Khóa luận Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh An Giang

Trong năm 2008 vừa qua, nền kinh tếViệt Nam gặp nhiều biến động lớn diễn ra nhanh chóng và khó dựbáo, tình hình lạm phát tăng cao 23,1% (1) vào những tháng đầu năm. Để đối phó, chính phủ đã phải thực hiện hàng loạt các chính sách thắt chặt tiền tệ, thông qua việc thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ra các quyết định (số1317/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 6 năm 2008 và quyết định số1326/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 6 năm 2008) đểnâng mức lãi suất cơbản từ12% lên mức 14% và lãi suất tái cấp vốn từ 13% lên mức 15%. Vào những tháng cuối năm 2008, nền kinh tếtrởnên đình đốn và lâm vào tình trạng suy thoái. Đểkích cầu nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất cơbản, giảm lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, chỉtrong khoảng thời gian hơn 2 tháng (từngày 1/10/2008 đến ngày 22/12/2008) lãi suất cơbản giảm từ14% xuống còn 8,5%, dẫn đến lãi suất liên ngân hàng giảm từ15,67% xuống 8,48%. Mặt khác, cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trên thếgiới, được khởi nguồn từMỹ bằng cuộc khủng hoảng địa ốc, cho vay dưới chuẩn đã nhanh chóng lan nhanh sang các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, kinh tế, lao động, việc làm và các khu vực, các nước khác. Không ngoại lệ, tuy có chậm hơn một sốnước nhưng Việt Nam cũng bịtác động rất lớn và khá rộng. Từnhững tác động trên, kinh tếViệt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Nền kinh tếgiảm sút, đồng tiền bịmất giá gây ảnh hưởng không tốt đến khảnăng thanh toán của doanh nghiệp cũng nhưcá nhân. Hoạt động của các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng đáng kể, xuất phát từtính chất của sản phẩm dịch vụcác ngân hàng là “nhạy cảm, không cất trữ được, không bền vững và không độc quyền”, do có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sựtác động của nhiều nhân tốkhách quan và chủquan nhưkinh tế, chính trị, xã hội nên hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn gắn với rủi ro. Từ đó gây ra những thiệt hại không nhỏcho ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng kinh doanh không những chỉhuy động vốn và cho vay mà còn rất nhiều lĩnh vực khác nhưthanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụthẻ đại lý, Vì vậy có thểnói rằng rủi ro ngân hàng rất đa dạng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng là hoạt động chủyếu mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, nhưng đồng thời cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao. Đặc biệt rủi ro tín dụng có khảnăng xảy ra cao hơn trong năm 2008, do ảnh hưởng không tốt của nền kinh tế, khả năng thanh toán trong dân cưgiảm, ngân hàng có khảnăng thu hồi nợchậm, mất vốn. Trong các lĩnh vực tín dụng của MHB thì cho vay xây dựng nhà là một trong những hoạt động chủyếu mang lại lợi nhuận. Đây là lĩnh vực cho vay tập trung chủyếu vào trung và dài hạn. Trong năm qua, với mức lãi suất cho vay cao, cùng giá cảvật tưxây dựng tăng cao, thì việc cho vay xây dựng nhà là một hoạt động hết sức rủi ro. Qua quá Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần ThịThanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang SVTH: Văn Thùy NhưNgọc Hân Trang 2 trình tìm hiểu và thực tập tại ngân hàng tôi quyết định chọn đềtài: “Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - chi nhánh An Giang” nhằm tìm hiểu những rủi ro mà ngân hàng gặp phải.

