Trong những năm qua và gần đây nhờ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà Nước đã, đang tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, vững chắc và mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển kinh tế thì kep theo nó các vấn đề môi trường diễn ra càng phức tạp. Nguy cơ môi trường đang ở tình trạng báo động ở những quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu sống ngày càng xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Nhưng do môi trường là một khái niệm có nội hàm vô cùng rộng lớn và phức tạp nó chứa đựng rất nhiều vấn đề như : Ô nhiễm không khí, nước, đất, tiếng ồn,
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng nếu không được quản lý và bảo vệ tích cực. Để có nền kinh tế phát triển bền vững thì tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 07/09/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ Huyện “về một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2006 – 2010” đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm về tăng cường quản lý nguồn tài nguyên và làm tốt công tác bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện giai đoạn 2006 – 2010 thực sự bền vững.
Nước – nguốn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận. Mặc dù lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh hoạt và sản xuất rất ít, chỉ chiếm khoảng 3%. Nhưng hiện nay nguồn nước này đang bị ô nhiễm trẩm trọng do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do hoạt động sản xuất và ý thức của con người.
Trong đó tài nguyên nước của Huyện Trảng Bom cũng có một phần nhỏ nào đó, chúng ta muôn biết nó như thế nào, ra sao phải đì tìm hiểu, đánh giá và đưa ra biện pháp sử dụng hợp lý. Đó cũng là lý do em đã chọn đề tài “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng môi trường nước tại huyện Trảng Bom”. Từ đó ta có thể biết được hiện trạng tài nguyên nước của huyện như thế nào? Sau đó tìm hiểu và đưa ra biện pháp sử dụng nước một cách hợp lý.
92 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng môi trường nước tại huyện Trảng Bom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Tính cần thiết cho đề tài
Trong những năm qua và gần đây nhờ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà Nước đã, đang tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, vững chắc và mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển kinh tế thì kep theo nó các vấn đề môi trường diễn ra càng phức tạp. Nguy cơ môi trường đang ở tình trạng báo động ở những quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu sống ngày càng xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Nhưng do môi trường là một khái niệm có nội hàm vô cùng rộng lớn và phức tạp nó chứa đựng rất nhiều vấn đề như : Ô nhiễm không khí, nước, đất, tiếng ồn,…
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng nếu không được quản lý và bảo vệ tích cực. Để có nền kinh tế phát triển bền vững thì tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 07/09/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ Huyện “về một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2006 – 2010” đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm về tăng cường quản lý nguồn tài nguyên và làm tốt công tác bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện giai đoạn 2006 – 2010 thực sự bền vững.
Nước – nguốn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận. Mặc dù lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh hoạt và sản xuất rất ít, chỉ chiếm khoảng 3%. Nhưng hiện nay nguồn nước này đang bị ô nhiễm trẩm trọng do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do hoạt động sản xuất và ý thức của con người.
Trong đó tài nguyên nước của Huyện Trảng Bom cũng có một phần nhỏ nào đó, chúng ta muôn biết nó như thế nào, ra sao phải đì tìm hiểu, đánh giá và đưa ra biện pháp sử dụng hợp lý. Đó cũng là lý do em đã chọn đề tài “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng môi trường nước tại huyện Trảng Bom”. Từ đó ta có thể biết được hiện trạng tài nguyên nước của huyện như thế nào? Sau đó tìm hiểu và đưa ra biện pháp sử dụng nước một cách hợp lý.
Mục tiêu của đề tài
Góp phần cải thiện tình hình sử dụng nước của huyện.
Điều tra hiện trạng về tình hình sử dụng nước tại một số địa phương thuộc địa bàn huyện.
Đánh giá chất lượng nguồn nước, tình hình thiếu nước. Từ đó, đề xuất các giải pháp cung cấp nước, hướng sử dụng nước cho người dân ở các địa phương .
Nội dung đề tài
Giới thiệu về tình hình tài nguyên môi trường nước trên địa bàn huyện.
Thu thập, tổng hợp số liệu và đánh giá tình hình sử dụng nước của các xã. Khảo sát, điều tra về tình hình sử dụng nước tại các xã trong huyện, thông qua việc phát phiếu điều tra để tìm hiểu tình hình sử dụng nước tại các khu vực, người dân đang sử dụng nguồn nước như thế nào, chất lượng nguồn nước có đảm bảo cho sức khỏe của người dân không. Trao đổi trực tiếp với người dân về tình hình chất lương nguồn nước… để rút ra những nhận định cụ thể về tình hình sử dụng nước của các khu vực đã điều tra.
