Khóa luận Cộng hoà Nam Phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế – thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi trong thời gian tới

Tiếp tục kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 1991-2000, mở rộng đa dạng hoá thị trường vẫn là một trong những khâu then chốt của chiến lược phát triển xuất nhập khẩu cho thời kỳ 2001-2010. Trong đó, đẩy mạnh tìm kiếm các thị trường mới là quan điểm chủ đạo, xuyên xuốt. Trong khi nhiều thị trường đã trở nên bão hoà thì Châu Phi lại nổi lên như một thị trường thật sự mới mẻ và tiềm năng. Trong số 54 quốc gia tại Châu Phi, Cộng hoà Nam Phi là nước có nền kinh tế phát triển nhất, với diện tích 1.228 triệu km, dân số 43,2 mở ra nhiều tiềm năng và cơ hội cho Việt Nam, đóng một vai trò quan trọng trong hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Châu Phi nói chung. Hơn thế nữa, Nam Phi có một nền kinh tế khá mạnh, vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng rất phát triển, với hệ thống cảng biển hiện đại ngang tầm với các nước phát triển khác trên thế giới. Nam Phi được coi là thị trường đầu mối hết sức quan trọng ở Châu Phi. Thông qua đó, chúng ta có thể nhập khẩu rồi tái xuất đi các thị trường khác ở Châu Phi, thậm chí sang cả các thị trường phát triển như EU, Mỹ. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi còn ở mức độ rất khiêm tốn, thực sự chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Năm 2002, xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi đạt 50 triệu USD, kim ngạch này chỉ chiếm chưa đầy 0,2% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhập khẩu của Việt Nam từ Nam Phi lại càng thấp, chỉ đạt 5,07 triệu USD, chiếm 0,08% kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi. Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác giữa nước ta và Châu Phi trên các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ đang ở mức không đáng kể. Chính vì thế, để tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi nói riêng và toàn Châu Phi nói chung, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng buôn bán hai chiều trong thời kỳ 2001-2010, cũng như mở rộng quan hệ trên các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường Nam Phi, nắm bắt thực trạng mối quan hệ thương mại hiện nay giữa Việt Nam với thị trường này, từ đó đề ra những giải pháp trở nên hết sức cần thiết. Nhận thấy tầm quan trọng, tính mới mẻ và cũng đầy hấp dẫn này của vấn đề, tác giả xin phép được nghiên cứu đề tài "Cộng hoà Nam Phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế – thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi trong thời gian tới". Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách kinh tế thương mại của Cộng hoà Nam Phi với thế giới và với Việt Nam, chính sách của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Cộng hoà Nam Phi, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Nam Phi thời kỳ 1991-2001 và quan hệ hợ tác trên các lĩnh vực khác. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực hiện trên 4 lĩnh vực: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Các kiến nghị, giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi trong thời gian tới. Bằng việc sử dụng các phương pháp biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử làm nền tảng, đồng thời kết hợp các phương pháp khác như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, tác giả mong muốn được giới thiệu những thông tin mới mẻ, cần thiết về nước Cộng hoà Nam Phi và thị trường Nam Phi, thực trạng quan hệ giữa Việt Nam và đất nước tuy mới mẻ nhưng đầy tiềm năng này. Từ đó xây dựng cơ sở khoa học để đề ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam Cộng hoà Nam Phi nói riêng và giữa Việt Nam với Châu Phi nói chung trong giai đoạn tới. Xuất phát từ những phân tích trên, khoá luận bao gồm 3 chương sau: CHƯƠNG I: Tổng quan về nước Cộng hoà Nam Phi CHƯƠNG II: Quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam-CH Nam Phi CHƯƠNG III: Các giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi Trong khi làm luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía các Thầy, các Cô, cũng như các Cơ quan, gia đình, bạn bè. Em đặc biệt cảm ơn Thầy giáo Tô Trọng Nghiệp, người đã chỉ bảo rất tận tình cùng những lời động viên giúp em hoàn thành được khoá luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chú Nguyễn Anh Tuấn, Vụ phó Vụ Châu Phi Tây Nam Á; anh Tạ Đức Minh, chuyên viên Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Thương mại, những người đã cung cấp cho em có được nhiều tài liệu quý giá.

doc77 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cộng hoà Nam Phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế – thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan