Tổchức thương mại thếgiới - WTO chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 01 tháng 01 năm 1995 sau kết quảcủa vòng đàm phán Uruguay. Mục
đích khi thành lập tổchức này là tạo một diễn đàn, là nơi đểcho các Quốc gia
đàm phán thúc đẩy tựdo hoá thương mại thông qua việc dỡbỏcác hàng rào
làm trởngại đến tiến trình này. Là một cơchếquốc tếbao gồm các Hiệp định
đa biên và nhiều bên vềthương mại, tổchức thương mại thếgiới tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp của các Quốc gia khác nhau có thểxâm nhập thịtrường
nước ngoài một cách tựdo, bình đẳng và không bịhạn chếnhằm tìm kiếm cơ
hội kinh doanh, thu lợi nhuận một cách hợp pháp.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, ASEM, APEC, tham
gia vào CEPT và khu vực mậu dịch tựdo AFTA của khu vực Đông Nam Á và
đang tích cực tiến hành đàm phán gia nhập Tổchức thương mại thếgiới WTO.
Việc ký kết các Hiệp định thương mại song phương cũng nhưtham gia các
Hiệp định thương mại đa phương đã mởra những cơhội, đồng thời cũng đặt ra
nhiều thách thức đối với Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tếquốc tếtheo
xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá. Thời gian vừa qua, trong tiến trình đổi
mới, Việt Nam đã có những nỗlực to lớn trong việc xây dựng và điều chỉnh
chính sách pháp luật quốc gia cho phù hợp với pháp luật quốc tế. Luật doanh
nghiệp 1999, Luật đầu tưnước ngoài 1996 sửa đổi bổsung năm 2000, Luật thuế
xuất khẩu, thuếnhập khẩu sửa đổi năm 1998, Luật Hải quan năm 2001 lần lượt
ra đời đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu của tiến trình cải cách hệthống
pháp luật nói chung và pháp luật kinh tếquốc tếnói riêng.
Thực hiện chủtrương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệkinh tế
quốc tế, dần dần hội nhập kinh tếquốc tếmột cách có hiệu quảtrên cơsở đảm
bảo độc lập tựchủthì việc xây dựng một văn bản pháp lý có giá trịcao để điều
chỉnh các nguyên tắc cơbản khi tham gia hội nhập vào nền kinh tếthếgiới, tạo
Khoá luận tốt nghiệp VũThịPhương
Thảo
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia tích cực vào hoạt
động ngoại thương là cần thiết. Chính vì vậy, nhu cầu đặt ra cho nền kinh tế
chuyển đổi và đang từng bước hội nhập vào kinh tếthếgiới và khu vực như
Việt Nam là nghiên cứu một cách nghiêm túc các quy định quốc tế, học tập
kinh nghiệm của các nước đi trước đểvận dụng vào điều kiện kinh tếxã hội cụ
thểcủa mình. Thực tiễn thương mại của Việt Nam trong những năm qua đã
chứng minh nhu cầu áp dụng biện pháp tựvệtrong trường hợp cần thiết đểhạn
chếsựgia tăng đột biến của một loại sản phẩm cụthểnào đó.
Gần đây chúng ta đã kịp thời ban hành Pháp lệnh về đối xửTối hụe quốc
và đối xửquốc gia trong thương mại quốc tếvà Pháp lệnh vềtựvệtrong nhập
khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam được Uỷban Thường vụQuốc hội
thông qua ngày 25 tháng 5 năm 2002 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01
tháng 9 năm 2002. Sựra đời của hai Pháp lệnh này, đặc biệt là Pháp lệnh vềtựvệ
trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam đã phần nào khắc phục được
những thiếu sót của Pháp luật Việt Nam vềthương mại quốc tế, tạo ra hành lang
pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và là bước chuyển linh hoạt
cho việc Việt Nam đàm phán gia nhập Tổchức thương mại thếgiới WTO.
