Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường ngày một năng động hơn và sự cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn. Do đó, sản phẩm của các doanh nghiệp cần phải xác định được một vị trí rõ ràng, khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác nhưng phù hợp với nhu cầu của khách hàng là hết sức quan trọng.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may Đà Nẵng hay còn gọi là VINATEX Đà Nẵng, bản thân em nhận thấy rằng hoạt động Marketing cũng như công tác định vị của công ty nói chung chưa được quan tâm đúng mức. Với mục tiêu phát triển sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa, sản phẩm áo Sơ mi nam trong thời gian qua đã được chú trọng và được xem như là một sản phẩm chủ lực của công ty. Tuy nhiên kết quả kinh doanh còn khiêm tốn vì sản phẩm chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa có quan điểm định vị sản phẩm rõ ràng và chưa có các hoạt động Marketing phù hợp với sản phẩm. Trên cơ sở tìm hiểu Công ty và kết hợp với những kiến thức đã học, em xin được chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện chính sách Marketing-Mix đối với sản phẩm áo Sơ mi nam của Công ty CP VINATEX Đà Nẵng”.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng vì kiến thức còn hạn chế và thời gian hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài. Rất mong thầy, cô cùng các anh chị ở Công ty tận tình giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn anh chị ở công ty và giáo viên hướng dẫn đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này!
95 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2150 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện chính sách Marketing-Mix đối với sản phẩm áo Sơ mi nam của Công ty CP VINATEX Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường ngày một năng động hơn và sự cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn. Do đó, sản phẩm của các doanh nghiệp cần phải xác định được một vị trí rõ ràng, khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác nhưng phù hợp với nhu cầu của khách hàng là hết sức quan trọng.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may Đà Nẵng hay còn gọi là VINATEX Đà Nẵng, bản thân em nhận thấy rằng hoạt động Marketing cũng như công tác định vị của công ty nói chung chưa được quan tâm đúng mức. Với mục tiêu phát triển sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa, sản phẩm áo Sơ mi nam trong thời gian qua đã được chú trọng và được xem như là một sản phẩm chủ lực của công ty. Tuy nhiên kết quả kinh doanh còn khiêm tốn vì sản phẩm chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa có quan điểm định vị sản phẩm rõ ràng và chưa có các hoạt động Marketing phù hợp với sản phẩm. Trên cơ sở tìm hiểu Công ty và kết hợp với những kiến thức đã học, em xin được chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện chính sách Marketing-Mix đối với sản phẩm áo Sơ mi nam của Công ty CP VINATEX Đà Nẵng”.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng vì kiến thức còn hạn chế và thời gian hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài. Rất mong thầy, cô cùng các anh chị ở Công ty tận tình giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn anh chị ở công ty và giáo viên hướng dẫn đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này!
Đà Nẵng, ngày....... tháng....... năm 2009
Sinh viên thực hiện:
Phạm Thị Hồng
PHẦN I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Marketing-Mix và các vấn đề liên quan đến Marketing-Mix:
1.1.1. Khái niệm Marketing:
Định nghĩa Marketing theo quan điểm truyền thống:
Marketing là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng chuyển vận một cách tối ưu các loại hàng hoá hoặc dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích lợi nhuận.
