Nước là tài nguyên đặc biệt, là thành phần thiết yếu của sự sống, là một trong những yếu tố cơ bản nhất bảo đảm sự tồn tài và phát triển của con người và các loài sinh vật sống trên trái đất. Nước ngọt là yếu tố không thể thiếu trong phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Theo đà phát triển của nhận loại, nhu cầu nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ngày càng tăng. Khan hiếm nước đang càng gia tăng, mâu thuẫn về nước ngày càng căng thẳng. Thế giới đang đặt ra mục tiêu trong thiên niên kỹ mới là tăng tỷ lệ cấp nước sạch cho người dân. Chủ đề “Đối phó với khan hiếm nước” của ngày nước thế giới năm 2007 cảnh tỉnh nhân loại về nguy cơ khan hiếm nước và nhấn mạnh việc phối hợp, hợp tác nhằm quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững, hiệu quả và công bằng nguồn nước.
Sông Sài Gòn một nhánh trong hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai nguồn nước sông có tầm quan trọng đặc biệt đối với các tỉnh/ tp trên lưu vực, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho công nghiệp, tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch sông nước
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì các nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp, chất thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải nguy hại đã và đang đe dọa nghiêm trọng về khả năng ô nhiễm nguồn nước sông. Nước trên thượng nguồn đang được bảo vệ nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng nước cho vùng hạ lưu. Nhưng trên đoạn sông từ rạch cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm quản lý có phần lỏng lẻo hơn. Mỗi ngày, một lượng nước thải chưa qua xử lý vẫn được xả trực tiếp xuống lòng sông. Do đó nước tại các khu vực này đã có dấu hiệu ô nhiễm và tình trạng đó đang có chiều hướng xấu hơn. Vì những lý do trên, khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông Sài Gòn đoạn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm” đã hình thành nhằm góp phần nêu lên hiện trạng chất lượng nước mặt sông Sài Gòn làm cơ sở để các cấp có thẩm quyền thực hiện công tác quản lý, cải tạo nguồn nước tại đoạn sông này.
87 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3193 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông Sài Gòn đoạn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Nước là tài nguyên đặc biệt, là thành phần thiết yếu của sự sống, là một trong những yếu tố cơ bản nhất bảo đảm sự tồn tài và phát triển của con người và các loài sinh vật sống trên trái đất. Nước ngọt là yếu tố không thể thiếu trong phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Theo đà phát triển của nhận loại, nhu cầu nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ngày càng tăng. Khan hiếm nước đang càng gia tăng, mâu thuẫn về nước ngày càng căng thẳng. Thế giới đang đặt ra mục tiêu trong thiên niên kỹ mới là tăng tỷ lệ cấp nước sạch cho người dân. Chủ đề “Đối phó với khan hiếm nước” của ngày nước thế giới năm 2007 cảnh tỉnh nhân loại về nguy cơ khan hiếm nước và nhấn mạnh việc phối hợp, hợp tác nhằm quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững, hiệu quả và công bằng nguồn nước.
Sông Sài Gòn một nhánh trong hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai nguồn nước sông có tầm quan trọng đặc biệt đối với các tỉnh/ tp trên lưu vực, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho công nghiệp, tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch sông nước…
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì các nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp, chất thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải nguy hại đã và đang đe dọa nghiêm trọng về khả năng ô nhiễm nguồn nước sông. Nước trên thượng nguồn đang được bảo vệ nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng nước cho vùng hạ lưu. Nhưng trên đoạn sông từ rạch cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm quản lý có phần lỏng lẻo hơn. Mỗi ngày, một lượng nước thải chưa qua xử lý vẫn được xả trực tiếp xuống lòng sông. Do đó nước tại các khu vực này đã có dấu hiệu ô nhiễm và tình trạng đó đang có chiều hướng xấu hơn. Vì những lý do trên, khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông Sài Gòn đoạn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm” đã hình thành nhằm góp phần nêu lên hiện trạng chất lượng nước mặt sông Sài Gòn làm cơ sở để các cấp có thẩm quyền thực hiện công tác quản lý, cải tạo nguồn nước tại đoạn sông này.
