Khóa luận Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách lưu trú tại khách sạn ParkRoyal Sài Gòn

Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đất nước, du lịch được xem là ngành tổng hợp mang tính chất chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Sự phát triển của ngành du lịch cũng kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác, chính vì thế mà hàng năm lợi nhuận mà ngành “công nghiệp không khói” này mang lại cho mỗi quốc gia là không hề nhỏ. Khi nền kinh tế đất nước đã có những bước chuyển mới, với những thành quả đạt được cùng với sự tiến bộ về trình độ văn hoá, nhận thức thì đời sống nhân dân cũng được nâng cao. Chính vì vậy mà nhu cầu của con người cũng được nâng cao, đặc biệt là đối với các ngành dịch vụ, trong đó có du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng. Không chỉ là nhu cầu “cơm no áo ấm” nữa mà là nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp”, được mọi người tôn trọng, kính nể. Do vậy mà đòi hỏi về chất lượng đối với sản phẩm hàng hoá nói chung và những dịch vụ nói riêng ngày càng cao. Kinh doanh khách sạn ngày nay không phải chỉ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu chỗ ngủ nghỉ nữa mà phải đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng như được ngủ nghỉ trong phòng sạch sẽ an toàn, thoải mái, tiện nghi sang trọng, có phong cảnh đẹp để ngắm nhìn và đặc biệt là chất lượng dịch vụ lưu trú phải thật tốt. Yêu cầu đối với người phục vụ phải biết đáp ứng tốt đầy đủ nhu cầu của khách và phải luôn tạo được cảm giác thoả mãn tối đa cho khách, như vậy mới có thể tạo được sức hút và giúp khách tiếp tục sử dụng dịch vụ của khách sạn.

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách lưu trú tại khách sạn ParkRoyal Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đất nước, du lịch được xem là ngành tổng hợp mang tính chất chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Sự phát triển của ngành du lịch cũng kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác, chính vì thế mà hàng năm lợi nhuận mà ngành “công nghiệp không khói” này mang lại cho mỗi quốc gia là không hề nhỏ. Khi nền kinh tế đất nước đã có những bước chuyển mới, với những thành quả đạt được cùng với sự tiến bộ về trình độ văn hoá, nhận thức thì đời sống nhân dân cũng được nâng cao. Chính vì vậy mà nhu cầu của con người cũng được nâng cao, đặc biệt là đối với các ngành dịch vụ, trong đó có du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng. Không chỉ là nhu cầu “cơm no áo ấm” nữa mà là nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp”, được mọi người tôn trọng, kính nể. Do vậy mà đòi hỏi về chất lượng đối với sản phẩm hàng hoá nói chung và những dịch vụ nói riêng ngày càng cao. Kinh doanh khách sạn ngày nay không phải chỉ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu chỗ ngủ nghỉ nữa mà phải đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng như được ngủ nghỉ trong phòng sạch sẽ an toàn, thoải mái, tiện nghi sang trọng, có phong cảnh đẹp để ngắm nhìn và đặc biệt là chất lượng dịch vụ lưu trú phải thật tốt. Yêu cầu đối với người phục vụ phải biết đáp ứng tốt đầy đủ nhu cầu của khách và phải luôn tạo được cảm giác thoả mãn tối đa cho khách, như vậy mới có thể tạo được sức hút và giúp khách tiếp tục sử dụng dịch vụ của khách sạn. Hiện nay khách sạn được thành lập tại Thành phố Hồ chí Minh là khá nhiều, sự cạnh tranh luôn trong tình trạng căng thẳng. Do vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú là một bài toán mà bất cứ một khách sạn nào cũng phải cân đo đong đếm và thực hiện chính xác. Do tính cần thiết của bài toán này và với mong muốn áp dụng những kiến thức mà các thầy cô đã truyền đạt khi còn ngồi trên giảng đường em đã chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách lưu trú tại khách sạn ParkRoyal Sài Gòn”. Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy, cô thông cảm và quan tâm, góp ý đến bài viết để em học hỏi và rút kinh nghiệm. 2. Mục đích nghiên cứu: Dựa vào lý thuyết về Marketing để phân tích và đánh giá những hoạt động Marketing của khách sạn ParkRoyal Saigon, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút khách lưu trú hiệu quả hơn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Thu thập dữ liệu về tình hình hoạt động Marketing của khách sạn Parkroyal Saigon. - Phân tích dữ liệu thu được từ khách sạn và từ các nguồn bên ngoài - Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của khách sạn - So sánh đánh giá các hoạt động Marketing của khách sạn và đưa ra giải pháp, kiến nghị. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Dựa vào kiến thức trong các giáo trình mà thầy cô truyền đạt. - Dựa vào tài liệu khách sạn cung cấp. - Kiến thức thu được qua quá trình quan sát và học hỏi thực tế khi thực tập. - Tập hợp và xử lý dữ liệu thu thập được kết hợp với việc phân tích, chọn lọc những thông tin và kiến thức liên quan tới ngành nghề trên Internet. Từ đó sắp xếp dữ liệu để hoàn thành khoá luận. 5. Phạm vi nghiên cứu: Tình hình khách lưu trú tại khách sạn Parkroyal Saigon không bao gồm khách đến dùng các dịch vụ ẩm thực khác tại khách sạn với số liệu doanh thu trong 3 năm 2008-2010. 6. Kết cấu của đề tài: gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing tại khách sạn Parkroyal Saigon. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị. CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 - Lịch sử hình thành và phát triển ngành lưu trú, những định hướng mới của ngành lưu trú: 1.1.1 – Lịch sử hình thành và phát triển ngành: Với sự xuất hiện của tiền tệ vào thế kỷ XVI trước Công Nguyên, người ta có cơ hội để trao đổi ngoại thương và du lịch. Ngành lưu trú xuất hiện đầu tiên ở Ai Cập cổ đại, trang bị thô sơ, đối tượng chủ yếu là khách bộ hành. Vào thời Hy Lạp và La Mã cổ đại có nhà trọ công cộng và nhà trọ tư nhân, xuất hiện khách công vụ, nhà trọ phục vụ chỗ ngủ, thức ăn và đồ uống đơn giản. Ở Châu Âu thời phong kiến đã có sự phân cấp cơ sở lưu trú dành cho giới quý tộc và khách thông thường. Cho đến khi cuộc Cách mạng kỹ nghệ ở Anh năm 1790 mới có những dấu hiệu của sự tiến bộ và những ý tưởng mới về kinh doanh nhà trọ. Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đặt dấu bước ngoặc của hoạt động kinh doanh lưu trú. Năm 1794, ở Mỹ khách sạn New York City là khách sạn đầu tiên với quy mô 73 phòng.Vào năm 1800, nước Mỹ được xem là dẫn đầu về sự phát triển kỹ nghệ khách sạn vì họ là người tích cực bành trướng. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được xem là “kỷ nguyên vàng” khi số lượng các khách sạn sang trọng gia tăng ở thủ đô các nước trên thế giới, nhiều khách sạn được mở rộng và hiện đại hoá, số lượng khách sạn dành cho khách công vụ và khách có khả năng thanh toán trung bình cũng gia tăng đáng kể. Những năm từ 1900 đến 1930, các nhà doanh nghiệp về khách sạn đã biết nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách. Khách sạn Buffalo Statler được xây dựng năm 1908 do một gia đình có đầu óc kinh doanh khách sạn. Khách sạn này có nhiều cải tiến thêm như có hệ thống phòng cháy, báo chí cũng đã được cung cấp hằng ngày cho khách. Đội ngũ phục vụ cũng đã được huấn luyện tốt hơn. Khách sạn này đã được coi là một kiến trúc kiểu mẫu thời bấy giờ. Thời kỳ chiến trang thế giới I và II bùng nổ, ngành lưu trú bị ngưng trệ và chịu tổn thất nặng nề, một số khách sạn bị phá hủy hoặc bị biến thành trại lính, viện phục vụ quân đội. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng nặng nề đến nghề kinh doanh khách sạn. Những năm 1950 đến 1960, khách sạn trở lại thịnh vượng với công suất phòng bình quân là 90%, ở Bắc Mỹ phát sinh loại khách sạn Motel (kết hợp của 2 từ Motor và Hotel) nằm dọc theo các xa lộ, thường có chỗ đậu xe, tuy nhiên Motel không phục vụ ăn sáng, điển hình là “Motel 6”, một thương hiệu nổi tiếng do tập đoàn Accor của Pháp quản lý. Từ những năm 1960 đến nay, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, giao lưu trên thế giới với phương tiện hàng không càng phát triển dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch và ngành khách sạn. Ngày nay, các khách sạn dần dần trở thành các trung tâm giao dịch cho các thương khách, ngoài chức năng là chỗ cư ngụ cho họ, còn phải có những trang bị hiện đại về thông tin liên lạc thuận tiện cho khách. Khách sạn không chỉ thuần túy phục vụ du khách như xưa kia mà còn cung cấp tất cả các tiện nghi cần thiết trong quá trình xa nhà như: hồ bơi, massage, sauna, phòng tập thể dục… 1.1.2 – Những định hướng mới của ngành lưu trú: Ngày càng nhiều khách sạn áp dụng công nghệ mới, tự động hoá quy trình phục vụ nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Số lượng cơ sở lưu trú trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày một gia tăng. Cơ cấu các loại hình lưu trú cũng có sự thay đổi, khách sạn hạng trung, 2-3 sao phát triển mạnh. Cạnh tranh giữa các nước truyền thống và các nước mới phát triển. Xu hướng liên kết ngang: các khách sạn có thứ hạng thấp liên kết với nhau thành cụm lấy thương hiệu chung, giúp đỡ nhau cùng phát triển trở thành đối thủ của khách sạn lớn. Ví dụ như ở Thành phố Hồ Chí Minh có khách sạn Quê Hương, các khách sạn thuộc tập đoàn Saigontourist... 1.2 – Khái niệm cơ bản về khách sạn và cơ cấu tổ chức của một khách sạn: 1.2.1 – Khái niệm: Theo Wikipedia, Khách sạn là một cơ sở phục vụ nhu cầu chỗ ở ngắn của du khách. Tùy theo nội dung và đối tượng sử dụng mà phân loại khách sạn tạm trú, du lịch, nghỉ dưỡng, hội nghị, v.v... Theo mức độ tiện nghi phục vụ, khách sạn được phân hạng theo số lượng sao (từ 1 đến 5 sao).Khách sạn thường nằm gần các khu nghỉ mát phục vụ khách nghỉ dưỡng hay các trung tâm thành phố phục vụ khác công vụ hoặc các hoạt động giải trí. Hoặc: Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú phổ biến trên thế giới, đảm bảo chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ kinh doanh lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn, phù hợp với động cơ, mục đích chuyến đi. Hoặc: Theo Quy định về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27 tháng 4 năm 2001): Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng có thể tổng hợp lại cùng một cách hiểu về khách sạn như sau: Khách sạn trước hết là một cơ sở lưu trú điển hình được xây dựng tại một địa điểm nhất định và cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách nhằm thu lợi nhuận. Sản phẩm dịch vụ khách sạn ngày nay không chỉ bao gồm sản phẩm lưu trú mà còn bao gồm ăn uống, vui chơi giải trí, thương mại, thẩm mỹ... 1.2.2 – Cơ cấu tổ chức của một khách sạn: Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp về nhân sự và phân công nhiệm vụ, trách nhiệm giúp khách sạn hoạt động thống nhất và hiệu quả. Một khách sạn gồm nhiều bộ phận khác nhau phối hợp cùng làm việc đem lại kết quả tốt nhất cho khách sạn.Cơ cấu tổ chức của một khách sạn phụ thuộc vào quy mô của lớn nhỏ khác nhau của từng khách sạn. Các bộ phận bao gồm: ( Bộ phận Kinh Doanh Tiếp