Khóa luận Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính - kiểm toán kế toán thuế tại Công ty TNHH kiểm toán Tâm Việt – chi nhánh Đồng Nai

Từ trước đến nay, BCTC luôn là đối tượng chủ yếu của kiểm toán độc lập. BCTC là tấm gương phản ánh kết quả hoạt động cũng như các khía cạnh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các thông tin trên BCTC phải luôn đảm bảo tính trung thực, hợp lý. Trên BCTC của các doanh nghiệp, thuế là khoản mục liên quan đến nhiều khoản mục khác như doanh thu, chi phí, tài sản, và nợ phải trả; các khoản thuế không hoàn lại được cộng vào nguyên giá nguyên vật liệu, hàng tồn kho làm ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm; thuế TNDN là một khoản giảm trừ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp (EBT) hình thành nên sự tác động đến lợi ích của cổ đông (EPS) Mặt khác, việc nộp thuế cho Nhà nước là khoản được ưu tiên cao trong các dòng tiền của doanh nghiệp vì thuế phải nộp là nguồn thu của Nhà nước đồng thời là nghĩa vụ của doanh nghiệp có thể xảy ra gian lận, sai sót do cách hạch toán, tính toán Ngoài ra, các văn bản pháp quy về thuế được cập nhật thay đổi thường xuyên các quy định, biểu mẫu dẫn đến khai sai, khai thiếu Do đó, kiểm toán thuế trong kiểm toán BCTC nhằm kiểm tra, xác nhận khoản mục đã được phản ảnh theo các cơ sở dẫn liệu và cùng với kết quả kiểm toán các khoản mục khác để kiểm toán viên đưa ra ý kiến về BCTC của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kiểm toán thuế nhằm đưa ra ý kiến tuân thủ các quy định pháp lý theo điều 24 Chuẩn mực Kiểm toán số 700 - Báo cáo kiểm toán về BCTC: “trên báo cáo kiểm toán còn phải đưa ra ý kiến về tính tuân thủ của BCTC đối với các quy định pháp lý có liên quan khác”, đảm bảo thu đúng, thu đủ, không làm thất thoát ngân sách Nhà nước.

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1986 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính - kiểm toán kế toán thuế tại Công ty TNHH kiểm toán Tâm Việt – chi nhánh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH - KIỂM TOÁN KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TÂM VIỆT – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI Ngành : KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : ThS. TRỊNH NGỌC ANH Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HẢI VÂN MSSV: 107403263 Lớp: 07DQK2 TP. Hồ Chí Minh, 2011 Khoa: Kế toán – Tài chính – Ngân hàng PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo KLTN) Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hải Vân Ngành: Kế toán – Kiểm toán. Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán. Tên đề tài: Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính – kiểm toán kế toán thuế tại công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt – Chi nhánh Đồng Nai. Các dữ liệu ban đầu: Các bài báo liên quan, báo cáo thực tập tốt nghiệp, các file hồ sơ kiểm toán liên quan của Công ty, tài liệu hồ sơ kiểm toán mẫu của VACPA. Các yêu cầu chủ yếu: Kết quả tối thiểu phải có: Ngày giao đề tài: …../…../….. Ngày nộp báo cáo: …./..../….. TP.HCM, ngày … tháng…năm… Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) LỜI CẢM ƠN Em xin dành những lời cảm ơn chân thành nhất đến Quý thầy cô khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là cô Trịnh Ngọc Anh đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Sinh viên Nguyễn Thị Hải Vân. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban giám đốc BK Bảng kê B/S Bổ sung CĐSPS Cân đối số phát sinh CNV Công nhân viên CP Chi phí CSH Chủ sở hữu CT Chứng từ DN Doanh nghiệp DTT Doanh thu thuần ĐK Đầu kỳ EBT Earning before tax EPS Earning per share GTGT Giá trị gia tăng GV Giá vốn HTK Hàng tồn kho HNK Hàng nhập khẩu K/C Kết chuyển KTV Kiểm toán viên KH Khách hàng KSNB Kiểm soát nội bộ LN Lợi nhuận NH Ngân hàng QTT Quyết toán thuế TTĐB Tiêu thụ đặc biệt TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TS Tài sản VACPA Vietnam Association of Certified Public Accountants XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG Bảng: Bảng 1.1: Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với cá nhân cư trú 8 Bảng 1.2: Biểu thuế toàn phần đối với cá nhân cư trú 8 Bảng 1.3: Biểu thuế toàn phần đối với cá nhân không cư trú 9 Bảng 1.4: Quy trình thuế GTGT 12 Bảng 1.5: Quy trình thuế TNDN 15 Bảng 1.6: Quy trình thuế TNCN 17 Bảng 1.7: Quy trình thuế XNK 19 Bảng 2.