lớp báo chí: KÝ CHÂN DUNG KHÁT VỌNG CỦA NHỮNG CÔ GÁI TẬT NGUYỀN Những cô gái có số phận kém may mắn, tuổi thơ trôi qua thiếu vắng nụ cười. Vượt lên muôn vàn khó khăn, họ đã nỗ lực làm việc để tự mưu sinh cho bản thân mình… Niềm vui đến muộn Những cô gái ở đang ở lứa tuổi hai mươi, như Đoan, Thảo, Ninh, Điểm, Thuý, lứa tuổi đầy năng động với bao nhiêu ước mơ hoài bão về tương lai. Ước mơ đươc học, tuổi thơ được chạy nhảy cùng bạn bè là một điều gì đó quá đỗi xa vời. Kim Đoan, cô gái ở một miền quê nghèo tỉnh Phú Yên, nhớ lại: “Khi hai tuổi, một cơn sốt đã cứơp đi đôi chân của em. Mười mấy năm sống vớ gia đình, nhìn bạn bè tới trường, chạy nhảy, vui chơi, còn mình ngày qua ngày chỉ biết lê lết trên nền nhà, quanh quẩn với cái bàn, cái ghế. Nhà em nghèo lắm nên không thể mua nổi một chiếc xe lăn. Em không dám mơ về tương lai một điều gì cả. Năm 16 tuổi, em được một đơn vị y tế phẫu thuật miễn phí. Sau đó, em tập đi lại khập khiễng trên đôi nạng gỗ, và lúc này ước mơ được đi học, được sống như những người bình thường bắt đầu nhen nhóm trong em. Biết chuyện, bố mẹ dưa em dến cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật Nguyễn Nga. Từ đây, cuộc đời em rẽ sang một hướng mới…”. Đang dở dang câu chuyện, Đoan dừng lại, đưa mắt nhìn mấy đứa bạn cùng cảnh ngộ đang lúi húi thêu những mặt hàng thổ cẩm, đôi mắt cô gái chợt đỏ hoẻ. Không khí trong gian hàng chợt lắng xuống, Thảo tiếp chuyện: “Nhóm Tự lực của tụi em mỗi đứa mỗi quê, đứa Bắc Cạn, đứa Phú Yên, đứa ở miệt dừa Tam quan (Bình Định)…, đều bị bại liệt, mỗi mình Thuý là còn đi lại được trên đôi chân yếu ớt nên mọi việc sinh hoạt hàng ngày Thuý là người gánh nhiều nhất. Mỗi khi trở trời, chân tay đứa nào cũng đau nhức, không sao ngủ được. Thời gian ở cơ sở Nguyễn Nga, ngoài học chữ, tụi em còn được học nghề như: thêu, đàn tranh, tin học văn phòng…, bây giờ đứa nào cũng là ô giáo dạy cho những em nhỏ kém may mắn. Nhớ lần cả nhóm đi thuê nhà để mở gian hàng này, nhiều người bảo tụi em bị tật nguyền làm sao có tiền trả tiền mặt bằng. Cả nhóm buồn lắm, nhưng điều đó lại làm cho tụi em càng quyết tâm hơn”. Mới đây, nhờ sự kêu gọi hỗ trợ của Cơ sở dạy nghề Nguỹen Nga (thuộc Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Bình Định). Tổng lãnh sự quán New Zealand tại Việt Nam đã “tiếp xúc” cho năm cô gái tật nguyền có điều kiện thực hiện ước mơ tự chăm lo cho chính bản thân mình. Hướng đến ngày mai Mỗi buổi sáng, cả nhóm lại bắt đầu một ngày làm việc bận rộn. Người đi dạy, người thì trong nom gian hàng. Dù di chuyển trên đôi nạng, Thảo vẫn đi giới thiệu hết những mặt hàng lưu niệm khá ấn tượng, chủng loại phong phú từ tầng 1 đến tầng 2 cho những người khách đến xem. Các thành viên vừa làm dịch vụ vi