pdf53 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH VĂN THÙY NHƯ NGỌC HÂN ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY XÂY DỰNG NHÀ TẠI MHB CHI NHÁNH AN GIANG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC LONG XUYÊN, tháng 5 năm 2008 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY XÂY DỰNG NHÀ TẠI MHB CHI NHÁNH AN GIANG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Sinh viên thực hiện: VĂN THÙY NHƯ NGỌC HÂN Lớp: DH6TC2 MSSV: DTC052285 GVHD: Ths. TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG LONG XUYÊN, tháng 5 năm 2008 ĐỀ TÀI ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Ths. TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG Người chấm, nhận xét 1: Người chấm, nhận xét 2: Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, ngày ….. tháng….. năm …… LỜI CẢM ƠN ZÑÑÑY Trải qua bốn năm học tập dưới mái trường đại học, em luôn được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô nhất là các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã tạo cho em một nền tảng kiến thức khá vững chắc trước khi bước vào cuộc sống thực tế. Đặc biệt qua thời gian thực tập ở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh An Giang nhờ sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ nhân viên ở Ngân hàng nên em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Bằng tất cả tấm lòng em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến: - Ban giám hiệu, tập thể giáo viên Trường Đại học An Giang, quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã trang bị kiến thức cho em trong suốt bốn năm học qua. - Cô Trần Thị Thanh Phương đã tận tình hướng dẫn em khi thực hiện khóa luận này. - Ban giám đốc Ngân hàng PTN ĐBSCL chi nhánh An Giang và các cô chú ở tất cả các phòng, đặc biệt là các anh chị ở phòng Kinh doanh và Quản lý rủi ro đã hướng dẫn chỉ dạy, cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết cho em. Xin chúc Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong cuộc sống. Chúc Ngân hàng ngày càng phát triển và kinh doanh đạt hiệu quả cao. Với kiến thức và điều kiện nghiên cứu có hạn nên nội dung phát triển của khóa luận còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ dạy và góp ý của thầy và cơ quan thực tập để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Εm xin chân thành cảm ơn!!! An Giang, ngày….tháng….năm…. Sinh viên thực hiện VĂN THÙY NHƯ NGỌC HÂN MỤC LỤC Chương 1: Tổng quan .....................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài:.................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................ 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................................. 2 Chương 2: Cơ sở lý luận .................................................................................................3 2.1. Khái quát về tín dụng: ......................................................................................... 3 2.1.1. Khái niệm:.......................................................................................................3 2.1.2. Bản chất: .........................................................................................................3 2.1.3. Chức năng của tín dụng: .................................................................................3 2.1.4. Vai trò của tín dụng:........................................................................................3 2.2. Khái quát về cho vay: .......................................................................................... 3 2.2.1. Các khái niệm: ................................................................................................3 2.2.2. Phân loại nợ: ...................................................................................................4 2.2.3. Nguyên tắc và điều kiện vay vốn: ...................................................................5 2.3. Rủi ro tín dụng: .................................................................................................... 6 2.3.1. Khái niệm:.......................................................................................................6 2.3.2. Phân loại..........................................................................................................6 2.3.3. Các nguyên nhân dẫn đến RRTD:...................................................................7 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan:........................................................................7 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan:...........................................................................7 2.3.4. Những thiệt hại do RRTD gây ra: ...................................................................8 - Đối với nền kinh tế: ............................................................................................8 - Đối với ngân hàng: .............................................................................................8 2.4. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng:....................................................................... 9 ¾ Tỷ lệ nợ quá hạn:...........................................................................................9 ¾ Tỷ lệ nợ xấu: .................................................................................................9 2.5. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng: ............................................................... 9 Chương 3: Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................................................................11 3.1. Sơ lược về MHB - Chi nhánh An Giang: ......................................................... 11 3.1.1. Quá trình hình thành MHB: ..........................................................................11 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển MHB - Chi nhánh An Giang:.................11 3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: .............................................................. 12 3.3. Sản phẩm dịch vụ chính tại ngân hàng:........................................................... 