Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình

Trong thời buổi nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân được nâng cao. Giày dép là một phần giúp họ tôn lên vẻ đẹp của mình. Thấy được nhu cầu ngày càng đa dạng về chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình đã nỗ lực không ngừng để mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu với nhiều mẫu mã đa dạng về kiểu dáng, phong phú về hình thức và giá cả cạnh tranh. Để tạo được chỗ đứng trên thị trường thế giới, Công ty đã và sẽ không ngừng cải tiến để mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá thành phù hợp nhất. Vì vậy việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU ------˜&™------ Trong thời buổi nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân được nâng cao. Giày dép là một phần giúp họ tôn lên vẻ đẹp của mình. Thấy được nhu cầu ngày càng đa dạng về chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình đã nỗ lực không ngừng để mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu với nhiều mẫu mã đa dạng về kiểu dáng, phong phú về hình thức và giá cả cạnh tranh. Để tạo được chỗ đứng trên thị trường thế giới, Công ty đã và sẽ không ngừng cải tiến để mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá thành phù hợp nhất. Vì vậy việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Với những ý nghĩa như trên, được sự đồng ý của khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng thuộc trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Ngô Thị Mỹ Thúy, cũng như sự giúp đỡ của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình, em tiến hành thực hiện đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. t Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản xuất Giày Thái Bình. Qua đó thấy được những điểm mạnh và những điểm yếu còn tồn tại đồng thời đề xuất ý kiến góp phần làm cho công tác kế toán tại Công ty ngày càng hoàn thiện và phù hợp với quy định. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để em có thể củng cố, nâng cao kiến thức chuyên ngành của mình. t Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu trong bài áp dụng là: Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích và xử lý số liệu. t Đối tượng nghiên cứu Sổ tổng hợp Chứng từ ghi sổ, các Sổ Cái và các Sổ chi tiết có liên quan đến quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm t Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu như sau: Phạm vi không gian: Tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản xuất Giày Thái Bình. Phạm vi thời gian: Từ 11/07/2011 đến 20/09/2011 Nội dung nghiên cứu: Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản xuất Giày Thái Bình. t Sơ lược cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất - Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình - Chương 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ------˜&™------ 1.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất Khái niệm Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong một kỳ kế toán. Trong đó hao phí về lao động sống là các khoản tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho cán bộ công nhân viên. Còn hao phí về lao động vật hoá là những khoản hao phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, hao mòn máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ,.. Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất. Phân loại Nhằm phục vụ cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất để tính được giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh, kế toán phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Một số cách phân loại chi phí sản xuất như sau: Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí: Có 3 khoản mục Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ dùng để sản xuất ra sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tất cả những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện công việc sản xuất tại các phân xưởng, chi phí này bao gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp theo lương, các khoản trích theo lương. Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất khác trừ hai khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Cụ thể bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định trong phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền,… Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế (yếu tố): Có 5 yếu tố Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí vật liệu khác sử dụng vào sản xuất. Chi phí nhân công: Bao gồm các khoản chi phí cho công nhân trực tiếp sản xuất như tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất,... Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của tất cả các tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm chi phí trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Tiền điện, nước, điện thoại, chi phí quảng cáo, chi phí sửa chữa,... Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại theo mối quan hệ ứng xử chi phí: Tổng chi phí gồm có 3 loại Biến phí (chi phí khả biến): Là những chi phí thay đổi theo tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm làm ra như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, giá vốn hàng bán, bao bì đóng gói, vận chuyển bốc xếp,… Định phí (chi phí bất biến): Là những chi phí không thay đổi so với số lượng sản phẩm sản xuất ra như: Chi phí thuê tài sản, khấu hao máy móc thiết bị,… Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí. Phân loại theo hoạt động và công dụng kinh tế: Có 2 loại Chi phí sản xuất: Là những chi phí tạo ra sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp. Chi phí sản xuất gồm 3 khoản mục cơ bản là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí ngoài sản xuất: Là những chi phí phát sinh không liên quan đến quá trình chế tạo ra sản phẩm mà liên quan đến quá trình kinh doanh. Chi phí ngoài sản xuất chia ra làm 2 loại là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Phân loại chi phí sản xuất theo lĩnh vực hoạt động: Có 3 loại Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí hoạt động đầu tư tài chính Chi phí hoạt động khác 1.1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 1.1.2.1 Khái niệm Giá thành sản phẩm là toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hay lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong một kỳ nhất định. Giá thành sản phẩm bao gồm ba khoản mục chi phí là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. 