Trong thời đại toàn cầu hoá hoạt động kinh tếnhưhiện nay, yêu cầu
cấp bách được đặt ra là mọi lĩnh vực, ngành nghềkinh tếphải được cải tổcho
phù hợp với đời sống kinh tếmới. Trong nền kinh tếphát triển, hoạt động và
dịch vụngân hàng thương mại đi vào tận cùng những ngõ ngách của nền kinh
tếvà đời sống con người. Ngược lại, một nền kinh tếmuốn phát triển thì phải
có một hệthống ngân hàng mạnh. Chính vì vậy, ưu tiên hàng đầu là nghiên
cứu và phát triển các dịch vụngân hàng.
Trong những năm gần đây, các nền kinh tếtrên thếgiới thường phải
đối mặt với nhiều biến động trên thịtrường tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế
nghiêm trọng. Các nhà kinh tếcũng nhưcác nhà quản lý trên thếgiới trên thế
giới đặc biệt quan tâm, nghiên cứu đến lĩnh vực tài chính nói chung và hệ
thống ngân hàng nói riêng.Việt Nam hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi
nền kinh tếtiến tới công nghiệp hoá,hiện đại hoá. Đảng và nhà nước ta luôn
có chủtrương huy động mọi nguồn lực, nguồn vốn phục vụcho sựnghiệp
phát triển kinh tếxã hội trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn
vốn ngoài nước là rất quan trọng, nguồn vốn hỗtrơphát triển ODA cần được
sựquan tâm đặc biệt. Đảng và nhà nước cũng chủtrương phát triển kinh tế
hướng vào xuất khẩu. Tất cảcho thấy mối quan hệkinh tếvới nước ngoài là
đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh ởnước ta. Mà mối quan hệnày
muốn tồn tại và phát triển thì phải nhờvào các dịch vụngân hàng quốc tế. Do
vậy việc nghiên cứu vềdịch vụngân hàng quốc tế ởcác ngân hàng quốc
doanh ởViệt nam là rất cần thiết.
Khoá luận tốt nghiệp này tập trung vào hệthống hoá vấn đềlý luận,
làm rõ bản chất vai trò và lợi ích của dịch vụngân hàng quốc tế. Từlý luận
dẫn đến đánh giá khách quan hoạt động ngân hàng quốc tế ởcác ngân hàng
thương mại quốc doanh Việt nam. Khoá luận này không tập trung vào việc
mô tảqui trình nghiệp vụ, mà chủyếu phân tích dữliệu nhằm mục đích giải
70
thích được vấn đề: Tại sao một sốdịch vụcó tồn tại nhưng chưa phát triển,
một sốkhác có phát triển nhưng chưa đạt được trình độquốc tế, từ đó đưa ra
những giải pháp kiến nghịnhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động ngân hàng
quốc tế ởcác ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam.
Do hạn chếvềkhảnăng và giới hạn của một khoá luận tốt nghiệp nên
không thểnghiên cứu một cách tỉmỉtất cảcác khía cạnh khác nhau của dịch
vụngân hàng quốc tếmà chỉtập trung nghiên cứu những dịch vụngân hàng
quốc tếchủyếu ởcác ngân hàng thương mại quốc doanh qua nhưng năm gần
đây.
Đềtài:
Dịch vụngân hàng quốc tế– giải pháp hoàn thiện và phát triển
trong hệthống các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam
Bốcục của khoá luận ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba chương
Chương I: Những vấn đềcơbản vềdịch vụngân hàng quốc tế
Chương II: Thực trạng dịch vụngân hàng quốc tế ởcác ngân hàng thương
mại quốc doanh Việt nam
Chương III: Những giải pháp hoàn thiện và phát triển dịch vụngân hàng quốc
tếcủa các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam.
