Tên khai sinh: Nguyễn Minh Châu cũng là
bút danh, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1930. Quê
gốc: làng Thôi, xã Quỳnh Hải, huyện Huỳnh Lưu,
tỉnh NghệAn. Tốt nghiệp Thành Chung. Đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà
văn Việt Nam (1972).
* Vào các năm 1944 - 1945, Nguyễn Minh
Châu học Trường KỹnghệHuế. Năm 1945 ông tốt
nghiệp Thành chung. Tháng 1 năm 1950 ông học
chuyên khoa Trường Huỳnh Thúc Kháng (Hà
Tĩnh) và sau đó gia nhập quân đội theo học
Trường sỹquan Trần Quốc Tuấn. Từnăm 1952 đến 1956 ông công tác tại Ban tham
mưu tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từnăm 1956 đến năm 1958 ông là trợ
lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961 ông theo học Trường Văn
hóa Lạng Sơn. Năm 1962 vềcông tác tại phòng Văn nghệquân đội, sau chuyển sang
tạp chí Văn nghệquân đội. Ông tạthếngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội.
* Tác phẩm chính đã xuất bản: Cửa sông (tiểu thuyết, 1987); Những vùng
trời khác nhau (truyện ngắn, 1970); Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972); Miền
cháy (tiểu thuyết, 1977); Lửa từnhững ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977); Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983); Bến quê (truyện ngắn, 1985); Những
người đi từtrong rừng ra (tiểu thuyết, 1982); Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987);
Cỏlau (truyện vừa, 1989).
74 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3445 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
----- [ \ -----
VĂN THỊ HỒNG HOA
LỚP DH5C1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH NGỮ VĂN
Giảng viên hướng dẫn
TIÊU MINH ĐƯƠNG
LONG XUYÊN. 5/2008
VÀI NÉT VỀ NGUYỄN MINH
CHÂU (1930 – 1989)
Tên khai sinh: Nguyễn Minh Châu cũng là
bút danh, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1930. Quê
gốc: làng Thôi, xã Quỳnh Hải, huyện Huỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An. Tốt nghiệp Thành Chung. Đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà
văn Việt Nam (1972).
* Vào các năm 1944 - 1945, Nguyễn Minh
Châu học Trường Kỹ nghệ Huế. Năm 1945 ông tốt
nghiệp Thành chung. Tháng 1 năm 1950 ông học
chuyên khoa Trường Huỳnh Thúc Kháng (Hà
Tĩnh) và sau đó gia nhập quân đội theo học
Trường sỹ quan Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956 ông công tác tại Ban tham
mưu tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông là trợ
lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961 ông theo học Trường Văn
hóa Lạng Sơn. Năm 1962 về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang
tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông tạ thế ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội.
* Tác phẩm chính đã xuất bản: Cửa sông (tiểu thuyết, 1987); Những vùng
trời khác nhau (truyện ngắn, 1970); Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972); Miền
cháy (tiểu thuyết, 1977); Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977); Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983); Bến quê (truyện ngắn, 1985); Những
người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982); Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987);
Cỏ lau (truyện vừa, 1989).
- Nguyễn Minh Châu đã được nhận Giải thưởng Bộ Quốc phòng năm (1984 -
1989) cho toàn bộ tác phẩm của ông viết về chiến tranh và người lính; Giải thưởng
Hội Nhà văn Việt Nam (1988-1989) cho tập truyện vừa Cỏ lau.
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành tốt khoá luận, tôi đã nhận được nhiều sự ưu ái của
Gia đình tôi, nhất là ba mẹ, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh
thần. Gia đình đã tạo cho tôi tâm thế thoải mái để làm công việc nghiên cứu đầy khó
khăn, luôn khuyến khích để tôi vững tin vượt qua mọi trở ngại trong quá trình hoàn
thành khoá luận.
Trường Đại học An Giang, các phòng ban, khoa sư phạm, đặc biệt là quý
thầy cô trong ngành Ngữ văn đã tận tình giúp đỡ, sẵn sàng hỗ trợ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu, đóng góp những ý kiến quý báu, cung cấp những tư liệu, tài liệu,
tri thức cần thiết để tôi nghiên cứu vấn đề đạt hiệu quả.
Thầy Tiêu Minh Đương đã quan tâm sâu sát và kịp thời hướng dẫn tôi giải
quyết những khó khăn bước đầu trong công việc mang tính chất mới mẻ và lạ lẫm
này. Thầy đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi về mặt tinh thần để tôi tự tin thực hiện
công trình trên cơ sở phát huy khả năng tìm tòi, học hỏi và sáng tạo. Có thể nói tôi
học được rất nhiều từ phía thầy về kinh nghiệm nghiên cứu một đề tài, các bước
thực hiện và trình bày theo khoa học và nhất là hứng thú, niềm say mê nghiên cứu
khoa học, thấy được ý nghĩa thật sự của việc nghiên cứu.
