Khóa luận Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

Vi ệt Nam l à nước nông nghi ệp. Thời gi an qua nông nghi ệp Vi ệt Nam không ngừng phát t ri ển, đặc bi ệt l à sản xuất l ương t hực đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chếbiến vàxuấtkhẩu đểthu ngoạitệ Phú Tân là một trong bốn huyện cù lao của tỉnh An Giang, hàng năm sau khi nước rút để lại lượng phù sa dồi dào cho đất cùng với hệ thống đường nước tốt nhất nhì của tỉnh, đã mang lại lợi thế lớn cho Phú Tân trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt, trong đó chủ yếu làtrồng lúanếp. Hiện nay trên địa bàn huyện Phú Tân đa số người dân làm nông nghiệp (trên 80%), trong đó diện tích trồng lúa nếp là 43.803 ha chiếm 75,56% tổng diện tích trồng trọt (năm 2007), sản lượng thu được trên 205.000 tấn bằng 50% sản lượng nếp xuất khẩu của Thái Lan. Nghề trồng lúa nếp đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương như tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân; đóng góp vào ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Phú Tân, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ tỉnh An Giang về pháttriển công nghiệp hóa, hiện đạihóanông nghiệp nông thôn. 1 Bên cạnh những kết quả đạt được nghề trồng lúa nếp ở Phú Tân vẫn còn một số hạn chế như vốn ít, kĩ thuật canh tác lạc hậu, giống không đồng đều, giá cả và thị trường tiêu thụ không ổn định Những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của nghề trồng lúa nếp của địa phương. Từ những nội dung đã nêu trên. Để góp phần tìm hiểu và làm rõ hơn hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, bên cạnh khắc phục những khó khăn, tồn tại, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang” làm khóa luận tốt nghiệp.

pdf56 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước nông nghiệp. Thời gian qua nông nghiệp Việt Nam không ngừng phát triển, đặc biệt là sản xuất lương thực đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu để thu ngoại tệ… Phú Tân là một trong bốn huyện cù lao của tỉnh An Giang, hàng năm sau khi nước rút để lại lượng phù sa dồi dào cho đất cùng với hệ thống đường nước tốt nhất nhì của tỉnh, đã mang lại lợi thế lớn cho Phú Tân trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt, trong đó chủ yếu là trồng lúa nếp. Hiện nay trên địa bàn huyện Phú Tân đa số người dân làm nông nghiệp (trên 80%), trong đó diện tích trồng lúa nếp là 43.803 ha chiếm 75,56% tổng diện tích trồng trọt (năm 2007), sản lượng thu được trên 205.000 tấn bằng 50% sản lượng nếp xuất khẩu của Thái Lan. Nghề trồng lúa nếp đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương như tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân; đóng góp vào ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Phú Tân, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 1 Bên cạnh những kết quả đạt được nghề trồng lúa nếp ở Phú Tân vẫn còn một số hạn chế như vốn ít, kĩ thuật canh tác lạc hậu, giống không đồng đều, giá cả và thị trường tiêu thụ không ổn định… Những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của nghề trồng lúa nếp của địa phương. Từ những nội dung đã nêu trên. Để góp phần tìm hiểu và làm rõ hơn hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, bên cạnh khắc phục những khó khăn, tồn tại, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu - Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay. 3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu a. Đối tượng - Nghiên cứu nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang dưới góc độ kinh tế chính trị. b. Nhiệm vụ - Tìm hiểu vai trò, sự cần thiết của sản xuất lương thực (lúa nếp) trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về sản xuất lương thực. 2 - Đánh giá thực trạng và hiệu quả của nghề trồng lúa nếp. Rút ra kết luận và đưa ra những kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu nghề trồng lúa nếp và hiệu quả của nó trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang từ 2001 đến nay. 5. Đóng góp của khóa luận Khóa luận được thông qua sẽ có ý nghĩa lí luận lẫn thực tiễn: - Khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về sản xuất lương thực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Làm rõ hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. - Đưa ra một vài kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trong thời gian tới. - Khóa luận có thể làm tư liệu tham khảo cho chính quyền địa phương trong quá trình lãnh đạo để phát triển kinh tế nông nghiệp. 