103 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Dịch vụ ngân hàng quốc tế– giải pháp hoàn thiện và phát triển trong hệthống các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
-----------------------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ – GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
VÀ PHÁT TRIỂN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH VIỆT NAM
Sinh viên : Hà Duy Tiến
Lớp : A2-CN9
Giáo viên hướng dẫn : Phan Anh Tuấn
Hà Nội năm 2003
69
Lời mở đầu
Trong thời đại toàn cầu hoá hoạt động kinh tế như hiện nay, yêu cầu
cấp bách được đặt ra là mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế phải được cải tổ cho
phù hợp với đời sống kinh tế mới. Trong nền kinh tế phát triển, hoạt động và
dịch vụ ngân hàng thương mại đi vào tận cùng những ngõ ngách của nền kinh
tế và đời sống con người. Ngược lại, một nền kinh tế muốn phát triển thì phải
có một hệ thống ngân hàng mạnh. Chính vì vậy, ưu tiên hàng đầu là nghiên
cứu và phát triển các dịch vụ ngân hàng.
Trong những năm gần đây, các nền kinh tế trên thế giới thường phải
đối mặt với nhiều biến động trên thị trường tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế
nghiêm trọng. Các nhà kinh tế cũng như các nhà quản lý trên thế giới trên thế
giới đặc biệt quan tâm, nghiên cứu đến lĩnh vực tài chính nói chung và hệ
thống ngân hàng nói riêng.Việt Nam hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi
nền kinh tế tiến tới công nghiệp hoá,hiện đại hoá. Đảng và nhà nước ta luôn
có chủ trương huy động mọi nguồn lực, nguồn vốn phục vụ cho sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn
vốn ngoài nước là rất quan trọng, nguồn vốn hỗ trơ phát triển ODA cần được
sự quan tâm đặc biệt. Đảng và nhà nước cũng chủ trương phát triển kinh tế
hướng vào xuất khẩu. Tất cả cho thấy mối quan hệ kinh tế với nước ngoài là
đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh ở nước ta. Mà mối quan hệ này
muốn tồn tại và phát triển thì phải nhờ vào các dịch vụ ngân hàng quốc tế. Do
vậy việc nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng quốc tế ở các ngân hàng quốc
doanh ở Việt nam là rất cần thiết.
Khoá luận tốt nghiệp này tập trung vào hệ thống hoá vấn đề lý luận,
làm rõ bản chất vai trò và lợi ích của dịch vụ ngân hàng quốc tế. Từ lý luận
dẫn đến đánh giá khách quan hoạt động ngân hàng quốc tế ở các ngân hàng
thương mại quốc doanh Việt nam. Khoá luận này không tập trung vào việc
mô tả qui trình nghiệp vụ, mà chủ yếu phân tích dữ liệu nhằm mục đích giải
70
thích được vấn đề: Tại sao một số dịch vụ có tồn tại nhưng chưa phát triển,
một số khác có phát triển nhưng chưa đạt được trình độ quốc tế, từ đó đưa ra
những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động ngân hàng
quốc tế ở các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam.
Do hạn chế về khả năng và giới hạn của một khoá luận tốt nghiệp nên
không thể nghiên cứu một cách tỉ mỉ tất cả các khía cạnh khác nhau của dịch
vụ ngân hàng quốc tế mà chỉ tập trung nghiên cứu những dịch vụ ngân hàng
quốc tế chủ yếu ở các ngân hàng thương mại quốc doanh qua nhưng năm gần
đây.
Đề tài:
Dịch vụ ngân hàng quốc tế – giải pháp hoàn thiện và phát triển
trong hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam
Bố cục của khoá luận ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba chương
Chương I: Những vấn đề cơ bản về dịch vụ ngân hàng quốc tế
Chương II: Thực trạng dịch vụ ngân hàng quốc tế ở các ngân hàng thương
mại quốc doanh Việt nam
Chương III: Những giải pháp hoàn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng quốc
tế của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam.
71
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
I . TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
1. Đôi nét về lịch sử ngân hàng và dịch vụ ngân hàng
Thuật ngữ "ngân hàng" đã có từ lâu. Tại thành Athène (Hylạp), các
nhà đổi tiền được gọi Trapezita - bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "Trapeza"có
nghĩa là cái bàn. Hoạt động mua bán, trao đổi, vay tiền được tiến hành trên
các ghế dài gọi là Banca. Đây cũng là nguồn gốc tạo các từ Banque (Pháp),
Bank (Anh, Mỹ, Đức), Banco (Italia)…. có nghĩa là ngân hàng sau này.
