Khóa luận Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn - Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 – 2016

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần vô cùng quan trọng của môi trư¬ờng sống, là địa bàn phân bố khu dân cư¬, kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh. Đất đai là nguồn lực cơ bản để đ¬ưa đất n¬ước ta tiến mạnh, vững chắc trên con đ-ường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiểu đ¬ược tầm quan trọng đó, việc sử dụng đất đai một cách khoa học, hợp lý là một nhiệm vụ vừa lâu dài vừa cấp bách của nư¬ớc ta. Còn rất nhiều vấn đề liên quan đến sử dụng đất nóng đang bỏng cần giải quyết. "Quy hoạch sử dụng đất" là một trong nh¬ững yếu tố, biện pháp, là cơ sở để nhà nư¬ớc ta quản lý đất đai, từ đó hư¬ớng phát triển kinh tế - xã hội - môi trư¬ờng theo đúng định hư¬ớng của nhà n¬ước. Vì vậy, "Quy hoạch sử dụng đất" là phương án quan trọng để chúng ta khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, thoả mãn các yêu cầu và nhu cầu của con ng¬ười đặt ra. Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An trong giai đoạn này đang chuẩn bị chia tách để thành lập thị xã Thái Hoà và thành lập Huyện Nghĩa Đàn mới nên phải có quy hoạch, kế hoạch hoá sử dụng đất để đáp ứng và phù hợp với chiến l¬ược lâu dài phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị trong những năm tới. Với những lý do đó tôi đã chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp là : “Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn - Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 – 2016”.

doc55 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2857 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn - Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 – 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần vô cùng quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh. Đất đai là nguồn lực cơ bản để đưa đất nước ta tiến mạnh, vững chắc trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiểu được tầm quan trọng đó, việc sử dụng đất đai một cách khoa học, hợp lý là một nhiệm vụ vừa lâu dài vừa cấp bách của nước ta. Còn rất nhiều vấn đề liên quan đến sử dụng đất nóng đang bỏng cần giải quyết. "Quy hoạch sử dụng đất" là một trong những yếu tố, biện pháp, là cơ sở để nhà nước ta quản lý đất đai, từ đó hướng phát triển kinh tế - xã hội - môi trường theo đúng định hướng của nhà nước. Vì vậy, "Quy hoạch sử dụng đất" là phương án quan trọng để chúng ta khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, thoả mãn các yêu cầu và nhu cầu của con người đặt ra. Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An trong giai đoạn này đang chuẩn bị chia tách để thành lập thị xã Thái Hoà và thành lập Huyện Nghĩa Đàn mới nên phải có quy hoạch, kế hoạch hoá sử dụng đất để đáp ứng và phù hợp với chiến lược lâu dài phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị trong những năm tới. Với những lý do đó tôi đã chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp là : “Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn - Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 – 2016”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn để đưa ra những định hướng qui hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2007 - 2016. 3. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. - Đánh giá khái quát tình hình quản lý đất đai - Phân tích hiện trạng sử dụng đất - Dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành giai đoạn 2007 - 2016. - Định hướng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007 - 2016 của huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. 