Khóa luận Hành vi của khách du lịch ở miếu bà Chúa Xứ, Châu Đốc

Mục tiêu chính của đề tài là mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc. Ngoài ra, còn tìm hiểu về quá trình ra quyết định chọn các địa điểm tham quan ở Miếu. Cuối cùng là biết đặc tính của khách du lịch và mối quan hệ giữa các đặc tính này với hành vi của khách du lịch. Quy trình nghiên cứu của đề tài thực hiện theo ba bước: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu thăm dò và nghiên cứu chính thức. Trong đó, bước nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính đối với 5 khách du lịch đã tham quan ở Miếu nhằm tìm hiểu, phát hiện các vấn đề có liên quan đến đề tài. Từ đó thiết lập bảng câu hỏi về hành vi của khách du lịch ở Miếu. Bước nghiên cứu thăm dò thực hiện bằng phương pháp định lượng, với bảng câu hỏi chưa chỉnh sửa để phỏng vấn trực tiếp 10 khách du lịch nhằm kiểm tra cấu trúc, tính logic của bảng câu hỏi. Cuối cùng là bước nghiên cứu chính thức cũng sử dụng phương pháp định lượng, với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp 100 khách du lịch đã tham quan các địa điểm ở Miếu Bà (ít nhất một lần). Mẫu được chọn theo phương pháp phán đoán với cơ cấu là 20% khách ở qua đêm và 80% khách tham quan trong ngày.

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hành vi của khách du lịch ở miếu bà Chúa Xứ, Châu Đốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LƯ HOÀNG PHỐ HÀNH VI CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 06 năm 2007 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HÀNH VI CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông nghiệp Sinh viên thực hiện: Lư Hoàng Phố Lớp: DH4KN2 - Mã số sinh viên: DKN030202 Người hướng dẫn: Thạc sĩ Huỳnh Phú Thịnh Long Xuyên, tháng 06 năm 2007 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn : Thạc sĩ Huỳnh Phú Thịnh (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1: (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2: (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm …… LỜI CẢM ƠN Sau bốn năm ở giảng đường đại học đã giúp tôi trưởng thành rất nhiều về mọi mặt như kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm sống, kỹ năng giao tiếp,... Tuy nhiên, để được như vậy là nhờ vào công giảng dạy nhiệt tình của thầy, cô trường Đại học An Giang và nhất là thầy, cô khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh. Do đó, nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cho tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả thầy, cô đã từng giảng dạy tôi trong suốt bốn năm qua. Đặc biệt, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi là thầy Huỳnh Phú Thịnh. Người đã dành nhiều thời gian để chỉ bảo một cách tận tình và chu đáo, giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Kế tiếp, tôi xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị đang làm việc tại Sở du lịch An Giang, phòng kinh tế thị xã Châu Đốc và Ban quản trị Miếu Bà Chúa Xứ đã cung cấp đầy đủ những thông tin có liên quan trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cha, mẹ và em trai tôi đã hết lòng ủng hộ, động viên trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Xin chân thành cảm ơn! Lư Hoàng Phố TÓM TẮT Mục tiêu chính của đề tài là mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc. Ngoài ra, còn tìm hiểu về quá trình ra quyết định chọn các địa điểm tham quan ở Miếu. Cuối cùng là biết đặc tính của khách du lịch và mối quan hệ giữa các đặc tính này với hành vi của khách du lịch. Quy trình nghiên cứu của đề tài thực hiện theo ba bước: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu thăm dò và nghiên