Thị (Sales and Marketing Department) ( Bộ phận Ẩm Thực (Food and Beverage Department) ( Bộ phận Bếp (Kitchen Section) ( Bộ phận Tiền Sảnh (Front Office Department) ( Bộ phận Quản Gia (Housekeeping Department) ( Bộ phận Tài Chính (Fiance Department) ( Bộ phận Kỹ Thuật (Maintenance Department) ( Bộ phận Bảo Vệ (Security Department) ( Bộ phận Nhân Sự (Human Resources Department) Các khách sạn nhỏ thường có nguyên tắc hoạt động tương tự nhau. Cơ cấu tổ chức đơn giản nên thường có một Giám đốc điều hành mọi bộ phận còn nhân viên phải làm nhiều công việc khác nhau theo nghề nghiệp. Ví dụ, ngoài việc làm thủ tục check in và check out cho khách thì nhân viên lễ tân còn phải trực điện thoại, làm thư ký và thậm chí còn mang vác hành lý. Đối với các khách sạn loại vừa, cơ cấu quản lý và chất lượng dịch vụ được chuyên môn hoá ở mức đủ để giúp hoạt động giám sát và điều hành có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức của khách sạn có thể phân thành các phòng ban, bộ phận rõ ràng và các công việc được chia và bố trí thành các khu vực cụ thể và tất cả được điều hành bởi bộ phận giám sát. Mức độ biên chế nhân sự tăng lên theo quy mô và các loại dịch vụ có ở khách sạn. Ở khách sạn lớn, người ta dễ dàng việc chuyên môn hoá. Loại hình khách sạn này thường thuê Giám đốc làm việc nên khách hàng có thể thấy rõ sự chuyên môn hoá trong các phòng ban, bộ phận. hai bộ phận có doanh thu lớn nhất là Housekeeping và F&B. Sơ đồ 1.1 - Cơ cấu tổ chức của một khách sạn lớn 1.3 – Lý thuyết về Marketing: 1.3.1 – Khái niệm về Marketing: Trước chiến tranh thế giới II Marketing chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại với nhiệm vụ chủ yếu là tiêu thụ những loại hàng hoá, dịch vụ đã có sẵn nhằm mục đích thu lợi nhuận. Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới II Marketing hiện đại có đặc trưng cơ bản là “bán cái thị trường cần”. Theo Viện Marketing Anh: “Marketing là quá trình quản trị nhằm nhận biết, dự đoán và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và có lợi”. Viện Marketing Mỹ AMA thì cho rằng : “Marketing là một quá trình lập ra kế hoạch và thực hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của của hàng hoá, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoả mãn mục đích của các tổ chức và cá nhân”. Và theo cá nhân Phillip Kotler thì: “Marketing là tiến trình qua đó cá nhân và tổ chức có thể thoả mãn được nhu cầu và mong muốn thông qua sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên”. 1.3.2 – Mục tiêu và chức năng của Marketing: Marketing hướng đến ba mục tiêu chủ yếu là thỏa mãn khách hàng, chiến thắng trong cạnh tranh và lợi nhuận lâu dài. Chức năng cơ bản của Marketing là dựa trên sự phân tích môi trường để quản trị Marketing, cụ thể là phân tích môi trường và nghiên cứu Marketing; mở rộng phạm vi hoạt động; phân tích người tiêu thụ; hoạch định sản phẩm, phân phối, xúc tiến, định giá; thực hiện kiểm soát và đánh giá Marketing. 1.3.3 – Sự cần thiết của việc vận dụng Marketing trong kinh doanh khách sạn: Marketing đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Mỗi ngày có hàng ngàn sản phẩm tiêu dùng được tiếp thị bởi các nhà kinh doanh. Mỗi khi mua một hàng hóa thì chính ta đã thanh toán cho cả khoản chi phí tiếp thị này. Marketing có nhiệm vụ thỏa mãn khách hàng và từ đó làm tăng mức sống và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Chiến lược Marketing có hiệu quả là nhân tố quan trọng cho sự thành công của tổ chức, cho dù hoạt động vì lợi nhuận hay vì phi lợi nhuận, hoạt động trong nước hay ngoài nước. Đối với một khách sạn, Marketing là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng, nó