Các bạn cùng khoá học đã nhiệt tình hợp tác, đóng góp, giúp đỡ, ủng hộ tôi
trong mọi thao tác, mọi bước hình thành khoá luận.
XIN NHẬN Ở TÔI LỜI CẢM ƠN CHÂN THÀNH VÀ SÂU SẮC NHẤT!
Tuy nhiên với vốn kiến thức còn hạn chế của một sinh viên sắp ra trường,
chắc chắn khoá luận sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của thầy cô và các bạn!
Long Xuyên. Tháng 5/ 2008
SV VĂN THỊ HỒNG HOA
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
A Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài .............................................................................. 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................. 2
3 Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 4
4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 4
5 Mục đích nghiên cứu.......................................................................... 5
6 Cấu trúc luận văn................................................................................ 5
7 Đóng góp của khoá luận..................................................................... 6
B Phần nội dung
Chương I Cơ sở lý luận ......................................................................... 7
1 Cảm hứng và cảm hứng nhân đạo.................................................. 7
1.1 Cảm hứng tư tưởng ...................................................................... 7
1.2 Cảm hứng nhân đạo và chủ nghĩa nhân đạo ................................ 8
2 Cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt Nam ............................. 11
2.1 Từ văn học dân gian đến văn học giai đoạn 1945....................... 11
2.2 Giai đoạn 1945 – 1975 ................................................................ 13
2.3 Sau năm 1975 đến nay ................................................................ 15
Chương II Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của
Nguyễn Minh Châu sau 1975 ......................................................................
19
1 Tinh thần khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người ............ 19
1.1 Ca ngợi con người giác ngộ lý tưởng biết làm chủ vận mệnh
mình................................................................................................................
19
1.2 Phê phán những hành động giả trá, thiếu nhân tính.................... 32
2 Tinh thần cảm thông về số phận và những nỗi đau khổ của
con người trong mỗi tác phẩm ....................................................................
41
2.1 Niềm trân trọng đối với con người............................................... 41
2.2 Niềm tin vào khả năng thức tỉnh và hướng thiện của mỗi con
người...............................................................................................................
56
C Phần kết luận ........................................................................................ 66
Tài liệu tham khảo........................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tuấn Thành và Vũ Nguyễn (tuyển chọn). 2007. Truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu, tác phẩm và dư luận. NXB Văn học.
2. Đại học quốc gia, Trường viết văn Nguyễn Du, Tạp chí văn nghệ Quân đội.
1999. 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng 8. NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
3. Đỗ Đức Hiểu. 2000. Thi pháp hiện đại. Hà Nội: NXB Hội nhà văn.
4. Đặng Thai Mai. 1997. Toàn tập, tập I,II. NXB Văn học Hà Nội.
5. G. N. Pospelov (chủ biên). 1985. Dẫn luận nghiên cứu văn học I. NXB Giáo
dục.
6. Hà Minh Đức. 2000. Đi tìm chân lý nghệ thuật (tiểu luận, phê bình). NXB
Văn Học Hà Nội.
7. Hà Xuân Trường. 1986. Văn học, cuộc sống và thời đại. NXB Văn học Hà
Nội.
8. Hoàng Ngọc Hiến. 1997. Văn học và học văn. Hà Nội: NXB Văn học.
9. Hoàng Ngọc Hiến. 2006. Những ngả đường vào văn học. Hà Nội: NXB Giáo
dục.
10. Lương Duy Trung (chủ biên). 1993. Văn học và ngôn ngữ (kỷ yếu). Trường
Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Đức Khuông. 2005. Tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam trong con
mắt người nước ngoài. NXB Đại học sư phạm.
12. Nguyễn Minh Châu. 2006. Tuyển tập truyện ngắn. NXB Văn học
13. Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Đức Khuông (tuyển chọn và giới thiệu).
2005. Tìm hiểu nhà văn và tác phẩm trong nhà trường. NXB Đại học sư
phạm.
14. Nguyễn Thị Bình. 1999. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải - Nhà văn và tác
phẩm trong nhà trường. NXB Giáo dục.
15. Nguyễn Trọng Hoàn (giới thiệu và tuyển chọn). H, 2001. Nguyễn Minh
Châu, tác giả, tác phẩm. NXB Giáo dục.