Một số định nghĩa Marketing theo quan điểm hiện đại:
Marketing là hoạt động của con người hướng tới việc thoả mãn những nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. (P>KOTLER)
Marketing là toàn bộ những phương tiện mà các doanh nghiệp sử dụng để xây dựng, bảo vệ và phát triển thị trường của họ. (D.LINDON)
Marketing đó là quảng cáo, là kích động, là bán hàng bằng gây sức ép, tức toàn bộ những phương tiện bán hàng, đôi khi mang tính chất tấn công được sử dụng để chiếm lĩnh thị trường hiện có. Marketing là toàn bộ những công cụ phân tích, phương pháp dự đoán và nghiên cứu thị trường sử dụng nhằm phát triển cách tiếp cận những nhu cầu và yêu cầu. (J.LAMBIN)
Marketing là toàn bộ những hoạt động có mục tiêu dự đoán hoặc cảm nhận, khuyến khích, khêu gợi làm nảy sinh những nhu cầu của con người tiêu dùng về một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó, thực hiện sự thích ứng liên tục của bộ máy sản xuất và bộ máy thương mại của một doanh nghiệp đối với những nhu cầu đã được xác định. (D.LARUE)
Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và đúng vị trí. (J.H.CRIGHTON)
Marketing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể đến việc đưa những hàng hoá đó tới tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm bảo đảm cho công ty thu được lợi nhuận dự kiến. (BRITISH IN STITUTE OF MARKETING) Marketing căn bản - Nguyễn Thị Như Liêm – NXB Giáo Dục
1.1.2. Các chức năng của Marketing:
a. Chức năng thích ứng:
Để cho sản phẩm của doanh nghệp luôn phù hợp và thích ứng với nhu cầu của thị trường, hoạt động Marketing của doanh nghiệp cần phải:
Cung cấp kịp thời thông tin cần thiết về xu hướng biến đổi của nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trên thị trường, về các loại công nghệ chủ yếu đang sản xuất và các xu hướng hoàn thiện công nghệ trên thế giới cũng như từng khu vực.
Trên cơ sở đó định hướng cho lãnh đạo về chiến lược kinh doanh và phương án sản phẩm.
Liên kết và phối hợp toàn bộ các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, từ bộ phận nghiên cứu thết kế, chế thử, sản xuất, bao bì, đóng gói...cho tới các hoạt động dịch vụ bảo hành, thanh toán.....Nhằm kích thích tiêu dùng và làm tăng tính hấp dẫn, thích ứng của sản phẩm trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.
Góp phần làm thay đổi tập quán tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu của dân cư theo hướng ngày càng hợp lý, hiện đại và hiệu quả cao, hoà nhập và thích ứng với trào lưu tiêu dùng tiên tiến của thế giới.
b. Chức năng phân phối:
Bao gồm toàn bộ các hoạt động Marketing nhằm tổ chức sự vận động tối ưu sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ từ sau khi kết thúc quá trình sản xuất đến khi nó được giao cho các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, đại lý hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Cụ thể:
Tìm hiểu những người phân phối và lựa chọn những trung gian phân phối có khả năng nhất theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Hướng dẫn khách hàng về thủ tục ký kết hợp đồng, thủ tục hải quan, chứng từ vận tải và các điều kiện giao nhận hàng hoá.
Tổ chức vận chuyển hàng hoá với sự lựa chọn phương tiện vận tải thích hợp, bảo đảm thời gian, điều kiện giao hàng và cước phí tối ưu.
Bố trí hệ thống kho hàng thích hợp, bảo đảm khả năng tiếp nhận, bảo quản và giải toả nhanh dòng hàng hoá trên toàn tuyến.
Tổ chức các dịch vụ hổ trợ cho người phân phối và khách hàng nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Điều hành và giám sát toàn bộ hệ thống kênh phân phối về số lượng, khả năng cung ứng, tốc độ lưu chuyển và dự trữ hàng hoá... để có các biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
c. Chức năng tiêu thụ sản phẩm:
Là toàn bộ các hoạt động Marketing liên quan trực tiếp đến khâu mua bán hàng hoá trên thị trường bao gồm:
Xác định các yêu cầu bắt buộc khi thiết lập chính sách giá cho doanh nghiệp.
Lựa chọn các phương pháp xác định giá thích hợp.
Các chế độ về chiếc khấu, chênh lệch.
Quy định thời hạn thanh toán và các điều kiện tín dụng.
Thiết lập chính sách giá ưu đãi, phân biệt.
Các chế độ kiểm soát giá.
Nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng.
d. Chức năng yểm trợ, khuyếch trương:
Là lựa chọn các phương tiện và cách thức thông tin nhằm tuyên truyền, cổ động cho sản phẩm và đặc biệt là các hoạt động gây ảnh hưởng tâm lý đến khách hàng nhằm thay đổi đường cung lượng cầu của họ. Bao gồm:
Các hoạt động quảng cáo.
Hoạt động xúc tiến bán hàng.
