Khóa luận Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Sự “hội nhập kinh tế” của mỗi Quốc gia với phần còn lại của thế giới cho đến nay, xét về tổng thể không phải là điều mới mẻ. Tuy vậy, đối với từng quốc gia, ở những thời kỳ khác nhau, tuỳ thuộc vào chế độ chính trị, vào sự phát triển của nền kinh tế sự hội nhập thể hiện trong những giới hạn và mức độ lại rất khác nhau. Trong bối cảnh đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế ở Việt Nam, hàng loạt các vấn đề trong hoạt động của nền kinh tế luôn được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp hơn với yêu cầu tăng cường của “mở cửa” và “hội nhập”. Tuy nhiên, so với những gì đã qua, nó cũng mới chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Những ràng buộc với các hiệp định quốc tế như: Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định khung về hợp tác thương mại và dịch vụ của ASEAN bắt đầu từ năm 2005 đang là sức ép lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Các hoạt động của ngân hàng đều bắt nguồn từ hoạt động kinh tế chung và phục vụ cho hoạt động kinh tế chung đó, những đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng trong những năm qua đã đóng góp tích cực vào những thành công của sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Các NHTM không những chú trọng phát triển các nghiệp vụ ngân hàng trong nước mà cả các nghiệp vụ NHQT. Tuy nhiên các nghiệp vụ NHQT của các NHTM Việt Nam còn rất sơ khai. Mặt khác, mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp thì việc khai thông các nguồn vốn quốc tế là hết sức quan trọng. Do đó, việc hiện đại hoá hệ thống ngân hàng, đặc biệt là tăng khả năng tham gia của các NHTM quốc doanh vào hệ thống Tài chính - Tiền tệ Quốc tế trở thành nhu cầu cấp bách. Xuất phát từ những lý do trên, vấn đề “Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” đã được em chọn làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp.

doc80 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Sự “hội nhập kinh tế” của mỗi Quốc gia với phần còn lại của thế giới cho đến nay, xét về tổng thể không phải là điều mới mẻ. Tuy vậy, đối với từng quốc gia, ở những thời kỳ khác nhau, tuỳ thuộc vào chế độ chính trị, vào sự phát triển của nền kinh tế sự hội nhập thể hiện trong những giới hạn và mức độ lại rất khác nhau. Trong bối cảnh đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế ở Việt Nam, hàng loạt các vấn đề trong hoạt động của nền kinh tế luôn được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp hơn với yêu cầu tăng cường của “mở cửa” và “hội nhập”. Tuy nhiên, so với những gì đã qua, nó cũng mới chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Những ràng buộc với các hiệp định quốc tế như: Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định khung về hợp tác thương mại và dịch vụ của ASEAN bắt đầu từ năm 2005 đang là sức ép lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Các hoạt động của ngân hàng đều bắt nguồn từ hoạt động kinh tế chung và phục vụ cho hoạt động kinh tế chung đó, những đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng trong những năm qua đã đóng góp tích cực vào những thành công của sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Các NHTM không những chú trọng phát triển các nghiệp vụ ngân hàng trong nước mà cả các nghiệp vụ NHQT. Tuy nhiên các nghiệp vụ NHQT của các NHTM Việt Nam còn rất sơ khai. Mặt khác, mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp thì việc khai thông các nguồn vốn quốc tế là hết sức quan trọng. Do đó, việc hiện đại hoá hệ thống ngân hàng, đặc biệt là tăng khả năng tham gia của các NHTM quốc doanh vào hệ thống Tài chính - Tiền tệ Quốc tế trở thành nhu cầu cấp bách. Xuất phát từ những lý do trên, vấn đề “Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” đã được em chọn làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Khoá luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết cơ bản và thực tiễn liên quan đến các nghiệp vụ NHQT, của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay (2001-2003). + Làm rõ một số vấn đề lý luận về nghiệp vụ NHQT và mở rộng nghiệp vụ NHQT của NHTM. + Phân tích thực trạng hoạt động nghiệp vụ NHQT của các NHTM Việt Nam, qua đó chỉ ra những tồn tại của các NHTM trong việc thực hiện các nghiệp vụ NHQT. + Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng nghiệp vụ NHQT của các NHTM Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp để tiến hành nghiên cứu khoá luận này là: phương pháp duy vật biện chứng, phân tích thống kê, so sánh… 4. Kết cấu của khoá luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận, khoá luận gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng thực hiện các nghiệp vụ NHQT của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chương 3: Giải pháp mở rộng nghiệp vụ NHQT của các NHTM Việt Nam. