Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại 407

Xây dựng là một ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của ngành xây dựng không chỉ đơn thuần là những công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà còn là những công trình có tính thẩm mỹ cao. Ở nước ta hiện nay, ngành xây dựng đã và đang là ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân và là một trong những mục tiêu phát triển mang tính chiến lược, lâu dài của Đảng và Nhà nước. Và đầu tư xây dựng hạ tầng ngày càng phát triển ở nước ta, điều đó có ý nghĩa số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng. Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện sản xuất kinh doanh xây lắp phải trải qua nhiều giai đoạn (thiết kế, lập dự toán, thi công, nghiệm thu ), thời gian kéo dài. Mặt khác, ngành xây lắp là ngành có sản phẩm là những công trình, hạng mục công trình có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài nên công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành hết sức phức tạp. Chính vì thế, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Bởi giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức, quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển và có nhiều cạnh tranh như hiện nay

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại 407, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Xây dựng là một ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của ngành xây dựng không chỉ đơn thuần là những công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà còn là những công trình có tính thẩm mỹ cao. Ở nước ta hiện nay, ngành xây dựng đã và đang là ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân và là một trong những mục tiêu phát triển mang tính chiến lược, lâu dài của Đảng và Nhà nước. Và đầu tư xây dựng hạ tầng ngày càng phát triển ở nước ta, điều đó có ý nghĩa số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng. Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện sản xuất kinh doanh xây lắp phải trải qua nhiều giai đoạn (thiết kế, lập dự toán, thi công, nghiệm thu…), thời gian kéo dài. Mặt khác, ngành xây lắp là ngành có sản phẩm là những công trình, hạng mục công trình có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài…nên công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành hết sức phức tạp. Chính vì thế, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Bởi giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức, quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển và có nhiều cạnh tranh như hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nên em đã chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp. Thứ hai, tìm hiểu công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại đơn vị. Thứ ba, phân tích, đánh giá công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại đơn vị.Trên cơ sở đó, đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Bên cạnh đó, đề tài còn đưa ra một số biện pháp thiết thực để kiểm soát chi phí sản xuất. 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán và kiểm soát chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, cụ thể là công trình cải tạo và nâng cấp Đê Tả Nghèn. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài được thực hiện tại công ty CP đầu tư và thương mại 407 và các số liệu thu thập được ở công ty liên quan đến năm 2009 - 2010, cụ thể là quý IV năm 2010. 1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thành đề tài này, tôi đã tiến hành các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua các tài liệu như sách, báo, tạp chí, internet… để tìm hiểu, tổng hợp về cơ sở lý luận và phương thức quản lý chi phí sản xuất. Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Theo phương pháp này, tôi đã tiến hành quan sát, đối thoại trực tiếp bộ phận kế toán công ty để thu thập các số liệu thứ cấp liên quan đến đề tài. Phương pháp thu thập tài liệu: Theo phương pháp này, tôi đã tiến hành thu thập các báo cáo, chứng từ, sổ sách về chi phí sản xuất và giá thành công trình cùng các tài liệu liên quan khác để tiến hành xử lý. Phương pháp xử lý số liệu: Theo phương pháp này, tôi tiến hành phân tích, đối chiếu, so sánh và tổng hợp thông tin từ những số liệu đã thu thập được ở đơn vị để đánh giá và tìm ra một số biện pháp góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí và kiểm soát chi phí và giá thành tại công ty. 1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài thiết kế gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty. Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán và kiểm soát chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty. Phần III: Kết luận và kiến nghị PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1 Đặc điểm của ngành xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán và tính giá thành sản phẩm xây lắp Sản phẩm xây lắp là những công trình, hạng mục công trình được kết cấu bởi những vật tư, thiết bị xây lắp do tác động của lao động xây lắp và gắn liền với những địa điểm nhất định như mặt đất, mặt nước, không gian. Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ, mỗi sản phẩm xây lắp có những kết cấu kỹ, mỹ thuật, vật tư, địa điểm, nhân lực và phương pháp thi công khác nhau, có giá trị lớn. Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết bị thi công, người lao động...) