Môn Tiếng Việt nói chung và Làm văn nói riêng nhằm mục đích
cuối cùng là rèn cho học sinh sửdụng đúng, hay tiếng Việt vào hoạt động
giao tiếp trong đời sống. Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những tri
thức vềngôn ngữnhưcác lớp từvựng, các qui tắc sửdụng ngôn ngữvào
trong hoạt động giao tiếp. Chính nhờnhững tri thức này mà học sinh mới
biết cách sửdụng ngôn ngữphù hợp với nội dung cần trình bày. Có thể
nói dạy tiếng Việt là dạy cho học sinh cách sửdụng phương tiện cần thiết
đểthực hiện quá trình giao tiếp. Mặt khác, môn học này còn giúp cho học
sinh tiếp nhận và diễn đạt những kiến thức khoa học trong nhà trường.
Dạy làm văn ởtrường phổthông hiện nay gặp rất nhiều khó khăn.
Có một thời gian dài người giáo viên dạy làm văn cho học sinh quá thiên
vềtri thức lý thuyết một cách máy móc mà quên rằng tất cảnhững tri thức
ấy cần được vận dụng trong đời sống thực tế. Mặt khác, chương trình cũng
không chú ý đến nhu cầu, thịhiếu của học sinh cho nên đa sốnội dung của
các bài làm văn mà giáo viên đưa ra không gắn với thực tế đời sống mà
chỉnghiêng vềnhững tác phẩm văn chương. Người dạy chưa tìm hiểu
xem học sinh có nhu cầu bộc lộtình cảm, cảm xúc của mình không?
Chính điều này đã làm cho học sinh trởnên thụ động, hạn chếkhảnăng
giao tiếp, đồng thời tạo cho học sinh cảm giác nhàm chán, không thích
học làm văn.
Từtrước đến nay người ta bàn rất nhiều vềphương pháp dạy tiếng
Việt, làm văn ởphổthông: phương pháp giao tiếp, phương pháp vận động,
phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh Trong đó
người ta đặc biệt nhấn mạnh đến phương pháp giao tiếp. Trong dạy học
nói chung và dạy làm văn nói riêng, phương pháp giao tiếp ngày càng
được thểhiện dưới những hình thức đa dạng khác nhau. Kết quảcủa một
giờlàm văn không phải chỉcho học sinh nắm được nội dung bài học theo
lý thuyết suông mà còn phải biết ứng dụng vào các hoạt động giao tiếp
trong thực tế đời sống. Vì vậy, kểtừkhi quan điểm giao tiếp được đưa vào
trong phương pháp dạy học thì kết quảdạy làm văn đã đạt được những
bước tiến đáng kểso với trước đó.
48 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 1
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt nói chung và Làm văn nói riêng nhằm mục đích
cuối cùng là rèn cho học sinh sử dụng đúng, hay tiếng Việt vào hoạt động
giao tiếp trong đời sống. Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những tri
thức về ngôn ngữ như các lớp từ vựng, các qui tắc sử dụng ngôn ngữ vào
trong hoạt động giao tiếp. Chính nhờ những tri thức này mà học sinh mới
biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với nội dung cần trình bày. Có thể
nói dạy tiếng Việt là dạy cho học sinh cách sử dụng phương tiện cần thiết
để thực hiện quá trình giao tiếp. Mặt khác, môn học này còn giúp cho học
sinh tiếp nhận và diễn đạt những kiến thức khoa học trong nhà trường.
Dạy làm văn ở trường phổ thông hiện nay gặp rất nhiều khó khăn.
Có một thời gian dài người giáo viên dạy làm văn cho học sinh quá thiên
về tri thức lý thuyết một cách máy móc mà quên rằng tất cả những tri thức
ấy cần được vận dụng trong đời sống thực tế. Mặt khác, chương trình cũng
không chú ý đến nhu cầu, thị hiếu của học sinh cho nên đa số nội dung của
các bài làm văn mà giáo viên đưa ra không gắn với thực tế đời sống mà
chỉ nghiêng về những tác phẩm văn chương. Người dạy chưa tìm hiểu
xem học sinh có nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình không?
Chính điều này đã làm cho học sinh trở nên thụ động, hạn chế khả năng
giao tiếp, đồng thời tạo cho học sinh cảm giác nhàm chán, không thích
học làm văn.
