Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc
biệt là của công nghệ thông tin và truyền thông đã tác động sâu sắc đến sự
phát triển kinh tế thế giới. Thế giới đang chuyển dần từ xã hội công nghiệp
sang xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức. Toàn cầu hóa kinh tế được xác
định là một xu thế khách quan, tạo cơ hội cho phát triển. Khoa học và công
nghệ (KH&CN) sẽ có những bước nhảy vọt và những đột phá lớn, tác động
nhiều mặt đến tất cả các quốc gia.
Sau 20 năm thực hiện đường lối của Đảng, Việt Nam đã lớn mạnh về
nhiều mặt, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, kinh tế tăng trưởng khá
nhanh, công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước đã
đạt được những kết quả to lớn. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn trong tình
trạng khó khăn. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang có tác động
không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) của Việt Nam.
Sự đổi mới chính sách và cơ chế quản lý theo hướng phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các tổ chức dịch vụ công lập.
110 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Công tác tổ chức hoạt động thông tin qua dịch vụ chợ công nghệ và thiết bị tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------
Trần Thị Kiên
Công tác tổ chức hoạt động thông tin qua dịch vụ
chợ công nghệ và thiết bị tại Cục Thông tin Khoa học và
Công nghệ Quốc gia
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
GVHD: PGS. TS. Trần Thị Quý
HÀ NỘI - 2010
LỜI CẢM ƠN!
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, PGS.TS Trần Thị Quý, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
Khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô trong khoa Thông tin – Thư
viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã tận tình chỉ bảo, dạy
dỗ em trong suốt 4 năm học tập tại Trường.
Em xin giửi lời cảm ơn tới các cô chú , anh chị đang công tác tại Cục
Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, đặc biệt là cô Lê Thị Khánh Vân
đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và tìm tài liệu.
Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè - những người luôn bên em, động viên
và khuyến khích để em có thể hoàn thành Khóa luận và có được kết quả như
ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Trần Thị Kiên
K51 Thông tin – Thƣ viện
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
Bảng từ viết tắt Tiếng Việt
STT Từ viết tắt
Nghĩa của từ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
CN&TB
CNH, HĐH
DNN&V
DV
GPPM
KH&CN
KT-XH
NC&PT
TTCN
TT-TV
Công nghệ và Thiết bị
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dịch vụ
Giải pháp phần mềm
Khoa học và Công nghệ
Kinh tế - Xã hội
Nghiên cứu và phát triển
Thị trường công nghệ
Thông tin – Thư viện
Bảng từ viết tắt Tiếng Anh
STT Từ viết tắt
Nghĩa của từ
1
2
3
TECHMART
VISTA
WTO
Chợ công nghệ và thiết bị (Technology and
Equipment Market)
Mạng thông tin khoa học và công nghệ Việt
Nam (Vietnam Information for Science and
Technology Advance)
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Organization)
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1-Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2-Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3
3-Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 3
4-Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
4.1-Phạm vi không gian .......................................................................... 3
4.2-Phạm vi thời gian .............................................................................. 3
5-Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 3
6-Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài ................................................... 4
7-Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
7.1-Phương pháp luận ............................................................................. 5
7.2-Phương pháp cụ thể .......................................................................... 5
8-Cấu trúc Khóa luận ..................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: TECHMART MỘT DỊCH VỤ ĐẶC BIỆT
CỦA CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
1.1-Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ với sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của đất nƣớc. .................................................................................. 6
1.1.1-Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Cục ................... 6
1.1.2-Chức năng, nhiệm vụ của Cục ....................................................... 6
1.1.3-Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Cục ................................... 8
1.1.4-Đặc điểm người dùng tin của Cục ............................................... 11
1.2-Vai trò của các loại dịch vụ thông tin nói chung và dịch vụ Techmart
tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ nói riêng ................................ 15
1.2.1-Vai trò của dịch vụ thông tin và thư viện nói chung .................. 15
1.2.2-Vai trò của dịch vụ Techmart ...................................................... 17
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TECHMART
TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
2.1-Các khái niệm chung .............................................................................. 21
2.1.1-Khái niệm Thị trường công nghệ ................................................. 21
2.1.2-Khái niệm Giao dịch công nghệ ................................................... 21
2.1.3-Khái niệm Techmart ..................................................................... 24
2.2-Đối tƣợng của Techmart ........................................................................ 24