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng... Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt...Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán. Ngoài ra sản phẩm xây lắp là một đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Vì vậy mỗi phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng đều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây lắp. (Theo Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, kế toán chi phí, 2002; www.tapchiketoan.com) 1.2 Tổng quan về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất trong xây lắp Chi phí có thể được định nghĩa trên nhiều phương diện khác nhau. Trong kế toán tài chính, chi phí được nhận thức như những khoản phí tổn thực tế phát sinh gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được một loại sản phẩm nhất định. Trên góc độ của kế toán quản trị, chi phí có thể là những phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày, chi phí có thể là những phí tổn ước tính để thực hiện dự án, phí tổn mất đi khi lựa chọn phương án, bỏ qua cơ hội kinh doanh. Dưới các phương diện khác nhau thì có những cách hiểu khác nhau về hình thức và cách thể hiện chi phí nhưng quy chung lại đều cho rằng “Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất trong một thời kỳ. Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định. Chi phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương của người lao động. Chi phí lao động vật hóa là những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động dưới các hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính. (Theo Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, kế toán chi phí, 2002; www.tapchiketoan.com) 1.2.2 Phân loại chi phí trong xây lắp Dưới các góc độ xem xét khác nhau, theo những tiêu chí khác nhau thì chi phí sản xuất cũng được phân loại theo các cách khác nhau để đáp ứng yêu cầu thực tế của quản lý và hạch toán. a. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Theo khoản mục có các chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu chính, phụ hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp và giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp (không kể vật liệu cho máy móc thi công và hoạt động sản xuất chung). Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp xây lắp. Trong xây lắp, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp thi công và cả tiền lương trích trước của công nhân thi công xây lắp. Đồng thời không được tính vào chi phí nhân công trực tiếp các khoản chi phí tiền lương của công nhân vận chuyển, khuân vác…vật tư ngoài phạm vi quy định. Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy. Chi phí sử dụng máy thi công gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời: Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy thi công gồm: Lương chính, phụ của công nhân điều khiển, phục vụ máy thi công nhưng không bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp vận hành máy; chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài (sửa chữa nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe, máy) và các chi phí khác bằng tiền. Chi phí tạm thời: chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trùng tu...), chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy. Chi phí sản xuất chung: Phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, công trường, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển xe, máy thi công và nhân viên quản lý đội; khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội. Chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp thi công xây lắp ngoài hiện trường không thuộc những khoản mục chi phí trên: Chi phí nhân viên phục vụ, quản lý thi công xây lắp Chi phí nguyên vật liệu dùng phục vụ thi công xây lắp ngoài hiện trường. Chí phí công cụ dụng cụ dùng để thi công xây lắp như ván, khuôn đà giáo, cuốc thuổng, dụng cụ cầm tay… Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ thi công ngoài công trường. Chi phí dịch vụ mua ngoài liên quan đến việc thi công xây lắp ngoài hiện trường như điện, nước,hơi gió, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thi công. Chi phí bằng tiền khác liên quan đến việc thi công xây lắp ngoài hiện trường như chi phí tát nước vét bùn, chi phí vận chuyển vật tư ngoài phạm vi quy định, chi phí đo đạc, chi phí y tế, tiền ăn giữa ca… Chi phí bán hàng: Gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong kỳ. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản trị hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được cho bất cứ hoạt động hay phân xưởng, công trường  nào. (Theo Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, kế toán chi phí,2002; www.tapchiketoan.com) b. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí Để phục vụ cho việc tập hợp và quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu, chi phí được phân theo yếu tố. Theo yếu tố có các chi phí sau: Chi phí nguyên liệu, vật liệu : Gồm toàn bộ giá trị  nguyên vật liệu chính, vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ ...sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất. Chi phí nhân công: Tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương phải trả cho công nhân viên chức. Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho cán bộ công nhân viên. Chi phí khấu hao TSCĐ: Tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh. Chi phí bằng tiền khác: Toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. (Theo: www.tapchiketoan.com) c. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành Theo cách này chi phí được phân loại theo cách ứng xử của chi phí hay là xem xét sự biến động của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi. Theo cách này, chi phí được phân thành 3 loại: Biến phí: Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng công việc hoàn thành, thường bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bao bì, ….Biến phí trên một đơn vị sản phẩm luôn là một mức ổn định. Định phí: Là những khoản chi phí cố định khi khối lượng công việc hoàn thành thay đổi. Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì định phí lại biến đổi. Định phí thường bao gồm: chí phí khấu hao TSCĐ sử dụng chung, tiền lương nhân viên, cán bộ quản lý, …. Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí gồm cả các yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí. Hỗn hợp phí thường gồm: chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp... Cách phân loại trên giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch, kiểm tra chi phí, xác định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. (Theo:www.tapchiketoan.com) d. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua. Chi phí sản phẩm được ghi nhận là chi phí tại thời điểm sản phẩm hoặc dịch vụ được tiêu thụ. Chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ hoặc được mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ loại nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh. (Theo: Hồ Phan Minh Đức, Bài giảng kế toán quản trị, 2006) e. Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất trong kỳ gồm các loại sau: Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí, có thể quy nạp trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí như chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp. Chi phí gián tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí như chi phí NVL phụ, chi phí NC phụ… Chi phí gián tiếp thì đối tượng chịu chi phí rất khó xác định và nhận dạng nên loại chi phí này thường được tập hợp chung rồi mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo từng tiêu thức cho phù hợp. Ngoài các cách phân loại chi phí như trên thì chi phí trong doanh nghiệp còn được phân loại theo một số tiêu thức khác như: Phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát chi phí gồm chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được, hoặc chi phí có thể phân biệt thành chi phí chênh lệch, chi phí chìm, chi phí cơ hội… (Nguồn: Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, Kế toán chi phí, 2002) 1.2.3 Khái niệm giá thành sản phẩm trong xây lắp Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng xây lắp đã hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. (Nguồn:www.tapchiketoan.com) 1.2.4 Phân loại giá thành sản phẩm trong xây lắp Có rất nhiều cách phân loại giá thành sản phẩm. Tùy theo tiêu chí lựa chọn mà giá thành sản phẩm có thể được phân loại thành các trường hợp sau: a. Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành Theo cách phân loại này thì chi phí được chia thành giá thành dự toán, giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế. Giá thành dự toán: Là chỉ tiêu giá thành được xây dựng trên cơ sở thiết kế kỹ thuật đã được duyệt, các định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nước quy định, tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công và phân tích định mức. Giá thành dự toán sản phẩm xây lắp = Giá trị dự toán sản phẩm xây lắp - Lãi định mức Trong đó: Lãi định mức trong XDCB được Nhà nước quy định trong từng thời kỳ. Giá trị dự toán xây lắp được xây lắp được xác định dựa vào định mức đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền và dựa trên mặt bằng giá cả của thị trường. Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Chỉ tiêu này được xác lập trên cơ sở giá thành dự toán gắn liền với điều kiện cụ thể, năng lực thực tế của từng doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Giá thành kế hoạch sản phẩm xây lắp = Giá thành dự toán sản phẩm xây lắp - Mức hạ giá thành dự toán + Chênh lệch định mức Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng). Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. (Nguồn: www.tapchiketoan.com) b. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Đối với các đơn vị xây lắp giá thành sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. Giá thành tiêu thụ (hay còn gọi là giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ của sản phẩm = Giá thành sản xuất của sản phẩm + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí bán hàng Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. (Nguồn: www.tapchiketoan.com) 1.2.5 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong xây lắp Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có quan hệ mật thiết với nhau trong một quá trình. Đây là hai giai đoạn liên hoàn kế tiếp nhau của một quá trình. Chi phí sản xuất và giá thành đều bao hàm các chi phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để chế tạo ra sản phẩm. Giá thành sản phẩm được tính toán dựa trê
Tài liệu liên quan