Ngày nay, với xu thế đa phương hóa, đa dạng hoá các quan hệkinh tế
đối ngoại của Việt Nam, xuất khẩu chính là công cụquan trọng đểnền kinh tế
Việt Nam hội nhập với nền kinh tếthếgiới, đồng thời nâng cao vịthếcủa
Việt Nam trên trường quốc tế. Cùng với xu thếtoàn cầu hoá, hoạt động ngoại
thương nói chung và hoạt động xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủlực nói
riêng hàng năm đã đóng góp rất nhiều vào Ngân sách Nhà nước, phát triển
kinh tếxã hội, tăng thu ngoại tệvà chiếm tỷtrọng cao trong tổng kim ngạch
xuất khẩu, phục vụcho sựnghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động Ngoại thương của Việt Nam trong thời
gian qua, nhất là trong vài năm trởlại đây, cho thấy hoạt động xuất khẩu các
mặt hàng xuất khẩu chủlực còn có nhiều điểm bất cập, chưa có một hệthống
tổchức, phối hợp chặt chẽ, linh hoạt từsản xuất đến xuất khẩu cùng với một
hệthống cơchế, chính sách thông suốt, hợp lý. Kết quảlà tuy khối lượng và
kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng nhìn chung những tiềm năng vẫn chưa
thực sự được khai thác một cách tối ưu, hiệu quảxuất khẩu mang lại còn thấp.
Trong tình hình đó, việc nghiên cứu và tìm ra chiến lược phát triển thiết
thực hơn nhằm đẩy mạnh một cách có hiệu quảhơn nữa sản xuất và xuất khẩu
các mặt hàng chủlực của Việt Nam đang là một nhiệm vụcấp thiết của nhiều
Bộ, Ban, Ngành,. từTrung Ương đến địa phương, và cũng đang thu hút
được nhiều quan tâm của các doanh nghiệp, các nhà phân tích kinh tế, các nhà
khoa học, các giảng viên, sinh viên đang giảng dạy, học tập và nghiên cứu ở
các trường đại học. Trên cơsởtập trung phân tích, đánh giá thực trạng sản
xuất và xuất khẩu của một sốmặt hàng xuất khẩu chủlực như: gạo, cà phê,
dầu thô, dệt may khoá luận với đềtài “Chiến lược phát triển các nhóm
mặt hàng xuất khẩu chủlực giai đoạn 2005 – 2010” sẽ đưa ra chiến lược
phát triển cho giai đoạn 2005 - 2010, đồng thời tìm ra một sốkiến nghịnhằm
củng cốvà phát triển các mặt hàng chủlực đến năm 2020. Mục tiêu là để đạt
được hiệu quả, ổn định và tăng trưởng vào những năm đầu thếkỷ21.
2
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụcủa khoá luận là khái quát hoá về
mặt lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng
xuất khẩu chủlực đểtừ đó đưa ra những định hướng, giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủlực của Việt
Nam trong những năm tới. Vềlý luận, khoá luận có ý nghĩa tổng hợp, thống
nhất, đúc kết và phát triển những vấn đềbức xúc đã, đang và sẽtiếp tục được
bàn luận, nghiên cứu.
Trong khuôn khổmột bài khóa luận, do những hạn chếnhất định vềthời
gian và kinh nghiệm nghiên cứu, đềtài chỉ đềcập đến những vấn đềlý luận
có liên quan đến vịtrí của một sốmặt hàng xuất khẩu chủlực, và có được một
chiến lược phát triển chung cho toàn bộcác mặt hàng chủlực, một sốgiải
pháp và kiến nghịnhằm hỗtrợ, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, xây dựng
định hướng phát triển trong giai đoạn 2005 – 2010.
Đềtài được nghiên cứu trên cơsởkết hợp các phương pháp phân tích -
tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn, đi từcái chung đến cái riêng, từphân
tích đến đánh giá để đưa ra các định hướng phát triển cùng với các giải pháp
và kiến nghịhoàn thiện.
