Khóa luận Bất cân xứng thông tin và sự tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam

huyển vốn của nền kinh tế. Đồng thời qua thị trường chứng khoán chúng ta có thể đánh giá được quy mô, trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong thời gian vừa qua, thấy rằng thị trường chứng khoán đã có những bước phát triển đáng kể, nhưng cũng có những bước suy thoái mạnh, ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Chính phủ, Bộ Tài chính cũng như Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã cố gắng khắc phục những hạn chế, thiếu sót của thị trường, nhằm đẩy mạnh sự phát triển hơn nữa của thị trường chứng khoán Việt Nam. Muốn vực dậy thị trường chứng khoán Việt Nam, thì phải khai thác từ nhiều nguồn, trên nhiều khía cạnh, và tập trung chủ yếu vào hai thành phần chính đó là: “nguồn cung” và “nguồn cầu”. Nguồn cung là từ các tổ chức tham gia vào thị trường chính thức và không chính thức (như phát hành lần đầu ra công chúng (IPO), phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ ), nguồn cầu là từ nhu cầu đầu tư, sự quan tâm tư các nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư có tổ chức và cả nhà đầu tư nước ngoài. Trong nhiều nguyên nhân làm cản trở sự tiếp cận của hai nguồn này, như một rào cản kìm hảm sự phát triển của thị trường chứng khoán đó là vấn đề bất cân xứng thông tin. Việc minh bạch hóa thông tin là cần thiết, là quan trọng đối với sự phát triển của thị chứng khoán Việt Nam, nhưng thời gian qua việc minh bạch thông tin của các tổ chức niêm yết và không niêm chưa cao. Những “tin đồn”, “tin mật”, thông tin “ nội gián”, thiếu minh bạch thông tin trên thị trường đang làm mất đi “niềm tin” cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư quốc tế chọn thị trường chứng khoán Việt Nam để đầu tư là cơ hội rất tốt cho sự phát triển hơn nữa của một thị trường đang non trẻ. Mức độ thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh với chất lượng cao, đúng lúc và sẳn có là thành phần cốt yếu trong tiến trình ra quyết định đầu tư. Thiếu minh bạch thông tin hay vấn đề bất cân xứng thông tin ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư, chất lượng thị trường chứng khoán. Những điều này tạo nên tình trạng bóng bóng thị trường, khủng hoảng tài chỉnh có thể xẩy ra. Những tác động của nó đến thị trường tài chính và nền kinh tế nói chung là không thể lường trước được. Chính vì những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài “BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM” để đánh giá thực trạng bất cân xứng thông tin, kiểm định mức độ hiệu quả thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay và đưa ra hệ thống các giải pháp cụ thể để giảm thấp tình trạng bất cân xứng thông tin.

pdf135 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2464 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bất cân xứng thông tin và sự tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Phần dẩn luận .......................................................................................................... 1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................... 2. Đối tượng nghiên cứu. .................................................................................... 3. Phạm vi nghiên cứu. ....................................................................................... 4. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................... Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN 1.1 Khái niêm ................................................................................................... 1 1.1.1 Bất cân thông tin là gì .......................................................................... 1 1.1.2 Bất cân xứng thông tin và thị trường hiệu quả. ..................................... 