là chiếc cầu nối giữa khách hàng (người tiêu dùng) với khách sạn (nơi sản xuất và bán các hàng hóa, dịch vụ) thông qua hoạt động Marketing, các đơn vị kinh doanh dịch vụ có thể hiểu biết thêm về bản thân doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh trên cơ sở nắm bắt và đáp ứng kịp thời những nhu cầu, mong muốn, thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng xuất phát từ một thị trường không ổn định. Khách sạn sẽ ngày càng nâng cao được khẳ năng sinh lợi. Marketing không chỉ được coi là “bộ óc” mà còn là “trái tim” của toàn bộ hệ thống sản xuất kinh doanh của khách sạn.  1.3.4 - Marketing Mix: Marketing Mix (Hỗn hợp Marketing) là tập hợp những công cụ Marketing mà công ty sử dụng để đạt được các mục tiêu trong một thị trường đã chọn. Các công cụ được pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị trường. Các công cụ Marketing được gọi là 4P gồm có: ( Product (Sản phẩm): là thành phần cơ bản nhất trong Marketing Mix. Đó có thể là sản phẩm hữu hình của công ty đưa ra thị trừơng bao gồm chất lượng sản phẩm, hình dáng thiết kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu... Sản phẩm cũng bao gồm khía cạnh vô hình như các ngành dịch vụ, du lịch... ( Price (Giá cả): bao gồm giá bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu, giảm giá,...Giá phải tương xứng với giá trị nhận đựơc của khách hàng và có khả năng cạnh tranh. ( Place (Phân phối): là những hoạt động làm cho sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Công ty phải hiểu rõ, tuyển chọn và liên kết những nhà trung gian để cung cấp sản phẩm đến thị trường mục tiêu một cách có hiệu quả. ( Promotion (Xúc tiến): gồm nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy sản phẩm đến thị trường mục tiêu như quảng cáo, quan hệ công chúng, Marketing trực tiếp... Chương 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI KHÁCH SẠN PARKROYAL SAIGON 2.1 - Tổng quan về Parkroyal Saigon: 2.1.1 - Lịch sử hình thành và phát triển khách sạn: Parkroyal Saigon được thành lập ngày 15/2/1997 với tên gọi đầu tiên là Garden Plaza, là một khách sạn lớn gồm 157 phòng đạt chất lượng 4 sao. Garden Plaza thuộc liên doanh giữa Quân khu 7 và tập đoàn Singapore.Trải qua tình hình khủng hoảng kinh tế từ 1997-1998 đã có một số thay đổi và đến năm 2000, Garden Plaza đã được đổi tên là là Garden Plaza Parkroyal với 100% vốn nước ngoài (Singapore), được quản lý bởi tập đoàn SPST (Úc). Đến năm 2006, khách sạn thêm một lần nữa đổi tên là là Novotel Garden Plaza Saigon. Và đến nay khách sạn chính thức mang tên là Parkroya Saigon được quản lý bởi tập đoàn Parkroyal Hotel & Resort. Khách sạn thuộc Công ty TNHH Garden Plaza 100% vốn Singapore đạt chuẩn 4 sao với 193 phòng. ParkroyaL Saigon tọa lạc tại số 309B – 311 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Quận Tân Bình, trong vành đai trung tâm Thành phố. Điện thoại: +84 8 3842 1111 Fax: +84 8 3842 4365 Email: enquiry@sgn.parkroyalhotels.com Website: www.parkroyalhotels.com 2.1.2 - Cơ cấu tổ chức của khách sạn: Khách sạn Parkroyal Saigon gồm nhiều bộ phận khác nhau cùng phối hợp làm việc nhằm mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách: ( Bộ phận Kinh Doanh Tiếp Thị (Sales and Marketing Department) ( Bộ phận Ẩm Thực (Food and Beverage Department) ( Bộ phận Bếp (Kitchen Section) ( Bộ phận Tiền Sảnh (Front Office Department) ( Bộ phận Quản Gia (Housekeeping Department) ( Bộ phận Tài Chính (Fiance Department) ( Bộ phận Kỹ Thuật (Maintenance Department) ( Bộ phận Bảo Vệ (Security Department) ( Bộ phận Nhân Sự (Human Resources Department) Sơ đồ 2.1 –Cơ cấu tổ chức của khách sạn 2.1.3 – Các tiện nghi