Mục tiêu của đề tài
Khảo sát hiện trạng chất lượng nước mặt lưu vực sông Sài Gòn đoạn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm, đưa ra giải pháp nhằm bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt sông Sài Gòn.
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu và khảo sát thực địa
Điều tra, nhận xét, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dọc tuyến khảo sát.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu liên quan: đặc điểm kinh tế xã hội lưu vực sông Sài Gòn, thông số cơ bản đặc trưng môi trường nước.
Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát thực địa tại vị trí lấy mẫu, lấy mẫu nước.
Phương pháp phân tích đánh giá: Phân tích, đánh giá chất lượng nước dựa trên số liệu thu thập.
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Sử dụng trong phân tích, xử lý số liệu trên phần mềm Excel 2003 và được biểu diễn trên bảng và biểu đồ.
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
CHỌN ĐIỂM LẤY MẪU
CHỌN THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG
THỜI GIAN
LẤY MẪU PHÂN TÍCH
GHI CHÉP SỐ LIỆU
XỬ LÝ SỐ LIỆU
TRÌNH BÀY SỐ LIỆU
Hình 1.1 Sơ đồ các bước thực hiện nghiên cứu khảo sát hiện trạng nước mặt
Giới hạn của đề tài
Do hạn chế về thời gian, kinh phí thực hiện nên sinh viên không thể tiến hành khảo sát toàn bộ lưu vực sông Sài Gòn. Do đó, đề tài chỉ lựa chọn nghiên cứu, đánh giá tình trạng chất lượng nước mặt hiện tại ở một số điểm dọc tuyến khảo sát của đề tài.
Đề tài chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu quan trọng mang tính đại diện.
Đưa ra một số biện pháp giảm thiểu, khắc phục và quản lý chất lượng nước mặt cho sông Sài Gòn.
Ý nghĩa của đề tài
Với tình hình phát triển hiện tại, việc tiếp nhận chất thải và các hoạt động ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sông Sài Gòn. Đề tài thực hiện nhằm phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm và đánh giá chất lượng nước sông so với tiêu chuẩn. Thông qua đó, kịp thời đề ra các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường nước mặt nói chung và khu vực sông Sài Gòn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm nói riêng, điều này đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế, xã hội theo hướng phát triển bền vững.
TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN
Tổng quan về lưu vực sông Sài Gòn
Sông Sài Gòn là một trong bốn phụ lưu lớn của sông Đồng Nai. Sông Sài Gòn có diện tích lưu vực 4934.46 km2, với chiều dài 280 km.
Vị trí địa lý
Lưu vực sông Sài Gòn chảy qua 3 tỉnh thành phố: Tp. Hồ Chí minh, Tây Ninh và Bình Dương. Giới hạn toàn lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai nằm từ 10020 – 11030 vĩ độ Bắc và từ 106020 – 107030 độ kinh Đông.
Ranh giới của lưu vực:
Phía Bắc giáp Campuchia.
Phía Nam giáp lưu vực sông Nhà Bè.
Phía Tây giáp lưu vực sông Vàm Cỏ Đông.
Phía Đông giáp lưu vực sông Bé và lưu vực sông Đồng Nai.
Hình 2.1. Lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai (nguồn Cục Bảo vệ Môi trường)
Địa hình
Vùng có địa hình thấp dần từ Đông Bắc đến Tây Nam. Vùng thấp nhất thuộc khu vực cửa sông (huyện Cần Giờ - TP.HCM), tại đây độ cao trung bình chỉ từ 0,5 – 2 m trên mực nước biển.
Toàn vùng có hai dạng địa hình chính:
Địa hình trung du: bao gồm phần lớn phía Bắc và Đông Bắc tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh. Cao độ trung bình từ vài chục mét đến gần một trăm mét so với mực nước biển.