Đề xuất hướng sử dụng nước một cách hợp lý.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận :
Dựa vào hiện trạng diễn biến của môi trường nước, các dữ liệu mội trường nước trên cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan. Từ đó đánh giá phương án thực hiện cần thiết nhằm thự hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả.
Phương pháp khảo sát thực địa :
Đây là giải pháp đánh giá được thực tế và có tầm quan trọng. Phương pháp này có thể đánh giá hiện trạng cung cấp và chất lượng nước một cách rõ rệt. Căn cứ theo thông tin, số liệu và bản đồ huyện để xác định cụ thể vùng nghiên cứu. Đề tài hiện trạng sử dụng nước tại huyện trảng bom gồm các điểm khảo sát là :
Thị trấn Trảng Bom
Xã Thanh Bình
Xã Cây Gáo
Xã Bàu Hàm
Xã Sông Thao
Xã Sông Trầu
Xã Hối Nai 3
Xã Bắc Sơn
Xã Bình Minh
Xã Quảng Tiến
Xã Tây Hòa
Xã Đồi 61
Xã Hưng Thịnh
Xã Trung Hòa
Xã An Viễn
Xã Đồng Hòa
Xã Giang Điền
Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu :
Phương pháp này đánh giá tình hình chung của hiện trạng sử dụng nước của huyện. Do đó, việc thu thập các tài liệu liên quan là hết sức cần thiết :
Tài liệu của Phòng tài nguyên Môi trường của huyện.
Tài liệu của Sở Tài Nguyên Môi Trường của tỉnh Đồng Nai.
Tài liệu của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường của Tỉnh Đồng Nai.
Hiện trạng sử dụng nước của các khu vực điều tra.
Tiến hành khảo sát : đi đến từng hộ dân.
Phương pháp điều tra xã hội học :
Đây là phương pháp điều tra thông tin dưới dạng phiếu điều tra.
Xây dựng phiếu điều tra : phiếu điều tra được xây dựng dưới hình thức đặt câu hỏi trực tiếp đối với người dân bao gồm các phần : nguồn cấp, chất lượng nguồn cấp, lưu lượng …
Tiến hành điều tra : việc điều tra được tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân theo các nội dung trong phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước.
Giới hạn đề tài
Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ giới hạn điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cho tình hình sử dụng nước tại huyện Trảng Bom.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRẢNG BOM
Huyện Trảng Bom (HTB) thành lập 2003, được tách ra từ Huyện Thống Nhất theo Nghị Định 27/2003/NĐ-CP ngày 21/08/2003 của Chính Phủ. Theo đó, huyện gồm thị trấn và 16 xã. Cơ cấu kinh tế Huyện đang chuyển dịch sang Công nghiệp – Dịch vụ – Nông Nghiệp. Sự phát triển công nghiệp nhanh đã kéo theo nhiều vấn đề môi trường phát sinh như : nước thải công nghiệp không qua xử lý được thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận, khí thải phát sinh…
Huyện Trảng Bom có diện tích tự nhiện 323,70km2, dân số hiện nay khoảng 198.510 người (định hướng đến năm 2020 khoảng 235.500 người), có ưu thế về vị trí địa lý nằm trên trục Quốc lộ 1, giáp thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, có tài nguyên phong phú. Hiện nay Trảng Bom là một trong những huyện có tốc độ phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế cao so với các huyện trong tỉnh Đồng Nai.
Huyện Trảng Bom có 16 Xã và một thị Trấn (Thị trấn Trảng Bom). Trên địa bàn HTB có 3 Khu công nghiệp (KCN) tập trung đã đi vào hoạt động : KCN Bàu Xéo, KCN Hối Nai, KCN Sông Mây và cụm công nghiệp vật liệu xây dựng Hối Nai 3. Đồng thời Huyện đã và đang quy hoạch các Khu và Cụm công nghiệp vật liệu từ nay đến năm 2010 và năm 2020 đó là : Khu công nghệ cao Giang Điền và các Cụm công nghiệp Hưng Thịnh, Suối Sao, Thanh Bình, Sông Thao,… về nông nghiệp, huyện Trảng Bom phát triển mạnh nghành chăn nuôi với tổng đàng gia súc 180.000 con, tổng đàng gia cầm 1.027.113 con ( số liệu năm 2007) tập trung ở các xã Thanh Bình, Cây Gáo, Sông Trầu, An Viễn, Giang Điền, Bắc Sơn.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng nếu không được quản lý và bảo vệ tích cực. Để có nền kinh tế phát triển bền vững thì tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Nghị định số 10-NQ/HU ngày 07/09/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện “về một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2006 – 2010” đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm về tăng cường quản lý nguồn tài nguyên và làm tốt công tác bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện giai đoạn 2006 – 2010 thực sự bền vững. Nhiệm vụ trọng tâm tập trung vào vấn đề quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên, xây dựng bãi xử lý rác sinh hoạt, thu gom 100% rác thải y tế và 80% các chất thải khác, áp dụng công nghệ sạch hơn trong sản xuất công nghiệp và huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, của toàn bộ xã hội vào hoạt động bảo vệ môi trường.