Từ trước đến nay người ta bàn rất nhiều về phương pháp dạy tiếng
Việt, làm văn ở phổ thông: phương pháp giao tiếp, phương pháp vận động,
phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh … Trong đó
người ta đặc biệt nhấn mạnh đến phương pháp giao tiếp. Trong dạy học
nói chung và dạy làm văn nói riêng, phương pháp giao tiếp ngày càng
được thể hiện dưới những hình thức đa dạng khác nhau. Kết quả của một
giờ làm văn không phải chỉ cho học sinh nắm được nội dung bài học theo
lý thuyết suông mà còn phải biết ứng dụng vào các hoạt động giao tiếp
trong thực tế đời sống. Vì vậy, kể từ khi quan điểm giao tiếp được đưa vào
trong phương pháp dạy học thì kết quả dạy làm văn đã đạt được những
bước tiến đáng kể so với trước đó.
Chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp giao tiếp đóng một vai trò
quan trọng trong việc dạy và học làm văn. Phương pháp giao tiếp sẽ phát
huy được khả năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh, phát huy tư duy sáng
tạo, đồng thời tạo sự hứng thú cho học sinh trong các giờ học làm văn.
Chúng tôi suy nghĩ rằng đổi mới phương pháp dạy học làm văn đang là
vấn đề cần thiết. Hiện nay, chúng ta đã khẳng định tính ưu việt của
phương pháp giao tiếp trong việc dạy làm văn nhưng việc dạy và học làm
văn ở phổ thông vẫn còn hạn chế. Phần lớn giáo viên đều nhận thấy được
tầm quan trọng của việc dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp nhưng lại
không nắm được lý thuyết về giao tiếp, chưa tổ chức được những hình
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 2
thức giao tiếp, chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng, hiệu quả
của phương pháp này, đặc biệt là trong dạy làm văn. Điều này đã làm hạn
chế rất nhiều đến kết quả dạy và học làm văn. Trước thực trạng đó, với tư
cách là một giáo viên Ngữ văn tương lai tôi quyết định chọn đề tài
“Những giải pháp nâng cao hiệu quả dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm
giao tiếp”. Ở đề tài này, chúng tôi đề ra những phương pháp dạy làm văn
theo quan điểm giao tiếp nhằm mục đích giúp cho việc dạy và học làm
văn ở phổ thông đạt được chất lượng tốt hơn.
II. Lịch sử vấn đề
Những năm gần đây nhất là từ sau cải cách giáo dục, phương pháp
dạy học chính là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong những phương
pháp đó thì phương pháp giao tiếp được các nhà giáo dục hết sức chú ý.
Có nhiều bài viết, bài nghiên cứu về phương pháp này. Trong số các tác
giả nghiên cứu về dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp thì có tác giả
quan tâm cụ thể về mặt phương tiện (phương pháp dạy của giáo viên)
cũng có tác giả quan tâm về mặt mục đích của việc dạy làm văn theo quan
điểm giao tiếp.
Nguyễn Quang Ninh trong sách “Một số vấn đề dạy ngôn bản nói
và viết ở tiểu học theo hướng giao tiếp” khi nói về việc dạy làm văn, tác
giả đã nêu lên những nhược điểm của dạy làm văn nói theo định hướng
giao tiếp. Ông cho rằng mục đích của các bài làm văn thường bị giáo viên
coi nhẹ, giáo viên chỉ thiên về đánh giá thành phần nội dung của sự việc.
Người giáo viên đã quên rằng một bài làm văn không phải chỉ để tả, kể mà
qua việc tả, kể đó nhằm hướng đến một mục đích khác. Bên cạnh đó khi ra
đề làm văn cho học sinh thì dường như các nhân tố giao tiếp bị gạt ra
ngoài sự chú ý của giáo viên. Chính điều đó đã dẫn đến bài làm văn của
học sinh trở nên đơn điệu, nhàm chán. Tác giả đặc biệt chú ý đến phương
tiện của hoạt động giao tiếp là ngôn bản nói và ngôn bản viết. Đây chính
là phương tiện chủ yếu để thực hiện quá trình giao tiếp. Ở bài viết này
Nguyễn Quang Ninh cũng đã đưa ra những đặc điểm của ngôn bản nói và
ngôn bản viết. Ngôn bản ở đây là một chuỗi ngôn ngữ được sắp xếp theo
các qui tắc ngữ pháp, kèm theo ngữ điệu (ngôn bản nói) nhằm thể hiện nội
dung giao tiếp. Từ những đặc điểm trên giúp cho người dạy tìm ra những
phương pháp dạy làm văn phù hợp với quan điểm giao tiếp. Chúng ta cần
ý thức cho học sinh biết rằng mục đích cuối cùng của một bài làm văn là
phải giúp cho học sinh tổ chức được những ngôn bản theo mục đích giao
tiếp đã đề ra.