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VÀ MỞ RỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CỦA CÁC NHTM. 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nghiệp vụ Ngân hàng Quốc tế . a.Khái niệm nghiệp vụ Ngân hàng Quốc tế. Rất khó có thể đưa ra một khái niệm cụ thể và chính xác về nghiệp vụ NHQT. Tuy nhiên, ta có thể đứng trên phương diện phân loại nghiệp vụ NHQT là một dạng hoạt động kinh doanh quốc tế để đưa ra một định nghĩa tương đối chính xác về nghiệp vụ NHQT như sau: “Nghiệp vụ NHQT của các NHTM là việc các NHTM thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động đầu tư và cung ứng dịch vụ tài chính-ngân hàng trên thị trường quốc tế nhằm mục đích sinh lời”. b. Đặc điểm của nghiệp vụ Ngân hàng Quốc tế. Từ định nghĩa nghiệp vụ NHQT trong phần a ở trên chúng ta có thể thấy nghiệp vụ NHQT mang một số đặc điểm sau: - Thứ nhất: Nghiệp vụ NHQT gắn liền với mối quan hệ kinh tế quốc tế và thương mại quốc tế. Tiêu biểu là trợ giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu, lưu chuyển vốn giữa các quốc gia. - Thứ hai: Chủ thể tham gia nghiệp vụ NHQT là các Ngân hàng có quốc tịch khác nhau hoặc giữa Ngân hàng của một nước với khách hàng của họ ở nước khác. - Thứ ba: Nghiệp vụ NHQT bị chi phối bởi luật pháp, thông lệ quốc tế, đồng thời bị chi phối bởi pháp luật và tập quán của các nước mà ở đó ngân hàng cung ứng các dịch vụ NHQT. - Thứ tư: Có thể nói nghiệp vụ NHQT có liên quan chặt chẽ với thị trường ngoại hối. - Thứ năm: Nghiệp vụ NHQT có đòi hỏi cao về trình độ, năng lực quản lý, công nghệ của ngân hàng và các bên có liên quan. Những nhà ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế đòi hỏi phải hiểu biết nhiều lĩnh vực khác nhau, phải nhạy cảm với sự chuyển biến nhanh chóng của thị trường tài chính- tiền tệ quốc tế. - Thứ sáu: Nghiệp vụ NHQT có tính rủi ro cao, nguyên nhân phức tạp và khó kiểm soát. Nó chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế tài chính trên toàn thế giới, sự tăng giảm về lãi suất, khối lượng diễn ra đột ngột nên rủi ro cao hơn so với nghiệp vụ ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, rủi ro cao thường đi đôi với lợi nhuận lớn. Trong bối cảnh gay gắt như hiện nay, chỉ có ngân hàng nào phát triển nghiệp vụ NHQT mới có cơ hội và khả năng phát triển lâu dài. 1.1.2. Một số hình thức tổ chức thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng Quốc tế của các NHTM. Để thực hiện được nghiệp vụ NHQT tại nước ngoài, các NHTM phải có mối liên hệ, quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng, các khách hàng ở rất nhiều các quốc gia khác nhau trên thế giới, để làm được điều này thông thường các NHTM sử dụng hai hình thức tổ chức thực hiện nghiệp vụ NHQT ở nước ngoài là: Thiết lập cơ sở kinh doanh ở nước ngoài như là thành lập các chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện… Hoặc tổ chức một bộ phận kinh doanh quốc tế được chuyên môn hoá tại trụ sở chính để thực hiện các nghiệp vụ NHQT. Cụ thể một số hình thức tổ chức thực hiện nghiệp vụ NHQT ở nước ngoài tiêu biểu là: - Văn phòng đại diện: Đây là mô hình tổ chức đơn giản nhất của một ngân hàng hoạt động tại thị trường nước ngoài, nhằm mục đích trợ giúp cho các công ty trong nước là khách hàng của ngân hàng mẹ kinh doanh ở nước ngoài, như là cung cấp các thông tin kinh tế, đánh giá tín nhiệm của đối tác nước ngoài…Văn phòng đại diện không có quyền nhận tiền gửi và cho vay ở nước ngoài, nó là hình thức để Ngân hàng mẹ cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng của mình. Ngoài ra văn phòng đại diện còn có nhiệm vụ phát triển kinh doanh, tìm khách hàng mới. - Ngân hàng liên doanh: là định chế tài chính độc lập với ngân hàng mẹ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Đây là hình thức ngân hàng góp vốn để kinh doanh theo khuôn khổ của pháp luật nước sở tại. Hình thức này chủ yếu được áp dụng nhiều trong điều kiện Respectfully,thị trường tài chính nước sở tại mới phát triển, khó khăn thâm nhập hoặc khi một ngân hàng mới gia nhập thị trường nước ngoài cảm thấy lo ngại về vấn đề rủi ro, thiếu hiểu biết về khách hàng hoặc muốn cung cấp các dịch vụ không được phép của Ngân hàng trung ương nước ngoài. - Ngân hàng con ở nước ngoài: Đây cũng là một định chế tài chính độc lập do ngân hàng mẹ sở hữu hoàn toàn để phù hợp với luật nước ngoài. Ngân hàng con cũng hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Ngân hàng con ở nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật pháp nước ngân hàng mẹ đặt trụ sở chính. - Chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài: Đây là hình thức tổ chức phổ biến nhất đối với phần lớn các ngân hàng hoạt động trên phạm vi quốc tế. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trong nước và chịu sự chỉ đạo của trụ sở chính, không phân tách về mặt pháp lý với ngân hàng mẹ. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hàng loạt nghiệp vụ ngân hàng tại nước chủ nhà trong khuôn khổ pháp luật và điều kiện kinh doanh tại nước chủ nhà. Như vậy, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vừa chịu sự điều chỉnh của luật ngân hàng trong nước, vừa chịu sự điều chỉnh của luật ngân hàng nước ngoài mà nó mở chi nhánh. - Dạng tiêu biểu hơn cả là tổ chức bộ phận kinh doanh quốc tế chuyên biệt ngay tại trụ sở chính của ngân hàng mà vẫn đạt được các mục đích phục vụ khách hàng như các hình thức khác. Để thực hiện được việc phục vụ tốt khách hàng bộ phân kinh doanh quốc tế chuyên biệt này phải được trang bị các thiết bị hiện đại, các máy tính nối mạng toàn cầu, các máy điện toán để có thể quản lý hệ thống tài khoản phi nội địa của một ngân hàng. 1.2. NHỮNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHỦ YẾU CỦA CÁC NHTM. 1.2.1. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế. 1.2.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan. Xét về mặt kinh tế thanh toán quốc tế bao gồm hai lĩnh vực: + Thanh toán mậu dịch: là quan hệ thanh toán phát sinh trên cơ sở hàng hoá dịch vụ thương mại kết hợp xuất nhập khẩu dựa trên giá quốc tế. Trong thanh toán mậu dịch, các bên có liên quan sẽ bị ràng buộc với nhau theo các hợp đồng đã kí kết hoặc cam kết thương mại. Nếu hai bên không kí kết hợp đồng chỉ có đơn đặt hàng thì sẽ căn cứ vào các đại diện giao dịch. + Thanh toán phi mậu dịch: là thanh toán phát sinh không liên quan đến hàng hoá, không mang tính chất thương mại. Đó là thanh toán các chi phí của cơ quan ngoại giao ở nước sở tại, các chi phí vận chuyển và đi lại của các đoàn khách, chính phủ, các tổ chức, cá nhân. 1.2.1.2. Các phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế. a. Hối phiếu (Bill of Exchange): là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người kí phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhận được nó phải trả tiền ngay hoặc thanh toán vào một ngày xác định trong tương lai một số tiền nhất định cho người được chỉ định. Hối phiếu có nhiều loại khác nhau, tuỳ theo các căn cứ khác nhau mà ta có thể chia Hối phiếu thành các loại khác nhau. Ví dụ căn cứ vào thời hạn của Hối phiếu ta có hai loại hối phiếu : hối phiếu trả tiền ngay và hối phiếu có kỳ hạn, còn nếu căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu ta có: hối phiếu đích danh và hối phiếu vô danh... b. Lệnh phiếu (Promissory note): là một tờ cam kết vô điều kiện, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho người khác. Một tờ lệnh phiếu thường gồm có các nội dung sau: có tiêu đề “lệnh phiếu” được diễn đạt bằng ngôn ngữ để thiết lập lệnh phiếu, có ngày phát hành lệnh phiếu, chữ ký của người lập lệnh phiếu, lời hứa trả tiền vô điều kiện, số tiền phải trả ... c. Séc: là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của chủ tài khoản tiền gửi ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình trích tiền từ tài khoản của mình ở ngân hàng để trả cho người có tên trên tờ séc, hoặc theo lệnh của người ấy, hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau người ta chia séc thành các loại khác nhau như sau: Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của séc, chúng ta có thể chia séc thành các loại sau: + Séc vô danh: là séc không chỉ rõ tên người hưởng lợi số tiền được ghi trên séc. + Séc đích danh: là séc ghi đích danh