Từ những vấn đề trên yêu cầu đặt ra cần phải có kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường của huyện với những nhiệm vụ cụ thể thiết thực và khả thi.
Đặc điểm và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Huyện Long Thành
Tp Biên Hòa
Huyện Thống Nhất
Huyện Vĩnh Cửu
Hình 1.1 : Bản đồ của huyện Trảng Bom
Huyện Trảng Bom được hình thành từ việc chia tách huyện Thống Nhất (cũ) theo Nghị định 97/2003/NĐ.CP của Chính Phủ. HTB có tổng diện tích tự nhiên là 32.614 ha, chiếm 5,56% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, với 17 đơn vị hành chính bao gồm 16 xã và 1 thị Trấn : xã Hối Nai 3, Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Giang Điền, Sông Trầu, Tây Hòa, Đông Hòa, Trung Hòa, Hưng Thịnh, Sông Thao, Bàu Hàm, An Viễn, Cây Gáo, Đồi 61, Thanh Bình và thị trấn Trảng Bom. Ranh giới hành chính HTB được xác định như sau :
Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu.
Phía Nam giáp huyện Long Thành.
Phía Tây giáp Tp Biên Hòa.
Phía Đông giáp huyện Thống Nhất.
Trảng Bom là huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là một trong những trung tâm kinh tế – xã hội và khoa học của tỉnh Đồng Nai. Trung tâm huyện chỉ cách Tp.HCM 50km và Tp Biên Hòa 20km. Huyện hiện là nơi tập trung nhiều KCN, có nhiều điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật : điện, nước, giao thông,… và có sức hút đầu tư từ bên ngoài cũng như có điều kiện phát triển mạnh mẽ trên cả 3 lĩnh vực : Nông Nghiệp – Công Nghiệp – Dịch Vụ.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Khí hậu
Huyện Trảng Bom nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với những đặc điểm :
Nắng nhiều, trung bình khoảng 2.500 – 2.700 giờ/năm. Nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình 25 – 260C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 (210C), tháng có nhiệt độ cao nhất khoảng từ 34 – 350C. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 9.4900C, rất thuận lợi cho thâm canh, tăng năng suất và tăng vụ.
Mưa tập trung theo mùa : mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 85% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến tháng 4, chỉ chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi trung bình 1.100 – 1.400 mm/năm, nhưng mùa khô lượng bốc hơi thường chiếm 64 – 65% tổng lượng bốc hơi cả năm, gây nên tình trạng mât cân đối nghiêm trọng về chế độ ẩm và mùa khô thường cho hiệu quả cao và ổn định.
Địa hình
Địa hình HTB chia làm 3 dạng địa hình cơ bản : địa hình thấp phân bố ở phía nam và ven Quốc lộ 1A (QL1A), địa hình cao phân bố ở phía bắc huyện và địa hình trung bình phân bố ở phía Bắc QL1A, phía Nam khu vực có địa hình cao, nhìn chung địa hình của huyện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và xây dựng hạ tầng các KCN.
Nhiệt độ
Kết quả quan trắc nhiệt độ tại trạm Long Khánh – Trung tâm tính (Bản I.1 phụ lục) cho thấy nhiệt độ không khí trung bình ngày là 25,90C.
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất xuất hiện vào tháng IV. Độ chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng cao nhất và tháng thấp nhất (biên độ năm) được dao động từ 3,40C – 4,50C.
Những lợi thế của huyện
Về đất nông nghiệp là 26.445 ha, chiếm 81,08% đất tự nhiên của huyện. Nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu, diện tích sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên nhờ chú trọng mở rộng diện tích, khai hoang, phục hóa.
Ưu thế về đặc thù tự nhiên là nhân tố quan trọng định hướng phát triển các loại cây lâu năm, cây ngắn ngày và cây lương thực như : cao su, cà phê, tiêu, cây ăn quả, điều, chôm chôm, sầu riêng, ngô, mía, bông, các loại đổ và lúa nước.