Nội dung chính của khoá luận được chia làm 3 chương:
Chương I: Chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủlực
Chương II:Thực trạng xuất khẩu và xây dựng chiến lược phát triển
các mặt hàng xuất khẩu chủlực của Việt Nam
Chương III: Kiến nghịvềviệc xây dựng chiến lược phát triển các
mặt hàng xuất khẩu chủlực giai đoạn 2005 - 2010
Ngoài những lý do chọn đềtài trên, em còn mong muốn qua khoá luận
này có thểnghiên cứu và đóng góp ý kiến của bản thân vềmột sốvấn đềquan
trọng đang được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, do trình độcó hạn của một
sinh viên, khoá luận này không tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết. Em rất
mong các thầy cô và mọi người đóng góp ý kiến giúp em có thểhoàn thiện
3
nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Ngọc Sơn và những
người đã giúp đỡem hoàn thành khoá luận này
93 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chiến lược phát triển các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủlực giai đoạn 2005 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, với xu thế đa phương hóa, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế
đối ngoại của Việt Nam, xuất khẩu chính là công cụ quan trọng để nền kinh tế
Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, đồng thời nâng cao vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế. Cùng với xu thế toàn cầu hoá, hoạt động ngoại
thương nói chung và hoạt động xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nói
riêng hàng năm đã đóng góp rất nhiều vào Ngân sách Nhà nước, phát triển
kinh tế xã hội, tăng thu ngoại tệ và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch
xuất khẩu, phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động Ngoại thương của Việt Nam trong thời
gian qua, nhất là trong vài năm trở lại đây, cho thấy hoạt động xuất khẩu các
mặt hàng xuất khẩu chủ lực còn có nhiều điểm bất cập, chưa có một hệ thống
tổ chức, phối hợp chặt chẽ, linh hoạt từ sản xuất đến xuất khẩu cùng với một
hệ thống cơ chế, chính sách thông suốt, hợp lý. Kết quả là tuy khối lượng và
kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng nhìn chung những tiềm năng vẫn chưa
thực sự được khai thác một cách tối ưu, hiệu quả xuất khẩu mang lại còn thấp.
Trong tình hình đó, việc nghiên cứu và tìm ra chiến lược phát triển thiết
thực hơn nhằm đẩy mạnh một cách có hiệu quả hơn nữa sản xuất và xuất khẩu
các mặt hàng chủ lực của Việt Nam đang là một nhiệm vụ cấp thiết của nhiều
Bộ, Ban, Ngành,... từ Trung Ương đến địa phương, và cũng đang thu hút
được nhiều quan tâm của các doanh nghiệp, các nhà phân tích kinh tế, các nhà
khoa học, các giảng viên, sinh viên đang giảng dạy, học tập và nghiên cứu ở
các trường đại học... Trên cơ sở tập trung phân tích, đánh giá thực trạng sản
xuất và xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: gạo, cà phê,
dầu thô, dệt may…khoá luận với đề tài “Chiến lược phát triển các nhóm
mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2005 – 2010” sẽ đưa ra chiến lược
phát triển cho giai đoạn 2005 - 2010, đồng thời tìm ra một số kiến nghị nhằm
củng cố và phát triển các mặt hàng chủ lực đến năm 2020. Mục tiêu là để đạt
được hiệu quả, ổn định và tăng trưởng vào những năm đầu thế kỷ 21.
2
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của khoá luận là khái quát hoá về
mặt lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực để từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt
Nam trong những năm tới. Về lý luận, khoá luận có ý nghĩa tổng hợp, thống
nhất, đúc kết và phát triển những vấn đề bức xúc đã, đang và sẽ tiếp tục được
bàn luận, nghiên cứu.