và dịch vụ chung: ( Xe bus đưa đón khách từ Khách sạn đến Trung tâm Thành phố ( Bưu Điện Thành phố) và ngược lại cách nhau 1 giờ 30 phút. Xe có thể dừng lại bất cứ điểm quan nào khách yêu cầu. ( Dịch vụ văn phòng, phòng họp, dịch vụ Internet. ( Đặt và xác nhận chuyến bay. ( Bãi đậu xe du lịch và xe gắn máy an toàn và thuận lợi cho khách. ( Dịch vụ đổi tiền. ( Health Center gồm phòng tập thể dục, Sauna, Steambath, Massage. ( Hồ bơi với hệ thống lọc nước tuần hoàn 24/24 đảm bảo vệ sinh. ( Nhà hàng Garden Restaurant mở cửa 24/24, phục vụ buffet điểm tâm, ăn trưa, ăn tối và phục vụ À la cart các món ăn Âu, Á. ( Nhà hàng Garden Restaurant mở rộng phục vụ các buổi ăn, hội nghị. ( Lotus Bar phục vụ “ Coffee Around The World” , Tea’s Corner, Tapas, Snack, Ice Cream, Cigar, Cocktail. ( Hai phòng họp Orchid 1 và Orchid 2 có thể nối nhau thành 01 phòng họp lớn Orchid Ball Room. ( Phòng họp Mimosa. ( Orchid Lounge đặc biệt dành cho khách lưu trú tại Orchid Club Executive Floor tầng 8, tầng 9, tầng 10, check-in, check out, ăn sáng, hội họp. ( Lobby Lounge rộng rãi nằm ngay sảnh của khách sạn, phục vụ các loại nước uống và snack. 2.1.4 - Tình hình kinh doanh lưu trú tại khách sạn: Theo báo cáo của Savills tại TPHCM, doanh thu khách sạn quý 2/2011 giảm cả ở TPHCM lẫn Hà Nội. Quý 2 là thời gian thấp điểm của ngành du lịch, mặc dù tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kì năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn so với các quý khác trong năm nên doanh thu khách sạn trong quý này giảm mạnh. Công suất thuê trung bình đạt 60%, giảm 21 điểm phần trăm so với quý trước và 6 điểm phần trăm so với quý 2/2010. Giá phòng trung bình đạt 83 USD/phòng/đêm, giảm 12% so với Q1/2011 và 6% so với Q2/2010. Trong tương lai, TPHCM dự kiến có khoảng 6.200 phòng từ 25 dự án khách sạn tương lai từ 3 sao đến 5 sao sẽ gia nhập vào thị trường trong thời gian tới. Những dự án này tập trung chủ yếu tại quận 1, quận 3, quận 7 và quận Tân Bình. Trong năm 2012, dự kiến có khoảng 1.500 phòng mới. Trong đó có 750 phòng đạt chuẩn 5 sao, 630 phòng 4 sao và 170 phòng 3 sao. Tuy nhiên, do chính sách kinh tế vĩ mô không thuận lợi với thị trường bất động sản sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành của một số dự án tương lai. Ông Trương An Dương, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường Savills Thành phố Hồ Chí Minh nhận định: MICE - loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty...là phân khúc tiềm năng cho thị trường khách sạn Thành phố Hồ Chí Minh, tăng từ 15% lên đến 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Và đó cũng là lợi thế để Parkroyal Saigon đạt được doanh số cao. 2.1.4.1 - Kết quả kinh doanh: Bảng 2.2 – Tổng doanh thu trong 3 năm của khách sạn (Đvt: USD) Năm  2008  2009  2010   Doanh thu  8.952.640  8.583.400  11.591.040   Bảng 2.3 - Tình hình doanh thu theo cơ cấu dịch vụ (Đvt: USD) Bộ phận  2008  2009  2010  2009/ 2008  2010/ 2009    Doanh thu  Tỷ lệ %  Doanh thu  Tỷ lệ %  Doanh thu  Tỷ lệ %     Buồng  3.795.902  42,4  3.622.194  42,2  4.828.900  41,7  95,4  133,3   Nhà hàng  3.607.897  40,3  3.450.526  40,2  4.612.140  39,8  95,6  133,7   Dịch vụ khác  1.548.799  17,3  1.510.678  17,6  2.150.000  18,5  97,5  142,3   ( Nhận xét: Tổng doanh thu năm 2009 giảm 369.000USD so với năm 2008 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế tuy nhiên năm 2010 ngành du lịch đã dần hồi phục và phát triển khả quan nên doanh thu đã tăng mạnh 3.008.000USD. Qua 3 năm 2008-2010 có thể nhận th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI HOAN CHINH.doc
  • docBIA.doc
  • docNOI DUNG.doc
Tài liệu liên quan