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty Thép MN 51 Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty Thép MN 52 Bảng 2.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Thép MN 52 Bảng 2.4: Bảng tổng hợp phân tích hệ số theo mẫu A510 của công ty Thép MN 53 Bảng 2.5: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty Dệt sợi HK 54 Bảng 2.6: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty Dệt sợi HK 55 Bảng 2.7: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Dệt sợi HK 55 Bảng 2.8: Bảng tổng hợp phân tích hệ số theo mẫu A510 của công ty Dệt sợi HK 56 Bảng 2.9: Bảng tính toán xác định mức trọng yếu đối với công ty Thép MN 65 Bảng 2.10: Bảng tính toán xác định mức trọng yếu đối với công ty Dệt sợi HK 65 Bảng 2.11: Bảng số liệu tổng hợp tài khoản 333 của công ty Thép MN 71 Bảng 2.12: Bảng số liệu tổng hợp tài khoản 333 của công ty Dệt sợi HK 71 Sơ đồ: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 13 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 14 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán thuế TNDN 16 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán TNCN 18 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán thuế xuất khẩu 20 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán thuế nhập khẩu 20 Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức các bộ phận Công ty 33 Mẫu biểu: Mẫu biểu 2.1: Mẫu A110 - Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng 37 Mẫu biểu 2.2: Mẫu A120 – Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng 40 Mẫu biểu 2.3: Mẫu A610 MN– Đánh giá chung về hệ thống KSNB 57 Mẫu biểu 2.4: Mẫu A610 HK - Đánh giá chung về hệ thống KSNB 61 Mẫu biểu 2.5: Mẫu E330 – Chương trình kiểm toán thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước 67 Mẫu biểu 2.6: Mẫu E310-1MN – Kiểm tra chi tiết các khoản phải nộp NSNN 72 Mẫu biểu 2.7: Mẫu E310-1HK – Kiểm tra chi tiết các khoản phải nộp NSNN 75 Mẫu biểu 2.8: Mẫu E310-2MN – Kiểm tra chọn mẫu sổ chi tiết tài khoản 133 80 Mẫu biểu 2.9: Mẫu E310-2HK – Kiểm tra chọn mẫu sổ chi tiết tài khoản 133 81 Mẫu biểu 2.10: Mẫu E310-3MN – Đối chiếu thuế GTGT đầu vào giữa tờ khai và sổ sách 83 Mẫu biểu 2.11: Mẫu E310-3HK – Đối chiếu thuế GTGT đầu vào giữa tờ khai và sổ sách 84 Mẫu biểu 2.12: Mẫu E310-4MN - Kiểm soát thuế TNDN 85 Mẫu biểu 2.13: Mẫu E310-4HK - Kiểm soát thuế TNDN 86 Mẫu biểu 2.14: Mẫu E310-5MN – Tổng hợp thuế và các khoản phải nộp NSNN 87 Mẫu biểu 2.15: Mẫu E310-5HK – Tổng hợp thuế và các khoản phải nộp NSNN 90 Mẫu biểu 2.16: Mẫu E310-6MN - Bảng tổng hợp sai sót cho khoản mục thuế phải trả NN 93 Mẫu biểu 2.17: Mẫu E310-6HK - Bảng tổng hợp sai sót cho khoản mục thuế phải trả NN 94 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Từ trước đến nay, BCTC luôn là đối tượng chủ yếu của kiểm toán độc lập. BCTC là tấm gương phản ánh kết quả hoạt động cũng như các khía cạnh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các thông tin trên BCTC phải luôn đảm bảo tính trung thực, hợp lý. Trên BCTC của các doanh nghiệp, thuế là khoản mục liên quan đến nhiều khoản mục khác như doanh thu, chi phí, tài sản, và nợ phải trả; các khoản thuế không hoàn lại được cộng vào nguyên giá nguyên vật liệu, hàng tồn kho làm ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm; thuế TNDN là một khoản giảm trừ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp (EBT) hình thành nên sự tác động đến lợi ích của cổ đông (EPS)… Mặt khác, việc nộp thuế cho Nhà nước là khoản được ưu tiên cao trong các dòng tiền của doanh nghiệp vì thuế phải nộp là nguồn thu của Nhà nước đồng thời là nghĩa vụ của doanh nghiệp có thể xảy ra gian lận, sai sót do cách hạch toán, tính toán… Ngoài ra, các văn bản pháp quy về thuế được cập nhật thay đổi thường xuyên