Trong khuôn khổ một bài khóa luận, do những hạn chế nhất định về thời
gian và kinh nghiệm nghiên cứu, đề tài chỉ đề cập đến những vấn đề lý luận
có liên quan đến vị trí của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, và có được một
chiến lược phát triển chung cho toàn bộ các mặt hàng chủ lực, một số giải
pháp và kiến nghị nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, xây dựng
định hướng phát triển trong giai đoạn 2005 – 2010.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp phân tích -
tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn, đi từ cái chung đến cái riêng, từ phân
tích đến đánh giá để đưa ra các định hướng phát triển cùng với các giải pháp
và kiến nghị hoàn thiện.
Nội dung chính của khoá luận được chia làm 3 chương:
Chương I: Chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Chương II:Thực trạng xuất khẩu và xây dựng chiến lược phát triển
các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Chương III: Kiến nghị về việc xây dựng chiến lược phát triển các
mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2005 - 2010
Ngoài những lý do chọn đề tài trên, em còn mong muốn qua khoá luận
này có thể nghiên cứu và đóng góp ý kiến của bản thân về một số vấn đề quan
trọng đang được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, do trình độ có hạn của một
sinh viên, khoá luận này không tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết. Em rất
mong các thầy cô và mọi người đóng góp ý kiến giúp em có thể hoàn thiện
3
nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Ngọc Sơn và những
người đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
4
CHƯƠNG I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU
CHỦ LỰC
I.1. Chiến lược kinh doanh
I.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ “Chiến lược” lần đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực quân
sự. Trong quân sự, “chiến lược” được hiểu là: nghệ thuật phối hợp các lực
lượng quân sự, chính trị, tinh thần, kinh tế được huy động vào chiến tranh
nhằm chiến thắng kẻ thù. Chiến lược kinh doanh trở thành khái niệm quen
thuộc từ những năm 50 của thế kỷ 20 và được áp dụng khá rộng rãi trong lĩnh
vực quản lý kinh tế.
Qua thời gian, tư tưởng chiến lược kinh doanh thay đổi rất nhanh và
được hoàn thiện dần, đặc biệt là trong 4 thập kỷ vừa qua. Lúc đầu là sự xuất
hiện các mô hình, các phương pháp đánh giá thời cơ, cơ hội... nhằm tìm ra
những phương án hợp lý trong sản xuất kinh doanh và tiến đến là việc xuất
hiện các phương pháp dài hạn nhằm quản lý việc thực hiện các mục tiêu kinh
doanh từ những nỗ lực hoàn thiện quản lý sản xuất nội bộ, khai thác nguồn
lực nội sinh gắn với nguồn lực bên ngoài. Sau đó, các nỗ lực hoàn thiện tư
tưởng chiến lược kinh doanh lại hướng vào phát triển thị trường và chiến lược
marketing. Ngày nay, việc nghiên cứu hoàn thiện tư tưởng chiến lược kinh
doanh đang hướng tới việc nỗ lực kết hợp xâu chuỗi các kết quả đã đạt được
để vận dụng một cách tổng hợp hơn vào môi trường hoạt động mới, đầy biến
động. Do vậy, đã có rất nhiều khái niệm được đưa ra để định nghĩa thế nào là
chiến lược kinh doanh:
“Chiến lược kinh doanh là những phương tiện để đạt tới những mục tiêu
dài hạn. Các doanh nghiệp cần phải giải quyết là làm thế nào đạt được các kết
quả đã đề ra dựa trên cơ sở tình thế và triển vọng của doanh nghiệp. Các mục
tiêu là đích hướng tới, còn phương tiện để đạt được mục đích này chính là
5
chiến lược."(1)
"Chiến lược kinh doanh là một tập hợp mô hình các hành động mà các
giám đốc sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp và các hoạt
động tức thời với những thay đổi của tình thế và việc xảy ra các sự kiện bất
ngờ. Như vậy, các chiến lược của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động được
kế hoạch hoá (chiến lược định trước) và các phản ứng cần thiết với các điều
kiện không dự báo trước (các đáp ứng chiến lược không kế hoạch hoá)."(2)
“Chiến lược kinh doanh dựa trên cơ sở một loạt các bước tiến của đối
thủ cạnh tranh và các phương pháp kinh doanh mà các bậc quản trị trên cơ sở
đó tạo ra các kết quả thực hiện thành công. Do đó, chiến lược kinh doanh là
một kế hoạch quản lý nhằm củng cố vị thế, là sự hài lòng của khách hàng và
đạt được các mục tiêu thực hiện của doanh nghiệp.”(3)
Tóm lại: Chiến lược kinh doanh là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các
chính sách và giải pháp lớn về sản xuất - kinh doanh, về tài chính và về giải
quyết nhân tố con người nhằm đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
phát triển lên một trạng thái cao hơn về chất.