2.3-Lịch sử ra đời và hoạt động của Techmart .......................................... 25
2.4-Các loại hình Techmart .......................................................................... 30
2.5-Nguyên tắc tổ chức hoạt động Techmart .............................................. 31
2.6-Nội dung hoạt động của Techmart ........................................................ 31
2.6.1-Trưng bày giới thiệu, chào bán, mua bán công nghệ và thiết bị . 31
2.6.2-Giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn ....................................... 33
2.6.3-Hội thảo, hội nghị chuyên đề, Seminar ....................................... 35
2.6.4-Techmart ảo ................................................................................. 36
2.6.5-Khen Thưởng ............................................................................... 42
2.6.6-Hoạt động của các tổ chức trung gian ......................................... 43
2.6.7-Hoạt động xúc tiến phát triển thị trường công nghệ.................... 45
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THÔNG TIN TECHMART
3.1-Một số nhận xét về tổ chức hoạt động của Techmart.......................... 49
3.1.1-Những thành tựu .......................................................................... 49
3.1.2-Những khó khăn và hạn chế ........................................................ 54
3.1.3-Nguyên nhân ................................................................................ 59
3.2-Kiến nghị và đề xuất. .............................................................................. 60
3.2.1-Về cơ chế đầu tư .......................................................................... 60
3.2.2-Về nâng cao kiến thức ................................................................. 63
3.2.3-Về môi trường pháp lý ................................................................. 63
3.2.4-Về cơ chế tài chính ...................................................................... 64
3.3-Các giải pháp thúc đẩy và phát triển Techmart .................................. 66
3.3.1-Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong mua- bán và dịch vụ tư vấn
giao dịch công nghệ .............................................................................. 66
3.3.2-Các giải pháp kích cầu công nghệ ............................................... 66
3.3.3-Các giải pháp kích cung công nghệ ............................................. 67
3.3.4-Phát triển các tổ chức trung gian trong giao dịch công nghệ ..... 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 74
Công tác tổ chức thông tin qua dịch vụ Chợ công nghệ và thiết bị
tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Khóa luận tốt nghiệp 1 Trần Thị Kiên – K51 Thông tin – Thƣ viện
LỜI MỞ ĐẦU
1-Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc
biệt là của công nghệ thông tin và truyền thông đã tác động sâu sắc đến sự
phát triển kinh tế thế giới. Thế giới đang chuyển dần từ xã hội công nghiệp
sang xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức. Toàn cầu hóa kinh tế được xác
định là một xu thế khách quan, tạo cơ hội cho phát triển. Khoa học và công
nghệ (KH&CN) sẽ có những bước nhảy vọt và những đột phá lớn, tác động
nhiều mặt đến tất cả các quốc gia.
Sau 20 năm thực hiện đường lối của Đảng, Việt Nam đã lớn mạnh về
nhiều mặt, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, kinh tế tăng trưởng khá
nhanh, công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước đã
đạt được những kết quả to lớn. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn trong tình
trạng khó khăn. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang có tác động
không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) của Việt Nam.
Sự đổi mới chính sách và cơ chế quản lý theo hướng phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các tổ chức dịch vụ công lập.
Việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO đã mở ra những cơ hội
hợp tác và phát triển, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, song cũng cho thấy những
thách thức mới, đặc biệt, có thể xuất hiện những dịch vụ thông tin quốc tế với
sự cạnh tranh tăng lên, những vấn đề bản quyền sẽ ngày càng thắt chặt hơn,
tác động đến hoạt động thông tin KH&CN trong nước.
Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ phát triển rộng khắp cả
nước hình thành mạng lưới tổ chức thông tin khoa học và công nghệ trong
Công tác tổ chức thông tin qua dịch vụ Chợ công nghệ và thiết bị
tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Khóa luận tốt nghiệp 2 Trần Thị Kiên – K51 Thông tin – Thƣ viện
thời gian qua. Nguồn tin khoa học và công nghệ được phát triển đáng kể, cơ
bản đáp ứng những nhu cầu thông tin khoa học và công nghệ trong công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thị trường công nghệ là một bộ phận của nền kinh tế, có vai trò to lớn
trong việc phát triển kinh tế xã hội. Phát triển thị trường công nghệ là một
trong những trọng tâm của chiến lược phát triển KH&CN ở Việt Nam từ nay
đến năm 2010. Thị trường công nghệ (TTCN) được hình thành và phát triển
mạnh mẽ với đầy đủ các chủ thể tham gia sẽ góp phần quan trọng đưa nước ta
đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là tổ chức đứng đầu hệ thống các tổ
chức thông tin KH&CN trên cả nước, thực hiện chức năng thông tin, thư viện
trung tâm của cả nước về KH&CN. Trong nhiều năm qua Cục Thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã phát triển nhiều dịch vụ thông tin khác
nhau, trong đó có Chợ Công nghệ và Thiết bị tên tiếng anh Technology and
Equipment Market (mà sau đây trong suốt Khóa luận xin dùng tên gọi viết tắt
từ tiếng anh Techmart).