1 1.1.2.1 Thị trường hiệu quả là gì .............................................................. 2 1.1.2.2 Các giả thiết của thị trường hiệu quả ............................................ 2 1.1.2.3 Các dạng của thi trường hiệu quả ................................................. 3 1.1.3 Ý nghĩa của việc đánh giá tình trạng bất cân xứng thông tin. ................ 4 1.1.3.1 Sự tác động của bất cân xứng thông tin đến thị trường chứng khoán ...................................................................................................... 4 1.1.3.2 Ý nghĩa đánh giá bất cân xứng thông tin. .................................. 5 1.2 Nội dung phân tích ..................................................................................... 5 1.2.1 Nguyên nhân của tình trạng bất cân xứng thông tin ............................. 5 1.2.2 Bất cân xứng thông tin và định giá tài sản ............................................ 6 1.2.3 Bất cân xứng thông tin và chính sách cổ tức ......................................... 7 1.2.4 Bất cân xứng thông tin và cầu trúc vốn ................................................ 8 Chương 2 THỰC TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1 Thực trạng bất cân xứng thông tin và tác động đến TTCKVN ....................10 2.1.1 Thực trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam .............................................................................................................10 2.1.2 Kiểm định mức độ hiệu quả thông tin của thị trường chứng khoán Viêt Nam .............................................................................................................13 2.1.2.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam so với thế giới ......................13 2.1.2.2 Đặc điểm của thị trường mới nổi .................................................13 2.1.2.3 Kiểm định tính hiệu quả thông tin của thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................................................................14  Tỷ suất sinh lợi phân phối không chuẩn..................................14  Hệ số tương quan tỷ suất sinh lợi giữa các chứng khoán có xu hướng dương và giá trị cao ....................................................22  Dãy tỷ suất sinh lợi của chứng khoán có tính tự tượng quan cao .........................................................................................26  Kiểm định quy tắc giao dịch ...................................................31 2.1.2 Các nhân tố tác động đến bất cân xứng thông tin ...............................36 2.1.2.1 Lý thuyết dòng tiền tự do của cổ tức. ...........................................37 2.1.2.2 Lý thuyết kiểm soát công ty.........................................................37 2.1.2.3 Lý thuyết phát tín hiệu thông tin. .................................................38 2.2 Hành lang pháp lý về minh bạch thông tin ...................................................39 2.2.1 Về yêu cầu thực hiện công bố thông tin. ...............................................40 2.2.2 Về phương tiện và hình thức công bố thông tin ....................................40 2.2.3 Về bảo quản và lưu giữ thông tin .........................................................41 2.2.4 Về đối tượng công bố thông tin ............................................................41 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THẤP TÌNH TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN 3.1 Lợi ích của việc minh bạch hóa thông tin. ...................................................43 3.2 Nội dung công bố thông tin .........................................................................44 3.3 Góc độ quản lý vĩ mô của Nhà nước ............................................................45 3.4 Thành lập ngay tổ chức định mức tín nhiệm ................................................46 