15 3.3.1. Cho vay xây dựng, sữa chữa, nâng cấp nhà ở:..............................................15 3.3.2. Cho vay tiêu dùng .........................................................................................16 3.3.3. Hạn mức tín dụng..........................................................................................17 3.3.4. Cho vay mua xe ô tô .....................................................................................17 3.4. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2006- 2008: ........ 17 3.4. Thuận lợi và khó khăn: ..................................................................................... 19 a. Thuận lợi: ........................................................................................................19 b. Khó khăn: ........................................................................................................20 Chương 4: Thực trạng RRTD trong cho vay xây dựng nhà tại MHB chi nhánh An Giang ..............................................................................................................................21 4.1. Một số đặc điểm chủ yếu của cho vay xây dựng nhà:..................................... 21 4.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà tại MHB Chi nhánh An Giang: ................................................................................................................... 21 4.2.1. Doanh số cho vay xây dựng nhà: ..............................................................22 4.2.2. Doanh số thu nợ cho vay xây dựng nhà: ..................................................23 4.2.3. Tình hình dư nợ trong hạn:........................................................................25 4.2.4. Tình hình nợ quá hạn: ................................................................................26 4.2.5. Tình hình nợ xấu:........................................................................................28 4.2.6. Đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà tại MHB: ...........30 4.3. Những nguyên nhân chủ dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà tại MHB chi nhánh An Giang: ......................................................................... 31 4.3.1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan: ...............................................31 a. Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật: .........................................................31 b. Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: .........................................................32 4.3.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan: ...................................................32 a. Nguyên nhân từ phía khách hàng:...................................................................32 b. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:....................................................................32 Chương 5: Một số giải pháp hạn chế RRTD ..............................................................34 5.1. Định hướng phát triển của MHB chi nhánh An Giang trong năm 2009: ..... 34 5.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà ở:………………… ..................................................................................................... 34 5.2.1. Đối với ngân hàng:........................................................................................34 5.2.2. Đối với việc nhận bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay: ....35 5.2.3. Bán các khoản nợ quá hạn cho công ty mua bán nợ: ....................................35 5.2.4. Ứng dụng các nguyên tắc của Basel về quản lý nợ xấu:...............................36 5.2.5. Ứng dụng phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ-IRR trong quản lý rủi ro:........................................................39 PHẦN KẾT ....................................................................................................................44 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB ................................................. 18 Bảng 4.1: DSCV xây dựng nhà tại MHB Chi nhánh An Giang ..…………………..22 Bảng 4.2: Doanh số thu nợ cho vay xây dựng nhà tại MHB ..……………………24 Bảng 4.3: Dư nợ trong hạn cho vay xây dựng nhà ở tại MHB An Giang ............... 25 Bảng 4.4: Tình hình NQH trong cho vay xây dựng nhà tại MHB ........................... 27 Bảng 4.5: Tình hình nợ xấu trong cho vay xây dựng nhà tại MHB......................... 29 Bảng 4.6: Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ............................................................... 30 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của ngân hàng ........................... 18 Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện DSCV xây dựng nhà ................................................... 22 Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện DSTN cho vay xây dựng nhà ..................................... 24 Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ trong hạn cho vay xây dựng nhà.... 25 Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện tình hình NQH trong cho vay xây dựng nhà ............ 27 Biểu đồ 4.5: Biểu đồ thể hiện tình hình nợ xấu trong cho vay xây dựng nhà ......... 30 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NH PTN ĐSCL: Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long MHB: Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long NHTM: Ngân hàng thương mại NNHN: Ngân hàng Nhà nước CBTD: Cán bộ tín dụng RRTD: Rủi ro tín dụng DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ NQH: Nợ quá hạn UBND: Ủy ban nhân dân GDP: Tổng sản phẩm quốc dân Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 1 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong năm 2008 vừa qua, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều biến động lớn diễn ra nhanh chóng và khó dự báo, tình hình lạm phát tăng cao 23,1% (1) vào những tháng đầu năm. Để đối phó, chính phủ đã phải thực hiện hàng loạt các chính sách thắt chặt tiền tệ, thông qua việc thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ra các quyết định (số1317/QĐ- NHNN ngày 10 tháng 6 năm 2008 và quyết định số 1326/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 6 năm 