Thị trường Ngân hàng của Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển
mạnh mẽ, nhiều Ngân hàng mới được thành lập, quá trình cổ phần hóa các
Ngân hàng cũng đang được tiến hành. Vì vậy các Ngân hàng đã nhận thức
được tầm quan trọng của năng lực quản lý rủi ro đối với sự sống còn và
phát triển của mình, việc quản lý rủi ro Tín dụng là một công tác hết sức
cần thiết đối với các Ngân hàng Việt Nam bởi Tín dụng là hoạt động mang
lợi nhuận cao cho các Ngân hàng nhưng lại tiềm ẩn r ủi ro phức tạp nhất và
khó lường nhất. Do đó để đảm bảo được nguồn lợi nhuận từ hoạt động Tín
dụng thì công tác quản lý rủi ro Tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu.
Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính và nền công
nghiệp dịch vụ tài chính, đặc biệt là thực hiện cam kết mở cửa hoàn toàn
trên lĩnh vực Ngân hàng thì đòi hỏi các Ngân hàng Việt Nam phải phải có
những cải cách mạnh mẽ để giải quyết tốt công tác này nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng trong nước, để các Ngân hà ng Việt
Nam không bị “lép vế” trước sự thâm nhập của các Ngân hàng nước ngoài.
Với tầm quan trọng của hoạt động Tín dụng và mối tương quan của
hoạt động này với các hoạt động kinh doanh khác tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Sài Gòn, việc nghiên cứu, đo lường
và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng là việc
hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cho công cuộc xây dựng phát
triển bền vững của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông
Sài Gòn.
Nhận thức được tầm quan trọng trên của vấn đề , em đã chon đề tài
“Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi
nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn”
được tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng công tác quản lý rủi
Trang 2
ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Đông Sài Gòn, tìm hiểu những nguy cơ tiềm ẩn, tình hình kinh doanh
Tín dụng thực tế tại Chi nhánh để từ đó nhận diện dấu hiệu, tìm ra nguyên
nhân, đề ra giải pháp hữu ích cho việc quản lý rủi ro Tín dụng góp phần
ngày càng nâng cao công tác quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Sài Gòn.
76 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khoá luận Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông sài gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN
GVHD : Ths. NGUYỄN MINH SÁU
SVTH : TRẦN THỊ KIM CHUNG
LỚP : 09HQT1
MSSV : 09B4010001
TP. HCM - 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Mọi thông tin và số liệu trong khóa luận này là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng. Nếu có sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Kim Chung
LỜI CẢM ƠN
Qua những năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường trường Đại học
Kỷ thuật – Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh, kết hợp với khoảng thời gian thực
tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Sài
Gòn, em đã tích luỹ được nhiều kiến thức quý báu cho mình. Đề tài tốt nghiệp
này là sự kết hợp giữa lý thuyết đã học và thực tế trong thời gian thực tập.
Xuất phát từ tấm lòng mình, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và xin chân
thành cảm ơn:
- Quý thầy, cô khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại Học Kỷ thuật
– Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời
gian học tập tại trường và sự tận tình hướng dẫn của Cô Nguyễn Minh Sáu đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình làm đề tài.
- Ban Giám đốc Chi nhánh Đông Sài Gòn cùng toàn thể các anh
chị phòng Tín dụng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành Đề tài tốt
nghiệp.
Sau cùng em xin kính chúc các thầy cô trường Đại học Kỷ thuật – Công
nghệ Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt là Cô Nguyễn Minh Sáu cùng Ban Giám đốc
và toàn thể các anh chị phòng Tín dụng trong Chi nhánh Đông Sài Gòn luôn
dồi dào sức khỏe và thành công trong công tác. Chúc cho Ngân Hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Đông Sài Gòn ngày càng phát
triển vững mạnh để góp phần giữ vững vị trí dẫn đầu của Ngân Hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam trong công cuộc phát triển chung
của đất nước.
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Kim Chung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
----------------------------------------
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
ĐỀ TÀI : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THỒN ĐÔNG SÀI GÒN.