Trong nhiều năm qua, hoạt động Techmart đã đi vào nề nếp, góp phần
đáng kể giúp người dùng tin KH&CN tiếp cận được với các sản phẩm khoa
học phục vụ sản xuất, nghiên cứu và triển khai.
Tuy nhiên, để phát triển hiệu quả dịch vụ thông tin Techmart hơn nữa
tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Công tác tổ chức hoạt động thông tin qua dịch
vụ chợ công nghệ và thiết bị tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc
gia” làm đề tài Khóa luận của mình, với mong muốn hoàn thiện hệ thống lý
luận của Techmart và góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động
Techmart nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin KH&CN cho người dùng tin, góp
phần nâng cao hiệu quả phát triển KT-XH của đất nước trong giai đoạn CNH,
HĐH.
Công tác tổ chức thông tin qua dịch vụ Chợ công nghệ và thiết bị
tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Khóa luận tốt nghiệp 3 Trần Thị Kiên – K51 Thông tin – Thƣ viện
2-Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về thực trạng tổ chức hoạt động của chợ công nghệ và thiết
bị, từ đó đưa ra một số nhận xét, kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động chợ công nghệ và thiết bị trong tương lai.
3-Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác tổ chức hoạt động của chợ
công nghệ và thiết bị - Techmart.
4-Phạm vi nghiên cứu
4.1-Phạm vi không gian
Tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc Gia.
4.2-Phạm vi thời gian
Công tác tổ chức hoạt động của Techmart từ năm 2003 đến năm 2009.
5-Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, Khóa luận tập trung nghiên cứu một
số nội dung sau:
+ Nghiên cứu khái quát về Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia.
+ Nghiên cứu khái quát lịch sử ra đời và phát triển của chợ công nghệ
và thiết bị.
+ Tìm hiểu vai trò công tác tổ chức hoạt động của chợ công nghệ và
thiết bị.
Công tác tổ chức thông tin qua dịch vụ Chợ công nghệ và thiết bị
tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Khóa luận tốt nghiệp 4 Trần Thị Kiên – K51 Thông tin – Thƣ viện
+ Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức hoạt động chợ công nghệ và
thiết bị tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
+ Đánh giá chất lượng hoạt động, đưa ra kiến nghị và giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động của dịch vụ thông tin Techmart.
6-Tình hình nghiên cứu theo hƣớng của đề tài
Đã từ lâu, Chợ công nghệ và thiết bị đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này: Đề tài
“Giới thiệu chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam 2003 (Techmart Việt Nam
2003)” do sinh viên Đỗ Thị Tươi lựa chọn viết khóa luận tốt nghiệp. Tác giả
đã đi sâu nghiên cứu hiện trạng hoạt động của chợ công nghệ và thiết bị Việt
Nam 2003 và một số giải pháp nhằm phát triển chợ công nghệ và thiết bị Việt
Nam. Đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng tiêu chí và phương pháp
đánh giá hiệu quả hoạt động chợ công nghệ và thiết bị (Techmart)” do ThS.
Lê Thị Khánh Vân làm chủ nhiệm. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu những thành
công của các kỳ Techmart trong 7 năm (2003-2009) ở nước ta để xây dựng
tiêu chí và phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động Techmart. Các đề tài
trên đã đưa ra cái nhìn tổng quan về chợ công nghệ thiết bị năm 2003 và
nghiên cứu các kỳ Techmart để đưa ra các tiêu chí và phương pháp đánh giá
hiệu quả hoạt động Techmart. Tuy nhiên, các đề tài chưa tìm hiểu về tổ chức
hoạt động Techmart như là một dịch vụ thông tin. Như vậy, đề tài mà tôi lựa
chọn làm Khóa luận hoàn toàn mới so với các đề tài trước đó, thể hiện ở cấu
trúc và nội dung của Khóa luận.
Công tác tổ chức thông tin qua dịch vụ Chợ công nghệ và thiết bị
tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Khóa luận tốt nghiệp 5 Trần Thị Kiên – K51 Thông tin – Thƣ viện
7-Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1-Phƣơng pháp luận
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động thông tin KH&CN,
tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác sách báo, thông tin và thư viện.
7.2-Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện Khóa luận này, một số phương pháp nghiên cứu sau đây
đã được sử dụng:
+ Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu.
+ Phương pháp quan sát và điều tra thực tế.
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp mạn đàm, phỏng vấn chuyên gia tại Cục Thông
tin KH&CN Quốc gia.