Địa hình đồng bằng: phân bố chủ yếu ở hạ lưu lưu vực sông Sài Gòn, trong đó có toàn bộ TP HCM. Có địa hình bằng phẳng với cao trình phổ biến từ 1 – 3 m, những khu vực có đồi gò có độ cao 30 – 90 m.
Do ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều với biên độ dao động lớn (3,0 – 3,5m).Toàn bộ sông rạch ở TP HCM bị ảnh hưởng nặng vào mùa kiệt. Vào mùa mưa lũ kết hợp với triều cường phần lớn diện tích khu vực phía Tây TP HCM bị ngập úng.
Thổ nhưỡng
Theo nghiên cứu của Viện Quy hoạch Nông nghiệp miền Nam, trong vùng có các loại đất chính sau:
Đất xám: chiếm quy mô khá lớn trong lưu vực, loại đất này phổ biến ở tỉnh Bình Dương và Tây Bắc TP HCM, thích hợp cho các cây công nghiệp (điều, mì, cao su) và cây màu.
Đất phù sa: chưa và ít phân dị có độ phì cao nên thích hợp cho việc trồng lúa và hoa màu. Phân bố chủ yếu ở ven sông.
Đất phèn: đất phèn tiềm tàng xuất hiện ở các địa hình thấp trũng thường ngập nước thời gian dài xung quanh các khúc uốn hạ lưu sông Sài Gòn. Đất phèn hoạt động nằm cao hơn đất phèn tiềm tàng. Đất phèn tiềm tàng tập trung ở xung quanh phần cuối sông Sài Gòn tính từ Bắc thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) xuống tới Bắc TP HCM (Củ Chi) kéo sang Đông tới Long Thành (tỉnh Đồng Nai) cạnh sông Đồng Nai. Đất phèn hoạt động xuất hiện ở lãnh thổ cạnh sông Sài Gòn (Nhà Bè, Cần Giờ, TP HCM). Tuy đất phèn có độ phì nhiêu cao nhưng lại có độ chua và hàm lượng độc tố lớn. Trước khi sử dụng phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật thích đáng và cải tạo mới có được hiệu quả tốt trong sản xuất.
Đất cát biển: chiếm diện tích nhỏ. Xuất hiện ở những vùng có địa hình bằng phẳng, có mực nước ngầm nông, thường được sử dụng để trồng cây hoa màu.
Đất mặn: chiến phần lớn diện tích huyện Cần Giờ - TP.HCM. Không phù hợp cho trồng cây nông nghiệp nhưng thích hợp cho phát triển rừng ngập mặn.
Khí hậu
Do ảnh hưởng của chế độ chuyển động biểu kiến của mặt trời nên mỗi địa điểm trên lưu vực sông Sài Gòn mỗi năm đều có hai lượt mặt trời qua thiên đỉnh và khoảng cách giữa hai lần qua đỉnh này của mặt trời là khá dài (khoảng 118 – 128 ngày), cho nên nền nhiệt độ trên lưu vực sông Sài Gòn tương đối cao và ổn định.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,20C. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận vào tháng 4/1912 là 400C và nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận vào tháng 1/1937 là 13,80C.
Trong lưu vực sông Sài Gòn có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhìn chung, mùa mưa kèo dài từ hạ tuần tháng 4 – thượng tuần tháng 5 đến thượng tuần – trung tuần tháng 11.