SINH VIÊN : TRẦN THỊ KIM CHUNG
Mục tiêu và tính ứng dụng của đề tài
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Quá trình làm việc
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Kết quả thực hiện
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Đánh giá chung
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Xếp loại :
Điểm :
TP.HCM, ngày….tháng….năm 2011
Giáo viên hướng dẫn
Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Thị trường Ngân hàng của Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển
mạnh mẽ, nhiều Ngân hàng mới được thành lập, quá trình cổ phần hóa các
Ngân hàng cũng đang được tiến hành. Vì vậy các Ngân hàng đã nhận thức
được tầm quan trọng của năng lực quản lý rủi ro đối với sự sống còn và
phát triển của mình, việc quản lý rủi ro Tín dụng là một công tác hết sức
cần thiết đối với các Ngân hàng Việt Nam bởi Tín dụng là hoạt động mang
lợi nhuận cao cho các Ngân hàng nhưng lại tiềm ẩn rủi ro phức tạp nhất và
khó lường nhất. Do đó để đảm bảo được nguồn lợi nhuận từ hoạt động Tín
dụng thì công tác quản lý rủi ro Tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu.
Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính và nền công
nghiệp dịch vụ tài chính, đặc biệt là thực hiện cam kết mở cửa hoàn toàn
trên lĩnh vực Ngân hàng thì đòi hỏi các Ngân hàng Việt Nam phải phải có
những cải cách mạnh mẽ để giải quyết tốt công tác này nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng trong nước, để các Ngân hàng Việt
Nam không bị “lép vế” trước sự thâm nhập của các Ngân hàng nước ngoài.
Với tầm quan trọng của hoạt động Tín dụng và mối tương quan của
hoạt động này với các hoạt động kinh doanh khác tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Sài Gòn, việc nghiên cứu, đo lường
và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng là việc
hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cho công cuộc xây dựng phát
triển bền vững của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông
Sài Gòn.
Nhận thức được tầm quan trọng trên của vấn đề, em đã chon đề tài
“Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi
nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn”
được tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng công tác quản lý rủi
Trang 2
ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Đông Sài Gòn, tìm hiểu những nguy cơ tiềm ẩn, tình hình kinh doanh
Tín dụng thực tế tại Chi nhánh để từ đó nhận diện dấu hiệu, tìm ra nguyên
nhân, đề ra giải pháp hữu ích cho việc quản lý rủi ro Tín dụng góp phần
ngày càng nâng cao công tác quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Sài Gòn.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý thuyết cơ bản của Tín dụng,
quản lý rủi ro Tín dụng của các Ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực trạng hoạt động Tín dụng của tại Chi nhánh Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn trong các năm
gần đây
Nêu ra các dấu hiệu nhận biết sớm nguy cơ tiềm ẩn, làm rõ các
nguyên nhân gây ra rủi ro Tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam nói chung và tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Đông Sài Gòn nói riêng.
Đề xuất một số giải pháp quản lý rủi ro Tín dụng có hiệu quả, hạn
chế đến mức thấp nhất có thể những tác hại xấu do nó gây ra, góp phần
phục vụ cho các mục tiêu phát triển của ngành Ngân hàng trước quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế và trong khu vực.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài chọn công tác quản lý rủi ro Tín dụng của Chi nhánh Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn để nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu:
Công tác quản lý rủi ro Tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp
Và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn trong các năm gần đây.
Trang 3
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp tổng hợp thống
kê, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, so sánh… sẽ được sử dụng
để làm rõ vấn đề.
5. KẾT CẤU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Ngoài phần lời nói đầu và kết luận thì đề tài gồm ba chương:
- Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về rủi ro Tín dụng.
- Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi
nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông Sài
Gòn.
- Chƣơng 3: Các Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín
dụng tại Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn Đông Sài Gòn.
Trang 4
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG.
Trang 5
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG.
1.1.TỔNG QUAN TÍN DỤNG.