Xây dựng mối quan hệ công chúng... Marketing căn bản - Nguyễn Thị Như Liêm – NXB Giáo Dục
3 Quản trị Marketing - Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn - NXB Giáo Dục 1999
1.2. Định vị và vai trò của định vị trong hoạt động Marketing:
1.2.1. Khái niệm định vị:
Theo Dubois và Nicholson: “Định vị là một chiến lược marketing nhạy cảm nhằm khắc phục tình trạng “ rối loạn” thị trường; có nghĩa là trong bối cảnh cạnh tranh phức tạp, hàng hoá ngày càng đa dạng, người tiêu dùng luôn bị “nhiễu thông tin”, rất khó nhận thấy sự khác biệt của các sản phẩm. Vì vậy định vị là “ tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và nhãn hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí khách hàng”, “là nỗ lực đêm lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng dễ đi vào nhận thức của khách hàng” hay cụ thể hơn “là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình”
Định vị là định vị trí sản phẩm trên thị trường mục tiêu hay là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp sao cho nó có thể chiếm được một chỗ đặc biệt và có giá trị trong tâm trí của khách hàng mục tiêu.
Nhưng cũng là không đúng khi cho rằng định vị không liên quan đến những thay đổi có liên quan đến sản phẩm mà ngược lại nó có quan hệ khá chặt chẽ. Tuy vậy, những thay đổi về nhãn hiệu sản phẩm, giá cả và bao bì thì thực sự không làm thay đổi gì bên trong sản phẩm, chúng chỉ là những thay đổi về hình thức nhằm bảo vệ giá trị của vị trí mà sản phẩm có được trong tâm trí khách hàng. Định vị: Trận chiến về trí lực ngày nay. Al Ries and Jack Trout (Dịch giả Tạ Túc). NXB Thanh niên. Trang 7
1.2.2. Vai trò của định vị:
Vai trò của định vị là tạo điểm khác biệt cho sản phẩm của mình so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp có thể tạo sự khác biệt dựa trên bốn yếu tố cơ bản là: sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và hình ảnh.
a. Tạo điểm khác biệt cho sản phẩm:
Những yếu tố chủ yếu tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm là tính chất, công dụng, mức độ phù hợp, độ bền, độ tin cậy, khả năng sửa chữa, kiểu dáng, kết cấu.
Tính chất: Là những đặc điểm bổ sung cho hoạt động cơ bản của sản phẩm. Nhà sản xuất cần quyết định những tính chất nào là tiêu chuẩn và những tính chất nào để cho khách hàng lựa chọn.
Chất lượng công dụng: Là mức độ hoạt động theo những tính năng chủ yếu của sản phẩm. Đa số sản phẩm đều được sản xuất ở bốn mức công dụng là thấp, trung bình, cao và hảo hạng. Người sản xuất cần thiết kế sản phẩm ở một mức công dụng phù hợp với thị trường mục tiêu và mức công dụng của các đối thủ cạnh tranh.
Chất lượng đồng đều: Là mức độ thiết kế và tính năng của sản phẩm gần với tiêu chuẩn mục tiêu. Nó phản ánh các đơn vị sản phẩm khác nhau được làm ra đồng đều và đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật.
Độ bền: Là số đo tuổi thọ dự kiến của sản phẩm.
Độ tin cậy: Là số đo xác suất để sản phẩm đó không bị trục trặc hay hư hỏng trong một thời kỳ nhất định. Người mua sẵn sàng trả thêm tiền để mua một sản phẩm có độ tin vậy cao hơn
Khả năng sửa chữa: Là mức độ dễ dàng phục hồi một sản phẩm trục trặc hoặc hư hỏng.
Kiểu dáng: Là hình thức và dáng vẻ bên ngoài của sản phẩm mà người mua cảm nhận được. Có nhiều công ty nổi tiếng về sản phẩm có kiểu dáng đẹp, tuy nhiên kiểu dáng đẹp không nhất thiết hứa hẹn công dụng tốt.