3.4.1 Sự cần thiết phải thành lập tổ chức định mức tín nhiệm.......................46 3.4.2 Những lợi ích mà tổ chức định mức tín nhiệm đem lại ........................47 3.5 Phối hợp các cơ quan truyền thông ..............................................................48 3.6 Xây dựng cơ chế giám sát thông tin .............................................................48 3.7 Học hỏi kinh nghiệm quốc tế .......................................................................49 Kết luận: ................................................................................................................50 Tài liệu tham khảo: ...............................................................................................51 Phụ lục .................................................................................................................79 1. KIỂM ĐỊNH TÍNH TỰ TƯƠNG QUAN CỦA TỶ SUẤT SINH LỢI CÁC CỔ PHIẾU .................................................................................................................. 54 2. KIỂM ĐỊNH TÍNH TỰ TƯƠNG QUAN CỦA TỶ SUẤT SINH LỢI THỊ TRƯỜNG VNINDEX .......................................................................................... 65 3. KIỂM ĐỊNH QUY TẮC GIAO DỊCH .................................................................. 68 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG TỔ CHỨC ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM. ................................................ 75 5. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI ...................................................... 78 6. THÔNG TƯ SỐ 38 CỦA BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH NGÀY 18/4/2007, QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC TỔ CHỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. ............................................................................................... 80 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN KHÁI NIỆM 1.1.1 Bất cân xứng thông tin là gì ? Bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information) là tình trạng xuất hiện trên thị trường khi một bên nào đó (bên bán hoặc bên mua) sở hữu một lượng thông tin đầy đủ hơn về đặc tính sản phẩm. Chẳng hạn người bán sở hữu một thông tin đặc biệt nào đó mà người mua không có, do đó người mua có thể sẽ đưa ra một quyết định mà nếu có được thông tin đó, có thể họ sẽ không đưa ra quyết định này. Việc thiếu thông tin tạo ra những vấn đề trong các giao dịch thể hai mặt:  Lựa chọn đối nghịch: Do thông tin bất cân xứng tạo ra trước khi giao dịch. Hiện tượng thiếu thông tin của một trong hai bên sẽ dẩn đến các quyết định kinh tế trái ngược nhau.  Rủi ro đạo đức do thông tin bất cân xứng. Sau khi diển ra giao dịch. Đây là hậu quả của một bên sau khi xẩy ra giao dịch. Thông tin bất cân xứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp trong việc huy động vốn đầu tư, gây ra những tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Việc thiếu thông tin từ các tổ chức này sẽ làm cho nhà đầu tư hiểu không thấu đáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động mua bán chứng khoán, xu hướng thị trường… dẫn đến những quyết định đầu tư không chính xác. Quyền lợi của nhà đầu tư bị ảnh hưởng có thể dẩn đến sự đổ vỡ thị trường chứng khoán. Lý thuyết bất cân xứng thông tin được nghiên cứu đầu tiên vào những năm 1970 và được khẳng định vị trí của mình vào nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện 10/10/2001, Viện Hàn Lâm khoa học Thụy Điển công bố ba nhà kinh tế học được giải Nobel năm 2001 là George A. Akerlof, 61 tuổi, Đại học Berkeley, California; A. Michael Spence, 58 tuổi, Đại học Stanford và Joseph E. Stiglitz, 58 tuổi, Đại học Columbia, vì những nghiên cứu của họ về sự bất cân xứng thông tin trên thị trường. 