các quy định, biểu mẫu dẫn đến khai sai, khai thiếu… Do đó, kiểm toán thuế trong kiểm toán BCTC nhằm kiểm tra, xác nhận khoản mục đã được phản ảnh theo các cơ sở dẫn liệu và cùng với kết quả kiểm toán các khoản mục khác để kiểm toán viên đưa ra ý kiến về BCTC của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kiểm toán thuế nhằm đưa ra ý kiến tuân thủ các quy định pháp lý theo điều 24 Chuẩn mực Kiểm toán số 700 - Báo cáo kiểm toán về BCTC: “trên báo cáo kiểm toán còn phải đưa ra ý kiến về tính tuân thủ của BCTC đối với các quy định pháp lý có liên quan khác”, đảm bảo thu đúng, thu đủ, không làm thất thoát ngân sách Nhà nước. Tình hình nghiên cứu Dựa vào kết quả đạt được từ báo cáo thực tập, tiếp tục thu thập, tham khảo tài liệu tại công ty để phát triển bài luận văn. Mục đích nghiên cứu Áp dụng lý thuyết vào thực tế, thu thập kinh nghiệm nghề nghiệp. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu chu trình kiểm toán thuế tại công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt – Chi nhánh Đồng Nai, góp ý kiến hoàn thiện chu trình trên. Phương pháp nghiên cứu Trong thời gian quy định, phương pháp phù hợp là phân tích hồ sơ kiểm toán. Dự kiến kết quả nghiên cứu Đưa ra kiến nghị hữu ích nhằm hoàn thiện kiểm toán thuế nói riêng và công việc kiểm toán tại Công ty nói chung. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Kết quả của khóa luận được trình bày trong Báo cáo gồm 3 chương sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kiểm toán kế toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng kiểm toán kế toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt – Chi nhánh Đồng Nai. Chương 3: Một số nhận xét và những kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán kế toán thuế do Công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt – Chi nhánh Đồng Nai thực hiện. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KẾ TOÁN THUẾ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Những vấn đề cơ bản về Thuế: 1.1.1. Khái niệm: Thuế là một công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước. Thuế ra đời ngay từ khi Nhà nước được hình thành. Marx viết “thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền của người dân để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước”. Theo các tác giả Giáo trình Quản lý Tài chính công, Học viện Tài chính thì “thuế là một hình thức động viên bắt buộc của Nhà nước theo luật định, thuộc phạm trù phân phối, nhằm tập trung một bộ phận thu nhập của các thể nhân và pháp nhân vào ngân sách Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phục vụ lợi ích cộng đồng”. Từ các khái niệm trên, thuế bộc lộ các đặc điểm sau: Thuế là khoản thu mang tính bắt buộc. Tính bắt buộc của thuế thể hiện nghĩa vụ đóng góp của mọi công dân đối với lợi ích công cộng của toàn xã hội, được đảm bảo bằng quyền lực của Nhà nước. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định “công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật”. Thuế mang tính không hoàn trả trực tiếp và không đối giá. Các cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ nộp thuế không có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp trực tiếp cho họ một lượng hàng hóa dịch vụ cụ thể nào đó. 1.1.2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế Huy động nguồn thu chi đáp ứng nguồn chi tiêu ngân sách Nhà nước. Như vậy, thuế phải bao quát các nguồn thu trong xã hội để đảm bảo tính công bằng trong phân phối chi tiêu, từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tùy thuộc vào thực trạng kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ, Nhà nước hoàn toàn có thể chủ động điều chỉnh chính sách thuế nhằm định hướng đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khai thác các nguồn lực kinh tế; tạo bình đẳng cạnh tranh góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển; điều chỉnh các quan hệ cung cầu, tiêu dùng, tích lũy, thu nhập tạo dựng công bằng xã hội. 1.1.3. Một số loại thuế thông thường 1.1.3.1. Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ nhập khẩu, sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Khoản thuế này do đối tượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu. Thuế GTGT bắt nguồn từ thuế doanh thu, đã khắc phục được vấn đề thuế đánh chồng lên thuế (thuế kép) của thuế doanh thu. Các văn bản pháp quy quan trọng có hiệu lực áp dụng cho năm 2010 tham gia điều chỉnh: Luật số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc hội Nghị định số 123/2008/NĐ – CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật GTGT. Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006. Thông tư 129/2008/TT – BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn về thuế GTGT. Nghị định số 118/2008/NĐ – CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chúc năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Chính. Thông tư 04/2009/TT – BTC ngày 13/01/2009 hướng dẫn thực hiện hoàn thuế GTGT. Thông tư 13/2009/TT – BTC ngày 22/01/2009 hướng dẫn thực hiện giảm thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn (giảm 50%). Công văn 673/2009/TT – BTC ngày 16/01/2009 hướng dẫn tỷ lệ thuế GTGT & quyết định 16333/CT – QĐ ngày 30/12/2008 Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mua từ nước ngoài chịu thuế GTGT. Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế. Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT Giá tính thuế GTGT Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Giá nhập khẩu được xác định theo các quy định về giá tính thuế nhập khẩu. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT. Thuế suất thuế GTGT Có các mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ: 0%, 5%, 10% Phương pháp tính thuế GTGT Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế x Thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó Trong đó: GTGT của hàng hóa, dịch vụ = Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm: cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả. Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng với hàng hóa, dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào (giá mua bao gồm cả thuế GTGT) mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra. Phương pháp tính khấu trừ thuế Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Trong đó Thuế GTGT đầu ra bằng (=) giá tính thuế hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó. Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu. 1.1.3.2.Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập sau khi trừ các chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thuế TNDN là công cụ quan trọng góp phần kích thích sản xuất, kinh doanh phát triển; động viên thu nhập vào ngân sách Nhà nước; bảo đảm sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thu nhập. Các văn bản pháp quy quan trọng có hiệu lực áp dụng cho năm 2010 tham gia điều chỉnh: Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 Nghị định 124/2008/NĐ – CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ Thông tư 130/2008/TT – BTC ngày 26/12/2009 hướng dẫn về thuế TNDN. Đối tượng nộp thuế TNDN là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập (bao gồm thu nhập phát sinh tại Việt Nam và cả ngoài Việt Nam). Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN. Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN Trường hợp doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp được xác định như sau: Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế -- Phần trích lập quỹ KH & CN ) x Thuế suất thuế TNDN Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định. Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - ( Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định ) Trong đó Thu nhập chịu thuế = ( Doanh thu - Chi phí được trừ ) + Các khoản thu nhập khác Doanh thu và chi phí được trừ để tính thu nhập chịu thuế được quy định chi tiết tại thông tư 130/2008/TT – BTC ngày 26/12/2009 về việc hướng dẫn chi tiết thi hành luật thuế TNDN. Thuế suất thuế TNDN hiện hành là 25%, đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam (bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm) từ 32% đến 50%. 1.1.3.3. Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập thường xuyên và không thường xuyên của cá nhân. Thuế TNCN mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Các văn bản quan trọng điều chỉnh còn hiệu lực áp dụng cho năm 2010: Luật thuế TNCN 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007; Căn cứ luật quản lý thuế 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Nghị định 100/2008/NĐ – CP ngày 08/09/2008 chi tiết một số điều của luật thuế TNCN; Thông tư 134/2008/TT – BTC ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam; Thông tư 84/2008/TT – BTC ngày 30/09/2008 hướng dẫn thi hành nghị định 100. Đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế theo quy định. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú được quy định chi tiết trong các văn bản pháp quy. Thuế suất Đối với cá nhân cư trú Cá nhân cư trú sẽ chịu thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và biểu thuế toàn phần đối với các khoản thu nhập khác. Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 Bảng 1.1: Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với cá nhân cư trú STT Thu nhập tính thuế Thuế suất (%) 1 Thu nhập từ đầu tư vốn 5 2 Thu nhập từ chuyển nhượng vốn 20 Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán Xác định được giá mua và chi phí có liên quan 20 Không xác định được giá mua và chi phí có liên quan 0,1 3 Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản Xác định được giá vốn và các chi phí liên quan 25 Không xác định được giá vốn và chi phí có liên quan 2 4 Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5 5 Thu nhập từ thừa kế, trúng thưởng, quà tặng 10 Bảng 1.2: Biểu thuế toàn phần đối với cá nhân cư trú Đối với cá nhân không cư trú STT Thu nhập tính thuế Thuế suất (%) 1 Thu nhập từ tiền lương, tiền công 20 2 Thu nhập từ kinh doanh Kinh doanh hàng hóa 1 Dịch vụ 4 Đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác. 2 3 Thu nhập từ đầu tư vốn 5 4 Thu nhập từ chuyển nhượng vốn 0,1 5 Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 2 6 Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5 7 Thu nhập từ thừa kế, trúng thưởng, quà tặng 10 Bảng 1.3: Biểu thuế toàn phần đối với cá nhân không cư trú 1.1.3.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt ( thuế TTĐB) Thuế TTĐB là loại thuế gián thu đánh trên giá trị của một số hàng hóa, dịch vụ được xem là đặc biệt. Thuế suất rất cao nhằm hướng dẫn và hạn chế tiêu dùng hoặc bảo hộ sản xuất trong nước. Thuế TTĐB có tác dụng hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, điều tiết thu nhập của các đối tượng tiêu dùng hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB, huy động nguồn thu ngân sách Nhà nước, thực hiện chính sách bảo hộ trong nước. Các văn bản pháp quy quan trọng có hiệu lực áp dụng cho năm 2010 gồm: Luật thuế TTĐB 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008; Nghị định 26/2009/NĐ – CP ngày 16/03/2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thuế TTĐB; Thông tư 64/2009/TT – BTC ngày 27/03/2009 hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ – CP Đối tượng chịu thuế là 10 loại hàng hóa, 5 loại dịch vụ được quy định chi tiết trong luật thuế TTĐB. Đối tượng nộp thuế TTĐB là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Căn cứ tính thuế TTĐB Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế nhân (x) thuế suất thuế TTĐB. Thuế suất thuế TTĐB được quy định theo Biểu thuế TTĐB trong luật thuế TTĐB. 1.1.3.5. Thuế xuất nhập khẩu (thuế XNK) Thuế XNK là loại thuế đánh vào các hàng hóa, dịch vụ được xuất hoặc nhập qua biên giới quốc gia. Thuế XNK được tổ chức thực hiện thông qua hệ thống hải quan Việt Nam. Thuế XNK làm tăng nguồn thu ngân sách, bảo vệ hàng nội địa và sản xuất trong nước, tạo điều kiện để sản phẩm trong nước có thể xuất khẩu với giá đủ cạnh tranh. Các văn bản pháp quy quan trọng có hiệu lực áp dụng cho năm 2010, gồm: Luật thuế XNK Việt Nam năm 2005 Thông tư 59/2007/TT – BTC ngày 14/06/2007 hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKLTN-20092011.doc
  • pdfKLTN-20092011.pdf
Tài liệu liên quan