1.1.2.2 Phân loại Để phục vụ cho công tác quản lý ở doanh nghiệp thì người ta thường phân loại giá thành sản phẩm thành các loại sau: Theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành: Chia thành 3 loại Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở định mức tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Vì vậy nó luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi các định mức chi phí trong quá trình thực hiện kế hoạch. Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất đạt được. Theo phạm vi phát sinh chi phí: Chia thành 2 loại Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng). Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện hao phí, còn giá thành biểu hiện kết quả. Về bản chất đều thể hiện các chi phí nhưng khác nhau về số lượng đã tiêu hao do đặc điểm của quá trình sản xuất và kỳ kế toán khác nhau. Chi phí sản xuất gắn liền với kỳ phát sinh chi phí. Giá thành sản phẩm gắn liền với số lượng sản phẩm đã hoàn thành. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua công thức sau: Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Từ công thức tính giá thành trên ta thấy, các khoản chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm nhưng không phải mọi chi phí sản xuất đều được tính vào giá thành sản phẩm. Mà chi phí sản xuất gồm toàn bộ các khoản đã chi ra trong kỳ phục vụ cho sản xuất sản phẩm và giá thành chỉ giới hạn trong số chi phí đã chi ra liên quan đến sản phẩm hoàn thành. 1.1.4 Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 1.1.4.1 Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Phản ánh đầy đủ chính xác và kịp thời toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm cho từng đối tượng hạch toán chi phí. Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch, sai mục đích. Tính toán chính xác, kịp thời từng loại giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành trong kỳ. Lập báo cáo về tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.1.4.2 Kỳ tính giá thành Là khoản thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí để tính tổng giá thành, giá thành đơn vị, kết quả hoàn thành. Tùy theo chu kỳ sản xuất ngắn hay dài, cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp. Kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý, năm. 1.1.4.3 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán phải thực hiện 4 bước như sau: Bước 1: Tập hợp các chi phí trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. Bước 2: Tính toán, phân bổ và kết chuyển các chi phí đã tập hợp ở bước một vào tài khoản tính giá thành và theo các đối tượng chịu chi phí đã được xác định. Bước 3: Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo những phương pháp thích hợp. Bước 4: Tính giá thành sản phẩm và hạch toán nhập kho thành phẩm. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1 Công tác kế toán chi phí sản xuất 1.2.1.1 Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất a. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là những phân xưởng, đơn đặt hàng, quy trình công nghệ, sản phẩm,… b. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí. Sau đó, lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí. « Xác định mức phân bổ: Mức phân bổ chi phí sản xuất theo 1 tiêu thức nhất định cho một đơn vị tiêu thức = Tổng chi phí sản xuất thực tế Tổng khối lượng các đối tượng xác định 1 tiêu thức nhất định Mức phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng = Mức phân bổ đơn vị đã tính ở trên * Khối lượng từng đối tượng được xác định theo một tiêu thức 1.2.1.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng Chứng từ sử dụng: Để tập hợp chi phí sản xuất kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, giấy đề nghị cấp vật tư,…để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kế toán căn cứ vào phiếu xác nhận hoàn thành công việc, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng thanh toán tiền lương để tập hợp vào chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán căn cứ vào bảng tính và trích khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ công cụ dụng cụ,... để tập hợp chi phí sản xuất chung. Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” TK 627 “Chi phí sản xuất chung” TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản: TK 111, 112, 152, 153, 331, 334, 338,... 1.2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Có hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho là: Phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kiểm kê định kỳ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tất cả các khoản chi phí về nguyên, nhiên, vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc lao vụ. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí hoặc đối tượng tính giá thành. Trong quá trình sản xuất, nếu nguyên vật liệu xuất dùng chung cho nhiều loại sản phẩm khác nhau thì kế toán sẽ dùng các phương pháp phân bổ thích hợp để phân chia chi phí. Công thức phân bổ như sau: Chi phí cần phân bổ cho đối tượng (i) = Tổng chi phí cần phân bổ * Tiêu thức của đối tượng (i) Tổng tiêu thức cần phân bổ Các phương pháp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các chi phí nhiên liệu,… « Đối với chi phí nguyên vật liệu chính: Nguyên vật liệu chính là những nguyên vật liệu sau khi qua sản xuất sẽ cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Chi phí này thường được theo dõi cho từng đối tượng chịu chi phí trên cơ sở của chứng từ gốc. Trong trường hợp chi phí theo dõi cho nhiều đối tượng chịu chi phí thì cuối kỳ kế toán phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo các cách sau: + Phân bổ theo định mức tiêu hao: Theo cách phân bổ này, kế toán phải tính tỷ lệ giữa hao phí thực tế của nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất các loại sản phẩm so với định mức chi phí nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất các loại sản phẩm đó. Rồi lấy tỷ lệ này nhân với định mức nguyên vật liệu chính của từng loại sản phẩm để có được chi phí nguyên vật liệu chính thực tế tính cho từng loại sản phẩm. + Phân bổ theo hệ số tiêu hao: Kế toán phải xây dựng hệ số tiêu hao của từng loại sản phẩm, trong đó chọn một loại sản phẩm nào đó làm hệ số chuẩn là 1, từ đó quy đổi các sản phẩm còn lại theo hệ số chuẩn rồi xác định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm. Theo cách phân bổ này, kế toán phải tính tỷ lệ giữa hao phí thực tế của nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất các loại sản phẩm so với hệ số chi phí nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất các loại sản phẩm đó. Rồi lấy tỷ lệ này nhân với hệ số nguyên vật liệu chính của từng loại sản phẩm để có được chi phí nguyên vật liệu chính thực tế tính cho từng loại sản phẩm. + Phân bổ theo trọng lượng thành phẩm: Theo cách phân bổ này, kế toán tính tỷ lệ giữa trọng lượng nguyên vật liệu chính tiêu hao thực tế so với trọng lượng của thành phẩm sản xuất trong kỳ của các loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, lấy tỷ lệ này nhân với trọng lượng của từng loại sản phẩm để xác định được trọng lượng nguyên vật liệu chính tính cho từng loại sản phẩm. « Đối với chi phí vật liệu phụ: Chi phí này thường được theo dõi cho từng đối tượng chịu chi phí trên cơ sở của chứng từ gốc. Trong trường hợp chi phí theo dõi cho nhiều đối tượng chịu chi phí thì cuối kỳ kế toán phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo các cách sau: + Phân bổ theo định mức tiêu hao + Phân bổ theo hệ số tiêu hao + Phân bổ theo trọng lượng của nguyên vật liệu chính + Phân bổ theo giá trị của nguyên vật liệu chính + Phân bổ theo số giờ máy hoạt động: Theo cách phân bổ này, kế toán tính chi phí vật liệu phụ cho 1 giờ máy hoạt động và tính chi phí vật liệu phụ cho từng loại sản phẩm theo công thức sau: Chi phí vật liệu phụ cho từng loại sản phẩm = Chi phí 1 giờ máy * Số giờ máy hoạt động cho từng sản phẩm « Đối với nhiên liệu: Chi phí này thường được theo dõi cho từng đối tượng chịu chi phí trên cơ sở của chứng từ gốc. Trong trường hợp chi phí theo dõi cho nhiều đối tượng chịu chi phí thì cuối kỳ kế toán phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo các cách sau: + Phân bổ theo định mức + Phân bổ theo số giờ máy hoạt động Công thức tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ = Trị giá nguyên vật liệu đưa vào sử dụng - Trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi Chứng từ sử dụng: Giấy báo vật tư còn lại cuối kỳ, lệnh sản xuất, phiếu xuất kho, hóa đơn (GTGT), hóa đơn bán hàng, phiếu chi, giấy báo nợ, các bảng phân bổ nguyên vật liệu,… Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Nội dung kết cấu TK 621 như sau: - Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ trong kỳ. - Bên Có: Phản ánh Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vượt trên định mức bình thường vào giá vốn hàng bán. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào tài khoản tính giá thành. - TK 621 không có số dư cuối kỳ. Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (KKTX) TK 152, 153 TK 621 TK 152 Xuất kho nguyên vật liệu, công cụ Nguyên vật liệu dùng dụng cụ để sản xuất sản phẩm không hết nhập lại kho TK 111, 112, 141, 331 TK 154 Nguyên vật liệu mua về Kết chuyển chi phí nguyên xuất thẳng để sản xuất sản phẩm vật liệu trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoặc lao vụ như: Tiền lương, các khoản phụ cấp lương, lương ngừng việc, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, tiền ăn giữa ca, bảo hiểm tai nạn của công nhân sản xuất,... Theo quy định hiện nay của nhà nước, kế toán trích tỷ lệ các khoản theo lương tính vào chi phí sản xuất và khấu trừ vào lương của người lao động như sau: Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng chịu chi phí hoặc đối tượng tính giá thành. Nếu trường hợp công nhân cùng sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau thì kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí này theo các phương pháp như sau (tương tự như phân bổ chi phí nguyên vật liệu) Phân bổ theo định mức chi phí Phân bổ theo giờ công Phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương, bảng tổng hợp chế độ chính sách, bảng chấm công,... Tài khoản sử dụng: TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Nội dung kết cấu TK 622 như sau: - Bên Nợ: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ bao gồm lương, tiền công lao động và các khoản trích theo lương. - Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành. - TK 622 không có số dư cuối kỳ. Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (KKTX) TK 334 TK 622 TK154 Tiền lương phải trả cho Kết chuyển chi phí công nhân trực tiếp sản xuất nhân công trực tiếp sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI HOAN CHINH - Copy.doc
  • pdfbai hoan chinh.pdf
  • pdfloi cam doan.pdf
  • pdfphan dau.pdf
  • pdfTRANG BIA.pdf
Tài liệu liên quan