16. Nguyễn Văn Kha. 2003. Nguyễn Minh Châu, nhà văn chiến sĩ. NXB Hội
nghiên cứu và giảng dạy Văn học TP Hồ chí minh.
17. Nguyễn Văn Long và Lã Nhâm Thìn (chủ biên). 2006. Văn học việt nam sau
1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy. NXB Giáo dục.
18. Phạm Đăng Dư và Lê Lưu Oanh. 2002. Giáo trình lý luận văn học. Bộ giáo
dục và đào tạo, Đại học Huế, TT Đào tạo từ xa.
19. Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La
Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình. 2004. Lý luận văn học. NXB Gíao dục.
20. Tôn Phương Lan (sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu). 2002. Nguyễn Minh
Châu, Trang giấy trước đèn. NXB khoa học xã hội.
21. Tôn Phương Lan. 2002. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu. NXB
Khoa học xã hội.
22. Lý luận và phê bình văn học. 1996. Văn học và cuộc sống. NXB Lao động.
23. Vân Trang, Ngô Hoàng, Bảo Hương (sưu tầm và biên soạn). 1997. Văn học
1975-1985, tác phẩm và dư luận. NXB Hội nhà văn Hà Nội.
24. Văn học và tuổi trẻ, số 8/ 2001.
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
A Phần mở đầu 1
1 Lý do chọn đề tài ................................................................. 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1
3 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 2
4 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 2
5 Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 3
6 Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 3
7 Đóng góp của khoá luận...................................................................................... 3
B Phần nội dung ........................................................................................................ 5
Chương I Cơ sở lý luận ........................................................................................ 5
1 Cảm hứng và cảm hứng nhân đạo................................................................... 5
1.1 Cảm hứng tư tưởng ....................................................................................... 5
1.2 Cảm hứng nhân đạo và chủ nghĩa nhân đạo ................................................. 5
2 Cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt Nam hiện đại ................................ 6
2.1 Từ văn học dân gian đến văn học giai đoạn 1945........................................ 6
2.2 Giai đoạn 1945 – 1975 ................................................................................. 7
2.3 Sau năm 1975 đến nay ................................................................................. 7
Chương II Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh
Châu sau 1975 ...............................................................................................................
8
1 Tinh thần khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người ............................. 8
1.1 Ca ngợi con người giác ngộ lý tưởng biết làm chủ vận mệnh mình ............. 8
1.2 Phê phán những hành động giả trá, thiếu nhân tính ..................................... 8
2 Tinh thần cảm thông về số phận và những nỗi đau khổ của con người
trong mỗi tác phẩm.......................................................................................................
9
2.1 Niềm trân trọng đối với con người................................................................ 9
2.2 Niềm tin vào khả năng thức tỉnh và hướng thiện của mỗi con người ........... 10
C Phần kết luận.......................................................................................................... 10
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mỗi sáng tác văn học đều bắt nguồn từ đời sống, mà “cái thiện và cái ác gắn
liền với những hiện tượng trong đời sống, từ tâm trạng đến hành động của con
người và cũng là đối tượng phản ánh, sáng tạo trong nghệ thuật” [6; 33-34]. Nói
như thế có nghĩa là trong quá trình tiếp xúc hiện thực hai mặt tồn tại trong tương
quan đó, nhà văn chiêm nghiệm và nhận ra “trong con người đang sống lẫn lộn
người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” [12; 133], từ đó
hình thành nên cảm hứng, nguồn động lực thôi thúc họ phản ánh vào tác phẩm.
Bằng nhãn quan nghệ sĩ, họ luôn cúi xuống những số phận, những con người ở mọi
tầng lớp từ nhiều góc độ để tìm tòi, phát hiện ra “chất người” bị hoà vào những bề
bộn, ngổn ngang của cuộc sống, để từ đó họ lên tiếng ngợi ca hoặc phê phán nhằm
khẳng định những chân giá trị, những phẩm chất tốt đẹp nơi con người.
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến
chống Mỹ và đặc biệt ông là nhà văn đi tiên phong ở thời kì đổi mới. Ông sớm nhận
ra được trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt thiện – ác. Vì thế, sau năm 1975,
khi đất nước được giải phóng, Nguyễn Minh Châu đã thẳng thắn soi rọi vào thực tế
chiến tranh, ông đã phát hiện ra đằng sau những con người cao cả, “thánh nhân” ấy
là những thói nhỏ nhen, ích kỷ, tham sống sợ chết. Ông nhìn thấy được nỗi ân hận,
day dứt đến tột cùng của họ về những lỗi lầm trước đây khi đang sống thật với lòng
mình, đang nhìn thẳng vào sự thật cuộc đời mình. Và ông đã phản ánh vào các sáng
tác của mình để người đọc cùng chiêm nghiệm, cùng nhận ra những điều tưởng
chừng như không thể có trong những lúc ranh giới giữa sống và chết rất mong
manh. Vậy mà nó vẫn xảy ra và nó trải đều qua mỗi số phận con người trong xã hội.