tên người hưởng lợi số tiền được ghi trên tờ séc. + Séc theo lệnh: là séc chi trả theo lệnh của người có tên trên tờ séc. Căn cứ vào hình thức thanh toán của ngân hàng, séc được chia thành các loại sau: + Séc chuyển khoản: là loại séc để trích tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác, không được dùng để rút tiền mặt. + Séc tiền mặt: là loại séc dùng để rút tiền mặt ra khỏi tài khoản. Căn cứ vào tính chất đảm bảo của tờ séc, séc có các loại sau đây: + Séc xác nhận: là loại séc được ngân hàng đứng ra trả tiền cho người hưởng lợi. Số tiền ngân hàng xác nhận sẽ bị phong toả. Ngoài các loại séc kể trên còn có các loại séc khác như: Séc gạch chéo, séc du lịch... d. Thẻ thanh toán (Payment car): là một phương tiện thanh toán hiện đại do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng của mình để sử dụng thanh toán tiền hàng, dịch vụ đã cung ứng. Nó là phương tiện chủ yếu phục vụ thanh toán cá nhân hay thanh toán không dùng tiền mặt thông dụng trên thế giới, có thể dùng thẻ thanh toán để thay cho việc luân chuyển một phần tiền mặt từ nơi này sang nơi khác ở trong nước và ngoài nước. Thẻ này cũng có thể rút tiền tự động ở các máy rút tiền tự động - ATM (automatic teller machine). 1.2.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu. Trong quan hệ thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán có một vị trí rất quan trọng. Quan hệ thanh toán quốc chỉ có thể được thực hiện thông qua các phương thức thanh toán. Phương thức thanh toán là phương pháp, cách thức tiến hành nghiệp vụ nhất định, thông qua đó người nhập khẩu trả tiền, nhận hàng và người xuất khẩu giao hàng, nhận tiền. Có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau, sau đây là một số phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu đang được sử dụng trong thương mại quốc tế. a, Phương thức thanh toán bằng chuyển tiền (Remittance). Chuyển tiền là một phương thức trong đó khách hàng (người trả tiền - người nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi - người xuất khẩu) ở một địa điểm nhất định bằng hình thức chuyển tiền do khách hàng yêu cầu, hoặc bằng điện - Telegrahic Transfer (TT), hoặc bằng thư - Mail Tranfer (MT), hoặc chuyển tiền qua hệ thống Swift (được sử dụng phổ biến nhất hiện nay). Ngân hàng chuyển tiền thường phải thông qua đại lý, hoặc chi nhánh của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện việc chuyển tiền. Các bên tham gia vào nghiệp vụ chuyển tiền gồm có: người chuyển tiền (Remitter) là người nhập khẩu; người thụ hưởng (Beneficiary) là người xuất khẩu; ngân hàng trả tiền (Paying bank) là ngân hàng bên người xuất khẩu; ngân hàng uỷ nhiệm chuyển tiền (Remitting bank) thường là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu. SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN. Ngân hàng chuyển tiền Người chuyển tiền Ngân hàng trả tiền Người thụ hưởng (3) (2) (4) (1) Giao dịch thương mại. Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ hàng hoá) phù hợp với thoả thuận của hai bên thì viết lệnh chuyển tiền và gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu chuyển tiền trả cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng chuyển tiền làm thủ tục chuyển tiền thông qua ngân hàng đại lý. Ngân hàng đại lý (ngân hàng trả tiền) thanh toán tiền cho người thụ hưởng. Phương thức thanh toán chuyển tiền là phương thức mà ngân hàng chỉ là trung gian đơn thuần thực hiện việc chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng để thu phí, do đó ngân hàng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với việc trả tiền của người nhập khẩu cho người xuất khẩu. Việc trả tiền hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí và khả năng của người nhập khẩu, vì vậy quyền lợi của người xuất khẩu không được bảo đảm. Trong quan hệ mua bán ngoại thương, phương thức thanh toán chuyển tiền chỉ được lựa chọn khi các khoản thanh toán có giá trị nhỏ, hoặc trong trường hợp mối quan hệ giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu là tin cậy nhau. b, Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of Payment). Nhờ thu là phương thức thanh toán mà người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra. Cơ sở pháp lí quốc tế của nghiệp vụ này là quy tắc thống nhất về nhờ thu bản sửa đổi vào năm 1995, gọi là URC 522, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1996. Nhờ thu có hai loại là nhờ thu phiếu trơn (Clean collection) và nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection). + Nhờ thu phiếu trơn là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ số tiền từ người mua, chỉ căn cứ vào hối phiếu do người bán ký phát, còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người mua, không qua ngân hàng. Phương thức này không được phổ biến trong thực tế do có nhiều rủi ro cho người bán và cũng gây bất lợi cho người mua trong trường hợp hối phiếu đến sớm hơn chứng từ. + Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với yêu cầu là ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ hàng hoá cho người mua để đi nhận hàng khi họ đã thanh toán tiền (Nếu phương thức thanh toán là thị trường đổi lấy chứng từ-Documentary against payment-D/P), hoặc đã ký chấp nhận thanh toán (Nếu phương thức thanh toán là chấp nhận hối phiếu đổi lấy bộ chứng từ - Documentary against Acceptance-D/A). Các bên tham gia phương thức thanh toán nhờ thu gồm có: Người xuất khẩu - Drawer (or Remittance); Người nhập khẩu - Drawee; Ngân hàng chuyển chứng từ - Remitting bank; Ngân hàng thu hộ - Collecting bank. SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THANH TOÁN NHỜ THU TRƠN. Ngân hàng chuyển chứng từ Ngân hàng thu tiền Người xuất khẩu Người nhập khẩu (1) HĐ (2) (7) (3) (6) (4) (5) Người xuất khẩu chuyển giao hàng hoá, đồng thời cũng chuyển giao chứng từ hàng hoá sang người nhập khẩu. Người xuất khẩu lập hối phiếu và giấy nhờ thu, gửi tới ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu. Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển hối phiếu sang ngân hàng phục vụ người nhập khẩu để nhờ thu tiền. Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển hối phiếu đòi tiền tới người nhập khẩu. Người nhập khẩu thanh toán tiền (hoặc ký chấp nhận hối phiếu). Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tiền thu được (hoặc hối phiếu đã ký chấp nhận) sang ngân hàng phục vụ người xuất khẩu. Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu thanh toán (hoặc chuyển hối phiếu đã ký chấp nhận) cho người xuất khẩu. Ngân hàng chuyển chứng từ Ngân hàng thu tiền Người xuất khẩu Người nhập khẩu (1) HĐ (2) (7) (3) (6) (4) (5) (5’) SƠ ĐỒ 3: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THANH TOÁN NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ. Căn cứ vào hợp đồng người xuất khẩu giao hàng hoá cho nhà nhập khẩu. Người xuất khẩu lập toàn bộ chứng từ hàng hoá theo yêu cầu của hợp đồng thương mại cùng hối phiếu trả ngay ( nếu là thanh toán theo D/P) hay hối phiếu kỳ hạn (nếu là thanh toán theo D/A) gửi tới ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu. Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu kèm uỷ thác thu, bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu ở nước ngoài để thu tiền người nhập khẩu. Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu thông báo đã nhận được hối phiếu cho nhà nhập khẩu và đề nghị thanh toán. Nhà nhập khẩu trả ngay tiền đối với hối phiếu trả tiền ngay, ký chấp nhận thanh toán đối với hối phiếu trả chậm gửi cho ngân hàng phục vụ mình. (5’) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để đi nhận hàng. Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán cho ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán cho nhà xuất khẩu. c, Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit). Đây là phương thức thanh toán được dùng phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế, vì phương thức này có ưu điểm hơn hai phương thức thanh toán trên là: Phương thức này đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của các bên (nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu) trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng như trong thanh toán tiền hàng. Theo điều 2, UCP 500 thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành thư tín dụng) hành động theo yêu cầu và chỉ thị của một khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) hoặc nhân danh chính mình phải thực hiện việc trả tiền theo lệnh của người thứ ba (người thụ hưởng), hoặc phải chấp nhận và trả tiền hối phiếu do người thụ hưởng ký phát hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác thực hiện việc trả tiền như vậy hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu đó hoặc uỷ qu
Tài liệu liên quan