Bảng 2.1 Các điều kiện khí hậu ở TP.HCM (trạm khí tượng thủy văn Tân Sơn Nhất)
Thoâng soá
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Trung bình toång
Nhieät ñoä
Nhieät ñoä trung bình thaùng (0C)
26,2
26,8
28,1
30,0
29,1
27,8
27,4
27,3
27,1
27
26,5
25,4
27,4
Ñoä aåm trung bình (%)
70,5
69,8
70,3
71,8
76,3
81,8
82,7
83,2
84,3
83,7
80,1
74,3
77,4
Ñoä boác hôi (mm)
136,6
143,2
168,6
155,5
127,8
94,2
95
96,9
80,9
78,3
91,9
114,8
1383,8
Toång löôïng möa trung bình (mm)
11
6
11
49
202
298
285
271
302
264
111
35
1932
Vaän toác gioù (m/s)
Trung bình
2,13
2,65
2,90
2,77
2,13
1,97
1,83
1,65
1,47
1,85
1,95
2,11
2,11
Toái ña
12
13
13
16
21
36
21
24
20
26
18
17
Soá giôø naéng trong thaùng
248
242
269
248
195
172
191
168
157
169
191
222
2466
Chế độ thủy văn
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ các suối Tonle Chàm, rạch Chàm ở biên giới Việt Nam – Campuchia (địa phận huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước) chảy vào hồ Dầu Tiếng, sau đó làm thành ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Tây Ninh – Bình Dương và Bình Dương – TP.HCM, qua trung tâm TP.HCM rồi hợp lưu với sông Đồng Nai tại Nam Cát Lái.
Chế độ dòng chảy ở lưu vực sông Sài Gòn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ mưa và chế độ thủy triều từ biển Đông. Do vậy chế độ thủy văn biến đổi lớn theo không gian và thời gian: mưa nhiều thì dòng chảy mạnh, mưa ít thì dòng chảy yếu, thủy triều mạnh (triều cường) thì dòng chảy mạnh hơn, xâm nhập sâu vào đất liền, có biên độ lớn hơn, khi triều kém thì ngược lại.
Khí hậu lưu vực có hai mùa chính (mùa mưa và mùa khô) nên chế độ dòng chảy ở lưu vực sông Sài Gòn cũng hình thành hai chế độ tương ứng: chế độ dòng chảy mùa mưa và chế độ dòng chảy mùa kiệt. Sự biến đổi dòng chảy của hai mùa rất tương phản nhau:
Chế độ thủy văn theo mùa mưa: Modun dòng chảy trung bình trên toàn lưu vực sông Sài Gòn khoảng 25 l/s/km2, tương ứng với lớp dòng chảy 800 mm trên tổng lớp nước mưa trung bình 2100 mm, đạt hệ số dòng chảy 0,83 thuộc vào dòng chảy trung bình ở nước ta. Do sự phân bố lượng mưa không đều ở các vùng nên sự phân bố dòng chảy cũng không giống nhau theo các vùng. Hạ lưu sông Sài Gò có modun dòng chảy khoảng 15 – 20 l/s/km2, đây là vùng có hiệu suất dòng chảy thấp nhất (từ 23 – 33% lượng mưa trong lưu vực). Thượng lưu sông Sài Gòn có modun dòng chảy từ 18 – 28 l/s/km2. Trên lưu vực sông Sài Gòn mùa lũ kéo dài 5 tháng, thường bắt đầu vào tháng 6 hay tháng 7, nghĩa là xuất hiện sau mùa mưa từ 1 – 2 tháng và kết thúc vào tháng 9, tùy theo vị trí từng vùng.
Chế độ thủy văn mùa khô: trong mùa khô, lượng mưa rất ít nên dòng chảy mùa khô rất nhỏ. Lưu vực sông Sài Gòn là nơi có dòng chảy kiệt dồi dào modun dòng chảy từ 5 -8 l/s/km2. Modun kiệt không những phụ thuộc vào lượng mưa mà còn phụ thuộc vào điều kiện địa chất, thổ nhưỡng và thảm thực vật. Hàm lượng kiệt nhất trên triền sông thường rơi vào tháng 3 và tháng 4.