Quen sống với hào khí chiến công làm cho người ta không ngừng nảy sinh
những điều dối trá, mập mờ và vì hoàn cảnh mà con người ta dường như tạm quên
đi ý thức tìm về sự thật, thậm chí có thể bị dị ứng khi phát hiện ra sự thật. Nguyễn
Minh Châu không như thế, với ông lúc này đây không còn chiến tranh chống kẻ thù,
thì con người cần nhìn thẳng vào sự thật, cần đấu tranh với chính bản thân mình, với
chính những sai lầm của bản thân để tự phê phán, để sửa chữa, để hoàn thiện cuộc
đời. Hơn nữa, Nguyễn Minh Châu cũng đã đi tìm cái “hạt ngọc”, “cái sợi chỉ xanh
óng ánh” ẩn sâu trong những thân phận con người đã lầm lạc để từ đó nâng con
người lên một tầm cao hơn, hoàn thiện nhân cách con người.
Sau 1975, sự tự ý thức và tinh thần nhân bản là cảm hứng chủ đạo của nền văn
học. Nguyễn Minh Châu cũng đã góp mặt cùng trào lưu bằng một mảng những sáng
tác đậm chất nhân văn qua một loạt các tập truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành” (1983); “Bến quê” (1985); “Cỏ lau” (1989). Tác giả đã dõi theo từng
bước đi, từng việc làm, từng suy nghĩ và từng phút giây tự vấn lương tâm vì lầm lạc
của những con người trong tác phẩm. Sau đó bằng sự cảm thông sâu sắc cũng như
lòng trân trọng, tràn đầy tình yêu thương, ông đã khẳng định bên trong mỗi con
người đều có hai mặt thiện - ác, nhưng lúc nào họ cũng luôn vươn lên, hoàn thiện
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 2
mình, đấu tranh loại bỏ mặt tiêu cực của bản thân để giữ lại phẩm chất tốt đẹp vốn
có trong mỗi con người.
Nhận được những điều đó qua các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi
chọn đề tài này như một sự say mê tìm tòi, phát hiện và chứng minh điều tác giả đã
khẳng định.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề mà đề tài thực hiện đã có rất nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Tuy
nhiên, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận từ các góc độ khác nhau nhưng nhìn chung,
dường như sự tập trung không phải là xâu chuỗi toàn bộ sáng tác của nhà văn mà
điểm dừng trên từng tác phẩm riêng lẻ vì thế chưa khái quát thành một hệ thống.
Trước hết, xuất phát từ lập trường Xã hội học
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Hoàn đi sâu vào truyện ngắn “Bức tranh” để đi
sâu khai thác “cuộc đấu tranh nội tâm với khát vọng tìm tòi và phục hiện ánh sáng
nhân tính trong khả năng tự thức tỉnh của “con người bên trong con người”
(Bakhtin)” [15; 143]. Tác giả đi vào những trạng huống tâm lý nhân vật phức tạp với
diễn biến đa chiều, những hình thức nghệ thuật đặc sắc nhằm thể hiện tư tuởng chủ
đề của tác phẩm là khát vọng thức tỉnh lương tâm, hướng tới cái đẹp của sự hoàn
thiện nhân cách trong cuộc sống .
Cũng từ góc độ này, N.I.Niculin trong “Nguyễn Minh Châu và sáng tác của
anh” đã thấy được qua truyện vừa “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”. Sự lo
lắng của nhà văn, khát vọng bảo vệ tất cả những gì tích cực, đẩy lùi cái ác, đã bộc lộ
rõ rệt trong cuốn sách mới này của anh. Ngay ở đây anh vẫn giữ một niềm tin không
chút dao động vào cái đẹp tâm hồn của con người. Ở các truyện ngắn như “Bức
tranh”, “con người bị phán xét bởi lương tâm mình, không gì khe khắt và công bằng
hơn sự phán xét này” [15; 291].
Thứ hai, từ góc độ nội dung tư tưởng
Các tác giả tìm hiểu cảm hứng ngợi ca và phê phán nhưng chỉ trong một vài tác
phẩm riêng lẻ.