Tài nguyên khoáng sản có Puzlan làm nguyên liệu phụ gia xi măng, trữ lượng 20 triệu tấn, một số mỏ đá quí, mỏ đá Bazan, than bùn, cuội sỏi làm nguyên liệu chế biến phân bón và vật liệu xây dựng.
Tiềm năng du lịch : thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, có lợi thế về điều kiện tự nhiên, môi trường, sự kết hợp hài hòa giữa rừng trồng và mặt nước ao hồ, thác ghềnh tự nhiên.
Huyện có 03 khu công nghiệp là Sông Mây, Hố Nai và Bàu Xéo. Huyện với lợi thế cách Tp.HCM 50 km và Tp.Biên Hòa về phía đông, dọc theo QL1A là địa bàn khuyến khích thu hút đầu tư của doanh nghiệp.
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Tình hình Kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội trong những năm vừa qua đạt mức tăng liên tục : năm 2005 đạt 2.029,6 tỷ đồng, năm 2006 đạt 2.688 tỷ đồng và năm 2007 đạt 3.519,5 tỷ đồng. Mức tăng bình quân GDP tron g 2 năm 2006 và 2007 đạt trên 20%.
Cơ cấu kinh tế của huyện cũng chuyển dịch đúng hướng “Công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp”, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Bảng 1.1 : Cơ cấu GDP qua các năm
Loại hình
Cơ cấu GDP qua các năm (%)
2005
2006
2007
Nông – Lâm – Thủy sản
17,9
14,5
11,4
Công nghiệp – XDCB
62,9
68,4
71,1
Dịch vụ
19,2
17,1
17,5
Nguồn : Niên giám thống kê huyện Trảng Bom năm 2007
1.2.2 Tình hình xã hội
Công nghiệp – tiêu thụ công nghiệp :
Công nghiệp và tiêu thụ công nghiệp (TTCN) trong những năm qua có mức tăng cao trong các năm qua và luôn đạt tỉ lệ trên 20%, năm 2005 đạt 2.985,145 tỷ đồng, năm 2006 đạt 4.430,745 tỷ đồng, năm 2007 đạt 6.089,572 tỷ đồng tăng 37,3% so với năm 2006.
Trong những năm qua, đâu tư nước ngoài vào KCN tại Trảng Bom ngày càng tăng, tính đến ngày 30/09/2007 đã có thêm 11 dự án đầu tư nước ngoài nâng tổng số dự án trên địa bàn huyện hiện nay là 154 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký lên đến 1.043.311.445 USD, chiếm 11,09% tổng số vốn đăng ký toàn tỉnh. Đã có 126 dự án đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, huyện có 1 cụm công nghiệp (CCN) vật liệu xây dựng Hố Nai 3 lấp đầy và 6 CCN địa phương đang triển khai và kêu gọi đầu tư.
Một số ngành TTCN địa phương tiếp tục phát triển theo hướng khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế tại chổ như : chế biến nông sản thực phẩm, chế biến gỗ…
Thương mại – dịch vụ :
Hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn trong những năm qua cũng tăng đặc biệt năm 2007 có mức tăng rất cao đạt 102,4% so với năm 2006. Cụ thể năm 2005 đạt 1.936,056 tỷ đồng, năm 2006 đạt 2.516,873 tỷ đồng và năm 2007 đạt 3.473,285 tỷ đồng.
Toàn huyện có trên 130 doanh nghiệp thương mại – dịch vụ và hơn 9.078 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động trên 23 chợ lớn, nhỏ.
Hoạt động du lịch đã bước đầu phát triển. Bên cạnh sân golf, khu du lịch (KDL) Thác Giang Điền đã thu hút lượng lớn (gần 200.000) khách từ các nơi đến tham quan.
Sản xuất nông – lâm nghiệp :
Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2005 đạt 610,425 tỷ đồng, năm 2006 đạt 654,179 tỷ đồng, năm 2007 đạt 695,746 tỷ đồng tăng 6,9% so với năm 2006.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là : 19,178 ha, đạt 100,2% kế hoạch, bằng 98,7% so với cùng kỳ. Trong đó một số cây trồng chính như : cây lúa 5.892 ha đạt 106,5% kế hoạch; cây bắp 7.215 ha đạt 94,4% kế hoạch; cây Mì 2.431 ha đạt 107,7% kế hoạch, Rau các loại 1.110 ha đạt 100,4% kế hoạch. Ước tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 59.390 tấn, bằng 99,7% so năm 2006.