6. Phương pháp nghiên cứu - Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic kết hợp với lịch sử. - Phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, mô hình hóa… 7. Kết cấu khóa luận 3 Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có 2 chương: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC VÀ NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1 Vai trò của sản xuất lương thực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1.1.Vai trò của sản xuất lương thực trong đời sống kinh tế - xã hội * Tầm quan trọng của lương thực trong đời sống kinh tế - xã hội Xuất phát từ nhu cầu và thực tế cuộc sống của con người cho ta thấy rằng lương thực có vị trí hàng đầu trong việc bảo đảm cho sự tồn tại của con người từ xưa tới nay. An ninh lương thực là nền tảng để phát triển đất nước ở mọi quốc gia. Các Mác đã khẳng định, con người trước hết phải có ăn rồi sau đó mới nói đến các hoạt động khác. Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng quan trọng như sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước. * Vai trò của sản xuất lương thực trong đời sống kinh tế - xã hội 4 Thứ nhất, sản xuất lương thực giúp tăng nguồn lương thực phục vụ tốt cho lực lượng lao động, tái tạo lại sức lao động cho con người để tiếp tục sản xuất các giá trị vật chất khác làm cho đời sống con người ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Thứ hai, sản xuất lương thực giúp đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước và thế giới, bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống, duy trì cuộc sống của con người. Thứ ba, sản xuất lương thực còn góp phần tăng thu nhập, tạo thêm việc làm cho phần lớn người dân ở nông thôn, thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Việc sản xuất lương thực còn giúp bảo vệ tài nguyên đất, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước,… 1.1.2 Vai trò của sản xuất lương thực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Sự phát triển của sản xuất lương thực đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp phù hợp với tình hình phát triển của các nước có nền kinh tế nông nghiệp phát triển. Sự chuyển dịch này thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. 1.2 Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về sản xuất lương thực 1.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta và biện pháp thực hiện để sản xuất lương thực đạt hiệu quả và bền vững thông qua: các chủ trương chính sách phát triển nông, lâm, ngư 5 nghiệp năm 1998; Trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X. 1.2.2 Chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh An Giang Chủ trương, chính sách của tỉnh được đưa ra trong kế hoạch 5 năm, 2001 – 2005; 2005- 2010 nhằm khắc phục những tồn tại và phát huy thế mạnh sản xuất lương thực của tỉnh trong thời gian tới. 1.3 Sự cần thiết phát triển sản xuất lương thực (lúa nếp) ở nước ta và ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang Vai trò của lúa nếp trong đời sống của con người. Thực trạng tiêu dùng lúa của một số quốc gia hiện nay. Thực trạng lúa nếp trên thế giới hiện nay. Lúa nếp là một loại lương thực được dùng rất phổ biến và cần thiết ở Việt Nam. Những đóng góp của nghề trồng nếp ở huyện Phú Tân trong nền kinh tế quốc dân và trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa phương. CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ CỦA NGHỀ TRỒNG LÚA NẾP Ở HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 2.1 Đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất lúa nếp ở huyện Phú Tân: đất đai, khí hậu, sông ngòi. 6 Tình hình kinh tế - xã hội: cơ sở hạ tầng, lao động, dân trí, dân tộc, tôn giáo, văn hóa. 2.2 Thực trạng của nghề trồng lúa nếp huyện Phú Tân, tỉnh An Giang 2.2.1 Thực trạng và kết quả đạt được Khẳng định cây nếp là cây trồng truyền thống ở huyện Phú Tân. Sản xuất lúa nếp huyện Phú Tân lúc đầu chỉ đủ tiêu dùng ở địa phương. Năm 1999 huyện mới bắt đầu quy hoạch diện tích trồng nếp năm đầu tiên. Kết quả mang lại rất cao. Đến năm 2004 huyện bắt đầu mở rộng quy mô nhân diện tích sản xuất lên toàn huyện. Từ đó diện tích không ngừng tăng cho đến nay. Sản xuất lúa nếp trở thành nét nổi trội trong nền kinh tế nông nghiệp của huyện. Mỗi năm diện tích và sản lượng lại tăng lên không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn cho xuất khẩu. Những thuận lợi và những sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Đảng, các cấp chính quyền tỉnh An Giang và chính quyền ở địa phương về công tác đầu tư và trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc sản xuất lúa nếp của huyện nhà. 2.2.2 Những hạn chế, khó khăn Những hạn chế và nguyên nhân cản trở sự phát triển của sản xuất lúa nếp huyện Phú Tân: giá cả, thị trường tiêu thụ, thiết bị sản xuất, trình độ của nông dân, kinh tế hợp tác, thương hiệu. 2.3 Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay 2.3.1 Góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh 7 Chứng minh hiệu quả trồng lúa nếp của huyện Phú Tân về năng suất, sản lượng và chất lượng, tình hình thị trường tiêu thụ, giá cả lúa nếp Phú Tân từ năm 2001 đến nay. 2.3.2 Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Trong nông nghiệp huyện Phú Tân có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: trồng trọt