Thủy triều tại ven biển TP.HCM mang tính bán nhật triều (2 lần triều cường trong một ngày). Biên độ thủy triều tại cửa sông rất cao (3 – 4m). Thủy triều có thể dễ dàng xâm nhập vào đất liền thông qua các nhánh sông và hệ thống kênh rạch chằng chịt. do nằm trên địa hình thấp (độ cao thấp hơn 2,5m), chịu ảnh hưởng của biên độ sống cao nên hầu hết các sông rạch tại phía Nam TP.HCM (huyện Cần Giờ, Nhà Bè) đều chịu ảnh hưởng mặn và còn ảnh hưởng tới Thủ Dầu Một trên sông Sài Gòn. Điều này không chỉ gây ra mặn hóa nước bề mặt và nước ngầm mà còn gây bất lợi cho quá trình xử lý ô nhiễm các sông và kênh rạch trong vùng đô thị.
Nguyên nhân là do các tác động qua lại giữa dòng chảy của sông và thủy triều liên tục trong ngày một vài nơi trong vùng hạ lưu trở thành vùng chuyển tiếp nước. Tại các kênh rạch ở huyện Nhà Bè và cá hệ thống kênh rạch khác ở TP.HCM dòng nước ô nhiễm khó thoát về các sông lớn để ra biển, tao ra sự tích tụ ô nhiễm nghiêm trọng.
Chế độ gió
Gió là yếu tố chịu sự chi phối rõ rệt nhất của hoàn lưu khí quyển. Do sự biến đổi hoàn lưu có tính tuần hoàn nên gió cũng có sự biến đổi tuần hoàn trong năm. Lưu vực sông Sài Gòn chịu ảnh hưởng của hai hệ thống hoàn lưu: gió mùa hè và gió tín phong xen kẽ vào các thời kỳ suy yếu của đợt gió mùa mùa đông hoặc gió mùa mùa hè. Do đó, hướng gió thịnh hành ở lưu vực sông Sài Gòn thay đổi rõ rệt theo mùa
Trong lưu vực tháng 10 là tháng có tần suất lặng gió lớn nhất Tp.HCM 11.8% chỉ trừ Tây Ninh có tần suất lặng gió lớn nhất 14,4% là tháng 1. Tần suất lặng gió tại điểm quan trắc TP.HCM 7,5% và Tây Ninh là 10%.
Bảng 2.2 Tần suất xuất hiện gió (%) tại một số nơi trên lưu vực sông Sài Gòn
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm
Thành phố Hồ Chí Minh
Lặng
7.3
5.8
2.6
3.3
7.2
9.3
8.1
8.0
10.8
11.8
8.6
7.1
7.5
N
19.9
11.2
6.2
4.5
6.2
4.3
3.4
3.5
5.0
13.9
25.2
27.0
10.8
NE
13.3
10.4
7.2
6.4
9.3
5.3
4.4
4.2
5.8
13.5
16.5
15.6
9.3
E
15.7
20.0
18.9
16.9
14.0
5.6
4.3
4.2
6.3
9.8
10.6
10.7
11.4
SE
17.7
28.7
36.8
35.3
14.9
4.1
2.6
2.9
4.3
8.4
7.8
9.8
14.4
S
12.0
15.9
21.7
24.3
17.7
11
10.6
7.6
8.8
9.0
6.7
8.6
12.8
SW
2.1
1.4
2.4
5.0
14.1
28.8
32.0
32.8
25.1
8.8
4.5
3.5
13.5
W
4.1
2.3
1.9
2.4
11.7
26.2
28.6
32.6
26.9
14.3
7.6
5.8
13.8
NW
7.9
4.3
2.3
1.9
4.9
5.4
6.0
4.3
7.0
10.5
12.5
11.9
6.5
Tài nguyên sinh học
Lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai nằm trên 10 tỉnh Đak Lak, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM.
Hệ thực vật rừng ở lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai là một trong những hệ thực vật đặc sắc của vùng Đông Nam Á, các hệ sinh thái rừng thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa khô kéo dài trong năm. Do sự đa dạng về địa hình, hệ thực vật ở lưu vực sông này hết sức phong phú và đa dạng, có khoảng 2,022 loài, 1,230 chi, 213 họ, 6 ngành đã được xác định.