I.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh quyết định định hướng hoạt động dài hạn và là cơ
sở vững chắc cho triển khai hoạt động trong tác nghiệp. Thiếu vắng chiến
lược hoặc chiến lược không được thiết lập rõ ràng, không có luận cứ sẽ làm
cho hoạt động mất hướng, chỉ thấy trước mắt không gắn được với dài hạn, chỉ
thấy cục bộ mà không thấy vai trò của cục bộ trong cái toàn bộ.
Chiến lược kinh doanh tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên
cứu - triển khai, đầu tư phát triển, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Trong
thực tế, phần lớn các sai lầm, trả giá về đầu tư, về nghiên cứu - triển khai... có
nguồn gốc từ chỗ thiếu vắng hoặc có sự sai lệch trong xác định các mục tiêu
chiến lược. Các mục tiêu chiến lược là các mục đích mà các bậc quản trị thiết
(1) - Athur. A. Thompson & A.J. Strickland, Strategic Management, 1995.
(2) - Philip Kotler, Marketing Management, 1995.
(3) - Athur. A. Thompson & A.J. Strickland, Strategic Management, 1995.
6
lập nhằm củng cố vị trí kinh doanh chung và sức cạnh tranh sống động của
doanh nghiệp. các mục tiêu này liên quan đến sức cạnh tranh và vị trí kinh
doanh của nó trong dài hạn ở trên thị trường, phát triển nhanh hơn mức trung
bình của ngành, vượt trội các đối thủ cạnh tranh chủ yếu về chất lượng sản
phẩm hoặc dịch vụ khách hàng hoặc thị phần, giành được chi phí thấp hơn các
đối thủ cạnh tranh, nâng cao được danh tiếng của doanh nghiệp đối với khách
hàng, giành được chỗ đứng vững chắc hơn trên các thị trường quốc tế, thực
hiện dẫn đạo về công nghệ, giành được lợi thế cạnh tranh bền vững, khai thác
các cơ hội phát triển có sức hấp dẫn cao.
Chiến lược kinh doanh tạo cơ sở cho các doanh nghiệp chủ động phát
triển các hướng kinh doanh phù hợp với môi trường trên cơ sở tận dụng các
cơ hội, tránh các rủi ro, phát huy các lợi thế của doanh nghiệp trong kinh
doanh, cải thiện căn bản tình hình, vị thế của một công ty, một ngành, một địa
phương.
I.1.3 Các đặc điểm cơ bản của chiến lược kinh doanh
+ Tính dài hạn: Chiến lược kinh doanh xác định các mục tiêu và
phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ tương đối dài (3
hoặc 5 năm, thậm chí 10 hoặc 20 năm). Chính khuôn khổ của mục tiêu và
phương pháp dài hạn đó bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
phát triển liên tục và vững chắc trong môi trường kinh doanh đầy biến động
của kinh tế thị trường.
+ Tính định hướng: Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo các phương
hướng dài hạn, có tính định hướng còn trong thực tế kinh doanh phải thực
hiện phương châm "kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế", kết
hợp chiến lược với sách lược và các phương án kinh doanh tác nghiệp"...