4. Phạm vi nghiên cứu - Hiện trạng sử dụng đất năm 2007 - Định hướng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007 - 2016 - Huyện Nghĩa Đàn - Tỉnh Nghệ An 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu : Điều tra và thu thập các số liệu thông tin cần thiết để phục vụ cho việc quy hoạch sử dụng đất. - Phương pháp thống kê : Dùng để phân nhóm các đối tượng điều tra và các số liệu về diện tích đất đai. - Phương pháp tổng hợp : Dùng để đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất. 6. Cấu trúc khoá luận Không kể mở đầu và kết luận, khoá luận tốt nghiệp được cơ cấu gồm 4 chương : Chương 1 : Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất Chương 2 : Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội huyện Nghĩa Đàn Chương 3 : Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn Chương 4 : Định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2007 - 2016 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 1.1 Đặc điểm và vai trò của đất đai trong nền kinh tế xã hội của đất nước 1.1.1 Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt Đất đai là điều kiện đầu tiên đối với hoạt động sản xuất vật chất của con người, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao động. Vì vậy đất đai là tư liệu sản xuất, nó có tính chất khác biệt so với các tư liệu sản xuất khác : - Đặc điểm tạo thành : Đất đai xuất hiện và tồn tại trước khi loài người xuất hiện, nó tồn tại ngoài ý thức của con người, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, khi con người tác động vào thì đất đai mới trở thành tư liệu sản xuất. - Tính hạn chế về số lượng : Các tư liệu sản xuất có thể tăng về số lượng, chế tạo lại theo nhu cầu của xã hội. Còn đất đai là tài nguyên hạn chế, diện tích đất bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên mặt đất. - Tính không đồng nhất : Đất đai không đồng nhất về số lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng, các tính chất lý hoá... Nó được qui định bởi qui luật địa lý. - Tính không thể thay thế : Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế. Còn các tư liệu khác có thể thay thế bằng tư liệu sản xuât khác hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn. - Tính cố định về vị trí : Đất đai hoàn toàn cố định về vị trí trong sử dụng, không thể di chuyển được. Các tư liệu khác được sử dụng ở mọi nơi, mọi chỗ và có thể di chuyển được. - Tính vĩnh cửu : Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu, không phụ thuộc vào tác động phá hoại của thời gian. Nếu biết sử dụng hợp lý trong sản xuất, đất sẽ không bị hư hỏng, ngược lại có thể tăng tính sản xuất. 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội. Đất đai có vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của con người. Đất đai là điều kiện vật chất của mọi sản xuất vật chất, sinh hoạt và xây dựng, là nguồn gốc của mọi ngành sản xuất và mọi sự tồn tại. Luật đất đai 1993 khẳng định đất đai: - Là tài nguyên Quốc Gia vô cùng quý giá - Là tư liệu sản xuất đặc biệt - Là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống - Là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên vai trò của đất đai đối với từng ngành khác nhau cũng không giống nhau: - Trong các ngành phi nông nghiệp : đất đai có chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thành quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất. - Trong các ngành nông - lâm nghiệp : đất là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất, cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động và tư liệu lao động. Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất. 1.1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất a. Điều kiện tự nhiên: Nhân tố tự nhiên của đất bao gồm: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật… - Không gian mà đất đai cung cấp có đặc tính vĩnh cửu, cố định vị trí sử dụng và số lượng không thể vượt quá phạm vi, qui mô đất đai hiện có. - Đất (thổ nhưỡng) : yếu tố này quyết định rất lớn đến việc sử dụng đất phục vụ cho mục đích phát triển nông nghiệp, bởi vì mỗi loại cây trồng thích hợp với loại đất và chất lượng nhất định, độ phì của đất ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. - Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt của con người và sử dụng đất cho mục đích nông nghiệp. Sự khác nhau về nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu sáng có tác động tới quá trình phân bố cây, quang hợp và sinh trưởng của cây. Lượng mưa nhiều hay ít trất quan trọng tới việc cung cấp nước và giữ ẩm của đất. - Thủy văn : Là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới, vừa là nơi tiêu nước khi ngập úng. - Sinh vật : Phục vụ cho mục đích điều tiết khí hậu tiểu vùng, chống sói mòn, rửa trôi bảo vệ đất. b. Kinh tế - xã hội Nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm : dân số và lao động, thông tin và quản lý, chế độ xã hội, chính sách môi trường và chính sách đất đai, quốc phòng, sức sản xuất và trình độ phát triển kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải. 1.2. Khái niệm và đặc điểm quy hoạch sử dụng đất 1.2.