Xuất phát từthực tiễn thương mại vềbảo hộhàng hoá nói chung và tự
vệthương mại nói riêng ởViệt Nam, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn vềvấn
đềnày trên cơsở đó có thể đóng góp một sốý kiến nhằm góp phần nâng cao
hiệu quảcủa hoạt động bảo hộtựvệthương mại cũng nhưcủa pháp luật vềtự
vệthương mại ởViệt Nam, tôi đã quyết định chọn đềtài: “Các biện pháp tự
vệtrong thương mại quốc tế- Thực tiễn sửdụng ởmột sốnước trên thếgiới và
Việt Nam” làm đềtài Khoá luận của mình. Công việc nghiên cứu bắt đầu từ
việc tìm hiểu nội dung chế định vềtựvệthương mại theo quy định của Tổ
chức thương mại thếgiới, tìm hiểu lý thuyết và thực tiễn áp dụng biện pháp tự
vệ ởmột sốnước và khu vực điển hình trên thếgiới qua đó sẽlàm rõ nội dung
các quy định của pháp luật quốc tếcũng nhưcác quy định của luật pháp Việt
Nam vềvấn đềnày đểtừ đó đềxuất ra những giải pháp khắc phục, hoàn thiện
Khoá luận tốt nghiệp VũThịPhương
Thảo
hơn nữa cũng nhưgóp phần minh bạch hoá chính sách và các quy định pháp
luật của Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã sửdụng phương pháp so
sánh, phân tích tổng hợp dựa trên sựvận dụng kết quảcác công trình khoa học
đã công bố, các văn bản pháp luật, các tài liệu tham khảo vv. Tuy vậy, đây là
một đềtài còn rất mới và chưa được nghiên cứu sâu, nguồn tài liệu tham khảo
còn hạn chếnên bài khoá luận này không tránh được những thiếu sót, rất
mong nhận được sựphê bình, nhận xét và đóng góp ý kiến đểbài viết được
hoàn thiện hơn.
Bài Khoá luận tốt nghiệp này bao gồm có Lời nói đầu và ba chương:
Chương I : Khái quát chung vềcác biện pháp tựvệtrong thương mại
quốc tế
Chương II: Thực tiễn sửdụng biện pháp tựvệ ởmột sốnước và khu
vực trên thếgiới
Chương III: Thực tiễn vềtựvệthương mại ởViệt Nam và một sốkiến
nghịnhằm thực hiện tốt công tác này trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế
hiện nay.
Cuối cùng là phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.
109 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các biện pháp tự vệ trong thương mại- Thực tiễn sử dụng ở một số nước trên thế giới và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ TRONG THƯƠNG MẠI- THỰC TIỄN SỬ
DỤNG
Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. HOÀNG NGỌC THIẾT
Sinh viên thực hiện : VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO
Lớp : PHÁP 1- K38E
Hà Nội, 2003
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo Khoa kinh tế Ngoại Thương, Thầy chủ
nhiệm khoa TS. Vũ Sỹ Tuấn đã tạo điều kiện
cho em được học tập và nghiên cứu trong
một môi trường khoa học thuận lợi. Em cũng
xin cảm ơn Thầy giáo PGS.TS Hoàng Ngọc
Thiết, người đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ em trong quá trình hoàn thành bản Khoá
luận tốt nghiệp này!
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương
ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
ASEM : Diễn đàn hợp tác Á-ÂU.
CEPT : Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung khu vực
ASEAN
EU : Liên minh Châu âu.
GATS : Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
GATT : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại.
MOFTEC : Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế (Trung Quốc ).
METI : Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (Nhật).
MOF : Bộ Tài Chính.
TRIPS : Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ.
SETC : Uỷ ban Kinh tế và Thương mại nhà nước Trung Quốc .
USITC : Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ.
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới.