1.1.1. Khái niệm cơ bản về Tín dụng.
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa hai
chủ thể là bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên
đi vay (cá nhân, Doanh nghiệp, và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay
giao tiền hoặc tài sản cho bên đi vay được sử dụng trong một thời gian
nhất định theo thỏa thuận, đồng thời bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều
kiện vốn và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán đã thỏa thuận.
1.1.2. Phân loại Tín dụng.
Tùy theo từng tiêu thức phân loại mà có nhiều loại Tín dụng khác nhau:
Căn cứ vào thời hạn, có hai loại cho vay:
- Cho vay ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị
kinh tế, nhằm hình thành nguồn vốn lưu động.
- Cho vay trung và dài hạn giúp các đơn vị thực hiện các dự án đầu
tư, đổi mới thiết bị, hình thành nên nguồn vốn cố định.
Căn cứ vào tính chất đảm bảo, có hai loại cho vay:
- Cho vay bằng tín chấp, thường đối tượng vay là cán bộ công nhân
viên
- Cho vay có đảm bảo trực tiếp như: Thế chấp, cầm cố, bão lãnh,
giúp Ngân hàng hạn chế được rủi ro.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, có hai loại cho vay:
- Cho vay sản xuất kinh doanh.
- Cho vay tiêu dùng.
Trang 6
Căn cứ vào mối quan giữa các chủ thể, có hai loại cho vay:
- Cho vay trực tiếp: người đi vay và người trả nợ là một chủ thể.
- Cho vay gián tiếp (chiết khấu): người đi vay và người trả nợ là hai
chủ thể khác nhau.
Căn cứ vào phƣơng pháp cấp tiền vay và thu nợ có hai loại cho
vay:
- Cho vay theo tài khoản luân chuyển.
- Cho vay theo hạn mức. Bên vay có thể vay nhiều lần khi cần thiết
(đảm bảo trong hạn mức mà Ngân hàng đã cấp).
1.1.3. Nguyên tắc Tín dụng Ngân hàng.
Nghiệp vụ Tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng và đây
cũng là hoạt động có tính rủi ro nhất. Vì vậy việc kiểm tra, quản lý thường
xuyên và chặt chẽ đối với hoạt động này là cần thiết và quan trọng mà
Ngân hàng phải thực hiện. Bằng các biện pháp cụ thể làm sao Ngân hàng
phải đảm bảo việc thu hồi nợ gốc và lãi đến hạn đến mức tối đa có thể. Để
làm được điều này Ngân hàng phải thực hiện dựa theo những nguyên tắc
cơ bản sau:
Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong
hợp đồng Tín dụng và có hiệu quả kinh tế:
Điều này bắt buộc bên đi vay phải làm đơn xin vay và trong đó phải
nói rõ mục đích đi vay và là phương án hoạt động mà nhân viên Tín dụng
Ngân hàng thẩm định là có hiệu quả. Khi cho vay Ngân hàng phải cử cán
bộ theo dõi sát việc thực hiện phương án đã vạch ra của khách hàng. Nếu
phát hiện khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích thì Ngân hàng có
quyền thu hồi nợ trước thời hạn ghi trong hợp đồng Tín dụng. Nguyên tắc
này còn là phương châm hoạt động của Tín dụng.
Trang 7
Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả nợ gốc và lãi vay đúng thời
hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng Tín dụng:
Thu hồi nợ là điều tất yếu của bất cứ bên cho vay nào. Ngân hàng
cũng vậy, nếu Ngân hàng muốn kinh doanh có lãi và tồn tại để hoạt động
thì mối quan tâm hàng đầu là cho vay phải thu hồi được nợ. Trong việc thu
hồi nợ cần phải đáp ứng hai yêu cầu là thu hồi nợ đúng thời hạn như trong
hợp đồng Tín dụng và khi cho vay phải xác định kỳ hạn nợ cho rõ ràng.
Bởi vì nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động vì thế
nếu các khoản Tín dụng không trả đúng hạn thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng
hoàn trả của Ngân hàng. Để đảm bảo nguyên tắc này thì Ngân hàng phải
bắt buộc bên đi vay phải có sự đảm bảo bằng việc thế chấp hoặc cầm cố
bằng tài sản có giá trị tương đương, như vậy Ngân hàng mới an tâm cho
vay.