Kết cấu: Là tất cả những yếu tố chất lượng được nêu ở trên. Nhiệm vụ của những người thiết kế sản phẩm là phải dung hoà được tất cả các yếu tố đó.
b. Tạo điểm khác biệt cho dịch vụ:
Những yếu tố tạo điểm khác biệt cho dịch vụ là giao hàng tận nơi, lắp đặt, huấn luyện khách hàng sử dụng, dịch vụ tư vấn, sữa chữa và một số công việc khác như bảo hành sản phẩm, ký kết hợp đồng bảo trì với các điều kiện dễ dàng hơn các đối thủ cạnh tranh hay đặt ra chế độ ưu đãi cho các khách hàng mua hàng thường xuyên.
c. Tạo điểm khác biệt về nhân sự:
Một trong những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể là chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên. Nhân sự được huấn luyện tốt có những đặc điểm cơ bản như: năng lực tốt (kĩ năng và kiến thức), nhã nhặn, có uy tín, tin cậy, nhiệt tình và biết giao tiếp.
d. Tạo điểm khác biệt về hình ảnh:
Ngay cả khi sản phẩm cạnh tranh trông có vẻ giống nhau thì người mua vẫn có thể có những phản ứng khác nhau đối với hình ảnh của doanh nghiệp hay của nhãn hiệu. Sự khác biệt về hình ảnh có thể được tạo nên từ những nét đặc trưng mà doanh nghiệp sử dụng để công chúng nhận ra mình hay nhãn hiệu của mình.
1.3. Chiến lược định vị:
1.3.1. Những yếu tố định vị:
Khi thực hiện định vị một sản phẩm hay nhãn hiệu nào đó trong tâm trí của khách hàng, doanh nghiệp có thể định vị dựa trên các yếu tố như: thuộc tính, công dụng, lợi ích của sản phẩm; chất lượng sản phẩm, cách thức phân phối, truyền thông - cổ động cho sản phẩm hay giá bán sản phẩm đó trên thị trường. Đồng thời cũng có thể dựa vào yếu tố người sử dụng sản phẩm hay các đối thủ cạnh tranh để định vị sản phẩm.
1.3.2. Các giai đoạn (tiến trình) định vị sản phẩm:
a. Chọn tiêu chuẩn định vị:
Tiêu chuẩn định vị thường phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm mà doanh nghiệp cần định vị, các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường và đặc điểm của đối thủ cạnh tranh hay đặc điểm của người sử dụng..
Để lựa chọn tiêu chuẩn định vị thích hợp, doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và các điều kiện bên ngoài trong việc cân nhắc lựa chọn thì mới có được tiêu chuẩn định vị phù hợp.
b. Thiết kế những yếu tố truyền thông:
Những yếu tố mà doanh nghiệp cần truyền thông đến khách hàng tùy thuộc vào từng mục đích truyền thông cụ thể. Thông điệp quảng cáo có thể bao gồm tên nhãn hiệu, hình dáng bao bì sản phẩm, thông điệp truyền thông, đặc điểm sản phẩm, nơi bán...
Nhãn hiệu sản phẩm: Là một tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hay kiểu dáng hoặc một sự kết hợp những cái đó nhằm xác định những hàng hóa hay dịch vụ của một người hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Bao bì sản phẩm: Bao bì không chỉ được dùng để chứa đựng, bảo vệ sản phẩm mà còn đóng vai trò thông tin về sản phẩm đến với khách hàng, giúp khách hàng nhận biết được sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại khác. Ngoài ra bao bì cũng có thể quảng cáo cho sản phẩm nhờ những thông tin, những hình vẽ hấp dẫn của nó. Đồng thời, bao bì còn cung cấp các thông tin về sản phẩm như: nhà sản xuất, nơi sản xuất, thời gian sản xuất, vật dụng chứa đựng, cách thức sử dụng và thời hạn sử dụng...
Thông điệp quảng cáo: Nó biểu hiện lơị ích chủ yếu mà nhãn hiệu đó đêm lại. sau một thời gian thông điệp đó có thể thay đổi nhưng sản phẩm có thể thể không thay đổi, nhất là khi người tiêu dùng tìm kiếm những lợi ích khác của sản phẩm hay khi họ hoặc doanh nghiệp phát hiện ra những công dụng mới của sản phẩm đó. Do đó, doanh nghiệp có thể thay đổi thông điệp quảng cáo sao cho phù hợp với sản phẩm và người tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định.