1.1.2 Bất cân xứng thông tin và thị trường hiệu quả. Bất cân xứng thông tin là hiện tượng các nhà đầu tư sỡ hữu một lượng thông tin khác nhau. Bất cân xứng thông tin đó là một dấu hiệu của một thị trường còn non trẻ, thị trường mới nổi hay có thể hiểu theo cách khác là bất cân xứng thông tin thể hiện một thị trường không hiệu quả về mặt thông tin. 1.1.2.1 Thị trường hiệu quả là gì? Trong một thị trường cạnh tranh, giá cả thay đổi một cách ngẩu nhiên. Nếu giá cả, thông tin trong quá khứ được sử dụng để dự đoán giá cả trong tương lai, các nhà đầu tư sẽ thực hiện việc này và thu được lợi nhuận quá dễ dàng. Một thị trường cạnh tranh có hàng ngàn, hàng triệu nhà đầu tư, nhà phân tích, họ có thể tận dụng các thông tin giá cả quá khứ, giá cả sẽ điều chỉnh ngay lập tức. Vì vậy họ khó có thể thu được tỷ suất sinh lợi cao liên tục. Thị trường hiệu quả là thị trường trong đó giá cả của chứng khoán đã phản ánh đầy đủ tức thời tất cả thông tin hiện có trên thị trường. Giá cả thay đổi tăng giảm ngẩu nhiên, không có quy luật về sự thay và không thể dự đoán được. Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Theory) được nghiên cứu bởi Eugene Fama vào những năm 1970. 1.1.2.2 Các giả thiết của thị trường hiệu quả. 1. Thứ nhất: Thị trường hiệu quả nó đòi hỏi một số lượng lớn các đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, họ tiến hành phân tích và định giá các loại chứng khoán một cách hoàn toàn độc lập với nhau. 2. Thứ hai: Những thông tin mới về chứng khoán được công bố trên thị trường một cách ngẫu nhiên và tự động, và việc quyết định về thời điểm công bố thông tin cũng độc lập lẫn nhau. 3. Thứ ba: Các nhà đầu tư luôn tìm mọi cách điều chỉnh giá chứng khoán thật nhanh nhằm phản ánh chính xác ảnh hưởng của thông tin. Mặc dù sự điều chỉnh của giá có thể là không hoàn hảo, tuy nhiên nó không hề ưu tiên cho một mặt nào. Có khi sự điều chỉnh là quá mức, cũng có khi là dưới mức cần thiết, nhưng ta không thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra ở mỗi thời điểm xác định. Giá chứng khoán được điều chỉnh một cách nhanh chóng là bởi số lượng lớn các nhà đầu tư với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cạnh tranh với nhau. 4. Thứ tư: Vì giá chứng khoán điều chỉnh theo tất cả những thông tin mới nên giá của những chứng khoán này sẽ phản ánh tất cả các thông tin có sẵn và được công bố rộng rãi ở mọi thời điểm. Vì thế mà nó sẽ phản ánh không thiên lệch tất cả những thông tin có sẵn hiện thời và đã bao gồm rủi ro của việc nắm giữ chứng khoán. Như vậy, trong một thị trường vốn hiệu quả, khó có một nhà đầu tư nào đánh bại được thị trường và duy trì được tỷ suất sinh lợi lâu. Tỷ suất sinh lợi mong đợi trong mức giá hiện tại của chứng khoán sẽ phản ánh rủi ro tương ứng của nó, có nghĩa là các nhà đầu tư mua chứng khoán ở mức giá thông tin hiệu quả sẽ nhận được một tỷ suất sinh lợi phù hợp với rủi ro phải gánh chịu chứng khoán đó. 1.1.2.3 Các dạng của thị trường hiệu quả. Các nhà kinh tế thường định nghĩa ba mức độ của thi trường hiệu quả được phản ánh trong giá chứng khoán. 1. Mức độ thứ nhất: Thị trường hiệu quả dạng yếu (weak - form). Giá cả chứng khoán hiện tại là sự phản ánh mọi thông tin chứa đựng trong hồ sơ giá quá khứ, như tỷ suất sinh lợi chứng khoán, khối lượng giao dịch, các chuyển dịch, xu hướng, quy luật hiện tại của giá. Hoặc các thông tin chung như mua bán lô lẻ, các thương vụ của các chuyên gia, các nhóm độc quyền. Vì nó giả định rằng mức giá thị trường hiện tại này đã phản ánh tất cả các thu nhập trong quá khứ và mọi thông tin trên thị trường nên giả thuyết này có nghĩa là tỷ suất thu nhập trong quá khứ cũng như các thông tin khác không có mối liên hệ với tỷ suất thu nhập trong tương lai (các tỷ suất thu nhập độc lập với nhau). Bởi vậy, các bạn có thể thu được thêm chút thu nhập khi ra quyết định mua hoặc bán chứng