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG.
1.2.1. Khái niệm cơ bản về rủi ro Tín dụng.
Rủi ro Tín dụng là sự xuất hiện của các biến cố không bình thường
xảy ra trong quan hệ Tín dụng. Rủi ro này xuất phát từ việc không thu hồi
được nợ hoặc thu hồi nhưng không đầy đủ khi nợ đến hạn.
1.2.2. Phân loại rủi ro Tín dụng.
Rủi ro Tín dụng được chia thành các loại như sau:
Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro Tín dụng mà nguyên
nhân phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt
cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là
rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm, rủi ro nghiệp vụ:
Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá
và phân tích Tín dụng, khi Ngân hàng lựa chọn những phương án
vay vốn hiệu quả để ra quyết định cho vay.
Trang 8
Rủi ro đảm bảo: Là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo
như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm
bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị
giá của tài sản đảm bảo.
Rủi ro nghiệp vụ: Là loại rủi ro liên quan đến công tác quản lý
khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ
thống xếp hạng rủi ro và kỷ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn
đề.
Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro Tín dụng mà nguyên
nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay
của Ngân hàng, được phân chia thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro
tập trung.
Rủi ro nội tại: Là loại rủi ro xuất phát từ các yếu tố, các đặc
điểm riêng, mang tính chất riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể
đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm
hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
Rủi ro tập trung: Là trường hợp Ngân hàng tập trung vốn cho
vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều
Doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế,
hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, hoặc cùng một loại
hình cho vay có rủi ro cao.
Rủi ro thanh khoản: Là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp
Ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp thời các loại
tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu
của các hợp đồng thanh khoản.
Rủi ro tỷ giá hối đoái: Là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho
vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động
theo chiều hướng bất lợi trong Ngân hàng.
Trang 9
Rủi ro lãi suất: Là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi
suất thị trường hoặc của những yếu tố liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn
thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của Ngân hàng.
1.2.3. Nguyên nhân làm phát sinh rủi ro Tín dụng.
Nguyên nhân từ phía Ngân hàng thƣơng mại.
Thực tế kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua cho thấy rủi
ro Tín dụng xảy ra là do những nguyên nhân sau:
- Ngân hàng đưa ra chính sách Tín dụng không phù hợp với nền kinh
tế và thể lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của
Ngân hàng.
- Do cán bộ Ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình cho vay như:
Không đánh giá đầy đủ, chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho vay
khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an toàn. Đồng thời cán bộ
Ngân hàng không kiểm tra giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay
của khách hàng.
- Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ Tín dụng còn yếu kém nên việc
đánh giá các dự án, hồ sơ xin vay còn chưa tốt, còn xảy ra tình trạng dự án
thiếu tính khả thi mà vẫn cho vay.
- Cán bộ Ngân hàng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức
kinh doanh như: Thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn,
xâm tiền khi giải ngân hay thu nợ, đôi khi còn nể nang trong quan hệ
khách hàng.
- Ngân hàng đôi khi quá chủ động về lợi nhuận, đặt những khoản vay
có lợi nhuận cao hơn những khoản vay lành mạnh.
- Do áp lực cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
- Do tình trạng tham nhũng, tiêu cực diễn ra trong nội bộ Ngân hà
Trang 10
Nguyên nhân từ phía khách hàng.
Đối với khách hàng là Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp quản lý không hiệu quả:
+ Kế hoạch tài chính không phù hợp, không có thông tin dự báo
dòng tiền hoặc những thay đổi của ngân sách nên đầu tư quá mức
vào tài sản cố định, mở rộng hoạt động kinh doanh không có kế
hoạch.
+ Thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh gây ra những khó khăn
trong quản lý tài chính và sản xuất.
+ Không có sự thống nhất giữa các cổ đông, hội đồng quản trị, ban
điều hành.
