Khóa luận Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh

Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của đất nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với sự phát triển đó, tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, đã và đang từng bước đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính nhằm theo kịp tốc độ phát triển và hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động nói trên có điều kiện phát triển.Với xu thế phát triển mạnh mẽ và tất yếu của giao dịch điện tử trong những năm vừa qua và cả trong tương lai, thủ tục hải quan cũng đã và đang được “điện tử hóa”. Nói cách khác thủ tục hải quan điện tử đã ra đời và ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu của xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh giữa các quốc gia. Ở Việt Nam, thủ tục hải quan chỉ mới bắt đầu được áp dụng thí điểm từ năm 2005. Và đến nay, qua gần 6 năm triển khai, thủ tục hải quan điện tử đã và đang đi vào đời sống, đặc biệt là hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Qua một thời gian thực hiện, thực tế cho thấy thủ tục hải quan điện tử là một hình thức thủ tục mới có nhiều ưu điểm so với thủ tục hải quan truyền thống, như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm bớt thủ tục giấy tờ, tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý. Việc làm này đã được cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đánh giá cao và đây cũng là một đóng góp quan trọng, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, tồn tại cần phải phải khắc phục để hoàn thiện và phát triển trong thời gian tới.

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1991 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU ((( TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của đất nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với sự phát triển đó, tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, đã và đang từng bước đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính nhằm theo kịp tốc độ phát triển và hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động nói trên có điều kiện phát triển.Với xu thế phát triển mạnh mẽ và tất yếu của giao dịch điện tử trong những năm vừa qua và cả trong tương lai, thủ tục hải quan cũng đã và đang được “điện tử hóa”. Nói cách khác thủ tục hải quan điện tử đã ra đời và ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu của xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh giữa các quốc gia. Ở Việt Nam, thủ tục hải quan chỉ mới bắt đầu được áp dụng thí điểm từ năm 2005. Và đến nay, qua gần 6 năm triển khai, thủ tục hải quan điện tử đã và đang đi vào đời sống, đặc biệt là hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Qua một thời gian thực hiện, thực tế cho thấy thủ tục hải quan điện tử là một hình thức thủ tục mới có nhiều ưu điểm so với thủ tục hải quan truyền thống, như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm bớt thủ tục giấy tờ, tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý. Việc làm này đã được cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đánh giá cao và đây cũng là một đóng góp quan trọng, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, tồn tại cần phải phải khắc phục để hoàn thiện và phát triển trong thời gian tới. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài báo cáo tốt nghiệp. Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài tốt nghiệp vẫn còn những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô và bạn bè để tôi có thể hoàn thiện và nâng cao kiến thức của mình, tiếp tục nghiên cứu mở rộng và áp dụng đề tài vào công việc sắp tới. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Khẳng định sự cần thiết phải áp dụng thủ tục hải quan điện tử, nghiên cứu cơ sở pháp lý của thủ tục hải quan điện tử. - Phân tích, đánh giá một cách khách quan tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại TP.HCM. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại TP.HCM, nói riêng và phát triển mô hình thông quan điện tử tại Việt Nam, nói chung. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài này thông qua phương pháp chung như sau: - Sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu năm chọn so với năm gốc. - Sử dụng phương pháp thống kê, dự báo làm cơ sở để nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại TP.HCM nói chung và cả nước nói riêng. - Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu: Số liệu sơ cấp: ( Quan sát: tiếp cận, tìm hiểu và quan sát thực tế về quy trình hải quan điện tử tại các công ty trong quá trình nghiên cứu. ( Khảo sát: phát phiếu khảo sát sau đó thu hồi lại, thống kê các số liệu trên công cụ Ms. Excel làm cơ sở phân tích, đánh giá. Số liệu thứ cấp: Các báo cáo, tài liệu về tình hình xuất nhập khẩu TP.HCM từ 2007-2011. KẾT CẤU CỦA KLTN: gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về thủ tục hải quan điện tử Chương 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Khái niệm thủ tục hải quan điện tử và một số khái niệm liên quan Theo điều 3 thông tư số 222/2009/TT-BTC Hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử: Thủ tục hải quan điện tử: là thủ tục hải quan trong đó việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, ra quyết định được thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Thông điệp dữ liệu điện tử hải quan: Là thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử theo định dạng chuẩn để thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Chứng từ điện tử: Là chứng từ tạo ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Chương I Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính được sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.  Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Là hệ thống thông tin do Tổng cục Hải quan quản lý tập trung, thống nhất, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Hệ thống khai hải quan điện tử: Là hệ thống thông tin do người khai hải quan quản lý, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Hệ thống khai hải quan điện tử dự phòng: Là hệ thống thông tin do Tổng cục Hải quan quản lý tại cơ quan hải quan, được sử dụng để người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử khi có sự cố ngoài Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Thông quan hàng hoá: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đã hoàn thành các thủ tục hải quan cần thiết được xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hoàn thành các thủ tục hải quan và chuyển sang một chế độ quản lý hải quan khác. Giải phóng hàng: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đặt dưới quyền quyết định của người khai hải quan. Đưa hàng hóa về bảo quản: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan khi đã đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan do Tổng cục Hải quan quy định hoặc giao cho người khai hải quan tự bảo quản nguyên trạng hàng hóa chờ thông quan. Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan: Là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được đưa vào hoặc được đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng nội địa (tiếng Anh Inland Clearance Depot, viết tắt là ICD), kho ngoại quan, bưu điện quốc tế. Thông quan hàng hóa “một cửa”: được thực hiện từ khâu đăng ký thủ tục hải quan điện tử đến khâu thông quan hàng hóa, người NK không phải trực tiếp liên hệ với cơ quan hải quan tại các bộ phận khác nhau trong quá trình thông quan hàng NK, mà thông quan đại lí hải quan sẽ làm thủ tục trọn gói cho DN. Đại lí chỉ cần khai báo điện tử 1 lần, nhận hàng tại cầu tàu khi tàu đến hoặc đưa container vào máy soi chiếu (nếu có) để thông quan hàng hóa. Các khâu này thực hiện theo một quy trình khép kín từ đầu đến cuối, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Với thủ tục hải quan “một cửa”, DN sẽ thực hiện việc khai báo hàng hóa trước khi tàu cập cảng. Căn cứ vào thông tin này, DN được thông quan trước khi hàng hóa đến cửa khẩu đối với một số trường hợp ưu tiên theo quy định, hàng hóa thuộc luồng xanh, hàng không phải kiểm tra chuyên ngành. Hàng hóa được kiểm tra bằng máy soi container. Với nguyên tắc này, DN sẽ được hưởng một số lợi ích thiết thực như: Chủ động thông quan hàng hóa để kịp thời đưa vào sản xuất, kịp tiến độ; rút ngắn thời gian nhận hàng, giảm nhân lực cho hoạt động XNK; giảm chi phí nhận hàng do không phải di chuyển container nhiều lần trong cửa khẩu. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của thủ tục hải quan điện tử Thủ tục hải quan có thể thực hiện bằng những cách thức, phương tiện khác nhau. Vídụ: truyền thống (thủ công), bán truyền thống hoặc điện tử. Trước đây, ở Việt Nam, thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp truyền thống (hoàn toàn dựa vào hồ sơ giấy) hoặc bán truyền thống - kết hợp giữa truyền thống và điện tử (khai báo bằng đĩa mềm, khai báo qua mạng internet kết hợp hồ sơ giấy). Trong phương pháp này, luôn có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người khai hải quan và công chức hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan và sử dụng hồ sơ giấy. Hiện nay, ngoài phương pháp truyền thống, bán truyền thống, thủ tục hải quan còn được thực hiện hoàn toàn bằng phương tiện điện tử (hệ thống xử lý dữ liệu điện tử). Theo thủ tục truyền thống, doanh nghiệp muốn nhập hoặc xuất một lô hàng thì phải đến hải quan mua bộ hồ sơ (bằng giấy), khai các mặt hàng vào các tờ khai rồi đem nộp cho công chức hải quan. Sau khi dùng các biện pháp nghiệp vụ (nhập dữ liệu vào máy tính, phân luồng hàng hóa, kiểm hóa, áp thuế...), công chức hải quan trả hồ sơ cho doanh nghiệp để đi làm hàng. Thường công đoạn này phải mất hơn một giờ đồng hồ, tùy thuộc vào mặt hàng. Nếu hàng ở luồng xanh, doanh nghiệp được làm hàng ngay, còn hàng ở luồng vàng - đỏ thì phải kiểm tra xác xuất theo phần trăm do lãnh đạo chi cục quyết định. Cách làm này cả hải quan và doanh nghiệp đều phải vất vả từ khâu khai báo đến kiểm tra cho thông quan hàng hóa. Sau một thời gian chuẩn bị, thử nghiệm, hiện nay, người khai hải quan có thể đăng ký hồ sơ làm thủ tục hải quan bằng cách tạo, gửi các thông tin dưới dạng điện tử đến cơ quan hải quan và nhận các thông tin (cũng dưới dạng điện tử) phản hồi từ phía cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do doanh nghiệp gửi đến và thông báo kết quả xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp cũng thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trong việc làm thủ tục hải quan, người khai hải quan và công chức hải quan không có sự tiếp xúc trực tiếp (trừ một số trường hợp ngoại lệ). Thủ tục hải quan điện tử về cơ bản các nước giống nhau. Tuy nhiên, tùy theo tình hình mỗi nước việc áp dụng có khác nhau về quy mô, mức độ và hình thức. Đối với Việt Nam, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử là việc làm rất cần thiết do yêu cầu thực hiện khối lượng công việc ngày càng tăng; yêu cầu phục vụ cho sự phát triển của thương mại điện tử; yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của hải quan thế giới; yêu cầu quản lý của Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và yêu cầu nhiệm vụ của ngành hải quan. Mô hình TQĐT các nước đều có điểm giống nhau là gồm có ít nhất 3 thành phần tham gia vào quy trình. Đó là cơ quan hải quan, cơ quan truyền nhận dữ liệu (VAN) và doanh nghiệp. Đối với những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, vai trò của đại lý hải quan được chú trọng và phát triển đến mức độ chuyên nghiệp. Thông qua các đại lý hải quan, cơ quan hải quan có thể quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả. Điểm khác biệt giữa các nước là mức độ áp dụng thủ tục hải quan điện tử. Đối với các nước có hạ tầng CNTT phát triển và Chính phủ điện tử phát triển thì thực hiện mô hình TQĐT ở mức độ cao, sử dụng toàn bộ chứng từ điện tử (Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc), một số nước có hạ tầng CNTT trung bình và Chính phủ điện tử chưa phát triển thì áp dụng mô hình TQĐT ở mức trung bình, kết hợp giữa chứng từ điện tử và chứng từ giấy, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp chứng từ giấy sau khi hàng hóa thông quan. Số còn lại áp dụng mô hình ở mức thấp, vừa khai báo điện tử vừa nộp hồ sơ giấy trước khi hàng hóa thông quan. Thực hiện thủ tục hải quan điện tử mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cơ quan hải quan và xã hội, để việc triển khai thành công, các nước cần có mục tiêu chiến lược cụ thể, xác định đúng mô hình thực hiện và có kế hoạch triển khai thực hiện theo từng giai đoạn, tùy theo điều kiện của từng quốc gia. Trong quá trình thực hiện cần phải đảm bảo đủ các điều kiện về cơ sở pháp lý, nguồn lực về tài chính, con người, cơ sở hạ tầng CNTT, thiết bị, máy móc, phương tiện hỗ trợ và phương pháp quản lý hiệu quả, phải đánh giá đúng những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện để có sự điều chỉnh phù hợp. Tính đến nay, Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan đã triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (10/2005 – 11/2009) – giai đoạn thí điểm hẹp theo Quyết định 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử; Giai đoạn 2 (12/2009 đến nay) – giai đoạn thí điểm mở rộng theo Quyết định 103/2009/DQQ-TTg ngày 12/08/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 103/2005/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Việc khai báo thủ tục hải quan điện tử đã trở thành một hình thức được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và sử dụng rộng rãi. Theo Kế hoạch cải cách và hiện đại hóa ngành Hải quan đến năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành tại thông tư 222/2009/TT/BTC, với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2015, Hải quan Việt Nam phấn đấu bắt kịp với trình độ của hải quan các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN tại thời điểm năm 2010 với lực lượng hải quan chuyên nghiệp, chuyên sâu; hệ thống thông quan phần lớn là tự động hóa; áp dụng kỹ thuật QLRR; trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Đảm bảo hệ thống thủ tục hải quan điện tử tích hợp đầy đủ các chức năng xử lý tờ khai hải quan điện tử, Manifest điện tử, thanh toán điện tử, các giấy phép điện tử. Thủ tục hải quan điện tử trở thành một phương thức phổ biến tại các địa bàn trọng điểm có quy mô và lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, trong khi đó thủ tục hải quan truyền thống trở thành ngoại lệ. Mô hình quản lý mà ngành Hải quan Việt Nam sẽ xây dựng sẽ là mô hình quản lý hải quan hiện đại, tập trung thống nhất được xây dựng trên nền tảng CNTT với các nội dung: tập trung xử lý thông tin ở cấp Tổng cục và các Cục Hải quan; công nghệ quản lý dựa trên kỹ thuật QLRR; sử dụng tập trung và có hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Từ 1-1-2011, tất cả các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ở ba loại hình: kinh doanh, sản xuất xuất khẩu và gia công trên địa bàn TPHCM đều phải thực hiện thông quan bằng hình thức hải quan điện tử với phần mềm khai báo mới và có một số thay đổi trong phương thức truyền tải dữ liệu, theo Cục Hải quan TPHCM. Theo đó, từ 1-1-2011, 12/12 chi cục hải quan thuộc Cục Hải quan TPHCM sẽ đồng loạt triển khai hải quan điện tử bằng phần mềm mới (riêng Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 - cảng Cát Lái và Chi cục hải quan cửa khẩu Tân Cảng áp dụng từ 15-12-2010). Do vậy, 100% doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu ở ba loại hình là gia công, sản xuất xuất khẩu và kinh doanh sẽ áp dụng khai báo hải quan qua mạng internet từ thời điểm trên. 1.3. So sánh giữa thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử Sau đây là một số so sánh được rút ra từ quy trình làm thủ tục hải quan cho thấy được những ưu điểm của thủ tục hải quan truyền thống (TTHQTT) so với thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT): Bảng 1.1. Một số so sánh giữa TTHQTT và TTHQĐT Nội dung  Quy trình thủ tục hải quan truyền thống  Quy trình thủ tục hải quan điện tử   Đăng ký tờ khai hải quan  Hồ sơ  ( Hồ sơ giấy  ( Hồ sơ điện tử. Riêng luồng vàng và luồng đỏ DN phải nộp, xuất trình thêm hồ sơ giấy ngoài hồ sơ điện tử đã gửi qua hệ thống.    Cách thức khai báo  ( DN mang bộ hồ sơ giấy đến Chi cục HQ cửa khẩu nộp trực tiếp cho cơ quan HQ khi đăng ký tờ khai.  ( Thực hiện tại cơ quan DN. DN tạo thông tin trên máy tính và gửi đến cơ quan HQ thông qua mạng Internet.    Nhập thông tin vào hệ thống  ( Công chức đăng ký tiếp nhận hồ sơ nhập dữ liệu trực tiếp hoặc nhập từ đĩa mềm do DN cung cấp vào hệ thống. Hoặc khai báo qua mạng.  ( Hệ thống tự động lưu trữ thông tin do DN tạo và gửi hồ sơ đến.    Phân luồng tờ khai  ( Lãnh đạo Đội thủ tục phân luồng tờ khai và quyết định tỷ lệ kiểm tra. ( Công chức tiếp nhận đề xuất phân luồng và Lãnh đạo Đội thông quan hoặc Chi cục duyệt phân luồng trên hệ thống.  ( Công chức tiếp nhận đề xuất phân luồng và lãnh đạo Đội thông quan hoặc Chi cục duyệt phân luồng trên hệ thống.   Kiểm tra hàng hóa  Trách nhiệm kiểm tra hàng hóa  ( Việc kiểm tra hàng hóa do Đội thủ tục tại các Chi cục HQ cửa khẩu (nơi có hàng hóa xuất, nhập) thực hiện.  ( Chi cục HQ điện tử không kiểm tra hàng hóa như các Chi cục HQ cửa khẩu khác.    Ghi kết quả kiểm tra  ( Kết quả kiểm tra được công chức kiểm tra ghi trực tiếp vào tờ khai  ( Kết quả kiểm tra được công chức kiểm tra nhập vào hệ thống và in ra từ hệ thống Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa.    Duyệt thông quan hàng hóa  ( Đội trưởng Đội thủ tục ký duyệt thông quan trên tờ khai giấy. Lãnh đạo Chi cục HQ cửa khẩu ký duyệt thông quan trên tờ khai giấy  ( Sau khi hàng hóa đã được kiểm tra và đã qua khâu kiểm tra hồ sơ sau kiểm hóa, lãnh đạo Chi cục HQ điện tử (hoặc Đội trưởng Đội thủ tục) duyệt thông quan trên hệ thống.   Kiểm tra xác định giá và tính thuế  Kiểm tra, xác định giá  ( Đội Thủ tục hàng hóa thực hiện sau khi hàng đã được kiểm tra.  ( Đội kiểm tra sau thông quan thực hiện kiểm tra, xác định tính giá thuế sau khi hàng hóa được thông quan. Theo quy trình xác định giá mới: hàng luồng vàng, luồng đỏ thực hiện trước khi hàng thông quan và luồng xanh thực hiện sau khi hàng hóa được thông quan.    Kiểm tra tính thuế  ( Tờ khai phải qua khâu kiểm tra, tính thuế.  ( DN tự khai, tự chịu trách nhiệm về thông tin khai báo. Hệ thống tự kiểm tra tính thuế.    Thông báo thuế  ( Công chức HQ ra thông báo thuế, quyết định điều chỉnh thuế khi DN đăng ký tờ khai, tính thuế (nay theo quy định mới của Luật thuế, cơ quan HQ không ra thông báo thuế).  ( Thông báo thuế được gửi kèm theo thông tin phản hồi cho DN khi duyệt phân luồng tờ khai.   Nộp thuế và các khoản phải thu khác  Nộp lệ phí  ( Nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo từng tờ khai, nộp tại nơi làm thủ tục trước khi thông quan hàng hóa. Công chức HQ phải viết biên lai nộp lệ phí cho từng tờ khai.  ( Nộp định kỳ hàng tháng từ ngày 5 đến ngày 10, tại kho bạc Nhà nước theo thông báo lệ phí của cơ quan HQ gửi qua mạng Internet (tháng sau nộp cho tháng trước, nộp cho toàn bộ các Tờ khai trong tháng)    Nộp thuế và các khoản phải thu khác  ( Nộp qua Kho bạc hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục HQ cửa khẩu, hoặc bảo lãnh của ngân hàng.  ( Nộp qua Kho bạc Nhà nước hoặc bảo lãnh của Ngân hàng trên nguyên tắc người khai HQ được tự khai, tự nộp.   Phúc tập, lưu trữ hồ sơ  Phúc tập  ( Do Đội Kế toán thuế và Phúc tập hồ sơ thực hiện sau khi hàng hóa được thông quan.  ( Do Đội kiểm tra sau thông quan thực hiện sau khi hàng hóa được thông quan.    Lưu trữ hồ sơ  ( Bộ hồ sơ (bản sao) khi làm thủ tục xong, cơ quan HQ lưu toàn bộ, chỉ trả lại DNmột tờ khai. ( Bộ hồ sơ bản chính DN giữ. Hồ sơ do Đội kế toán thuế và Phúc tập hồ sơ lưu.  ( Cơ quan HQ chỉ lưu bộ hồ sơ kèm theo Tờ khai đối với hàng luồng vàng và luồng đỏ. ( Đối với hàng luồng xanh: cơ quan HQ chỉ lưu một tờ khai, DN lưu một tờ khai kèm bộ hồ sơ và chỉ xuất trình khi cơ quan HQ yêu cầu. Hồ sơ do Đội kiểm tra sau thông quan lưu.   1.4. Cơ sở pháp lý của vệc thực hiện thủ tục hải quan điện tử 1.4.1. Phạm vi áp dụng thủ tục hải quan điện tử Theo điều 2 thông tư số 222/2009/TT-BTC quy định những đối tượng sau thuộc phạm vi áp dụng thủ tục hải quan điện tử: - Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa; - Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài; - Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; - Hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp ưu tiên; - Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan; - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư; - Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất; - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ; - Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại; - Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả; - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu. 1.4.2. Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử Theo khoản 2, điều 6 thông tư số 222/2009/TT-BTC quy định: - Người khai hải quan thực hiện đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử theo m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai lam 02102011.doc
  • docbang_khao_sat thu tuc HQ[1] CO DA SUA.doc
  • docBANGPH~1.DOC
  • docBIAPHU~1.DOC
  • pdfCHUNG TU NK.pdf
  • pdfCHUNG TU XK.pdf
  • docDAO NGOC KIM NGAN.doc
  • docTA`ILI~1.DOC
  • docTOPHUL~1.DOC
  • xlsthong_ke_khao_sat(2)(1).xls
Tài liệu liên quan