Hoạch định chiến lược là phác thảo khuôn khổ cho các hoạt động kinh doanh
dài hạn của doanh nghiệp trong tương lai dựa trên cơ sở các thông tin thu thập
được qua quá trình phân tích và dự báo. Do vậy, sự sai lệch giữa các mục tiêu
định hướng và khuôn khổ chiến lược phác thảo ban đầu với hình ảnh kinh
7
doanh sẽ diễn ra trong thực tế là điều chắc chắn. Xem xét tính hợp lý và điều
chỉnh các mục tiêu ban đầu cho phù hợp với các biến động của môi trường và
điều kiện kinh doanh đã thay đổi là việc làm cần thiết của tất cả các doanh
nghiệp.
+ Tính toàn diện: Không chỉ định hướng cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh còn đưa ra một phương thức quản trị
doanh nghiệp toàn diện và hiệu quả. Nó cho phép sự nhận biết, ưu tiên và tận
dụng các cơ hội, thể hiện sự phân phối hiệu quả thời gian và các nguồn tài
nguyên cho các cơ hội đã xác lập. Nó cho phép có các quyết định chính yếu,
hỗ trợ tốt hơn cho các mục tiêu. Chiến lược góp phần tối thiểu hoá tác động
của những thay đổi có hại, giảm thiểu thời gian điều chỉnh lại các quyết định
sai sót, đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm giải quyết những vấn đề phát
sinh. Nó khuyến khích doanh nghiệp có thái độ tích cực đối với đổi mới,
khuyến khích suy nghĩ về tương lai...
+ Tính tập trung: Mọi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình
xây dựng, quyết định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh
chiến lược đều phải được tập trung về người lãnh đạo cao nhất của doanh
nghiệp. Đặc trưng này ước định bởi thang quyền lực tương ứng trong quản lý
và điều hành doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm yêu cầu bí mật thông tin kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường.
+ Chiến lược kinh doanh luôn được xây dựng, lựa chọn và thực thi dựa
trên cơ sở các lợi thế so sánh, các ngành nghề kinh doanh, các lĩnh vực kinh
doanh chuyên môn hoá, truyền thống, thế mạnh của doanh nghiệp. Điều này
đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình khi xây dựng chiến lược và thường xuyên xem xét các yếu tố
nội tại trước khi thực thi chiến lược.
I.1.4 Nội dung của chiến lược kinh doanh
I.1.4.1 Bước chuyển từ kế hoạch dài hạn sang chiến lược kinh doanh
Chiến lược là phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để định hướng
8
tương lai nhằm đạt được thành công. Việc chuyển đổi từ quản trị sang quản trị
chiến lược, chiến lược kinh doanh là sự phản ánh đặc trưng mới của kế hoạch
dài hạn. Với nhịp độ phát triển nhanh chóng của khoa học – kỹ thuật và sự
biến đổi của thị trường ngày càng trở nên phức tạp. Trong điều kiện đó, kế
hoạch dài hạn dựa vào phương pháp ngoại suy xu thế đã không đảm bảo được
tính mềm dẻo để thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng. Do vậy, nét đặc
trưng cơ bản của tầm nhìn dài hạn đòi hỏi phải hướng tới sự thích ứng mềm
dẻo cần thiết, nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của môi trường và
trước những thời cơ mới.
Ở đây, hai yếu tố cơ bản của chiến lược là cạnh tranh và bất ngờ. Tạo ra
được các yếu tố bất ngờ cho đối phương và sức mạnh trong cạnh tranh là
những yếu tố cơ bản đảm bảo cho thắng lợi và thành công. Ngày nay, những
yếu tố này cũng được coi là những yếu tố cơ bản để chiến thắng trong kinh
doanh. Từ đó cũng có thể hiểu chiến lược kinh doanh là quá trình xác định
các mục tiêu tổng thể phát triển doanh nghiệp và sử dụng tổng hợp các yếu tố
kỹ thuật, tổ chức kinh tế và kinh doanh để chiến thắng trong cạnh tranh và đạt
được các mục tiêu đề ra.