Trong sách “ Những thủ thuật trong dạy học – các chiến lược
nghiên cứu và lý thuyết về dạy học dành cho các giảng viên Đại học và
Cao đẳng ” Wilbrt J.Mckeachie đã dựa trên quan điểm thực tiễn của
phương pháp dạy học hiện nay mà cho rằng “Theo chương trình dạy tiếng
Pháp phải dựa trên việc thực hành ngôn ngữ trong và ngoài lớp học tiếng
Pháp học sinh phải luôn luôn được đặt vào tình huống giao tiếp” [Wilbrt,
J.Mckeachie. 2003.14]. Ở một đoạn khác, tác giả đặc biệt nhấn mạnh “cơ
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 3
bản là phải đặt học sinh trong một tình huống giao tiếp làm sản sinh hoặc
thông hiểu lời nói” [Wilbrt, J.Mckeachie. 2003.14]. Điều đó có nghĩa là
việc dạy học theo quan điểm giao tiếp được áp dụng rộng rãi ở tất cả các
môn học. Để có thể hướng quá trình dạy học vào hoạt động giao tiếp thì
người giáo viên cần thiết phải tạo ra những tình huống có vấn đề để học
sinh tham gia vào hoạt động giao tiếp. Tình huống là một điều kiện quan
trọng để sản sinh ra hoạt động giao tiếp, không có tình huống thì học sinh
không thể giao tiếp. Đây là nhận định có ý nghĩa quan trọng để người giáo
viên có thể tổ chức quá trình dạy học tiếng Việt, làm văn đạt hiệu quả cao.
Trần Đình Chung khi bàn về quan điểm dạy học làm văn trong sách
“Mấy vấn đề về giảng dạy môn phương pháp dạy học Ngữ văn trong
chương trình Cao đẳng Sư phạm mới” có nói “Với phân môn Tập làm
văn, quan điểm dạy học tích hợp càng thể hiện tính tích cực của nó khi
hiện thực hóa quan điểm thực hành và giao tiếp của phân môn này [Trần
Đình Chung. 2007.15]. Phương pháp dạy học tích hợp là lấy các dữ liệu từ
các nội dung bài học thuộc các phân môn liên quan. Chính các dữ liệu này
sẽ góp phần khơi gợi hứng thú, củng cố các kiến thức đã học. Từ đây cho
thấy quan điểm giao tiếp trong dạy học nói chung, dạy làm văn nói riêng
có một vai trò hết sức quan trọng đó là thực hành những văn bản góp phần
tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
Lê A khi bàn về phương pháp giao tiếp đã nói “ Phương pháp giao
tiếp là phương pháp quan trọng trong dạy học Tiếng việt. Phương pháp
giao tiếp là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lý thuyết được học
vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, có chú ý đến đặc điểm
và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp” [Lê A. 2006. 69-70].
Đặc biệt các tác giả còn nhấn mạnh “ Phương pháp này có thể được áp
dụng khi dạy học từ ngữ, câu, phong cách và đặc biệt là trong các bài học
thuộc phân môn Tiếng việt “ [Lê A. 2006. 70]. Từ những ý kiến trên, ta
thấy rằng tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của phương pháp giao
tiếp. Phương pháp này có thể giúp cho học sinh vận dụng được những lý
thuyết đã học để thực hành các văn bản trong quá trình giao tiếp. Phương
pháp giao tiếp là phương pháp có vai trò rất lớn và đang được sử dụng
rộng rãi trong việc dạy tiếng Việt nói chung và phân môn Làm văn nói
riêng. Khi vận dụng phương pháp này trong dạy làm văn thì người giáo
viên cần chú ý đến hai mặt chủ yếu là phải giúp học sinh vận dụng được
các lý thuyết giao tiếp và ý thức được các nhân tố giao tiếp.