Tài nguyên sinh vật của lưu vực sông vô cùng phong phú, nhất là ở các vùng đất ngập nước ven biển và vùng đầu nguồn hồ Trị An.
Rừng ngập mặn: hệ sinh thái rừng ngập mặn của vùng đóng vai trò vô cùng trọng yếu trong phòng hộ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, hơn thế nữa đây còn có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là thủy sản và du lịch. Hệ sinh thái ngập mặn cũng là môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã như cá sấu, khỉ, chồn, hươu, nai, heo rừng, rái cá và hàng trăm loài chim.
Rừng ấm nhiệt đới và rừng nhiệt đới thường xanh: rừng cây họ dầu là một loại rừng có diện tích lớn nhất ở lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai, phân bố chủ yếu trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Dak Lak, Lâm đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu ảnh hưởng lớn đến lưu lượng nước, lưu tốc dòng chảy và việc xói lở, bồi đắp cát ở các vùng hạ lưu và vùng phụ cận. Rừng trong lưu vực có vai trò quan trọng đối với hoạt động của các công trình thủy lợi.
Lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai đa dạng về thủy lực về yếu tố môi trường nên tài nguyên thủy sinh cũng rất đa dạng.
Vùng nước ngọt: khoảng 130 loài nghêu sinh thực vật, 50 loài nghêu sinh động vật, 25 loài động vật đáy đã được phân lập.
Vùng ven biển: trên 100 loài phiêu sinh thực vật, 110 loài phiêu sinh động vật đã được xác định, gần 400 loài sinh vật đáy ở Cần Giờ đã được phân lập, trong vùng còn có 18 loài tôm, 124 loài san hô và 268 loài cá biển.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai có các tỉnh, thành phố của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN): TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Long An. Vùng KTTĐPN là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh hơn các tỉnh khác trong khu vực.
Riêng lưu vực sông Sài Gòn chảy qua 3 tỉnh, thành phố: TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh.
Dân số và mức độ đô thị hóa
Mặc dầu diện tích không lớn nhưng dân số trên lưu vực sông Sài Gòn tương đối lớn.
Bảng 2.3 Diện tích, dân số, mật độ dân số các tỉnh, thành phố trong khu vực nghiên cứu
Tỉnh/TP
Dân số trung bình (nghìn người)
Diện tích (km2)
Mật độ dân số (Người/km2)
Tây Ninh
1075,3
4049.3
266
Bình Dương
1619,9
2695.2
601
TP. Hồ Chí Minh
7396,5
2095.5
3530
Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2010
Tỉ lệ gia tăng dân số của các tỉnh mà sông Sài Gòn chảy qua là khá cao, trong đó cao nhất là TP. HCM với tỉ lệ tăng dân số hiện nay khoảng 3.5%/năm. Tỉ lệ tăng dân số cơ học ở đây là 2.5%/năm (theo số liệu mới công bố của Tổng cục thống kê tháng 6/2010). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu dùng nước tại TP.HCM, cũng như lượng nước thải sinh hoạt của các khu dân cư trong thành phố
Hiện trạng công nghiệp
Tổng GDP công nghiệp của vùng KTTĐPN năm 2002 chiếm khoảng 70% GDP công nghiệp cả nước (riêng GDP công nghiệp của TP.HCM chiếm 30% cả nước). Trong gia đoạn 1996 – 2001 tốc độ tăng trưởng bình quân về GDP công nghiệp tại các địa phương: TP.HCM 12,8% năm, Bình Dương 20 – 30%, (năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp). Trong năm 2003 tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp ở TP.HCM là 15,5%; Bình Dương 28%. Đây là tốc độ phát triển cao so với các vùng khác trong nước (trung bình cả nước về tốc độ tăng trưởng GPD công nghiệp trong năm 2003 là 15%).