tính, phôtcopy, vừa bán những mặt hàng lưu niệm như: áo, quần, túi xách thổ cẩm, … mũ, đa số đều là “cây nhà lá vườn”. Gian hàng chỉ có 3 máy vi tính, một máy photocpy và ai ai cũng lạ là chỗ nào cũng thấy dán những câu thơ nói về anh Kim Đồng. Ninh bật mí: “Khát vọng của tụi em đó, nhưng nó vẫn mãi mãi là khát vọng”. Ninh kể tiếp: “Tôi khai trương gian àng vào ngày 23-8, em liền ra bưu điện báo tin về cho mẹ là con của mẹ đã tự kiếm tiền bằng đôi tay của mình. Mẹ đã khóc nấc từng tiếng trên điện thoại”! Hiện giờ, nỗi lo canh cánh của nhóm là tiền mặt băng, mỗi tháng phải trả đến hơn 1,5 triệu đồng mà tiền thu vào vẫn chưa trang trải đủ. Ngoài số tiền khá khiêm tốn do Cơ sở dạy nghề Nguyễn Nga hỗ trợ, còn lại cuộc sống cả nhóm nhờ hết vào gian hàng. Bởi vậy việc túng thiếu là chuyện xảy ra như cơm bữa. Nhưng bù lại, trong gian phòng nhỏ của họ luôn đầy ắp những tiếng cười, tình người dù phía trước còn lắm chông gai, vất vả. Đã từ lâu, năm chị em đã coi nhau như một gia đình, mọi cực khổ, vui sướng vẫn sớm tối bên nhau Bạn Điểm tâm sự: “Bây giờ, hầu hết mọi việc, mấy chị em phải tự lực. Cả nhóm chỉ mong sao gian hàng khi nào cũng có khách để cuộc sống dần ổn định, đứa nào cũng học hành đến nơi đến chốn”. Trong kỳ thi đại học vừa rồi, Điểm và Thuý đã đậu đại học hệ tại chức khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Quy Nhơn, nhưng niềm vui chưa trọn lại là nỗi lo về tiền chi phí cho những năm học. Hoàng hôn buông xuống trên phố biển Quy Nhơn, như thường lệ nững ánh đèn ở quán giải khát Góc Phượng lại sáng rực lên. Đó là quán giải khát mà các cô gái tự phục vụ để phụ thêm tiền trang trải cuộc sống hằng ngày. Mỗi ngày trôi qua thật lắm gian truân nhưng đong đày ý nghĩa với năm cô gái tật nguyền./. BÀI TẬP MÔN TÁC NGHIỆP Họ và tên: Lớp: Phỏng vấn NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG Tôi là người thợ săn trung bình, nhưng… chịu khó”. Vốn là một chủ nhà hiếu khách nhưng dạo này công việc viết lách và công tác ở Hội Nhà văn choán của ông một khoảng thời gian không nhỏ. Biết ông vốn am tường nhiều thứ, trong khi mình chỉ là sinh viên đi tác nghiệp nên tôi chỉ dè dặt trò chuyện với ông về cuộc đời và những tác phẩm của con người hơn 40 năm cầm bút. PV: Mặc dù sinh ra ở Hà Nội, nhưng về mảng văn học đề tài miền núi, ông đã để lại dấu ấn đầy gai góc của mình với “Đồng bạc trắng hoa xoè”, “Vùng biên ải”… những tác phẩm khi còn rất trẻ. MVK: Sinh ra ở Hà Nội nhưng tôi có một thời gian dài, suốt chặng đường tuổi trẻ gắn với mảnh đất và con người miền núi Tây bắc. Tôi làm nhiều nghề, đó cũng là dịp may để tôi có thể tiếp cận về phong tục, lịch sử và con người miền núi. Với quang cảnh và môi trường mới mẻ ấy, nó cuốn hút mình lắm, cầm bút cũng tự