khoán dựa trên các thông tin về tỷ suất thu nhập hay các thông tin khác của thị trường trong quá khứ. Nhưng bạn khó có thể duy trì một siêu tỷ suất sinh lợi liên tục. Giá cả chuyển động một cách ngẩu nhiên (Random Walk) 2. Mức độ thứ hai: Thị trường hiệu quả dạng trung bình (semi- strong). Giá cả phản ánh không những giá cả quá khứ mà còn phản ánh một cách nhanh chóng bất kỳ một thông tin nào được công bố. Thông tin được công khai bao gồm tất cả những thông tin như các thông báo về thu nhập, cổ tức, tỷ lệ P/E, chia cổ tức, đề nghị sáp nhập công ty… Các nhà đầu tư khi đưa ra quyết định dựa trên những thông tin sau khi được công bố sẽ không thu được tỷ suất sinh lợi cao hơn mức trung bình, bởi giá cả chứng khoán đã phản ánh mọi thông tin công khai đó. 3. Mức độ thứ ba: Thị trường hiệu quả dạng mạnh (strong - form). Giá cả phản ánh tất cả thông tin có thể được công bố bằng cách phân tích tỷ mĩ về công ty và nền kinh tế, cả những thông tin về sự kiện đã xảy ra, và cả những thông tin mà thị trường sẽ kỳ vọng xảy ra trong tương lai. Giá cả thực tế của một loại chứng khoán luôn là một dấu hiệu hoàn hảo về giá trị thực sự của nó. Trong thị trường như vậy, chúng ta sẽ quan sát thấy các nhà đầu tư may mắn và không may mắn, nhưng chúng ta không tìm thấy bất kỳ một siêu giám đốc đầu tư nào có thể liên tục đánh bại thị trường. Việc mua bán cổ phiếu trong nổ lực “vượt mặt” thị trường có thể giống như trò chơi may rủi hơn là một cuộc đấu đòi hỏi kỹ năng. 1.1.3 Ý nghĩa của việc đánh giá tình trạng bất cân xứng thông tin. Trong những thị trường non trẻ, thị trường đang phát triển thì tình trạng bất cân xứng thông tin là điều không thể tránh khỏi, nó thể hiện trình độ phát triển của thị trường tài chính còn thấp, một thị trường chứng khoán mới nổi. 1.1.3.1 Sự tác động của bất cân xứng thông tin đến thị trường chứng khoán thể hiện một số điểm như sau:  Việc thiếu thông tin làm cho nhà đầu tư không hiểu biết đầy đủ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thành phần ban lãnh đạo và cũng như cơ cấu sở hữu trong công ty. Và điều này sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm của nhà đầu tư, quyền lợi nhà đầu tư bị thiệt hại.  Các nhà đầu tư không có đầy đủ thông tin về tình hình chung của doanh nghiệp, thông tin toàn ngành, thông tin của các ngành khác, điều này làm cho các nhà đầu tư không có cơ sỡ để so sánh cũng như dự báo, định giá doanh nghiệp muốn đầu tư. Dẫn đến những quyết định đầu tư không chính xác.  Việc thiếu minh bạch thông tin của các tổ chức niêm yết và các tổ chức không niêm yết, làm mất đi niềm tin trong nhà đầu tư. Điều này là không tốt cho một thị trường mới nổi như thị trường chứng khoán Việt Nam chúng ta.  Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán dẩn đến việc đầu tư chứng khoán theo kiểu “ hiệu ứng đô mi nô”, “hiệu ứng đàn cừu”, kinh doanh bầy đàn, họ dễ bị lung lay trước những thông tin bên lề, tin đồn, tin mật được cung cấp bởi những người viết bản tin, hoặc từ những người thân trong nội bộ công ty, mà không quan tâm nhiều đến tính xác thực và độ tin cậy thông tin. Khi con người đứng trước những điều không chắc chắn, họ có khuynh hướng làm theo đám đông vì nghỉ rằng đám đông luôn đúng. Đây cũng là nguyên nhân dẩn đến cuộc khủng hoảng đối với thị trường. (Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997). Rõ ràng để thị trường phát triển hơn nữa cả chiều sâu và chiệu rộng, thu hút sự quan tâm nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoại, xứng đáng là kênh huy động vốn hiệu quả nhất của nền kinh tế, thì chúng ta phải loại bỏ những tác động do tình trạng bất cân xứng thông tin gây nên, đây chính là ý nghĩa của việc đánh giá tình trạng bất cân xứng thông tin xây ra hiện nay trên thi trường chứng khoán Việt Nam hiệu nay. 1.1.3.2 Ý nghĩa việc đánh giá tình trạng bất cân xứng thông tin  Đánh giá được nguyên nhân của bất cân xứng thông tin.  