Đặc điểm sản phẩm: Đặc điểm sản phẩm cần truyền thông đến khách hàng có thể là những đặc điểm thông thường của sản phẩm ahy cũng có thể là những đặc điểm nổi bật, những đặc điểm mới của sản phẩm mà doanh nghiệp hoặc khách hàng phát hiện ra.
Nơi bán: Doanh nghiệp cần truyền thông rõ ràng về nơi bán sản phẩm như cửa hàng, đại lý... để khách hàng dễ dàng trong việc tìm mua sản phẩm.
1.4. Các chính sách Marketing-Mix liên quan đến định vị sản phẩm:
1.4.1. Khái niệm về Marketing-Mix:
“Marketing-Mix là một tập hợp các biến số mà công ty có thể kiểm soát và quản lý được và nó được sử dụng để cố gắng gây được phản ứng mong muốn từ thị trường mục tiêu”. (Theo Marketing-NXB Thống kê-1998-Trang 166)
Marketing-mix là một bộ các biến số có thể điều khiển được, chúng được quản lý để thỏa mãn thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức. Trong Marketing-Mix có rất nhiều công cụ khác nhau, mỗi công cụ là một biến số có thể điều khiển được và được phân biệt theo 4 yếu tố gọi là 4Ps:
Marketing-mix: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price),Phân phối (Place), Xúc tiến khuyếch trương ( Promotion).
Các chính sách Marketing-Mix liên quan đến định vị sản phẩm:
Các yếu tố Marketing-Mix để truyền đạt những định vị đã theo đuổi:
Để theo đuổi những định vị đã xác định, doanh nghiệp có thể kết hợp những yếu tố Marketing-Mix và truyền đạt đến khách hàng thông qua các chính sách Marketing như chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối, chính sách truyền thông - cổ động hay có thể kết hợp các chính sách đó để đạt hiệu quả.
Tiến trình thực hiện định vị:
Để định vị sản phẩm hay thương hiệu của mình, doanh nghiệp cần thực hiện theo tiến trình định vị như sau:
Phận đoạn thị trường.
Lựa chọn thị trường mục tiêu.
Xác định khách hàng mục tiêu và thói quen mua sắm của khách hàng mục tiêu.
Tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh và chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.
Xác định mục tiêu định vị.
Xác định tiêu thức định vị.
Hoạch định các chính sách Marketing liên quan đến chiến lược định vị.
Tổ chức thực hiện các chính sách Marketing đã đề ra.
1.4.3. Công tác định vị sản phẩm:
a. Phân đoạn thị trường:
Việc chia nhỏ một thị trường thành những đoạn riêng biệt sẽ cung cấp cho người làm Marketing khả năng phát triển chiến lược Marketing-Mix cho khách hàng đối với mỗi phân đoạn.
Đối với các tổ chức theo đuổi việc mở rộng thị trường, chiến lược Marketing-Mix cho khách hàng được mô tả như là một chiến lược Marketing-Mix phân biệt.
Còn đối với các tổ chức nhằm vào các thị trường ngách, chiến lược cạnh tranh Marketing sẽ nhắm vào một phân đoạn cụ thể của khối thị trường. Điều này được mô tả giống như một chiến lược Marketing-Mix tập trung.
Chống lại hai chiến lược phân đoạn thị trường trên là một chiếc lược cũ hơn, Mar không phân biệt. Đây là nơi mà một chiến lược Marketing-Mix được phát triển để phục vụ toàn bộ thị trường. Đó là, điểm khác nhau giữa các phân đoạn thị trường bị bỏ qua.
Có nhiều cách để phân chia một thị trường ra thành nhiều phân đoạn. Sau đây là tóm tắt của một vài cách phổ biến nhất:
Thị trường của người tiêu dùng:
Một yếu tố quan trọng trong việc phân đoạn thị trường người tiêu dùng là trả lời các câu hỏi 4W: who – khách hàng là ai, what - họ mua những gì, where - họ mua sản phẩm và dịch vụ ở đâu, và cuối cùng là why - tại sao họ có sự lựa chọn đó.