cứu chính thức. Trong đó, bước nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính đối với 5 khách du lịch đã tham quan ở Miếu nhằm tìm hiểu, phát hiện các vấn đề có liên quan đến đề tài. Từ đó thiết lập bảng câu hỏi về hành vi của khách du lịch ở Miếu. Bước nghiên cứu thăm dò thực hiện bằng phương pháp định lượng, với bảng câu hỏi chưa chỉnh sửa để phỏng vấn trực tiếp 10 khách du lịch nhằm kiểm tra cấu trúc, tính logic của bảng câu hỏi. Cuối cùng là bước nghiên cứu chính thức cũng sử dụng phương pháp định lượng, với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp 100 khách du lịch đã tham quan các địa điểm ở Miếu Bà (ít nhất một lần). Mẫu được chọn theo phương pháp phán đoán với cơ cấu là 20% khách ở qua đêm và 80% khách tham quan trong ngày. Kết quả nghiên cứu về hành vi của khách du lịch như sau: hầu hết khách tham quan ở Miếu Bà vào thời gian diễn ra Lễ Vía (từ 23-27/04 âl, chiếm 55%). Vì lúc này nhộn nhịp, đông vui và có nhiều người đi cùng. Đây là loại hình tham quan cúng bái nên có đến 77% khách đi cùng với gia đình, người thân. Cũng chính vì lý do này mà tượng Bà được khách du lịch đánh giá là hấp dẫn nhất (TB = 1,63). Các sản phẩm và dịch vụ mà khách sử dụng ở Miếu chủ yếu là ăn (67%) và uống (71%). Số khách còn lại tự mang theo thức ăn và nước uống, do không hợp khẩu vị. Ngoài ra, có đến 90% khách mua vật phẩm để cúng ở miếu và chủ yếu là nhang đèn, áo giấy (83%); trái cây (74%). Mặc dù là điểm tham quan nổi tiếng nhưng khách không mua quà lưu niệm (70%), do các món quà ở đây không có gì mới lạ. Nhìn chung, khách du lịch chi khoảng 50.000-100.000đ cho các sản phẩm và dịch vụ ở Miếu. Nhu cầu của khách du lịch đến tham quan ở Miếu chủ yếu là để cúng bái (chiếm 81%) và nguồn thông tin mà họ biết đến chủ yếu là truyền miệng (gia đình, người thân 68% và bạn bè, đồng nghiệp 75%). Các tiêu chí để khách chọn điểm tham quan ở Miếu chủ yếu là phong cảnh đẹp; an ninh, trật tự; nhộn nhịp, đông vui. Để đáp ứng nhu cầu tham quan của mình nên có đến 58% bản thân khách chọn điểm tham quan ở Miếu. Sau khi tham quan ở Miếu thì đa số khách du lịch đều hài lòng. Khách tham quan ở Miếu tập trung ở hai nhóm tuổi là thanh niên (từ 25-40 tuổi) và trung niên (từ 40-55 tuổi).Trình độ của họ chủ yếu là phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Vì đa số khách du lịch ở trong tỉnh và các tỉnh ĐBSCL có nghề nghiệp là trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh. Hầu hết khách tham quan ở Miếu có sở thích là xem ti vi và đi du lịch. Có đến 84% khách theo tôn giáo và chủ yếu là đạo Phật, đạo phật giáo Hòa Hảo. Chính vì những đặc tính này đã ảnh hưởng ít nhiều đến hành vi của khách du lịch. Cụ thể là các mối quan hệ sau: giữa phương tiện tham quan và quê quán; giữa thời gian tham quan và nghề nghiệp; giữa số lần tham quan và độ tuổi; giữa số lần tham quan và quê quán. Ngoài ra, còn có sự khác biệt giữa các nhóm trong đặc tính (độ tuổi theo mức hấp dẫn của nhà lưu niệm, trình độ theo mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân của khách du lịch) của khách du lịch. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i TÓM TẮT ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC HÌNH vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii Chương 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Cơ sở hình thành đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu 2 1.5. Kết cấu của đề tài 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4 2.1. Giới thiệu 4 2.2. Lý thuyết hành vi 4 2.2.1. Định nghĩa 4 2.2.2. Mô hình hành vi người tiêu dùng 4 2.2.3. Các đặc tính của người tiêu dùng 4 2.2.3.1. Các yếu tố văn hóa 5 2.2.3.2. Các yếu tố xã hội 6 2.2.3.3. Các yếu tố cá nhân 6 2.2.3.4. Các yếu tố tâm lý 7 2.2.4. Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng 9 2.3. Khách du lịch và sản phẩm du lịch 10 2.3.1. Khách du lịch 10 2.3.2. Sản phẩm du lịch 11 2.4. Mô hình nghiên cứu 11 2.5. Tóm tắt 12 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC 13 3.1. Giới thiệu 13 3.2. Lịch sử hình thành và phát triển 13 3.3. Thời gian và địa điểm diễn ra Lễ Vía Bà 14 3.4. Các nghi thức của Lễ Vía Bà 14 3.5. Tóm tắt 15 Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 4.1. Giới thiệu 16 4.2. Thiết kế quy trình nghiên cứu 16 4.3. Nghiên cứu sơ bộ 17 4.4. Nghiên cứu thăm dò 18 4.5. Nghiên cứu chính thức 19 4.5.1. Cỡ mẫu 19 4.5.2. Phương pháp chọn mẫu 20 4.5.3. Phương pháp thu mẫu 21 4.5.4. Thông tin về đáp viên 22 4.6. Các loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu chính thức 23 4.6.1. Thang đo biểu danh (danh nghĩa) 23 4.6.2. Thang đo khoảng 23 4.6.3. Thang đo tỷ lệ 24 4.7. Tóm tắt 24 Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25 5.1. Giới thiệu 25 5.2. Mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc 25 5.2.1. Số lần tham quan của khách du lịch 25 5.2.2. Thời gian khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu Bà 26 5.2.3. Khách du lịch tham quan với những ai? Và bằng phương tiện nào? 29 5.2.4. Đánh giá của khách du lịch về mức độ hấp dẫn của các địa điểm tham quan ở Miếu Bà 30 5.2.5. Mức độ tiêu tiền của khách du lịch đối với các sản phẩm và dịch vụ ở Miếu Bà 31 5.3. Quá trình ra quyết định chọn các địa điểm tham quan của khách du lịch ở Miếu Bà 38 5.3.1. Khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu để đáp ứng nhu cầu gì?...38 5.3.2. Khách du lịch tìm kiếm thông tin về các địa điểm tham quan từ đâu? 38 5.3.3. Khách du lịch dựa vào các tiêu chí nào để chọn các địa điểm tham quan ở Miếu Bà và mức độ quan trọng của các tiêu chí này 40 5.3.4. Ai là người quyết định chọn các điểm tham quan ở Miếu Bà và ai là người tác động đến quyết định này 42 5.3.5. Mức độ hài lòng của khách du lịch sau khi tham quan các địa điểm ở Miếu Bà 43 5.4. Các đặc tính của khách du lịch 44 5.4.1. Gia đình của khách du lịch thuộc loại nào 44 5.4.2. Khách du lịch có những sở thích gì 44 5.4.3. Khách du lịch tham khảo ý kiến của những ai 45 5.4.4. Khách du lịch có theo tôn giáo không 46 5.5. Mối quan hệ giữa các đặc điểm và hành vi của khách du lịch 47 5.5.1. Mối quan hệ giữa phương tiện tham quan và quê quán 47 5.5.2. Mối quan hệ giữa thời điểm tham quan và nghề nghiệp 48 5.5.3. Mối quan hệ giữa số lần tham quan và độ tuổi 50 5.5.4. Mối quan hệ giữa số lần tham quan và quê quán 51 5.5.5. Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm trong đặt tính khách du lịch 52 5.6. Tóm tắt 55 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 6.1. Giới thiệu 56 6.2. Kết luận 56 6.2.1. Tầm quan trọng và phuơng pháp nghiên cứu của đề tài 56 6.2.2. Kết quả nghiên cứu chính của đề tài 56 6.3. Kiến nghị. 58 6.3.1. Đối với Ban quản trị Miếu Bà 58 6.3.2. Đối với Sở du lịch An Giang 58 6.4. Hạn chế của đề tài 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Mô hình hành vi người tiêu dùng 4 Hình 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng 5 Hình 2.3. Thứ bậc của nhu cầu theo Maslow 8 Hình 2.4. Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng 9 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu 12 Hình 3.1. Miếu Bà nhìn từ trên xuống 13 Hình 3.2. Miếu Bà khi về đêm 14 Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài 17 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT âl : Âm lịch CĐ, ĐH và sau ĐH : Cao đẳng, đại học và sau đại học CV-NV : Công nhân – nhân viên đ : Đồng ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long PTCS : Phổ thông cơ sở PTTH-THCN : Phổ thông trung học và trung học chuyên nghiệp TB : Trung bình TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Các bước nghiên cứu của đề tài 16 Bảng 4.2. Các câu hỏi trước và sau khi chỉnh sửa 19 Bảng 4.3. Số lượng khách du lịch đến Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc năm 2006 20 Bảng 5.1. Kết quả kiểm định Chi-Square (1) (Chi-Square Tests) 47 Bảng 5.2. Phần trăm phương tiện tham quan theo quê quán của khách du lịch 48 Bảng 5.3. Kết quả Kiểm định Chi-Square (2) (Chi-Square Tests) 49 Bảng 5.4. Phần trăm thời điểm tham quan theo nghề nghiệp của khách du lịch 49 Bảng 5.5. Kết quả kiểm định Chi-Square (3) (Chi-Square Tests) 50 Bảng 5.6. Phần trăm số lần tham quan theo độ tuổi của khách du lịch 50 Bảng 5.7. Kết quả kiểm định Chi-Square (4) (Chi-Square Tests) 51 Bảng 5.8. Phần trăm số lần tham quan theo quê quán của khách du lịch 51 Bảng 5.9. Kết quả kiểm định phương sai (1) 52 Bảng 5.10. Thống kê mô tả mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm 53 Bảng 5.11. Kết quả kiểm định từng cặp giữa bốn nhóm tuổi 53 Bảng 5.12. Kết quả kiểm định phương sai (2) 54 Bảng 5.13. Thống kê mô tả mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân của khách du lịch 54 Bảng 5.14. Kết quả kiểm định từng cặp giữa bốn nhóm trình độ 54 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Cơ cấu giới tính 22 Biểu đồ 4.2. Cơ cấu trình độ học vấn 22 Biểu đồ 4.3. Cơ cấu nghề nghiệp 22 Biểu đồ 4.4. Cơ cấu độ tuổi 22 Biểu đồ 4.5. Cơ cấu thu nhập 23 Biểu đồ 4.6. Cơ cấu quê quán 23 Biểu đồ 5.1. Số lần tham quan của khách du lịch 25 Biểu đồ 5.2. Khách du lịch tham quan ở Miếu Bà bao lâu một lần? 26 Biểu đồ 5.3. Khách du lịch tham quan vào dịp (thời điểm) nào? 26 Biểu đồ 5.4. Khách du lịch ngủ ở đâu? 27 Biểu đồ 5.5. Lý do khách du lịch ở qua đêm 28 Biểu đồ 5.6. Thời điểm tham quan trong ngày của khách du lịch 28 Biểu đồ 5.7. Khách du lịch tham quan ở Miếu Bà với những ai? 29 Biểu đồ 5.8. Khách du lịch tham quan Miếu Bà bằng phương tiện nào? 30 Biểu đồ 5.9. Đánh giá của khách du lịch về mức hấp dẫn của các điểm tham quan 31 Biểu đồ 5.10. Khách du lịch sử dụng các sản phẩm và dịch vụ nào ở Miếu? 31 Biểu đồ 5.11. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng các sản phẩm và dịch vụ 32 Biểu đồ 5.12. Tỷ lệ khách du lịch có mua vật phẩm để cúng ở Miếu Bà 33 Biểu đồ 5.13. Khách du lịch dùng vật phẩm nào để cúng ở Miếu Bà? 33 Biểu đồ 5.14. Nguồn gốc của vật phẩm 34 Biểu đồ 5.15. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng các vật phẩm 35 Biểu đồ 5.16. Khách du lịch mua những quà lưu niệm gì ở Miếu Bà? 36 Biểu đồ 5.17. Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với quà lưu niệm 36 Biểu đồ 5.18. Mức độ tiêu tiền của khách du lịch đối với các sản phẩm và dịch vụ 37 Biểu đồ 5.19. Khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu để đáp ứng nhu cầu gì 38 Biểu đồ 5.20. Khách du lịch biết đến các điểm tham quan ở Miếu từ đâu? 39 Biểu đồ 5.21. Đánh giá của khách du lịch về mức tin cậy của các nguồn thông tin 40 Biểu đồ 5.22. Khách du lịch dựa vào tiêu chí nào để chọn điểm tham quan ở Miếu? 41 Biểu đồ 5.23. Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của các tiêu chí 42 Biểu đồ 5.24. Ai là người ra quyết định chọn các điểm tham quan ở Miếu Bà? 43 Biều đồ 5.25. Ai là người tác động đến quyết định chọn điểm tham quan ở Miếu? 43 Biểu đồ 5.26. Mức độ hài lòng của khách du lịch sau khi tham quan ở Miếu Bà 44 Biểu đồ 5.27. Khách du lịch sống trong loại gia đình nào? 45 Biểu đồ 5.28. Khách du lịch có những sở thích gì? 45 Biểu đồ 5.29. Khách du lịch tham khảo ý kiến những ai? 46 Biểu đồ 5.30. Tỷ lệ khách du lịch theo một tôn giáo 47 Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. Cơ sở hình thành đề tài Như chúng ta đã biết, An Giang nằm ở phía Tây Nam tổ quốc, nơi đầu nguồn sông Mêkong với hai con sông Tiền và sông Hậu đi qua tạo nên mùa nước nổi vào khoảng tháng 7, 8, 9 (âm lịch) hàng năm và phía Tây Bắc giáp Campuchia với 97 km đường biên giới. Đặc biệt, An Giang là tỉnh duy nhất ở miền Tây Nam Bộ có núi non hùng vĩ như vùng Bảy Núi với núi Cấm, núi Két, núi Tô, núi Giài,… Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên như vậy rất phù hợp để An Giang phát triển du lịch về tham quan, mua sắm tại các trung tâm thương mại ở các cửa khẩu quốc tế như Khánh Bình, Vĩnh Xương, Tịnh Biên; về tham quan du ngoạn trên các làng bè cá tra, basa ở Châu Đốc; về tham quan khám phá hay nghỉ dưỡng trên núi Cấm, núi Két, núi Sam,… Bên cạnh những thuận lợi nhất định về điều kiện tự nhiên, An Giang cũng rất nổi tiếng với các lễ hội, làng nghề truyền thống thu hút rất nhiều khách du lịch như lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ở Châu Đốc (được nâng cấp quốc gia năm 2001), lễ hội đua Bò của người Khmer ở Tri Tôn, ngày hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên ở An Phú, lễ hội truyền thống văn hóa thể thao huyện An Phú, dệt Thổ Cẩm của người Chăm ở làng Châu Giang,…Vì vậy, số lượng khách du lịch đến An Giang ngày một tăng (Cụ thể là: năm 2004 với 3,5 triệu lượt khách, năm 2005 với 3,8 triệu lượt khách và năm 2006 là 4,1 triệu lượt khách) nhưng thời gian lưu lại của khách du lịch là rất ngắn, chỉ gần 1,5 ngày vào năm 2006(() Nguồn: Phòng quản lý khách sạn và du lịch, Sở du lịch An giang ). Có thể nói, một trong những lý do làm cho khách du lịch không thể ở lại lâu hơn là cơ sở hạ tầng của An Giang còn kém và các địa điểm du lịch cách xa trung tâm lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ nhưng đây chỉ là khó khăn tạm thời mà tỉnh có thể khắc phục được trong tương lai không xa. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với du lịch An Giang chính là sự tự phát, làm theo phong trào, cạnh tranh không lành mạnh ở nhiều địa điểm du lịch đã làm cho chất lượng dịch vụ du lịch như khách sạn, ăn uống, mua sắm, đi lại, nghỉ ngơi, giải trí,…rất kém. Qua đó, cho thấy ngành du lịch An Giang chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức với tiềm năng du lịch mà tỉnh đang có. Còn khách du lịch sẽ nghĩ gì về các địa điểm du lịch của An Giang? Tại sao khách du lịch chọn các địa điểm này? Các tiêu chí lựa chọn địa điểm du lịch của họ ra sao? Mức độ hài lòng của họ sau khi tham quan?... Để trả lời các câu hỏi này thì cần phải nghiên cứu hành vi của khách du lịch và một trong những điểm du lịch phù hợp nhất cho nghiên cứu là Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc. Bởi vì, số lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan Miếu Bà hàng năm rất đông (năm 2006 là 2,2 triệu lượt khách chiếm hơn 50% tổng số lượng khách đến An Giang), nhất là vào những ngày diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ (từ 23-27/04 âm lịch hàng năm). Ngoài ra, việc nghiên cứu “Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam-Châu Đốc” vừa là cơ sở cho ban Quản trị Miếu Bà tham khảo nhằm tìm ra các biện pháp quản lí tốt nhất để đáp ứng nhu cầu khách du lịch tham quan Miếu, vừa cung cấp thông tin cho các nhà làm du lịch của Tỉnh hiểu rõ hơn về hành vi của khách du lịch đến An giang. Từ đó, đưa ra những chính sách, kế