Ngân hàng liên tục phát triển theo điều kiện kinh tế xã hội. Các nghiệp
vụ ngân hàng đơn giản đã xuất hiện từ thời thượng cổ. Dưới thời Trung cổ,
các hoạt động ngân hàng được mở rộng tại khắp các nước Châu Âu, Trung
đông, Trung Hoa. Tuy hoạt động ngân hàng xuất hiện từ lâu, nhưng mãi đến
đầu thế kỷ XV (1401), mới có một cơ quan trên thế giới được xem là một
ngân hàng thực sự, đó là Banca di Barcelone ở Tây ban nha. Và sau đó ít năm,
ngân hàng Banca di Valencia cũng đựơc thành lập ở Tây ban nha. Hai ngân
hàng này được coi là hai ngân hàng đầu tiên trên thế giới đã thực hiện phần
lớn các nghiệp vụ của ngân hàng hiện nay tuy qui mô và mức độ có khác
nhau. Trước thế kỷ 17 hoạt động ngân hàng chỉ là buôn tiền, cho vay nặng lãi
là chủ yếu và khách hàng chính là vua chúa và tầng lớp quí tộc giàu sang.
Năm 1557 vua chúa các nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha nhất loạt
tuyên bố không trả nợ làm cho hàng loạt ngân hàng phá sản
Do không chịu mức lãi suất cao quá mức, các nhà tư bản nông, công,
thương nghiệp hùn vốn với nhau lập ra các ngân hàng, hội tín dụng để cho
vay vốn với mức lãi suất có thể chấp nhận được. Loại ngân hàng này xuất
hiện ở Vienise (Italia) năm 1589, Milan (Italia) năm 1593, Asmterdam (Hà
72
lan) năm 1600. Cuối thế kỷ 17 xuất hiện ngân hàng lớn nhất thế giới, ngân
hàng Anh ở Luân đôn. Ngân hàng Anh là một công ty cổ phần lớn kinh doanh
tín dụng tư bản với mức lãi suất thấp 6% năm và điều này buộc các ngân hàng
cho vay nặng lãi phải hạ lãi suất theo và kinh doanh giống các ngân hàng tư
bản. Trong suốt thế kỷ 18, các ngân hàng tư bản khác ở châu Âu lục địa, Bắc
Mỹ lần lượt ra đời. Từ giữa thế kỷ 19 trở đi, các nước đế quốc mới thành lập
các ngân hàng trên các nước phong kiến, thuộc địa, nửa thuộc địa như ngân
hàng Đông Dương của Pháp thành lập năm 1875 tại Sài gòn (Việt nam).
Trong thời đại hiện nay, việc kinh doanh tiền tệ không còn là độc quyền của
các ngân hàng. Cùng với ngân hàng, các tổ chức tài chính khác như công ty
bảo hiểm, các quỹ hưu trí, quỹ tín dụng, hội tín dụng cho vay. Tuy nhiên khi
nghiên cứu lịch sử dịch vụ ngân hàng cho thấy rằng có dịch vụ ngân hàng vẫn
là của riêng ngân hàng.
Dịch vụ Ngân hàng Quốc tế đã trải qua các giai đoạn phát triển sau:
Giai đoạn sơ khai, ngân hàng nhận bảo quản, giữ hộ tiền, gửi tiền và
cho vay tiền và hoạt động này diễn ra trên chiếc bàn dài (tiếng Lating là
Bancus). Hoạt động này là nghiệp vụ ngân hàng đầu tiên, tồn tại lâu đời nhất.
Theo thời gian, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội các nghiệp vụ ngân
hàng ngày càng đa dạng, phát triển không ngừng.
Giai đoạn phát triển thứ hai Trong vòng năm thế kỷ - từ thế kỷ thứ V
đến thế kỷ thứ X, nhiều hoạt động mới được áp dụng và đạt được những bước
tiến mới về nghiệp vụ ngân hàng như:
♦ Ngân hàng bắt đầu ghi chép và theo dõi hoạt động của thân chủ qua
số hiệu tài khoản.