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất Về thuật ngữ “quy hoạch” là việc xác định có trật tự nhất định về tổ chức, hiện đồng thời ở 3 mặt sau: - Kinh tế: Nhằm mục đích sử dụng hợp lý đất đai và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất. - Kỹ thuật: Điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, xử lý số liệu - Pháp lý : Dựa trên cơ sở pháp lý để lập quy hoạch và thể hiện tính pháp lý của phương án sử dụng đất theo quy hoạch, sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 1.2.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thực hiện cụ thể như sau: - QHSDĐ mang tính kỹ thuật - kinh tế - pháp lý - QHSDĐ mang tính lịch sử và xã hội - QHSDĐ mang tính nhà nước thể hiện ở các điểm sau: ` + Đất đai của nước ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý thống nhất bằng quy hoạch, pháp luật và kinh tế. + QHSDĐ được thực hiện trên cơ sở pháp luật quy định, là công việc do cơ quan chức năng nhà nước quản lý và thực hiện. + Việc thực hiện theo phương án quy hoạch là bắt buộc đối với các chủ sử dụng có đất nằm trong vùng quy hoạch hay nói cách khác phương án quy hoạch sau khi được duyệt mới có hiệu lực pháp lý. + Kinh phí để thực hiện QHSDĐ ( bao gồm cả công tác điều tra khảo sát) do Nhà nước cấp và dựa vào ngân sách của địa phương. - QHSDĐ mang tính chính sách: các phương án quy hoạch thể hiện các chính sách nhà nước trong việc sử dụng đất đai và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. - QHSDĐ mang tính khả biến: do nhu cầu phát triển kinh tế của xã hội của các địa phương có thể thay đổi theo từng giai đoạn nên cần có sự chỉnh lý hoàn thiện các giải pháp và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với thực tế các địa phương. 1.3. Đối tượng và nhiệm vụ của QHSDĐ Trong điều kiện của nước ta hiện nay, đối tượng của QHSDĐ là quỹ đất đai của các lãnh thổ ( cả nước, tỉnh, huyện, xã) hoặc của một khu vực nào đó. Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch theo lãnh thổ hành chính là phân bổ hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xác lập cơ cấu sử dụng đất phù hợp trong giai đoạn quy hoạch, khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất có hiệu quả nhằm tổng hòa giữa ba lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường. 1.4. Nội dung của QHSDĐ Nội dung quy hoạch sử dụng đất bao gồm : - Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai. - Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch. - Xác định diện tích các loại đất phân bố cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. - Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án. - Xác định các biện pháp sử dụng bảo vệ cải tạo đất và bảo vệ môi trờng. - Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất. 1.5. Các nguyên tắc của QHSDĐ Việc lập quy hoạch, thiết kế sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: 1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. 2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt 3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới 4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả 5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường 6. Bảo vệ tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh 7. Dân chủ và công khai 8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó 1.6. Trách nhiệm lập và thẩm quyền xét duyệt QHSDĐ Điều 25 Luật đất đai 2003 quy định rõ trách nhiệm lập QHSDĐ của từng cấp. 1. Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương 3. Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị trấn thuộc huyện. Ủy ban nhân dân huyện, quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới, trừ những trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này. 4. Ủy ban nhân dân xã, không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị trong kỳ quy hoạch sử dụng đất tổ chức hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. 5. Quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với thửa đất; trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Kế hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với thửa đất. 6. Ủy ban nhân dân cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình Hội đồng nhân dân thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. 7. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được trình đồng thời với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Điều 26 quy định rõ thẩm quyền quyết định xét duyệt QHSDĐ 1. Quốc hội xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước 2. Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp. 4. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của xã quy định tại Khoản 4 Điều 25 của Luật này. 1.7. Những căn cứ để lập QHSDĐ - Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời kỳ quy hoạch, nhu cầu cần sử dụng đất của quốc phòng, an ninh. - Căn cứ vào nhu cầu của thị trường - Căn cứ vào kết quả đánh giá tiềm năng và mức độ thích nghi của đất đai - Căn cứ vào hiện trạng và nhu cầu sử dụng đất - Căn cứ vào sự phát triển khoa học công nghệ liên quan đến QHSDĐ - Căn cứ vào kết quả thực hiện QHSDĐ kỳ trước. Bên cạnh đó để cụ thể hơn còn có các văn bản khác qui định hướng dẫn việc quản lý sử dụng đất đai với từng loại đất cụ thể. CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NGHĨA ĐÀN 2.1. Điều kiện tự nhiện Nghĩa Đàn là một trong mười huyện miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An mà thị trấn Thái Hòa là trung tâm của huyện, Nghĩa Đàn nằm trên giao lộ của nhiều tuyến giao thông quan trọng như đường QL48 nối với các huyện miền núi Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong với QL1A và sang nước bạn Lào; đường Hồ Chí Minh, đường 15B từ Nghĩa Đàn đi các huyện miền Tây tỉnh Thanh Hóa, là đầu mối giao thông nối với vùng Tây Nam tỉnh Nghệ An như Tân Kỳ, Đô Lương; các huyện miền xuôi như Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò và thành phố Vinh. Ngoài hệ thống đường bộ còn có tuyến đường sắt Nghĩa Đàn nối với đường sắt Bắc Nam tại ga Cầu Giát. Về đường thủy có sông Hiếu nằm ở phía Tây Bắc thị trấn Thái Hòa là tuyến giao thông quan trọng của miền Tây Bắc Nghệ An nối với dòng sông Lam đi ra biển Đông. Trải qua hàng thập niên xây dựng và phát triển, đến cuối năm 2005, đô thị Thái Hòa được quy hoạch lại nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, đồng thời HĐND tỉnh ra nghị quyết đề nghị trung ương công nhận thị trấn Thái Hòa là đô thị loại IV. Trong những năm qua cùng với xu thế phát triển của cả nước, Đảng bộ và nhân dân Nghĩa Đàn đã phát huy truyền thống, phát huy nội lực, tích cực khai thác tiềm năng thế mạnh, huy động mọi nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH xây dựng cơ sở hạ tầng, giữ vững ổn định chính trị an ninh - quốc phòng. Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn từ năm 2001 - 2005 đạt 11,7%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng CN-TTCN, TM-DV. Huyện Nghĩa Đàn có diện tích tự nhiên 75,268.37 ha, chiếm 4,56% so với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An (16.449 km2), dân số hiện có (tính đến 31/12/2006) là 195.158 người (43.429 hộ) chiếm 6,42% dân số của tỉnh Nghệ An; mật độ phận bố trung bình 259 người/km2, số người dân tộc thiểu số 41.739 người chiếm tỷ lệ 21,46% so với tổng dân số toàn huyện; số người trong độ tuổi lao động 111.833 người; tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn) chiếm 30% so với tổng lao động; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 18,13% so với tổng lao động. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2006 là 0,70%. 