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu ....................................................................................................... 1
Chương 1: Khái quát chung về các biện pháp tự vệ trong thương mại
quốc tế............................................................................................................... 4
1.1. Khái niệm, lịch sử phát triển và vai trò của các biện pháp tự vệ
trong thương mại quốc tế............................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm............................................................................................ 4
1.1.2. Lịch sử phát triển của các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế.....12
1.1.2.1 Theo quy định của GATT 1947 ...................................................... 12
1.1.2.2 Theo quy định của WTO ............................................................... 14
1.1.3. Vai trò của các biện pháp tự vệ ........................................................ 15
1.2. Các biện pháp tự vệ theo hiệp định đa biên của WTO .......................... 17
1.2.1. Biện pháp thuế quan.......................................................................... 17
1.2.2. Biện pháp phi thuế quan.................................................................... 19
1.3. Nguyên tắc và thủ tục áp dụng các biện pháp tự vệ ............................. 22
1.3.1. Điều kiện để áp dụng các biện pháp tự vệ ....................................... 22
1.3.2. Nguyên tắc áp dụng........................................................................... 24
1.3.2.1 Nguyên tắc không phân biệt đối xử................................................. 24
1.3.2.2 Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ trong phạm vi và mức độ
cần thiết ...........................................................................................................25
1.3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo việc bồi thường tổn thất thương mại ............ 26
1.3.3. Thủ tục, thời hạn và một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng
biện pháp tự vệ ....................................................................................... 27
1.3.3.1 Thủ tục điều tra .............................................................................. 27
a. Căn cứ tiến hành điều tra .......................................................................... 27
b. Thủ tục điều tra ........................................................................................ 28
1.3.3.2 Áp dụng các biện pháp tự vệ .......................................................... 30
1.3.3.3 Thời hạn áp dụng ........................................................................... 31
1.3.3.4 Đình chỉ, rà soát, gia hạn và tái áp dụng các biện pháp tự vệ ...... 32
Đình chỉ..................................................................................................... 32
Rà soát....................................................................................................... 33
Gia hạn ...................................................................................................... 33
Vấn đề tái áp dụng .................................................................................... 34
Chương 2: Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ ở một số nước và
khu vực trên thế giới ..................................................................................... 35
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo
2.1. Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại ở Mỹ .................... 35
2.1.1. Lịch sử ra đời của các biện pháp tự vệ ở Mỹ.................................... 35
2.1.2. Thủ tục điều tra và áp dụng các biện pháp tự vệ ............................. 37
2.1.3. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ .................................................... 40
2.1.4. Thực tế một số trường hợp cụ thể về việc áp dụng các biện pháp
tự vệ ở Mỹ ............................................................................................... 42
2.2. Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại ở EU .................... 48
2.2.1. Sơ lược về Quy chế 3285/94/EC- Quy chế về các biện pháp tự vệ
của EU..................................................................................................... 48
2.2.2. Thủ tục áp biện pháp tự vệ của EU................................................... 49
2.2.2.1 Thủ tục cung cấp thông tin và tham vấn ........................................ 49
2.2.2.2 Thủ tục điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ ................................. 50
2.2.3. Áp dụng và thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ ................................. 52
2.2.4. Thực tế một số trường hợp áp dụng biện pháp tự vệ ở EU .............. 54
2.3. Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại ở Trung Quốc
và Nhật bản............................................................................................... 57
2.3.1. Khái quát về chính sách tự vệ thương mại của Trung Quốc ........... 57
2.3.1.1 Điều kiện để tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ .............. 58
2.3.1.2 Điều tra để xác định sự tồn tại của thiệt hại .................................. 60
2.3.1.3 Áp dụng các biện pháp tự vệ .......................................................... 61
2.3.1.4 Thời hạn áp dụng và thủ tục rà soát các biện pháp tự vệ .............. 62
2.3.2. Khái quát về chính sách tự vệ của Nhật Bản .................................... 62
2.3.2.1 Theo Quy tắc về các biện pháp khẩn cấp ....................................... 62
2.3.2.2 Theo Sắc lệnh liên bộ về thuế quan nhập khẩu đặc biệt................. 65
2.3.3. Thực tế một số trường hợp áp dụng biện pháp tự vệ ở Trung
Quốc và Nhật .......................................................................................... 66
Chương 3: Thực tiễn về tự vệ thương mại ở Việt Nam và một số kiến