♦ Ngân hàng áp dụng phương pháp bù trừ. Những chủ nợ của cùng
một loại tiền hay tài sản thì được thanh toán chuyển nhượng lẫn nhau trong
mua bán giữa họ ở cùng một ngân hàng và kể cả đối tác ở ngân hàng khác, và
nợ đáo hạn được bù trừ.
73
♦ Nghiệp vụ chuyển ngân, tức là chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác
cũng được áp dụng.
♦ Ngân hàng cũng làm nghiệp vụ bảo lãnh, là biểu hiện ban đầu của
hình thức chấp nhận các thương phiếu trong nghiệp vụ ngân hàng hiện đại
♦ Ngân hàng đã áp dụng chiết khấu thương phiếu.
Giai đoạn thứ ba: Ngân hàng đánh dấu sự phát triển vào giai đoạn thứ
ba với việc mạnh dạn cho vay tiền, tạo ra các khoản tiền mới trong lưu thông.
Ngân hàng từ lâu đã phát hành các chứng thư (như séc ngày nay) khi có người
gửi vào ngân hàng bằng tiền vàng hoặc tiền đúc - 100 tiền ngân hàng thay cho
100 tiền vàng đúc. Tuy nhiên vào cuối thế kỷ XVII khi chứng thư được chấp
nhận rộng rãi và nhu cầu tăng đột ngột, một số ngân hàng đã phát hành các
chứng thư tự do (không có tiền vàng bảo đảm) và tiền ngân hàng ra đời. Tuy
nhiên tiền ngân hàng (Bank notes) chỉ được lưu hành rộng rãi từ đầu thế kỷ
XX sau khi nhà nước độc quyền phát hành giấy bạc pháp định. Ngày nay do
sự phát triển về kinh tế, đặc biệt là khoa học công nghệ, dịch vụ ngân hàng đã
phát triển về mọi mặt và ra đời những loại sử dụng công nghệ cao như thanh
toán bằng thẻ điện tử, ứng dụng mạng SWIFT…..
Do sự đa dạng của dịch vụ ngân hàng nên không thể có định nghĩa cụ
thể, thống nhất về dịch vụ ngân hàng. Hiểu nôm na dịch vụ ngân hàng nói
chung là tất cả những việc mà ngân hàng thường làm trong khuôn khổ nghề
nghiệp của họ.
2. Lịch sử phát triển của dịch vụ ngân hàng quốc tế
Trong lịch sử phát triển lâu dài của hoạt động ngân hàng như nêu ở
phần trên, có xuất hiện mầm mống hoạt động ngân hàng quốc tế tại các nước
ở châu Âu vào thế kỷ 13. Vào thế kỷ 19, các nước thực dân đã mở rộng vùng
thuộc địa của mình, tìm kiếm thị trường ngoài lãnh thổ của mình. Các ngân
hàng thương mại của Anh và Pháp đã thiết lập nhiều chi nhánh ở nước ngoài.
Mạng lưới chi nhánh của họ bao trùm trên lãnh thổ châu Âu và các vùng lãnh
74
thổ thuộc địa. Ngân hàng Đông Phương của Anh thành lập tại Trung Quốc,
ngân hàng Đông Dương của Pháp thành lập ở Việt Nam.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, các nước châu Âu rất cần tiền để tái
thiết nền kinh tế bị huỷ hoại nặng nề bởi chiến tranh và Mỹ là nhà tài trợ
chính. Ngoài ra sự tăng trưởng chưa từng có về đầu tư và thương mại quốc tế
trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ II đã dẫn đến sự phát triển không
ngừng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại. Với
các hiệp định “Land Bank”, “Marshall”, các ngân hàng Hoa kỳ đã cho nước
ngoài vay hàng chục tỷ USD. Rất nhiều ngân hàng thương mại Hoa kỳ, trong
thập niên 60, tăng lên nhanh chóng về quy mô đã đưa đến chủ trương mở rộng
nghiệp vụ ngân hàng ra nước ngoài (cả các nước công nghiệp phát triển và
các nước đang phát triển), đó là phản ứng tự nhiên của việc phát triển nghiệp
vụ ngân hàng trong nước và đáp nhu cầu tham gia vào thị trường tài chính
quốc tế và những đổi mới trong lĩnh vực này đã tạo ra rất nhiều nghiệp vụ
ngân hàng mới. Lịch sử phát triển ngân hàng gọi đây là làn sóng phát triển
dịch vụ ngân hàng quốc tế thứ nhất.