Nhìn nhận những tác động của bất cân xứng thông tin  Xác định được những nhân tố tác động đến bất cân xứng thông tin.  Cuối cùng chúng ta đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm giảm thấp bất cân xứng thông tin. 1.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH 1.2.1 Nguyên nhân của tình trạng bất cân xứng thông tin. Trong một thị trường mới nổi, đang phát triển thì rõ ràng tình trạng bất cân xứng thông tin là không thể tránh khỏi, xẩy ra phổ biến. Nguyên nhân là do: a. Doanh nghiệp cố tình “mập mờ” che giấu sự thật hoạt động kém hiệu quả và tình trạng tài chính không lành mạnh của mình, nhằm định hướng cho thị trường đánh giá chứng khoán cao hơn chất lượng thực tế của chứng khoán mà đơn vị đó phát hành. Từ đó, tiếp tục giữ ổn định giá chứng khoán hoặc tạo ra các con sốt giá cho chứng khoán mà đơn vị sẽ phát hành. Thức tế cho thấy, không ít doanh nghiệp thực hiện đấu giá tại cơ sở, ban giám đốc che dấu các thông tin để dìm giá sao cho những người trong nội bộ công ty có thể mua được cổ phiếu với giá thấp. b. Những quy định về công bố thông tin và kiểm toán, thẩm định, định giá cũng như tư vấn thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chứng khoán có liên quan đã và đang có nhiều kẻ hở, nhiều bất cập và bị lợi dụng, khiến chất lượng thông tin thiếu minh bạch, không kịp thời không hệ thống và thiếu chính xác, gây hại cho nhà đầu tư. Đã xuất hiện khá phổ biến hiện tượng rò rỉ thông tin trong các cuộc đấu giá cổ phiếu. Những thông tin này không được bảo mật chặt chẻ mà được cung cấp một cách riêng biệt cho những đối tượng có nhu cầu. Những người nắm được cụ thể, chi tiết về tổng cầu cổ phiếu của thị trường, về các cá nhân tổ chức tham giá đấu giá sẽ tính toán, định giá được một mức giá hợp lý mà mình bỏ thầu. Nhờ các nguồn quan hệ cá nhân, môt số nhà đầu tư còn biết trước được các quyết định của ban quan trị như khi nào chia cổ tức, tỷ lệ bao nhiêu, cổ phiếu thưởng, tăng quy mô vốn… trước khi trung tâm chứng khoán công bố, nền đã hành động trước đem lại lợi nhuận cho các nhân, trong khi các nhà đầu tư khác biết thì đã quá muộn. c. Tung tin đồn thất thiệt. Trên thị trường chúng khoán hiện nay có không ít tin đồn có ảnh hưởng đến uy tín của một số công ty niêm yết. Các thông tin này được tung ra trên các diển dàn chứng khoán, trên các sàn giao dịch chứng khoán, hoặc truyền miệng. Do nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm, kỹ năng kiểm chứng nguồn thông tin nên gây cho nhà đầu tư hoang mang, giá cả cổ phiếu trên thị trường bị ảnh hưởng. d. Cơ qua truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, nó khiến cho nhà đầu tư chuyên nghiệp mất long tin vào chất lượng thông tin của các cơ quan báo chí. 1.2.2 Bất cân xứng thông tin và định giá tài sản tài chính. Mô hình định giá tài sản tài chính cổ điển CAPM của W. F. Sharpe, thị trường tài chính được giả định là có tính chất hoàn hảo trong đó:  Mọi thông tin về công ty nào đó và triển vọng của công ty đó đều được tất cả mọi nhà đầu tư tiếp cận như nhau và miễn phí.  Các nhà đầu tư mong muốn tối đa hóa lợi nhuận.  Các nhà đầu tư đi vay và cho vay với một lãi suất phi rủi ro.  Không có thuế và chi phí giao dịch. Nhưng thị trường luôn có những bất hoàn hảo, lý thuyết bất cân xứng thông tin ra đời đã đặt lại vấn đề định giá tài sản tài chính. Phải chăng thông tin luôn được công khai miễn phí? Ai cũng có thể tiếp cận thông tin như nhau? S.Grossman (1976) và tiếp đó là J. Stiglitz (1980) cho rằng có sự chuyển hoá thông tin vào trong giá, tức là thông tin không phải miễn phí và giá trị thông tin có thể tính thành tiền. Các ông đã chia toàn bộ người mua trên thị tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMuc luc.pdf
  • rarPhu luc.rar
  • pdfTom tat.pdf
Tài liệu liên quan