Nguyễn Trí trong sách “Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học” khi
bàn về việc tạo sự hứng thú cho học sinh trong các giờ học, tác giả đã đưa
ra những cách lập đúng chương trình lời nói. Ở bài viết này, tác giả cũng
chú ý đến mục đích của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Bên cạnh đó
khi nói về mục đích của môn Làm văn tác giả cũng nhấn mạnh “Tập làm
văn có nhiệm vụ chủ yếu là rèn luyện kĩ năng sản sinh ngôn bản nói và
viết. Không học tốt Tập làm văn khả năng nói và viết ngôn bản của học
sinh sẽ bị hạn chế” [Nguyễn Trí. 1998. 8]. Điều đó có nghĩa là mục đích
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 4
cuối cùng của môn Làm văn là giúp cho học sinh có thể sử dụng thành
thạo ngôn ngữ vào trong hoạt động giao tiếp, học làm văn tốt sẽ giúp cho
học sinh có kĩ năng nói và viết thành thạo hơn
Trong sách “Phương pháp dạy học Tiếng việt” khi bàn về lý thuyết
giao tiếp bằng ngôn ngữ, Lê A đã nói “Làm văn chính là làm các loại văn
bản để giao tiếp. Không có nhu cầu giao tiếp thì không ai lại nói và viết
thành văn bản” [Lê A. 2006.193]. Mỗi người đều có những nhu cầu khác
nhau. Chính nhu cầu là động lực giúp cho con người hành động. Cho nên
để tạo ra được những văn bản thì người ta cần phải có nhu cầu giao tiếp. Ở
một đoạn khác tác giả càng nhấn mạnh vai trò của hoạt động giao tiếp
“Việc làm văn có quan hệ với một lý thuyết khác bên cạnh lý thuyết về văn
bản. Đó là lý thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ hay nói gọn hơn là lý thuyết
giao tiếp ngôn ngữ” [Lê A. 2006.193]. Điều đó có nghĩa là lý thuyết giao
tiếp đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học làm văn. Chính nhu
cầu giao tiếp là nguyên nhân sản sinh ra văn bản. Từ đó cho thấy để sản
sinh ra những văn bản có giá trị giao tiếp thì người dạy và học phải tham
gia vào hoạt động giao tiếp bằng các lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ.
Năm 2006 trên Tạp chí giáo dục số 138, Phan Thị Thủy trong bài
viết “Dạy làm văn ở Trung học cơ sở theo quan điểm giao tiếp” có nói
“Dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp cho học sinh Trung học cơ sở là
phát huy vai trò độc lập, sáng tạo, chủ động suy nghĩ của học sinh trong
việc học làm văn. Tính chủ động, sáng tạo này được thể hiện rõ thông qua
dấu ấn chủ quan của các em trong việc tạo lập văn bản” [Phan Thị Thủy.
2006. 27]. Một bài làm văn trở nên sinh động khi nó bộc lộ được tư tưởng,
tình cảm, cảm xúc của học sinh. Muốn đạt được điều này cần phải phát
huy tư duy, sáng tạo của mỗi học sinh. Cho nên chúng ta cần hướng học
sinh vào hoạt động giao tiếp. Chính hoạt động giao tiếp là điều kiện cần
thiết để học sinh bộc lộ tư duy sáng tạo của mình. Ở quan điểm này, tác
giả đã đưa ra những đặc điểm cụ thể của một bài làm văn theo quan điểm
giao tiếp. Mục đích này cũng là mục đích cần phải có khi tiến hành các
phương pháp dạy học mới.
Vì các lẽ trên mà có nhiều ý kiến đã đánh giá rất cao về vai trò của
phương pháp giao tiếp trong quá trình dạy học. Ở đây, thêm một lần nữa
chúng tôi khẳng định vai trò của dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp. Có
thể nói việc dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp hiện nay là một phương
pháp đang được sử dụng rộng rãi trong dạy và học ở các trường phổ
thông.
Nhìn chung, các bài viết trên chỉ dừng lại ở những ý tưởng có tính
chất định hướng, các tác giả thiên về mặt lí luận, thiếu khâu tổ chức thực
nghiệm việc dạy và học làm văn ở trường phổ thông. Dường như chưa có
công trình nào đề cập một cách cụ thể, chi tiết có hệ thống từ khâu lí luận
đến thực tiễn. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết về hoạt động giao tiếp và
thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, kế thừa những vấn đề nghiên cứu
của người đi trước, người viết sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề này hơn.