I.1.4.2 Các cấp chiến lược
Chiến lược có thể được tiến hành ở nhiều cấp khác nhau, nhưng thông
thường có hai cấp cơ bản nhất là cấp công ty và cơ sở kinh doanh. Chiến lược
cấp công ty xác định ngành hoặc các ngành kinh doanh mà doanh nghiệp
đang hoặc sẽ phải tiến hành. Do đó, nó phải đề ra được hướng phát triển cho
các đơn vị kinh doanh đơn ngành giới hạn lĩnh vực hoạt động của họ trong
một ngành công nghiệp hoặc dịch vụ chính. Các đơn vị kinh doanh đa ngành
hoạt động trong hai ngành trở lên, vì vậy nhiệm vụ của họ sẽ phức tạp hơn, họ
cần phải quyết định tiếp tục hay không các ngành hiện đang kinh doanh, đánh
giá các khả năng ngành mới và đưa ra quyết định cần thiết.
Chiến lược cấp cơ sở kinh doanh cần được đưa ra đối với các đơn vị kinh
doanh đơn ngành cũng như đối với mỗi cơ sở trong đơn vị kinh doanh đa
9
ngành. Chiến lược phải làm rõ là đơn vị tham gia cạnh tranh như thế nào.
Chiến lược cấp cơ sở kinh doanh có mức độ quan trọng như nhau đối với các
đơn vị kinh doanh đơn ngành và từng đơn vị riêng biệt trong đơn vị kinh
doanh đa ngành. Chiến lược cấp cơ sở kinh doanh dựa trên tổng hợp các chiến
lược khác nhau ở cấp bộ phận chức năng. Tuỳ theo lĩnh vực kinh doanh mà
chiến lược cấp cơ sở lựa chọn chiến lược trung tâm. Đối với nhiều hãng,
chiến lược marketing là trung tâm, đóng vai trò liên kết cùng với các chức
năng khác. Đối với một số hãng thì vấn đề sản xuất hoặc nghiên cứu phát
triển có thể được chọn là chiến lược trung tâm. Mỗi chiến lược cấp cơ sở cần
phù hợp với chiến lược cấp công ty, và chiến lược cấp cơ sở khác của công ty.
I.1.4.3 Tổ chức xây dựng chiến lược
Nhà quản trị là người đứng đầu công việc, chủ trì hoặc lãnh đạo các hoạt
động của doanh nghiệp, là người biết điều khiển hoặc phối hợp các công việc
của mọi người trong doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Các nhà lãnh đạo
thường là người đưa ra những tư tưởng xuất phát, xác định những mục tiệc
chung của doanh nghiệp và xác định những biện pháp có tính chất chiến lược.
Mặt khác việc xây dựng chiến lược đòi hỏi sự cộng tác của tất cả các bộ phận
và tất cả các thành viên trong công ty.
Có hai loại nhà quản trị, đó là nhà quản trị chiến lược và nhà quản trị
chức năng. Nhà quản trị chiến lược là những người chịu trách nhiệm về khả
năng hoạt động chung của công ty, hay đơn vị hoạt động chính. Nhà quản trị
chức năng là người chịu trách nhiệm về một chức năng kinh doanh cụ thể.
Các phòng, ban kế hoạch trong công ty thường được coi là bộ phận tham
mưu, có nhiệm vụ giúp lãnh đạo phân tích tình hình, xác định mục tiêu chiến
lược và các biện pháp cơ bản để đạt được mục tiêu đề ra. Bộ phận này cũng
có nhiệm vụ tổng hợp các kế hoạch đã được soạn thảo ở các bộ phận khác và
chuẩn bị các nghiên cứu cần thiết cho bước triển khai, đồng thời họ cũng cố
vấn cho các bộ phận chức năng, giúp các bộ phận này xây dựng kế hoạch và
cùng tiến hành nghiên cứu các lĩnh vực đặc thù.
10
I.1.5 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh
+ Bước 1: Phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh, trong đó cốt lõi
nhất là phân tích và dự báo về thị trường. Doanh nghiệp cần nhận thức rõ các
yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình và đo
lường mức độ, chiều hướng ảnh hưởng của chúng.