Hồ Hồng Quang phát hiện ra qua những tác phẩm về chiến tranh những năm
1980 có một sự chiêm nghiệm lại về cuộc chiến và người lính cách mạng của
Nguyễn Minh Châu, tìm hiểu hai mặt tương phản của hai lớp người trong chiến
tranh: người anh hùng và kẻ đớn hèn như Lực trong “Cỏ lau” và Thái trong “Mùa
trái cóc ở miền Nam” hay trong chính bản thân của mỗi con người như Lực vừa là
một con người anh dũng trong chiến đấu, cao thượng trong tình yêu, trong ứng xử
vừa có những lúc nhỏ nhen, tự ái, thù vặt.
Phạm Quang Long nhìn thấy thái độ của Nguyễn Minh Châu đối với con người:
niềm tin pha lẫn lo âu. Nhà nghiên cứu cho rằng “Những tác phẩm như “Cơn
giông”, “Bức tranh”, “Mùa trái cóc ở miền Nam”, “Cỏ lau” viết trong những năm
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 3
cuối đời ông chính là sự thể hiện nỗi đau đời mà ông đã day dứt trong bao nhiêu
năm ấy” [15; 268-269].
Đối với tác giả Huỳnh Như Phương thì sự phân tích nhiều dằn vặt của người
họa sĩ trong truyện “Bức tranh” là một thái độ đạo đức bao hàm tình cảm có tội và
phần nào ý thức trách nhiệm. Vì thế, đem lại cho nó một ý nghĩa mới, đó là một vết
đen của nhân cách mà tôi đã nhận ra và đang nổ lực rửa sạch đi.
Thứ ba, từ cơ sở Thi pháp học, có những tên tuổi như
Ngọc Trai, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Thị Hiếu, Lê Quang Hưng và điểm gặp
gỡ giữa các nhà nghiên cứu là chỉ dừng lại khám phá những xung đột nội tâm,
những trăn trở, day dứt của con người trong tác phẩm “Bức tranh”, “Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành”, “Khách ở quê ra” và “Phiên chợ Giát”.
Chu Văn Sơn đi vào cảm hứng ca ngợi trong tác phẩm “Cỏ lau”. Xem vẻ đẹp
nữ tính của Thai, thiên chức làm mẹ, làm vợ là linh hồn của tác phẩm “Cỏ lau”, từ
đó không ngừng nhận ra “hạt ngọc” trong tâm hồn những con người trong tác phẩm.
Còn Hoàng Ngọc Hiến có trải cái nhìn từ truyện “Bức tranh” đến “Phiên chợ
Giát”. Ở “Bức tranh” tác giả chú ý đến quá trình tự nhận thức của người hoạ sĩ. Còn
trong “Phiên chợ Giát” thì chú ý quan hệ giữa Bò Khoang và lão Khúng ở con người
nông dân là quan hệ “lẫn lộn bò và người”, “hai mà một, một mà hai”.
Đỗ Đức Hiểu thì tìm hiểu tác phẩm Phiên chợ Giát như “là một tâm trạng lớn,
là những cảm xúc và những suy tư sâu thẳm, một văn bản đa thanh, một tác phẩm
nghệ thuật mở, một bức tranh lạ lùng, tức là Phiên chợ Giát có một tầm cỡ lớn” [3;
250].
Tôn Phương Lan đi vào tìm hiểu cảm hứng nhân đạo ở tư tưởng nghệ thuật,
quan niệm về hiện thực và con người, tìm hiểu về nhân vật, tình huống và điểm nhìn
trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu.
Hoàng Thi Văn thì đi sâu vào cảm hứng nhân đạo mang tính tập trung, cụ thể là
hai truyện ngắn “Cỏ lau và Phiên chợ Giát” và nhấn mạnh ở nhân vật Lực và lão
Khúng về cuộc đời cũng như những trăn trở của họ. Hoàng Thi Văn nhận ra, nhà
văn Nguyễn Minh Châu bằng tấm lòng ưu ái đối với cuộc đời nên cảm hứng tư
tưởng thể hiện ở hai sắc thái vừa ngợi ca, vừa phê phán. Tinh thần ngợi ca đã “khắc
hoạ hình ảnh người lính với nét đẹp đời thường, thái độ lặng lẽ chấp nhận những
thiệt thòi, mất mát, tâm trạng dằn vặt, trăn trở, tự vấn mình về một lỗi lầm trong
quá khứ” [10; 55]. Một tình yêu duy nhất thuỷ chung mang theo suốt cuộc đời- đó
chính là vẻ đẹp trong tâm hồn và trong cuộc đời