nhiên. Túc tắc từ những truyện ngắn đầu tiên, cho đến bây giờ, về đề tại miền núi, tôi cũng tập hợp được một cuốn khoảng 13, 14 truyện, có thể nói là ưng ý. PV: Vâng! Trong hoàn cảnh mới, ăm ắp sự kiện và chất liệu cuộc sống và không thể không viết. Bởi vậy, ông có nghĩ: phải làm một điều gì đấy cho xứng đáng kẻo không sẽ rất phí”?. MVK: Đúng là phải viết một cái gì đó cho nó đỡ phí đi với những gì mình đã thu nhận được từ cuộc sống nơi ấy. Tôi đã từng dạy học, rồi làm báo, làm thư ký cho bí thư Tỉnh uỷ nên hiểu lắm. Mà có thể nói là hiểu sâu và khá toàn diện về đồng bào miền cao. PV: Ông từng so sánh viết truyện ngắn như một cuộc đi bắn chim, còn tiểu thuyế như một cuộc đi săn hổ dữ, và tiểu thuyết là đích đến của bất kỳ nhà văn nào. Sau một loạt tiểu thuyết được đón nhận, ông cho mình ở vị trí nào trong vai trò của người thợ săn? MV: Tôi thử “săn” cả hai. Bởi tôi nhận ra rằng: mỗi chuyến đi đều có những sự thú vị riêng và đều khó khăn chứ không hề đơn giản. Nói viết tiểu thuyết như săn hổ là chỉ sự mệt nhọc, đòi hỏi công sức và lao lực hơn chứ thực ra, viết tiểu thuyết hay truyện ngắn, là những tác phẩm đích thực thì đều khó. Tôi là một người thợ săn trung bình, có chút ít nỗ lực riêng. Nhưng nếu tự nhận, tôi thấy mình cũng là một anh thợ chịu khó lặn lội, không nề hà, tự chủ và độc lập. PV: Bây giờ hầu như ông không viết tiểu thuyết nữa. Khi ấy ông có nhận thấy, đó là một thái độ đã được lựa chọ hay đấy chỉ là cách sống đúng với bản chất thật của mình nhất?. MVK: Tôi nghĩ là cả hai. Tiểu thuyết là công việc mất nhiều công sức và phải ứng với từng đoạn đời của mình. Có trải qua mình mới viết được. Tất cả những tiểu thuyết tôi viết đều ứng vào đoạn dời mà mình dự phần trong đó, có máu thịt của mình trong đó. Mình phải biết lượng sức mình, đến “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn” tôi nghi là hết rồi. PV: Bởi dù sao cái tên Ma Văn Kháng cũng đã có trong lòng độc giả, nên xứ mệnh cũng đã xong. Có bao giờ ông chợt nghĩ vậy? MVK: Tôi nghĩ rằng sức mình đến đâu thì làm đến đấy, cũng đã đem đến cho độc giả những gì tâm huyết nhất của mình. Trong nghệ thuật, mỗi nghề sẽ đều có xứ mệnh riêng ứng vào từng thời điểm để tạo ra con đường, mà có thể nói là văn chương nghệ thuật ấy. Con đường ấy xa vợi và nó là một công cuộc chung. PV: Nhưng ông cũng đã kịp có một tuyển tập riêng, nghe nói rất đầy đăn ? MVK: Nxb công an nhân dân đã giúp tôi in tổng tập của mình gần 10 tập dày 7000 trang. Trong đó có bốn tập truyện ngắn và sáu tập tiểu thuyết (gồm 12 tiểu thuyết) mà tôi tâm đắc. Dù sao đó cũng là một việc làm tốt đẹp bởi những anh em văn nghệ nhều người vẫn chưa có cơ hội làm điều ấy. Dù sao tôi cũng may mắn hơn họ. - Xin cảm ơn ông!
Tài liệu liên quan