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 5
III. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi hướng đến những đối tượng
sau:
1. Những yếu tố còn tồn đọng gây khó khăn cho việc dạy và
học làm văn. Từ đó đề ra hướng khắc phục và những giải pháp để dạy làm
văn theo quan điểm giao tiếp đạt hiệu quả. Ở đây người viết sẽ đi sâu vào
những giải pháp gắn liền với hoạt động giao tiếp.
2.Những yêu cầu mà người giáo viên cần phải có để có thể dạy
làm văn theo quan điểm giao tiếp đạt hiệu quả như: tri thức về các kiểu
bài, phong cách ngôn ngữ, ngữ pháp văn bản, nắm vững phương pháp dạy
tiếng Việt, làm văn.
3.Những phương pháp thực hiện dạy làm văn theo quan điểm
giao tiếp. Người viết sẽ đưa ra những phương pháp dạy làm văn từ lý
thuyết đến thực hành đến cách ra đề và chấm bài.
4.Chương trình chuẩn thực hiện năm 2006, tập trung vào phần
Tiếng Việt, Làm văn ở sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 hệ đại trà, nghiên
cứu những nội dung mới trong sách gắn với hoạt động giao tiếp.
IV. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau
1. Phương pháp dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp, người
viết chỉ tập trung vào những phương pháp nhằm tạo ra hoạt động giao tiếp
trong quá trình dạy học.
2. Phương pháp dạy làm văn lớp 10, người viết chỉ tập trung vào
học sinh ở lớp 10 trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này thể hiện các nhiệm vụ sau
1.Nghiên cứu lý thuyết giao tiếp: tập trung các nhân tố chi phối
quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao
tiếp, nội dung giao tiếp, phương tiện giao tiếp, mục đích giao tiếp. Từ đó
giúp giáo viên có cách ra đề làm văn theo quan điểm giao tiếp, hình thức
viết một bài làm văn.
2.Nghiên cứu nội dung, kiểu loại văn bản, mục tiêu, phương pháp
dạy làm văn lớp 10.
3.Nghiên cứu thực tế dạy và học làm văn ở phổ thông.
4.Đề xuất những giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả dạy
làm văn theo quan điểm giao tiếp.
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 6
VI. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích là tìm hiểu các khía cạnh của vấn đề. Phân
tích giúp ta hiểu rõ về nội dung, đặc điểm của vấn đề. Khi sử dụng phương
pháp này chúng tôi đã tiến hành tập trung phân tích những tài liệu viết về
hoạt động giao tiếp. Từ đó xác lập cơ sở lí luận của hoạt động giao tiếp.
2.Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp hỏi ý kiến của người khác
bằng nhiều hình thức khác nhau. Phương pháp này giúp ta nắm bắt một
cách nhanh nhất tình hình dạy và học làm văn của giáo viên và học sinh.
Phương pháp này được thực hiện thông qua việc lập phiếu điều tra để giáo
viên và học sinh trả lời những câu trắc nghiệm, những câu hỏi ngắn. Tiếp
đó là thống kê các số liệu để có thể xác định được tình hình thực tiễn của
việc dạy và học làm văn theo quan điểm giao tiếp ở trường phổ thông hiện
nay.
3. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp tìm ra những điểm giống
nhau và khác nhau của hai hay nhiều sự vật, sự việc. Phương pháp này
giúp ta có thể rút ra được ưu, khuyết điểm của phương pháp dạy làm văn
theo quan điểm truyền thống. Khi sử dụng phương pháp này, chúng tôi đã
tiến hành đối chiếu, so sánh phương pháp dạy học làm văn theo cách
truyền thống với phương pháp dạy học làm văn theo quan điểm giao tiếp.
Từ đó rút ra được những tác dụng to lớn của phương pháp giao tiếp và đề
ra những phương pháp dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp.
VII. Hướng đóng góp của đề tài
1. Giúp cho người giáo viên ra trường, đặc biệt là bản thân có
phương pháp dạy tiếng Việt nói chung và làm văn nói riêng đạt hiệu quả.
2. Từng bước đẩy lùi cách dạy học xa rời thực tế, không gắn với
giao tiếp, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập. Khắc
phục những hạn chế của việc dạy làm văn ở trường THPT
3. Đề xuất với trường Đại học An Giang bổ sung những nội dung
cần thiết cho sinh viên Ngữ văn để khi ra trường sinh viên có một kiến
thức vững chắc đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.
4. Đề tài này có thể là một tài liệu tham khảo cho giáo viên muốn
tìm hiểu, vận dụng phương pháp này trong dạy học làm văn.
VIII. Cấu trúc của luận văn
A. Mở đầu: 6 trang gồm các phần
I. Lí do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 7
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phạm vi nghiên cứu
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
VI. Phương pháp nghiên cứu
VII. Hướng đóng góp của luận văn
B. Nội dung: 32 trang gồm
Chương I: Những vấn đề lý thuyết của hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ (15 trang)
Chương II: Thực tế dạy và học làm văn ở trường THPT Châu Văn Liêm
và những giải pháp đề xuất khi dạy làm văn (17 trang)
C. Kết luận: 2 trang
Tư liệu tham khảo: 2 trang
Phụ lục: 5 trang
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 8
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO
TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I. Giao tiếp và hoạt động giao tiếp trong đời sống xã hội
1.Giao tiếp, nhu cầu thiết yếu của con người
Giao tiếp có nghĩa là tiếp xúc, trao đổi thông tin , bộc lộ tư tưởng
tình cảm với nhau.
Giao tiếp là một nhu cầu thiết yếu của con người. Trẻ mới sinh ra
bắt đầu được giao tiếp tuy nhiên còn mang tính chất thụ động. Bà mẹ hiểu
nhu cầu ấy là của mình và cả con. Việc giao tiếp biểu hiện qua lời ru, những
lời mắng yêu con. Điều đó chứng tỏ bà mẹ đã có ý thức giao tiếp với con
mình dù lúc này trẻ chỉ tiếp nhận hoạt động giao tiếp của người mẹ một
cách thụ động.
Quá trình tuổi thơ, việc giao tiếp của trẻ không ngừng phát triển từ
thụ động chuyển sang chủ động. Nếu mới sinh ra trẻ chỉ có thể im lặng
trước những hành động, lời nói của người mẹ thì giờ đây trẻ đã muốn nghe
hát, nghe kể chuyện, muốn hiểu biết về thế giới: ông bà, con gà, cái bánh…
Trẻ có nhu cầu được nghe, được tìm hiểu về những vật đã gọi tên dù lúc
này trẻ chưa ý thức được một cách đầy đủ về sự vật đang gọi tên. Chẳng
hạn trẻ gọi tên cái bánh thì trẻ chỉ biết đó là thứ có thể ăn được chứ không ý
thức được hết là nó làm từ nguyên liệu gì, cách thức làm ra sao. Mặc dù vậy
ta cũng phải công nhận một điều rằng lúc này hoạt động giao tiếp ở thể chủ
động của trẻ đang dần dần được hình thành. Dù chưa được hình thành một
cách hoàn chỉnh nhất nhưng đây là tiền đề, là cơ sở quan trọng để tiến hành
những hoạt động giao tiếp sau này. Tiếp đó là tư duy của trẻ được tích lũy,
từ tuổi thơ ngôn ngữ của trẻ cũng được hình thành mà ngôn ngữ và tư duy
là hai nhân tố giao tiếp giúp con người ứng xử được với hoàn cảnh, tồn tại
với hoàn cảnh sống. Ngôn ngữ là phương tiện dùng để diễn tả những tư
tưởng, tình cảm, cảm xúc của con người. Chẳng hạn câu “Tôi rất muốn
cùng bạn đi du lịch khắp nơi”. Qua câu nói này thì người nói muốn truyền
đạt đến người nghe hai vấn đề. Thứ nhất nói về ước muốn của bản thân là
được đi du lịch, thứ hai là tác động tình cảm đến người nghe muốn người
nghe chấp nhận là cùng đi du lịch với mình. Qua đây còn thể hiện tình cảm,
cảm xúc của người nói. Như vậy để diễn đạt được nội dung của câu nói trên
thì ta cần phải biết ngôn ngữ tương ứng đồng thời phải có tư duy để có