11
+ Bước 2: Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về môi trường kinh
doanh. Các thông tin tổng hợp kết quả phân tích và dự báo cần được xác định
theo 2 hướng: thứ nhất là các thời cơ, thách thức của môi trường kinh doanh,
thứ hai là các rủi ro, cạm bẫy, đe dọa... có thể xảy ra trong môi trường kinh
doanh.
+ Bước 3: Phân tích và đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp. Nội
dung đánh giá cần bảo đảm tính toàn diện, hệ thống, song các vấn đề cốt yếu
cần được tập trung là: hệ thống tổ chức, tình hình nhân sự, tình trạng tài chính
của doanh nghiệp.
+ Bước 4: Tổng hợp kết quả phân tích và đánh giá thực trạng doanh
nghiệp, xác định các điểm mạnh, lợi thế; điểm yếu, bất lợi trong kinh doanh.
Đó là các căn cứ thực tiễn quan trọng nâng cao tính khả thi của chiến lược.
+ Bước 5: Nghiên cứu các quan điểm, mong muốn, ý kiến... của những
người lãnh đạo công ty (các quản trị viên cấp cao).
+ Bước 6: Xác định các mục tiêu chiến lược, các phương án chiến lược.
+ Bước 7: So sánh, đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược tối ưu cho
doanh nghiệp. Cần đánh giá toàn diện và lựa chọn theo mục tiêu ưu tiên.
+ Bước 8: Chương trình hoá phương án chiến lược đã lựa chọn với hai
công tác trọng tâm: cụ thể hoá các mục tiêu kinh doanh chiến lược ra thành
các chương trình, phương án, dự án, thứ hai là xác định các chính sách kinh
doanh, các công việc quản trị nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh và phát
triển doanh nghiệp.
Ngày nay, khi quyết định chiến lược kinh doanh, trước hết phải tính đến
khách hàng của mình và đối thủ cạnh tranh cận kề, đồng thời phải tính đến
khả năng có thể thu hút được các hoạt động xúc tiến và tài trợ của các tổ chức
với hoạt động kinh doanh quốc tế của mình.
Do đó, khi lựa chọn chiến lược kinh doanh, không thể không tìm hiểu:
- Đặc điểm ngành hàng kinh doanh của doanh nghiệp
- Đối tác: nhà cung cấp, nhà phân phối
12
- Phân đoạn thị trường, phương thức thâm nhập thị trường
Do kinh tế thế giới ngày càng phát triển và đang có xu thế hội nhập kinh
tế vùng và khu vực tiến tới Toàn cầu hoá, do đó Chiến lược kinh doanh còn
phải tính tới đặc điểm của các khối và các quốc gia là thị trường mục tiêu.
I.2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
I.2.1 Chính sách phát triển xuất khẩu của Việt Nam
Phát triển xuất khẩu là điều kiện tiên quyết để mở rộng nhập khẩu và các
hoạt động kinh tế đối ngoại khác, là một tiền đề của sự tăng trưởng. Do đó,
tạo một nhịp độ phát triển xuất khẩu cao và bền vững phải là mục tiêu quan
trọng của hoạt động ngoại thương.
Phương hướng chủ đạo để phát triển xuất khẩu là tạo dựng những mặt
hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng không giới hạn vào những mặt hàng cố định
mà linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường và biến động giá cả, ở đây trọng tâm
cần đặt vào các mặt hàng chế biến (chủ yếu là nông, lâm, thủy sản) và hàng
công nghiệp nhẹ (hàng dệt may, da và giả da), công nghiệp lắp ráp, sử dụng
nhiều lao động có tay nghề khá. Đồng thời cần tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm
xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, nhiều chất xám, có công nghệ mới để
tạo cho nhóm hàng này có vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu vào
cuối thập kỷ này.
Một phương hướng quan trọng khác để gia tăng xuất khẩu là chính sách
mở rộng thị trường đúng đắn và linh hoạt. Trong những năm tới, thị trường
xuất khẩu chính của ta có thể là: (1) châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có
các nước Nhật Bản, NICs