hoạch, chiến lược áp dụng cho các điểm du lịch khác như chùa Vạn Linh, tượng phật Di Lặc ở núi Cấm,….nhằm thu hút khách du lịch ngày càng nhiều hơn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Với cơ sở hình thành của đề tài thì việc nghiên cứu “Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc” nhằm đạt được ba mục tiêu: 1) Mô tả hành vi của khách du lịch tham quan ở Miếu Bà Chúa Xứ; 2) Tìm hiểu quá trình ra quyết định chọn các địa điểm tham quan ở Miếu Bà Chúa Xứ của khách du lịch; 3) Tìm hiểu các đặc tính của khách du lịch và phân tích mối quan hệ giữa các đặc điểm với hành vi của khách du lịch khi tham quan ở Miếu Bà. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là du khách (ở qua đêm) và khách tham quan (ở trong ngày) trong nước ít nhất đã có một lần đến tham quan các địa điểm ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc. Ngoài ra, các địa điểm tham quan ở Miếu Bà được quy định bao gồm: tượng Bà Chúa Xứ (đặt giữa Chánh điện), nhà lưu niệm của Miếu, khuôn viên Miếu, khu vực chợ phía trước và sau Miếu. Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ ngày 10/2 – 15/6/2007 tại Miếu Bà Chúa Xứ, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. 1.4. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho Ban quản trị Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc thấy được những phản ứng đáp lại của khách du lịch đối với cách quảng bá hình ảnh các điểm tham quan ở Miếu Bà đến với mọi người; đối với các hoạt động trong và xung quanh Miếu Bà như anh ninh trật tự, mua bán, ăn uống,…Từ đó, Ban quản trị Miếu sẽ có những điều chỉnh tình hình hoạt động sao cho phù hợp với thị hiếu của khách nhằm thu hút ngày càng đông khách du lịch hơn. Đối với Sở du lịch An Giang thì kết quả nghiên cứu là những thông tin quan trọng về hành vi của khách du lịch khi đến An Giang. Đây cũng là cơ sở giúp Sở du lịch có những chính sách, chiến lược phù hợp cho tất cả hoạt động cuả các địa điểm du lịch trong tỉnh nhằm thu hút khách du lịch. 1.5. Kết cấu của đề tài Chương 1: Giới thiệu một cách tổng quát về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tế của đề tài và cuối cùng là phần đang giới thiệu - kết cấu của đề tài. Chương 2: Phần đầu sẽ trình bày về lý thuyết hành vi với định nghĩa hành vi, mô hình hành vi nguời tiêu dùng. Kế đến là lý thuyết du lịch bao gồm định nghĩa du khách, khách tham quan; sản phẩm du lịch, các thành phần của sản phẩm,… Trên cơ sở hai lý thuyết này, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài. Chương 3: Nội dung chương này sẽ giới thiệu sơ lược về Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc như lịch sử hình thành và phát triển, địa điểm và thời gian diễn ra Lễ Vía Bà, các nghi thức của Lễ Vía. Chương 4: Trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài như thiết kế quy trình nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu chính thức và những thông tin về đáp viên. Đặc biệt, trong bước nghiên cứu chính thức sẽ nói rõ hơn về các loại thang đo, phương pháp chọn mẫu và cơ cấu mẫu. Chương 5: Đây là chương “kết quả nghiên cứu” và cũng là chương quan trọng nhất của đề tài. Nội dung của chương này bao gồm ba phần: Thứ nhất, mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà. Thứ hai, tìm hiểu quá trình ra quyết định chọn các địa điểm tham quan ở Miếu. Thứ ba, tìm hiểu đặc tính và mối quan hệ giữa các đặc điểm và hành vi của khách du lịch. Chương 6: Chương này kết luận, đúc kết lại kết quả của nghiên cứu. Sau đó đưa ra những kiến nghị và nói rõ hạn chế của đề tài. Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu Chương 1 đã trì
Tài liệu liên quan