2008) để nâng mức lãi suất cơ bản từ 12% lên mức 14% và lãi suất tái cấp vốn từ 13% lên mức 15%. Vào những tháng cuối năm 2008, nền kinh tế trở nên đình đốn và lâm vào tình trạng suy thoái. Để kích cầu nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản, giảm lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, chỉ trong khoảng thời gian hơn 2 tháng (từ ngày 1/10/2008 đến ngày 22/12/2008) lãi suất cơ bản giảm từ 14% xuống còn 8,5%, dẫn đến lãi suất liên ngân hàng giảm từ 15,67% xuống 8,48%. Mặt khác, cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trên thế giới, được khởi nguồn từ Mỹ bằng cuộc khủng hoảng địa ốc, cho vay dưới chuẩn đã nhanh chóng lan nhanh sang các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, kinh tế, lao động, việc làm và các khu vực, các nước khác. Không ngoại lệ, tuy có chậm hơn một số nước nhưng Việt Nam cũng bị tác động rất lớn và khá rộng. Từ những tác động trên, kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Nền kinh tế giảm sút, đồng tiền bị mất giá gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng như cá nhân. Hoạt động của các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng đáng kể, xuất phát từ tính chất của sản phẩm dịch vụ các ngân hàng là “nhạy cảm, không cất trữ được, không bền vững và không độc quyền”, do có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội… nên hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn gắn với rủi ro. Từ đó gây ra những thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng kinh doanh không những chỉ huy động vốn và cho vay mà còn rất nhiều lĩnh vực khác như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụ thẻ đại lý,… Vì vậy có thể nói rằng rủi ro ngân hàng rất đa dạng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, nhưng đồng thời cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao. Đặc biệt rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra cao hơn trong năm 2008, do ảnh hưởng không tốt của nền kinh tế, khả năng thanh toán trong dân cư giảm, ngân hàng có khả năng thu hồi nợ chậm, mất vốn. Trong các lĩnh vực tín dụng của MHB thì cho vay xây dựng nhà là một trong những hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận. Đây là lĩnh vực cho vay tập trung chủ yếu vào trung và dài hạn. Trong năm qua, với mức lãi suất cho vay cao, cùng giá cả vật tư xây dựng tăng cao, thì việc cho vay xây dựng nhà là một hoạt động hết sức rủi ro. Qua quá (1) Vietnam: Selected Economic Indicators, 2005–09 Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 2 trình tìm hiểu và thực tập tại ngân hàng tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - chi nhánh An Giang” nhằm tìm hiểu những rủi ro mà ngân hàng gặp phải. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại ngân hàng - Đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay xây dựng nhà 1.3. Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng các kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, cùng những kiến thức đã được tích lũy trong quá trình học tập và nghiên cứu sách báo, em sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Thu thập dữ liệu chủ yếu là các dữ liệu thứ cấp: • Từ các báo cáo, tài liệu của ngân hàng MHB • Tài liệu trên các phương tiện truyền thông như: Sách, Báo, Internet, ý kiến của các chuyên gia,… - Sử dụng các phương pháp: thống kê, phân tích, so sánh các số liệu và dữ liệu thu thập được. 1.4. Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng rất đa dạng, bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,... Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - chi nhánh An Giang cũng gặp phải các rủi ro trên. Tuy nhiên, tôi chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu những rủi ro trong cho vay xây dựng nhà trong các năm 2006-2008 và những biện pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng MHB. Để tiến hành tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu đề tài thì điều cần thiết đầu tiên là phải có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực ngân hàng và một cơ sở lý thuyết vững chắc cho bài nghiên cứu. Do đó, để làm tiền đề vững chắc cho đề tài, ta đi vào nghiên cứu phần cơ sở lý luận. Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái quát về tín dụng: 2.1.1. Khái niệm: Tín dụng ngân hàng (sau đây gọi tắt là tín dụng) là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung sau: • Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng. • Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn. • Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. Nếu thiếu một trong các nội dung trên thì không còn là quan hệ tín dụng. 2.1.2. Bản chất: Tín dụng thể hiện quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa người sở hữu và người sử dụng. Bản chất của sự chuyển nhượng này là quan hệ xã hội giữa người đi vay và người cho vay. 2.1.3. Chức năng của tín dụng:(1) • Tập trung và phân phối lại vốn nhàn rỗi trên nguyên tắc hoàn trả • Kiểm soát các hoạt động kinh tế bằng tiền 2.1.4. Vai trò của tín dụng:(2) • Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển • Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước • Tín dụng là phương tiện thực hiện chính sách xã hội và nâng cao đời sống dân cư 2.2. Khái quát về cho vay: 2.2.1. Các khái niệm: - Cho vay(2): là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. - Doanh số cho vay: Doanh số cho vay là phần phản ánh tất cả những khoản tiền cho vay phát sinh của ngân hàng đã cho khách hàng vay trong năm. (1), (2) trang 115, Học viện Tài chính, Chủ biên: GS., TS. Vũ Văn Hóa; PGS., TS. Đinh Xuân Hạng - Giáo trình lý thuyết tiền tệ, NXB Tài chính Hà Nội, 2005 (2) Quyết định số 1627/2001/QĐ-NNHN ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 4 - Doanh số thu hồi nợ: Doanh số thu nợ phản ánh toàn bộ những khoản nợ mà ngân hàng thu về từ các khoản cho vay trước đây. - Dư nợ: Dư nợ phản ánh những khoản tiền mà ngân hàng đã cho vay trong một khoản thời gian nhất định nào đó và đây cũng chính là những khoản thu về trong tương lai của ngân hàng khi các khoản cho vay đó đáo hạn. - Nợ quá hạn: (1) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. - Nợ xấu: (3) là các khoản nợ thuộc các nhó
Tài liệu liên quan