nghị nhằm thực hiện tốt công tác này trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay ............................................................................................. 70
3.1. Thực trạng về tự vệ thương mại ở Việt Nam trong thời gian qua ........ 70
3.1.1. Về chính sách tự vệ thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế ............................................................................... 70
3.1.1.1 Khái quát về chủ trương và sự cần thiết phải thực hiện chính
sách tự vệ thương mại của Nhà nước Việt Nam .................................. 70
3.1.1.2 Thực tế tiến hành tự vệ thương mại của Việt Nam ........................ 72
3.1.2. Nguyên nhân của thực trạng trên ...................................................... 74
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo
3.1.2.1 Nguyên nhân nhận thức .................................................................. 74
3.1.2.2 Nguyên nhân thực tiễn .................................................................... 75
3.1.3. Thực trạng pháp luật về tự vệ thương mại của Việt Nam ................ 76
3.1.3.1 Sự cần thiết phải ban hành văn bản pháp luật về tự vệ thương
mại ........................................................................................................ 76
3.1.3.2 Một số vấn đề cơ bản của Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu
hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam ..................................................... 77
3.1.3.3 Tác động của việc ban hành Pháp lệnh về tự vệ ............................ 79
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mại
của Việt Nam .................................................................................................. 80
3.2.1. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện pháp luật về tự vệ
trong thương mại ..................................................................................... 80
3.2.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mại của
Việt Nam ............................................................................................... 80
3.2.1.2 Phương hướng triển khai và hoàn thiện công tác tự vệ thương
mại ở Việt Nam trong thời gian tới ....................................................... 82
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác tự vệ thương mại
trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam ........................... 83
3.2.2.1 Đối với Nhà nước............................................................................ 83
3.2.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống luật pháp điều chỉnh thương mại đặc biệt
là pháp luật về tự vệ thương mại ....................................................... 83
3.2.2.1.2 Nâng cao nhận thức của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp về
công tác tự vệ thương mại ................................................................. 85
3.2.2.1.3 Xây dựng và kiện toàn bộ máy Nhà nước chuyên trách trong
lĩnh vực tự vệ thương mại ................................................................. 87
3.2.2.1.4 Tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp những thông tin về tự vệ
thương mại ......................................................................................... 88
3.2.2.2 Đối với doanh nghiệp ..................................................................... 88
3.2.2.2.1 Tham gia vào các Hiệp hội Doanh nghiệp để tăng cường sức
mạnh trong tự vệ thương mại ............................................................ 88
3.2.2.2.2 Chủ động tiếp cận và chuẩn bị đầy đủ kiến thức về tự vệ
thương mại để sử dụng khi cần thiết tiến hành tự vệ ......................... 89
3.2.2.2.3 Khẩn trương tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bằng chứng để
tiến hành yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ và biện pháp
trả đũa thương mại.............................................................................. 90
3.2.2.3 Một số kiến nghị khác ..................................................................... 91
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo
Kết luận .......................................................................................................... 93
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................... 95
LỜI NÓI ĐẦU
Tổ chức thương mại thế giới - WTO chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 01 tháng 01 năm 1995 sau kết quả của vòng đàm phán Uruguay. Mục
đích khi thành lập tổ chức này là tạo một diễn đàn, là nơi để cho các Quốc gia
đàm phán thúc đẩy tự do hoá thương mại thông qua việc dỡ bỏ các hàng rào
làm trở ngại đến tiến trình này. Là một cơ chế quốc tế bao gồm các Hiệp định
đa biên và nhiều bên về thương mại, tổ chức thương mại thế giới tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp của các Quốc gia khác nhau có thể xâm nhập thị trường
nước ngoài một cách tự do, bình đẳng và không bị hạn chế nhằm tìm kiếm cơ
hội kinh doanh, thu lợi nhuận một cách hợp pháp.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, ASEM, APEC, tham
gia vào CEPT và khu vực mậu dịch tự do AFTA của khu vực Đông Nam Á và
đang tích cực tiến hành đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Việc ký kết các Hiệp định thương mại song phương cũng như tham gia các
Hiệp định thương mại đa phương đã mở ra những cơ hội, đồng thời cũng đặt ra
nhiều thách thức đối với Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế theo
xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá. Thời gian vừa qua, trong tiến trình đổi
mới, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn trong việc xây dựng và điều chỉnh
chính sách pháp luật quốc gia cho phù hợp với pháp luật quốc tế. Luật doanh
nghiệp 1999, Luật đầu tư nước ngoài 1996 sửa đổi bổ sung năm 2000, Luật thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi năm 1998, Luật Hải quan năm 2001 lần lượt
ra đời đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu của tiến trình cải cách hệ thống
pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế quốc tế nói riêng.
Thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế
quốc tế, dần dần hội nhập kinh tế quốc tế một cách có hiệu quả trên cơ sở đảm
bảo độc lập tự chủ thì việc xây dựng một văn bản pháp lý có giá trị cao để điều
chỉnh các nguyên tắc cơ bản khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tạo
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia tích cực vào hoạt
động ngoại thương là cần thiết. Chính vì vậy, nhu cầu đặt ra cho nền kinh tế
chuyển đổi và đang từng bước hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực như
Việt Nam là nghiên cứu một cách nghiêm túc các quy định quốc tế, học tập
kinh nghiệm của các nước đi trước để vận dụng vào điều kiện kinh tế xã hội cụ
thể của mình. Thực tiễn thương mại của Việt Nam trong những năm qua đã
chứng minh nhu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trong trường hợp cần thiết để hạn
chế sự gia tăng đột biến của một loại sản phẩm cụ thể nào đó.
Gần đây chúng ta đã kịp thời ban hành Pháp lệnh về đối xử Tối hụe quốc
và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế và Pháp lệnh về tự vệ trong nhập
khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
thông qua ngày 25 tháng 5 năm 2002 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01
tháng 9 năm 2002. Sự ra đời của hai Pháp lệnh này, đặc biệt là Pháp lệnh về tự vệ
trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam đã phần nào khắc phục được
những thiếu sót của Pháp luật Việt Nam về thương mại quốc tế, tạo ra hành lang
pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và là bước chuyển linh hoạt
cho việc Việt Nam đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Xuất phát từ thực tiễn thương mại về bảo hộ hàng hoá nói chung và tự
vệ thương mại nói riêng ở Việt Nam, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn
đề này trên cơ sở đó có thể đóng góp một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả của hoạt động bảo hộ tự vệ thương mại cũng như của pháp luật về tự
vệ thương mại ở Việt Nam, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Các biện pháp tự
vệ trong thương mại quốc tế- Thực tiễn sử dụng ở một số nước trên thế giới và
Việt Nam” làm đề tài Khoá luận của mình. Công việc nghiên cứu bắt đầu từ
việc tìm hiểu nội dung chế định về tự vệ thương mại theo quy định của Tổ
chức thương mại thế giới, tìm hiểu lý thuyết và thực tiễn áp dụng biện pháp tự
vệ ở một số nước và khu vực điển hình trên thế giới qua đó sẽ làm rõ nội dung
các quy định của pháp luật quốc tế cũng như các quy định của luật pháp Việt
Nam về vấn đề này để từ đó đề xuất ra những giải pháp khắc phục, hoàn thiện
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo
hơn nữa cũng như góp phần minh bạch hoá chính sách và các quy định pháp
luật của Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã sử dụng phương pháp so
sánh, phân tích tổng hợp dựa trên sự vận dụng kết quả các công trình khoa học
đã công bố, các văn bản pháp luật, các tài liệu tham khảo…vv. Tuy vậy, đây là
một đề tài còn rất mới và chưa được nghiên cứu sâu, nguồn tài liệu tham khảo
còn hạn chế nên bài khoá luận này không tránh được những thiếu sót, rất
mong nhận được sự phê bình, nhận xét và đóng góp ý kiến để bài viết được
hoàn thiện hơn.