8-Cấu trúc Khóa luận
Ngoài phần lời nói đầu, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục và phụ
lục, Khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Techmart một dịch vụ thông tin đặc biệt của Cục Thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động Techmart tại Cục Thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Chương 3: Một số nhận xét, kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động dịch vụ thông tin Techmart.
Công tác tổ chức thông tin qua dịch vụ Chợ công nghệ và thiết bị
tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Khóa luận tốt nghiệp 6 Trần Thị Kiên – K51 Thông tin – Thƣ viện
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TECHMART MỘT DỊCH VỤ THÔNG TIN ĐẶC BIỆT
CỦA CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
1.1-Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ với sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của đất nƣớc
1.1.1-Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Cục
Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (nay là Cục
Thông tin KH&CN) trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là tổ chức đứng
đầu hệ thống các tổ chức thông tin KH-CN, thực hiện chức năng thông tin,
thư viện trung tâm của cả nước về KH-CN.
Cục được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1990 theo Quyết định số
487/TCCB của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước trên cơ sở hợp nhất
hai đơn vị: Viện thông tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương với Thư viện
Khoa học và Kỹ thuật Trung ương.
Thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương được thành lập theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ ngày 06 tháng 02 năm 1960 trên nền tảng của
Thư viện Học viện Viễn Đông Bác Cổ (do Nhà nước đô hộ Pháp thành lập từ
tháng 01 năm 1901 với mục đích nghiên cứu Viễn Đông và Đông Dương).
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, từ năm 1969, Thư viện Khoa học
và Kỹ thuật Trung ương được coi là Trung tâm tư vấn, điều hòa, phối hợp các
hoạt dộng nghiệp vụ cho mạng lưới Thư viện Khoa học Kỹ thuật ở miền Bắc.
Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện Khoa học Kỹ thuật là quản lý tài liệu
Công tác tổ chức thông tin qua dịch vụ Chợ công nghệ và thiết bị
tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Khóa luận tốt nghiệp 7 Trần Thị Kiên – K51 Thông tin – Thƣ viện
khoa học kỹ thuật trong cả nước, hướng dẫn, giúp đỡ về tài liệu cho các
ngành các cấp.
Thư viện Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương được thành lập
theo quyết định số 187 – CP ngày 04 tháng 10 năm 1972, tiền thân là phòng
Thông tin Khoa học được thành lập vào tháng 08 năm 1961 theo nghị định số
89/CP. Viện cán bộ lãnh đạo, các cơ quan tham mưu của Đảng và Chính phủ,
lãnh đạo các ngành và cơ sở nghiên cứu khác.
Khi thành lập, tên gọi của Cục có sự thay đổi theo các giai đoạn từ năm
1990 đến nay. Cụ thể như sau:
+ Thư viện Khoa học và kỹ thuật Trung ương, 1960-1990.
+ Viện Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương, 1972-1990.
+ Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia 1990-
2004.
+ Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2004 – 2010.
+ Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2010-
Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia rộng khắp đã được hoàn thiện và
tiếp tục phát triển.
Hệ thống Thông tin KH&CN Quốc gia được xây dựng theo mô hình 4
cấp: Trung ương, Bộ/ngành, địa phương và cơ sở. Cụ thể là:
+ Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là cơ quan đầu mối liên kết Trung
tâm của mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN.
+ 40 cơ quan thông tin KH&CN cấp Bộ/ngành gồm: 2 Trung tâm
Thông tin chuyên dạng tài liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ là Trung tâm
Thông tin Sáng chế và Trung tâm Thông tin Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất
Công tác tổ chức thông tin qua dịch vụ Chợ công nghệ và thiết bị
tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Khóa luận tốt nghiệp 8 Trần Thị Kiên – K51 Thông tin – Thƣ viện
lượng; 42 cơ quan thông tin của các Bộ/ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ,
các tổ chức chính trị xã hội.
+ 63 cơ quan Thông tin KH&CN cấp tỉnh và thành phố trực thuộc
Trung ương.
+ Một số cơ quan Thông tin KH&CN thuộc các cơ quan Trung ương
của Đảng và Đoàn thể ở Trung ương.
+ Hơn 400 cơ quan TT-TV tại các Viện/Trung tâm nghiên cứu, các
trường đại học, cao đẳng; hàng chục Trung tâm thông tin ở các Tổng công
ty 90, 91.
Nhiều cơ quan TT-TV đã được Nhà nước và các Bộ/ngành, địa phương
chú trọng phát triển trục sở, nhà xưởng, điều kiện làm việc, đảm bảo trang
thiết bị kỹ thuật hiện đại. Điều kiện làm việc của nhiều cơ quan thông tin
KH&CN được liên tục cải thiện.
Quyết định thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là một quyết
định đúng đắn và kịp t