+ Không nắm bắt được thông tin về những thay đổi của ngành nghề
kinh doanh.
+ Cơ cấu vốn không hợp lý, mức vốn tự có quá nhỏ có thể dẫn tới
nguy cơ bất ổn tiềm tàng của Doanh nghiệp.
+ Khả năng tự tài trợ thấp và nhận tài trợ không hợp lý.
+ Chi phí hoạt động quá lớn, doanh thu giảm sút do cạnh tranh.
+ Doanh nghiệp kinh doanh quá mức: Không ít Doanh nghiệp kinh
doanh quá mức so với khả năng của họ dẫn tới thiếu hụt nguồn vốn
kinh doanh và không thể trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
+ Nhân viên trong Doanh nghiệp yếu kém làm cho kế hoạch kinh
doanh của Doanh nghiệp thực hiện không thành công.
Đạo đức của cán bộ quản lý Doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp cố tình cung cấp thông tin sai sự thật cho Ngân
hàng, một số Doanh nghiệp vừa và nhỏ báo cáo tài chính
không được kiểm toán và các thông tin của họ cung cấp là
Trang 11
không đáng tin cậy, trong khi cán bộ Tín dụng không có đủ
nguồn thông tin để kiểm chứng nguồn thông tin từ phía Doanh
nghiệp.
- Doanh nghiệp cố tình trì hoãn việc trả tiền cho Ngân hàng.
Đối với khách hàng là cá nhân.
- Do khách hàng làm ăn thua lỗ liên tục, sản phẩm hàng hoá làm ra
không tiêu thụ được.
- Do bị sa thải, thất nghiệp, hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- Do sử dụng vốn sai mục đích.
- Thiếu năng lực pháp lý.
- Đạo đức cá nhân không tốt: cố tình lừa Ngân hàng, sử dụng tiền vay
bừa bãi.
Nguyên nhân thuộc về môi trƣờng kinh doanh.
- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh làm khách hàng mất khả năng chi
trả cho Ngân hàng.
- Do khủng hoảng suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán
cân thanh toán quốc tế dẫn đến tỷ giá hối đoái biến động bất thường.
- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ.
1.3. QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI.
1.3.1. Khái niệm quản lý rủi ro Tín dụng.
Quản lý rủi ro Tín dụng là một trong những công tác quan trọng
nhất trong quản trị rủi ro của Ngân hàng. Vì rủi ro Tín dụng là không thể
tránh khỏi, có thể đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ. Vì vậy quản
lý rủi ro Tín dụng cũng là một quá trình tiếp cận rủi ro trong nghiệp vụ Tín
dụng một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm
Trang 12
soát, phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh
hưởng bất lợi của rủi ro.
1.3.2. Hoạt động quản lý rủi ro Tín dụng.
Phòng ngừa và tính toán xác định rủi ro
- Phân tán rủi ro trong cho vay bằng cách không dồn vốn cho vay quá
nhiều đối với một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều
vào một ngành, lĩnh vực kinh tế có độ rủi ro cao.
- Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ của khách
hàng.
- Thẩm định đánh giá rủi ro đối với từng khoản giải ngân: Tình hình tài
chính của đối tượng xin vay vốn, phân tích đặc trưng ngành của Doanh
nghiệp vay, phân tích khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm
của Doanh nghiệp so với các đối thủ cùng loại trên thị trường. Phân
tích các rủi ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế. Đánh giá năng lực lãnh
đạo của các cán bộ Doanh nghiệp.
- Bảo hiểm tiền vay, nghĩa là Ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ
quan bảo hiểm chuyên nghiệp.
- Phải có chính sách Tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để
đối phó với rủi ro.
- Trước khi quyết định cho vay đối với một khách hàng, Ngân hàng phải
xem xét các điều kiện sau:
+ Khả năng trả nợ của khách hàng phải lớn hơn hoặc bằng với
mức cho vay.
+ Mức cho vay không được vượt quá 70% tài sản đảm bảo.
+ Tổng dư nợ cho vay một khách