Đã cung ứng được khoảng 796,2 tấn giống mới các loại, trong đó Lúa khoảng 662tấn, Bắp khoảng 130 tấn, Đậu nành 1,2 tấn. Tổ chức 31 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, vật nuôi; 27 buổi hội thảo mô hình nuôi cá, thâm canh cây ăn trái, nuôi thỏ sinh sản …
Sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh cả về trồng trọt lẩn chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng giống mới, tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị diện tích.
Đàn gia súc, gia cầm hiện có : trâu 424 con, bò 5.766 con, tăng 3,7% so năm 2006; gia cầm 1.027.113 con, tăng 83,6% so năm 2006; heo 170.049 con bằng 85,4% so năm 2006. Nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, kiểm tra giám sát dịch bệnh; kịp thời xử lý các trường hợp nghi dịch bệnh; thường xuyên kiểm soát giết mỗ, kiểm dịch động vật, giám sát dịch bệnh nên trong năm không để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm.
Thu chi ngân sách :
Thu ngân sách : Tổng thu ngân sách năm 2005 là 487,596 tỷ đồng, năm 2006 là 538,347 tỷ đồng, năm 2007 là 578,164 tỷ đồng. Trong đó : các khoản thu theo dự toán tỉnh giao ước đạt : 199,319 tỷ đồng, vượt 58,42% dự toán tỉnh giao, vượt 18,70% so Nghị quyết hội đồng nhân dân (HĐND) huyện và tăng 29,65% so với năm 2006; các nguồn vốn huy động có mục tiêu ước đạt 4,567 tỷ đồng đạt 45,67 Nghị quyết HĐND huyện. Các nguồn thu phát sinh tỉnh không giao dự toán : 222,359 tỷ đồng, bằng 98,19% so năm 2006.
Nhìn chung hều hết các khoản thu thuế, thu khác trong dự toán đều đạt, vượt dự toán tỉnh và Nghị quyết HĐND Huyện giao. Đây cũng là năm thứ 2 toàn huyện tiếp tục hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách ở cả 2 cấp huyện và xã.
Chi ngân sách : trong 2005 là 166,738 tỷ đồng, năm 2006 là 194,949 tỷ đồng và năm 2007 là 210,553 tỷ đồng, tăng 36,75% so dự toán tỉnh giao, tăng 4,79% so Nghị quyết HĐND huyện và tăng 5,43% so năm 2006. Trong đó chỉ tích lũy đạt 80,122 tỷ đồng, tăng 67,14% so dự toán tỉnh giao, bằng 91,08% so Nghị quyết HĐND huyện và chiếm tỷ trọng 36,99% so tổng chi; chi tiêu dùng dạt 136,458 tỷ đồng, tăng 23,56% so dự toán Tỉnh giao, tăng 14,94% so Nghị quyết HĐND huyện và chiếm tỷ trọng 63,01% so tổng chi. Trong năm, đã ưu tiên, cân đối đủ nguồn vốn cho chi đầu tư phát triển đồng thời đảm bảo tương đối nhu cầu chi của địa phương và cấp cơ sở.
Hiện trạng môi trường
Tài nguyên đất
Theo bản đồ tỉ lệ 1/25.000, toàn huyện có 05 nhóm đất :
Nhóm đất Gley : Nhóm đất này có diện tích nhỏ (614,13 ha), chỉ chiếm 1,99% diện tích toàn huyện. Do ảnh hưởng của quá trình ngập nước nên trong tầng dày đất từ 0 – 50 cm bị gley nặng, thích hợp với trồng lúa nước.
Nhóm đất tầng mỏng : Diện tích 61,5 ha, chiếm 0,19% diện tích tự nhiên. Tầng đất hữu hiệu mỏng, trơ sỏi đá trên bề mặt, không thích hợp sản xuất nông nghiệp.
Nhóm đất đen : Diện tích 14.332,76 ha, chiếm 44,28% diện tích tự nhiên (lớn nhất huyện). Loại đất này màu mở thích hợp trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái và hoa màu.
Nhóm đất xám : Diện tích 13.701,57 ha, chiếm 42,33% diện tích tự nhiên. Khá thích hợp với nhiều loại cây nhưng đòi hỏi đầu tư cao.
Nhóm đất đỏ : Diện tích 3.628,51 ha, chiếm 11,21% diện tích tự nhiên, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, cây ăn trái…
1.3.2 Tài nguyên khoáng sản
Tài