2.1.1. Vị trí địa lý * Huyện Nghĩa Đàn nằm trên tọa độ - Từ 19o13’ - 19o33’ vĩ độ Bắc và 105o18’ - 105o35’ kinh độ Đông + Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa + Phía Nam giáp 2 huyện Tân kỳ và Quỳnh Lưu + Phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu và một phần của tỉnh Thanh Hóa + Phía Tây giáp huyện Quỳ Hợp 2.1.2. Địa hình và Thổ Nhưỡng Địa hình lãnh thổ chủ yếu là đồi núi thoải chiếm 65% tổng diện tích, đồng bằng thung lũng chiếm 8%, đồi núi cao chiếm 27%. Do kiến tạo của địa hình đã tạo cho Nghĩa Đàn có những vùng đất tương đối bằng phẳng, có quy mô diện tích lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế mang những nét riêng của khu vực này. Thổ Nhưỡng: Trong tổng số 75.268,37 ha; trừ đi diện tích sông suối và núi đá thì còn lại 70.011,99 ha và trong số này có 14 loại đất chính thuộc 2 nhóm phù sa và feralit, hai nhóm đất này có ưu điểm là rất hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như : cafe, cao su, cam, bưởi, mít, dứa, dưa hấu… và các loại cây lương thực (lúa, ngô,...); cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm (mía, lạc, các loại rau màu, đậu đỗ các loại…). 2.1.3. Đặc điểm khí hậu Huyện Nghĩa Đàn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chia mùa rõ rệt trong năm mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông giá rét, ít mưa. Là huyện miền núi nên Nghĩa Đàn chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu đặc trưng của vùng núi phía Tây, nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao từ 23 - 25oC và có sự chênh lệch nhiệt độ cũng như độ ẩm không khí khá lớn giữa các mùa, đặc biệt là mùa đông và mùa hạ. Mặt khác đặc điểm đặc trưng của Nghĩa Đàn là gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện vào khoảng tháng năm đến tháng tám hàng năm gây ra thời tiết khô nóng và hạn hán, làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động 80 - 90%. Lượng mưa bình quân dao động từ 1.200 - 2.000 mm. 2.1.4. Hệ thống sông ngòi Nghĩa Đàn có 2 sông lớn chảy qua là sông Hiếu và sông Dinh cùng với hơn 50 lưu chi lớn nhỏ chảy qua và khoảng 130 hồ đập lớn nhỏ phân bố khắp trên địa bàn. - Sông Hiếu là nhánh lớn nhất của sông Cả, đoạn đi qua địa bàn huyện Nghĩa Đàn khoảng 44km và có 5 chi nhánh lớn chảy vào là: + Sông Sào: bắt nguồn từ vùng núi Như Xuân - tỉnh Thanh Hóa qua các xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Lâm, Nghĩa Trung, Nghĩa Bình (dài 34km), trong lưu vực sông có nhiều hồ đập lớn nhỏ đặc biệt có công trình thủy lợi sông Sào có diện tích lưu vực 160km2 , dung tích hồ chứa khoảng 51 triệu m3 nước. + Khe Cái: Bắt nguồn từ vùng núi Quỳnh Tam - huyện Quỳnh Lưu chảy qua các xã Nghĩa Thuận, Nghĩa Lộc, Nghĩa Long về sông Hiếu (dài 23km). + Khe Ang: Bắt nguồn từ vùng núi Như Xuân tỉnh Thanh Hóa chảy qua các xã Nghĩa Mai, Nghĩa Hồng, Nghĩa Thịnh ra sông Hiếu (22km). + Khe Đá: Bắt nguồn từ vùng núi huyện Tân Kỳ chảy qua xã Nghĩa An, Nghĩa Đức, Nghĩa Khánh chảy vào sông Hiếu (17km). Ngoài 5 chi nhánh lớn trên, còn có khoảng 50 suối lớn nhỏ khác nằm rải rác trên khắp địa bàn. Các khe suối đều có chung đặc điểm là dạng khe hẻm, quanh co và dốc đứng. Vì vậy, về mùa mưa lũ, giao thông đi lại hết sức khó khăn nhiều tràn, ngầm bị ngập nước gây ách tắc giao thông trong nhiều ngày. 2.1.5. Tài nguyên khoáng sản - Đá bazan có trữ lượng khoảng 400 triệu m3, phân bổ tập trung ở các xã Nghĩa Mỹ, Đông Hiếu, Nghĩa Trung, Nghĩa Phú, Nghĩa Mai, Nghĩa Hiếu, Nghĩa An, Nghĩa Thọ, Nghĩa Sơn. - Đá vôi và đá hoa cương: có trữ lượng 01 triệu m3 phân bố tập trung ở các xã Nghĩa Tiến, Nghĩa Liên, Nghĩa An, Nghĩa Bình. - Sét sản xuất gạch ngói trữ lượng ước tính 6 - 7 triệu m3, phân bố tập trung chủ yếu ở các xã Nghĩa Hòa, Nghĩa Quang, Nghĩa Thuận, Nghĩa Tiến, Nghĩa Liên. - Cát, sỏi xây dựng và vàng sa khoáng: phân bố tập trung ở các xã có sông Hiếu chảy qua như Thái Hòa, Nghĩa Quang, Nghĩa Hòa, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hồng. 2.1.6. Tài nguyên rừng Tổng diện tích rừng của huyện Nghĩa Đàn thời điểm hiện nay khoảng 19.000 ha, trong
Tài liệu liên quan