giữ vị trí hàng đầu theo xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thiết yếu là lúa nếp, phát huy thế mạnh của địa phương phù hợp với xu thế chung của cả nước. Sự phát triển nghề trồng lúa nếp thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lương thực và các dịch vụ nông nghiệp phát triển, củng cố và mở rộng các thị trường nông sản. 2.3.1.3 Góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, sức lao động. Nghề trồng lúa nếp giúp nông dân sử dụng nguồn vốn sinh lợi nhuận cao hơn so với trồng các loại cây trồng khác. Nghề trồng lúa nếp cùng góp phần sử dụng hiệu quả phần lớn nguồn lao động của địa phương thông qua việc sử dụng thời gian lao động nhàn rỗi của người dân có diện tích canh tác lúa nếp. 2.3.4 Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp qua việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân: lợi nhuận cao, mức sống của người dân được nâng lên, đầu tư xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng được mở rộng. 8 Lúa nếp vừa là “món ăn vật chất, vừa là món ăn tinh thần” thể hiện và phát huy truyền thống dân tộc. 3.2.2 Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và môi trường sinh thái Nghề trồng lúa nếp giúp bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên và môi trường sinh thái do đặc điểm của cây trồng là kháng sâu bệnh tốt, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng” được phổ biển rộng rãi do đó hạn chế sự ô nhiếm môi trường vì lượng phân bón, thuốc trừ sâu bị giảm đi. Nghề trồng lúa nếp đã tận dụng hiệu quả tài nguyên và môi trường chủ yếu là môi trường đất và môi trường nước. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Khẳng định huyện Phú Tân tỉnh An Giang có nhiều tiềm năng để phát triển nghề trồng lúa nếp: vị trí tự nhiên thuận lợi, có nguồn lao động dồi dào, có nhiều thị trường tin cậy. Nông dân có nhiều kinh nghiệm và có tâm huyết với nghề trồng lúa nếp, với sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh An Giang, cơ chế chính sách phù hợp, sự điều hành và quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của chính quyền địa phương. Bên cạnh còn những hạn chế: Qui mô sản xuất, hiệu quả sản xuất. Chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp. Thương hiệu hàng hóa chậm được triển khai theo kế hoạch. Khoa học kĩ thuật, trang thiết bị cho quá trình sản xuất còn yếu. 9 Trước tình hình này chính quyền địa phương đã không ngừng đầu tư và phát triển để phát huy những tiềm năng vốn có và khắc phục những hạn chế nên nghề trồng lúa nếp huyện Phú Tân trong những năm qua đạt được những thành tựu đáng kể. 2. KIẾN NGHỊ Khẳng định vai trò và sự cần thiết sản xuất lúa nếp ở Việt Nam, ở huyện Phú Tân. Từ đó đóng góp một vài suy nghĩ của bản thân nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất lúa nếp của huyện nhà. Cụ thể: Một là, quy hoạch, khoanh vùng tập trung sản xuất lúa nếp, lúa tẻ theo từng địa bàn trong huyện. Hướng nông dân tham gia sản xuất tập trung, phù hợp nhu cầu của thị trường. Hai là, củng cố hoạt động cúa các Hợp tác xã nông nghiệp, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kĩ sư. Ba là, phát triển công nghiệp chế biến. Đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại đáp ứng đầy đủ hơn cho quá trình sản xuất nhất là cho khâu thu hoạch và khâu chế biến. Ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ trong lai tạo giống để có thể tạo ra được giống lúa tốt, độ thuần cao có thể chống lại các loại sâu, bệnh. Bốn là, tổ chức nhiều đợt tập huấn, báo cáo các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao cho nông dân, hỗ trợ và khuyến khích nông dân nâng cao trình độ ứng dựng khoa học kĩ thuật, nắm bắt thông tin về nhu cầu và giá cả của thị trường. Có chính sách hỗ trợ giá cho mặt hàng nông sản thiết yếu, hỗ trợ vốn cho nông dân để mua máy móc. Đầu tư phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, nối mạng Internet ở nông thôn, đưa thông tin về giá cả nông sản hàng ngày. 10 Năm là, đẩy mạnh hơn nữa các chương trình khuyến công, khuyến nông, đầu tư phát triển ngành công nghiệp; mở thêm nhiều xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Sáu là, phát triển các loại hình dịch vụ nông nghiệp, có chính sách ổn định giá vật tư nông nghiệp. Bên cạnh khuyến khích nông dân sản xuất nông – lâm kết hợp để đảm bảo tính bền vững cho nông nghiệp. Bố trí cán bộ kĩ thuật theo dõi, chỉ dẫn nông dân áp dụng giống mới, kĩ thuật mới. Phát triển nhiều tuyến đường giao thông, xây dựng nhà kho, bến bãi cố định thuận lợi cho việc cất trữ, bảo quản, vận chuyển. Bảy là, chủ động tìm kiếm thêm nhiều thị trường tin cậy, chú ý những thị trường thân thiết và thị trường trong nước. Tăng sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, kiểm soát đội ngũ hàng xáo. Tám là, xây dựng thương hiệu cho hàng hóa và sản phẩm. Chín là, nêu cao và phổ biến phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào “nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi”. Qua đề tài “Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang” em xin đóng góp một số giải pháp mang tính chất kiến nghị, tham khảo với mong muốn góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất lúa nếp của huyện nhà. Tuy nhiên do thời gian, trình độ và năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Em rất mong thầy, cô và các cán bộ của huyện Phú Tân đóng góp, bổ sung ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Trân trọng kính chào! 11 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước có nền văn minh nông nghiệp lâu đời, được thiên nhiên ưu đãi và có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực, thực phẩm. Sản lượng lương thực xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan). Sự phát triển không ngừng của nông nghiệp thời gian qua đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu để thu ngoại tệ… Phú Tân là một trong bốn huyện cù lao của tỉnh An Giang, hàng năm sau khi nước rút để lại lượng phù sa dồi dào cho đất cùng với hệ thống đường nước tốt nhất nhì của tỉnh, đã mang lại lợi thế lớn cho Phú Tân trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt, trong đó chủ yếu là trồng lúa nếp. Hiện nay trên địa bàn huyện Phú Tân đa số người dân làm nông nghiệp (trên 80%), trong đó diện tích trồng lúa nếp là 43.803 ha chiếm 75,56% tổng diện tích trồng trọt (năm 2007), sản lượng thu được trên 205.000 tấn bằng 50% sản lượng nếp xuất khẩu của Thái Lan. Nghề trồng lúa nếp đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương như tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân; đóng góp vào ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Phú Tân, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nghề trồng lúa nếp ở Phú Tân vẫn còn một số hạn chế như vốn ít, kĩ thuật canh tác lạc hậu, giống không đồng đều, giá cả và thị trường tiêu thụ không ổn định… Những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của nghề trồng lúa nếp của địa phương. Để góp phần tìm hiểu và làm rõ hơn hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang” làm khóa luận tốt nghiệp. Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 1 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị 2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay. 3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu a. Đối tượng - Nghiên cứu nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang dưới góc độ kinh tế chính trị. b. Nhiệm vụ - Tìm hiểu vai trò, sự cần thiết của sản xuất lương thực (lúa nếp) trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về sản xuất lương thực. - Đánh giá thực trạng và hiệu quả của nghề trồng lúa nếp. Rút ra kết luận và đưa ra những kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu nghề trồng lúa nếp và hiệu quả của nó trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang từ 2001 đến nay. 5. Đóng góp của khóa luận Khóa luận được thông qua sẽ có ý nghĩa lí luận lẫn thực tiễn: - Khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về sản xuất lương thực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Làm rõ hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. - Đưa ra một vài kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trong thời gian tới. - Khóa luận có thể làm tư liệu tham khảo cho chính quyền địa phương trong quá trình lãnh đạo để phát triển kinh tế nông nghiệp. 6. Phương pháp nghiên cứu - Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic kết hợp với lịch sử. Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 2 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị - Phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, mô hình hóa… 7. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có 2 chương: CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC VÀ NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG CHUYẾN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1 Vai trò của sản xuất lương thực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1.1 Vai trò của sản xuất lương thực trong đời sống kinh tế - xã hội 1.1.2 Vai trò của sản xuất lương thực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.2 Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về sản xuất lương thực 1.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta 1.2.2 Chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh An Giang 1.3 Sự cần thiết phát triển sản xuất lương thực (lúa nếp) ở nước ta và ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ CỦA NGHỀ TRỒNG LÚA NẾP Ở HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 2.1 Đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.2 Thực trạng của nghề trồng lúa nếp huyện Phú Tân, tỉnh An Giang 2.2.1 Thực trạng và kết quả đạt được 2.2.2 Những hạn chế, khó khăn 2.3 Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An
Tài liệu liên quan