Một vài thập kỷ sau thế chiến thứ II kết thúc, bên cạnh sự phát
triển kinh tế vượt bậc của Mỹ, các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp, Đức...
các nước tư bản khác như Canada và đặc biệt là Nhật cũng giành được những
thành tựu kinh tế quan trọng. Lẽ tất yếu khi kinh tế phát triển kéo theo việc
các ngân hàng của các quốc gia công nghiệp hoá, đặc biệt là ngân hàng các
nước Canada, Nhật bản, Đức, Anh, Pháp cũng theo gương của các Ngân hàng
Hoa kỳ ra sức mở rộng nghiệp vụ của mình ra nước ngoài trong thập kỷ 70.
Lịch sử ngân hàng gọi đây là làn sóng phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế
thứ hai.
Bên cạnh làn sóng phát triển dịch vụ ngân hàng ồ ạt của các nước tư
bản, có một làn sóng phát triển dịch vụ ngân hàng thứ ba của các nước đang
phát triển diễn ra bình lặng vào cuối thập kỷ 70.
Làn sóng phát triển dịch vụ ngân hàng thứ tư bắt đầu bằng sự kiện ra
75
đời đạo luật nhất thể hoá châu Âu ban hành vào năm 1986; trong đó Cộng
đồng Châu Âu xoá bỏ mọi rào chắn đối với luồng vốn quốc tế. Điều này tạo
điều kiện cho dịch vụ ngân hàng quốc tế phát triển mạnh mẽ về chất lượng và
số lượng và vì vậy các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế mang tính toàn cầu hoá.
76
3. Bản chất dịch vụ ngân hàng quốc tế
3.1. Định nghĩa dịch vụ ngân hàng quốc tế
Phần trên đã cho thấy một bức tranh tổng quát về dịch vụ ngân hàng và
dịch vụ ngân hàng quốc tế nói chung, nhưng để xây dựng định nghĩa dịch vụ
ngân hàng quốc tế cần:
♦ Căn cứ phân biệt nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và nghiệp vụ ngân
hàng trong nước là loại hoạt động kinh doanh mà ngân hàng cung cấp cho
khách hàng của họ có tính quốc tế hay không. Điều này được giải thích bởi ba
lý do sau
♦ Thứ nhất, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là loại hoạt động trợ giúp cho
hoạt động xuất nhập khẩu của khách hàng thông qua hoạt động tài trợ thương
mại quốc tế. Điều này có nghĩa là nghiệp vụ ngân hàng trong trường hợp này
gắn bó chặt chẽ với thương mại quốc tế.
♦ Thứ hai, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là loại hoạt động đáp ứng nhu
cầu trao đổi ngoại tệ của khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch thương
mại và đầu tư qua biên giới quốc gia.
♦ Thứ ba, vì các ngân hàng hoạt động kinh doanh quốc tế có điều kiện
thuận lợi kinh doanh ngoại tệ, họ cũng thường kinh doanh ngoại tệ cho chính
số tiền của họ.
♦ Một căn cứ nữa để phân biệt nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và
nghiệp vụ ngân hàng trong nước của ngân hàng thương mại là nghiệp vụ ngân
hàng quốc tế diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia; còn nghiệp vụ ngân hàng
trong nước chỉ diễn ra trong nội bộ quốc gia và đối tượng khách hàng là
pháp nhân, thể nhân của quốc gia đó.
Như vậy ta có thể đưa ra định nghĩa dịch vụ ngân ngân hàng quốc tế:
Dịch vụ ngân hàng quốc tế là các giao dịch ngân hàng liên quan tới
một hoặc nhiều bên đối tác ở ngoài biên giới nước có trụ sở chính của
ngân hàng cung cấp dịch vụ
77
Trên phương diện phân loại nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là một dạng
hoạt động kinh doanh quốc tế thì nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân
hàng thương mại có thể được coi là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả
các công đoạn của quá trình hoạt động đầu tư và cung ứng dịch vụ tiền tệ và
tài chính quốc tế trên thị trường trong nước và quốc tế nhằm mục đích sinh
lời.
Việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, các ngân hàng
thương mại tổ chức bằng hai phương thức sau:
Tiến hành các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại nước ngoài bằng
cách thiết lập các chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện. v.v ở nước
ngoài.
Tổ chức một bộ phận kinh doanh quốc tế được chuyên môn hoá
tại trụ sở chính để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
3.2. Đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
Mặc dù ngày nay dịch vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại
phát triển đa dạng về hình thức cũng như nội dung, tuy nhiên sau khi nghiên
cứu về học thuật cũng như quá trình vận động phát triển của nó, chúng ta rút
ra những đặc điểm chung như sau:
Xu thế gia tăng nhanh hơn mức tăng tiềm lực sản xuất: Như đã
trình bày trong phần lịch sử phát triển, ngày nay xu thế quốc tế hoá hoạt động
ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ. Trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất
hàng hoá cũng diễn ra xu thế toàn cầu hoá nhưng thực tế cho thấy mức độ
thấp hơn của thị trường tài chính. Hàng ngày, lượng tiền tệ lưu chuyển trên thị
trường tài chính thế giới cao gấp 30 lần khối lượng hàng hoá lưu chuyển trên
phạm vi toàn cầu. Đối với các nước đang phát triển, chỉ trong 8 năm (1990-
1997), dòng vốn đầu tư tư nhân đổ vào tăng hơn 5 lần. Trong khi mậu dịch
quốc tế của giai đoạn này chỉ tăng 5%/năm thì dòng vốn tư nhân lưu chuyển
tăng 30%/ năm.
78
Dịch vụ ngân hàng quốc tế đề cao nhân tố con người: Đặc điểm
này do đặc điểm kinh doanh quốc tế hiện nay tạo ra. Ngày nay, do sự phát
triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ và kinh tế cũng như sự phức tạp của
bối cảnh toàn cầu hoá, kinh doanh dịch vụ ngân hàng quốc tế đòi hỏi các nhà
hoạt động ngân hàng phải:
- Hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh, cả kinh doanh trong nước
lẫn khinh doanh đối ngoại, có kiến thức rộng và thường xuyên cập nhật về thị
trường trong nước và quốc tế, ngoài ra phải có kiến thức sâu rộng về tài chính
quốc tế.
- Hiểu biết và áp dụng thành thạo các ứng dụng của khoa học công
nghệ. Ngày nay, hầu hết các ngân hàng kinh doanh quốc tế đều sử dụng mạng
toàn cầu Swift, mạng giao dịch kinh doanh toàn cầu Reuter, và ứng dụng công
nghệ thông tin vào quản lý và kinh doanh. Do vậy việc sử dụng thành thạo
các tiện ích ngân hàng, máy tính và công nghệ thông tin là bắt buộc
- Phải hiểu biết thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, tiếng Anh là bắt
buộc. Do là kinh doanh quốc tế nếu không thông thạo ngoại ngữ thì không
làm việc được
- Do bối cảnh hoạt động kinh doanh đòi hỏi rất nhiều về trình độ của
nguồn nhân lực, nên việc tập trung vào phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân
lực là điều tất yếu
Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có tính rủi ro cao: Do sự phức tạp
của kinh doanh quốc tế nên thường xảy ra việc tăng, giảm đột ngột về ngoại
tệ, lãi suất, trục trặc trong thanh toán quốc tế, biến động chính trị….Vì vậy
nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có mức độ rủi ro cao hơn nghiệp vụ ngân hàng
ở trong nước. Tuy nhiên, rủi ro càng cao lợi nhuận càng lớn nên các ngân
hàng vẫn phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế để có cơ hội và tiềm năng
phát triển lâu dài.
Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế chịu ảnh hưởng nhiều bởi luật
pháp quốc tế và thông lệ quốc tế: Đặc điểm này do tính quốc tế của dịch vụ
79
ngân hàng quốc tế quyết định. Do sự phức tạp trong môi trường hoạt động
kinh doanh quốc tế, do sự không thống nhất về luật pháp giữa các quốc gia,
do trình độ phát triển không đồng đều mà đòi hỏi phải có luật pháp quốc tế,
thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho các ngân hàng thực
hiện dịch vụ ngân hàng quốc tế.
3.3 Động cơ tiến hành dịch vụ ngân hàng quốc tế
Động cơ dễ hiểu nhất là mong muốn theo đuổi các khách hàng
khi các khách hàng của họ thực hiện hoạt động ra nước ngoài. Đây là một
nguyên lý Marketing truyền thống “theo chân khách hàng”. Các công ty của
Mỹ những năm 60, 70 của Nhật và châu Âu trong thập niên 70 hăng hái mở
rộng hoạt động ra nước ngoài thì các ngân hàng của họ cũng theo sau. Động
cơ này có phần mang tính phòng vệ, bởi vì các ngân hàng muốn duy trì và
củng cố các mối quan hệ với các khách hàng và muốn chứng tỏ một điều là họ
có kiến thức và chất lượng phục vụ cao hơn các ngân hàng địa phương.
Động cơ khác thúc đẩy các ngân hàng mở rộng ra quốc tế là
nhằm đa dạng hoá cơ sở kinh doanh của họ. Các ngân hàng đầu tư vào các
khoản cho vay có đặc tính khác với các khoản vay nội địa. Loại nhu cầu về
các khoản vay nước ngoài có thể bù đắp các biến động về nhu cầu khoản vay
nội địa vì vậy có tác dụng làm bình ổn thu nhập của ngân hàng. Hơn thế nữa
nhờ đa dạng hoá kinh doanh mà làm thu nhập ngân hàng tăng, khả năng cạnh
tranh mạnh, phân tán được rủi ro, thiết lập nhiều quan hệ kinh doanh tạo tiền
đề thực hiện đầu tư kinh doanh sau này.
4. Các hình thức tổ chức nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và vai trò của các
trung tâm tài chính quốc tế
4.1. Các hình thức tổ chức nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
Như chúng ta đã biết, nét đặc trưng để phân biệt dịch vụ ngân hàng
quốc tế với dịch vụ ngân hàng trong nước đó là tính quốc tế. Xét về mặt
không gian thì khoảng cách địa lý giữa các đối tác là lớn, vượt ngoài phạm vi
80
biên giới quốc gia. Chính vì vậy ngân hàng thương mại ngoài trụ sở chính còn
phải sử dụng nhiều hình thức khác như :
Văn phòng đại diện: là đơn vị dịch vụ nhỏ do ngân hàng mẹ thành lập
ở nước ngoài nhằm trợ giúp cho các công ty trong nước kinh doanh ở nước
ngoài, là đối tác nước ngoài của ngân hàng mẹ, trong việc quan hệ với các
ngân hàng đại lý. Các văn phòng này thường có ít nhân viên, không nhận tiền
gửi, và chủ yếu thực hiện các công việc chuẩn bị cơ bản cho các khoản vay
đối với người đi vay từ trụ sở chính, phát triển hoạt động kinh doanh…
Việc thiết lập văn phòng đại diện ở nước ngoài thường là bước đầu tiên
trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.
Chi nhánh ngân vỏ bọc: là các văn phòng nước ngoài được thiết lập
nhằm tham gia vào các thị trường tiền tệ châu Âu để dành các khoản nợ đồng
đô la châu Âu hay thực hiện các khoản vay ngân hàng nước ngoài. Chúng
nằm chủ yếu ở những nơi có nền tài chính chủ yếu, như Bahamas, nơi chúng
hoạt động mà không phải chịu thuế; họ không quan tâm đến công việc kinh
doanh ở địa phương. Loại hình này xuất hiện nhiều ở Mỹ.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện dịch vụ trọn gói: Chi
nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trọn gói là sự mở rộng của ngân hàng
chính, hoạt động như các ngân hàng tại nước đó nhưng về m