Bài Khoá luận tốt nghiệp này bao gồm có Lời nói đầu và ba chương:
Chương I : Khái quát chung về các biện pháp tự vệ trong thương mại
quốc tế
Chương II: Thực tiễn sử dụng biện pháp tự vệ ở một số nước và khu
vực trên thế giới
Chương III: Thực tiễn về tự vệ thương mại ở Việt Nam và một số kiến
nghị nhằm thực hiện tốt công tác này trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay.
Cuối cùng là phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ TRONG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm, lịch sử phát triển và vai trò của các biện pháp tự
vệ trong thương mại quốc tế.
1.1.1.Khái niệm về các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế.
Tổ chức thương mại thế giới WTO được thành lập dựa trên cơ sở Hiệp
định Marakesh năm 1994, chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995 sau kết
quả của vòng đàm phán Uruguay. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong
việc thành lập và hoạt động của tổ chức này là đảm bảo cho tự do hoá thương
mại được diễn ra một cách thuận lợi. Vậy tự do hoá thương mại là gì?
Tự do hoá thương mại là việc dỡ bỏ những hàng rào thương mại do các
nước lập nên nhằm làm cho luồng hàng hoá, dịch vụ, tư bản (vốn) và thể nhân
được di chuyển từ nước này sang nước khác được thuận lợi hơn trên cơ sở
cạnh tranh bình đẳng. Trên cơ sở lý thuyết về lợi thế so sánh, lợi ích lớn nhất
của tự do hoá thương mại là thúc đẩy ngày càng nhiều nước tham gia buôn
bán trao đổi hàng hoá quốc tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với người
tiêu dùng, hàng hoá lưu thông dễ dàng hơn đem lại cho họ cơ hội lựa chọn
hàng hoá tốt hơn với giá rẻ hơn. Người tiêu dùng ở đây có thể hiểu là những
nhà sản xuất nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất ra những hàng hóa khác.
Ngoài những lợi thế khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào
luật chơi chung của thế giới, các nước cũng phải chấp nhận những nhượng bộ
và chịu những rủi ro nhất định. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà các nước
lại dựng lên những hàng rào làm cản trở đến sự lưu thông của hàng hoá. Lý do
để các nước làm việc này là nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trước sự cạnh
tranh của hàng hoá bên ngoài. Điều này có ý nghĩa lớn vì sản xuất trong nước
suy giảm sẽ làm ảnh hưởng lớn đến công ăn việc làm và qua đó sẽ ảnh hưởng
đến tình hình ổn định xã hội của một quốc gia.Mặt khác, việc bảo hộ thuơng
mại một cách tràn lan, không hạn chế sẽ làm cho các ngành sản xuất nội địa
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo
hoạt động trì trệ và sẽ ngăn cản sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việc tự
do hoá thương mại ở những mức độ khác nhau sẽ làm yếu đi hoặc mất dần
các hàng rào nói trên. Qua đó, các quy tắc chung của WTO đặt ra những ngoại
lệ cho phép các doanh nghiệp trong nước và Chính phủ của họ thực hiện
những hành động nhất định nhằm bảo vệ quyền lợi của mình khi bị tác động
bởi chính sách tự do hoá thương mại. Đó chính là các biện pháp tự vệ trong
thương mại quốc tế.
Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế có thể được hiểu theo hai
nghĩa. Theo nghĩa rộng, các biện pháp tự vệ bao gồm các biện pháp mà một
nước sử dụng nhằm bảo hộ cho các nhà sản xuất hay hàng hoá của nước đó
trước sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài. Các biện pháp tự vệ theo nghĩa
trên là rất rộng, được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau và chịu sự
giám sát của các Hiệp định đa biên của WTO, chẳn