Do thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông, thị trường tiêu thụ, thị trường nguyên liệu và tích cực đổi mới chính sách, các khu công nghiệp và khu chế xuất ở vùng đã và đang được phát triển nhanh hơn bất kỳ vùng nào trong cả nước. Tính đến tháng 10 năm 2009 trong toàn vùng có đến 40 khu công nghiệp trong đó: tỉnh Bình Dương có 23 khu công nghiệp, Tây Ninh có 2 khu công nghiệp và TP.HCM có 15 khu công nghiệp. Hoạt động các khu công nghiệp, khu chế xuất đã mang lại nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, xã hội. Tính đến 31/03/2009, các KCN tại TP.HCM đã thu hút 1.152 dự án đầu tư đăng ký với tổng vốn 4,43 tỷ USD. Trong đó đầu tư nước ngoài là 436 dự án (2,62 tỷ USD), đầu tư trong nước là 689 dự án (1,81 tỷ USD). Số dự án đầu tư đang hoạt động là 971 dự a1n với tổng vốn đầu tư 3,2 tỷ USD.
Hiện nay trong vùng có hàng trăm cơ sở công nghiệp lớn và trung bình, rất nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nằm ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung. Phần lớn trong số nằm cạnh hoặc bên trong các khu dân cư, một số nằm ở các “làng nghề”.
Ngoại trừ một số cơ sở công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nằm ngoài khu công nghiệp như Công ty bia Việt Nam, Công ty Pepsi – Cola và một số công ty may, điện tử ... có hệ thống xử lý chất thải cục bộ đạt TCVN, và có cơ sở hạ tầng tốt, phần lớn các nhà máy, xí nghiệp quốc danh và tư nhân nằm ngoài khu công nghiệp có công nghệ cũ, lạc hậu và không có hệ thống xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn.
Hiện trạng nông – lâm nghiệp
Trong những năm gần dây do tác động của quá trình đô thị hóa và sự thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với tập quán sản xuất, khả năng đầu tư của từng vùng, từng địa phương làm cho tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp có những chuyển biến tích cực.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần ý trọng ngành chăn nguôi và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Hiện tại, ngành nông nghiệp đang chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa để đáp ứng cho các thị trường trong vùng cũng như các vùng lân cận. Việc chuyển đổi các loại cây trồng truyền thống như lúa, khoai mì, cây ngắn ngày ... sang trồng các loại cây ăn trái, cao su, cà phê, mía... đang được thực hiện rộng rãi tại nhiều vùng trong khu vực, đặc biệt là tại Đồng Nai, Bình Dương.
Hiện trạng hạ tầng cơ sở
Giao thông đường bộ: vùng có mật độ đường giao thông cao, bình quân 15,8 km/km2 và 0.6 km/1000 dân (năm 2001). Hệ thống giao thông cấp quốc gia đã và đang được cải tạo, nâng cấp. Trong vùng có các tuyến đường chính là: Quốc lộ 1 (Hà Nội – Cà Mau, qua TP.HCM); Quốc lộ 13 (TP.HCM – Tây Ninh); Xa lộ Bình Dương (TP.HCM – Thủ Dầu Một); Quốc lộ 14 (Bình Dương – Bình Phước – Đak Lak); Xa lộ Hà Nội (TP.HCM – Biên Hòa). Mặc dù tỷ lệ sớ km đường giao thông/diện tích ở vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước nhưng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trong vùng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Giao thông đường thủy: hệ thống cảng biển, cảng sông lớn nhất cả nước. Với mạng lưới kênh rạch dày đặc, hệ thống giao thông đường sông từ TP.HCM đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long rất thuận lợi.
Giao thông đường không: trong vùng có 1 sân bay quốc tế ở TP.HCM, 1 sân bay chuyên dụng phục vụ dầu khí ở TP. Vũng Tàu và một sân bay quân sự ở Đồng Nai. Tân Sơn Nhất là sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam hiện nay, có thể tiếp nhận 4 triệu khách/năm.
Văn hóa, giáo dục
Lưu vực sông Sài Gòn gồm 3 tỉnh, thành phố, trong đó có TP.HCM là thành phố lớn