Thị trường của Doanh nghiệp:
+ Phân loại theo khu vực địa lý: tức là phân loại theo khu vực thành thị, nông thôn...
+ Phân loại theo khách hàng: cách phân loại này dựa trên:
Loại khách hàng công nghiệp, khách hàng tổ chức hay khách hàng cá nhân...
Phân loại theo trình độ phát triển: chẳng hạn như nền kinh tế mới sẽ khác với nền kinh tế cũ, hoặc công nghệ cao sẽ có sự phân biệt đối với công nghệ thấp.
Phân loại theo chức năng: chẳng hạn như sản xuất, phân phối, bán lẻ...
Phân loại theo quy mô doanh nghiệp: có thể dựa vào doanh thu, số lượng lao động...
Phân loại theo cách thức sử dụng sản phẩm.
+ Phân loại theo lợi ích: đây là cách phân loại dựa vào nhu cầu của người mua, chẳng hạn như giá thấp, dịch vụ hậu mãi, chất lượng cao hoặc đặc điểm nổi bật.
+ Phân loại theo các hành vi khác: người mua có thể được phân loại dựa trên những nhân tố như đặc điểm cá nhân (nhận thức của họ về việc phân loại sản phẩm, khả năng chấp nhận sản phẩm mới của họ...)
b. Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Thông qua việc phân đoạn thị trường, doanh nghiệp sẽ hiểu được một cách cụ thể hơn sự khác biệt về nhu cầu của mọi người tiêu dùng đối với một loại sản phẩm nào đó. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đó để lựa chọn ra một hay một vài thị trường mục tiêu để phục vụ nhằm mang lại lợi nhuận cao.
Khi lựa chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải:
Tập trung phát huy ưu thế của bản thân tức là phải căn cứ vào thực lực và đặc điểm sản xuất , kinh doanh của bản thân doanh nghiệp.
Việc xác định nhu cầu, đối thủ cạnh tranh phải thực tế và chính xác.
c. Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu:
Các bước định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu:
Bước đầu tiên là quyết định xem sản phẩm nào sẽ đáp ứng được nhu cầu của mỗi thị trường mục tiêu.
Thứ hai là quyết định liên quan đến việc làm thế nào những sản phẩm đó được định vị trong tâm trí của khách hàng mục tiêu. Định vị một sản phẩm hoặc
Một thương hiệu là nắm bắt được nhu cầu của khách hàng mục tiêu, từ đó điều chỉnh giữa sản phẩm và nhu cầu của khách hàng mục tiêu, đến sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Định vị là tất cả sự phân biệt - thiết lập một vị trí khác biệt của sản phẩm trong tâm trí khách hàng.
Thứ ba và liên quan mật thiết đến phát triển chiến lược Marketing mix hội nhập, đó là định vị dòng sản phẩm/thương hiệu. Tất cả nhằm mục đích phát triển các loại sản phẩm mang tính hội nhập, giá cả, phân phối và các chiến lược Mar cộng đồng.
1.4.4. Các phương pháp định vị sản phẩm:
a. Định vị theo sản phẩm :
Trong chiến lược định vị theo sản phẩm của mình, doanh nghiệp có thể xác đinh, tạo lập vị trí của sản phẩm của mình theo các cách sau:
Định vị theo thuộc tính của sản phẩm: Doanh nghiệp tạo sự khác biệt của sản phẩm trong tâm trí khách hàng về giá cả hay đặc điểm kỹ thuật so với sản phẩm của caácđối thủ cạnh tranh cùng loại trên thị trường.
Định vị theo lợi ích của sản phẩm: Để định vị theo lợi ích của sản phẩm thì sản phẩm của doanh nghiệp phải có lợi ích đăc biệt đối với người tiêu dùng.
Định vị theo công dụng của sản phẩm: Mỗi sản phẩm được sản xuất ra đều có nhưữn công dụng khác nhau nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.
b. Định vị theo tầng lớp người sử dụng:
Tầng lớp người sử dụng có thể được chia thành các nhóm sau:
Nhóm những người thuộc tầp lớp thượng lưu: những người thuộc tầng lớp này thường là những người thành đạt trong xã hội, có công việc tốt, thu nhập cao, mức số