Hiện nay, khi xu thế phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ thì ngày càng có nhiều vấn đề về môi trường lên tiếng. Bên cạnh sự phát triển và ứng dụng các khoa học – kỹ thuật hiện đại đã phát sinh những vấn đề cần giải quyết đó là làm cho môi trường bị ô nhiễm do quá trình sản xuất cũng như hoạt động sinh hoạt trong công ty, xí nghiệp, như: bụi, khói, chất thải, nước thải. Không những gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái mà còn tác động xấu đến các hoạt động sống và sức khoẻ con người, động thực vật Do đó yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần có những nghiên cứu để ứng cứu và giải quyết hợp lý, kịp thời các vấn đề môi trường nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của toàn xã hội, trong đó việc quản lý môi trường tại cấp cơ sở của các doanh nghiệp là một trong những vấn đề cấp bách, còn nhiều khó khăn và bất cập.
Bình Dương là tỉnh đi đầu trong sự nghiệp đổi mới đất nước thể hiện ở các quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhưng gần đây, sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất ở Bình Dương đã cho thấy sự mất cân đối giữa một bên phát triển kinh tế và một bên là môi trường cần được bảo vệ. Thiết nghĩ, ở một góc độ nhỏ, nếu mỗi một nhà máy đều được quan tâm và đảm bảo chất lượng môi trường ngay từ bây giờ thì trong một tương lai không xa có thể nhìn thấy một đất nước phồn vinh và phát triển bền vững.
Trước bối cảnh đó, đề tài “Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường tại nhà máy Casumina Bình Dương, thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương nhằm xây dựng giải pháp quản lý môi trường hoàn thiện” được thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp cải tiến thực trạng quản lý môi trường cho doanh nghiệp.
82 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường tại nhà máy Casumina Bình Dương, thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương nhằm xây dựng giải pháp quản lý môi trường hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT: Bộ Tài Nguyên Môi Trường
BYT: Bộ Y Tế
CTR: Chất thải rắn
CTRNH: Chất thải rắn nguy hại
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
DCA: Dây chuyền A
DCB: Dây chuyên B
QLMT: Quản lý môi trường
HĐQT: Hội đồng quản trị
HTXLNT: Hệ thống xử lý nước thải
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
SXSH: Sản xuất sạch hơn
TCVN: Tiêu Chuẩn Việt Nam
TCVSCN: Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp
TNHH SX- TM-DV: Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất- Thương Mại- Dịch Vụ
TP KH ĐĐSX: Trưởng phòng kế hoạch điều độ săn xuất
TP TCKT-TK: Trưởng phòng tổ chức kỹ thuật - thiết kế
TP TCNS-HC: Trưởng phòng tổ chức nhân sự - hành chánh
TT KĐKTATCN: Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn công nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Danh sách và sản lượng sản phẩm
Bảng 2.2: Danh sách các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất
Bảng 2.3: Danh sách các nguyên nhiên liệu dùng trong sản xuất
Bảng 2.4 Thông số nước thải sinh hoạt đặc trưng của nhà máy
Bảng 2.5 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn
Bảng 2.6 Chất lượng nước ngầm
Bảng 2.7 Thành phần khí thải lò hơi
Bảng 2.8 Thành phần và số lượng rác thải sinh hoạt
Bảng 2.9 Thành phần và khối lượng rác thải nguy hại
Bảng 2.10 Thành phần và số lượng chất thải rắn nguy hại khác
Bảng 2.11 Các văn bản pháp lý về BVMT áp dụng tại công ty
Bảng 3.1 Giá trị nồng độ hơi khí độc và bụi trong không khí (ngày 16/05/2007)
Bảng 3.2 Giá trị nồng độ hơi khí độc và bụi trong không khí (ngày 20/05/2007)
Bảng 3.3 Chỉ tiêu các yếu tố vi khí hậu (ngày 16/05/2007)
Bảng 3.4 Kết quả đo đạc tại lầu trệt xưởng luyện cao su
Bảng 3.5 Kết quả đo nồng độ bụi tại lầu 1 xưởng luyện cao su
Bảng 3.6 Kết quả đo đạc nồng độ bụi tại lầu 2 – khu vực định lượng than
Bảng 3.7 Kết quả đo đạc nồng độ bụi tại lầu 3 – khu vực silo chứa than từ kho vận chuyển qua bằng khí nén.
Bảng 3.8 Nồng độ các chất ô nhiễm tại khu vực đắp lốp
Bảng 3.9 Mức âm tương đương và mức áp âm ở các giải tần (ngày 16/05/2007)
Bảng 3.10 Kết quả phân tích nước thải sau khi xử lý
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của nhà máy
Hình 2.2 Quy trình luyện cao su bán thành phẩm
Hình 2.3 Quy trình đắp lốp
Hình 2.4: Quy trình sản xuất cao su bán thành phẩm và các loại chất thải
Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy
Hình 2.6: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước ngầm nhiễm sắt tại nhà máy
Hình 2.7 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý bụi nhập liệu của quá trình luyện
Hình 2.8: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải lò hơi
Hình 4.1 Công nghệ xử lý khí H2S
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, khi xu thế phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ thì ngày càng có nhiều vấn đề về môi trường lên tiếng. Bên cạnh sự phát triển và ứng dụng các khoa học – kỹ thuật hiện đại đã phát sinh những vấn đề cần giải quyết đó là làm cho môi trường bị ô nhiễm do quá trình sản xuất cũng như hoạt động sinh hoạt trong công ty, xí nghiệp, như: bụi, khói, chất thải, nước thải. Không những gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái mà còn tác động xấu đến các hoạt động sống và sức khoẻ con người, động thực vật…Do đó yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần có những nghiên cứu để ứng cứu và giải quyết hợp lý, kịp thời các vấn đề môi trường nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của toàn xã hội, trong đó việc quản lý môi trường tại cấp cơ sở của các doanh nghiệp là một trong những vấn đề cấp bách, còn nhiều khó khăn và bất cập.
Bình Dương là tỉnh đi đầu trong sự nghiệp đổi mới đất nước thể hiện ở các quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhưng gần đây, sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất… ở Bình Dương đã cho thấy sự mất cân đối giữa một bên phát triển kinh tế và một bên là môi trường cần được bảo vệ. Thiết nghĩ, ở một góc độ nhỏ, nếu mỗi một nhà máy đều được quan tâm và đảm bảo chất lượng môi trường ngay từ bây giờ thì trong một tương lai không xa có thể nhìn thấy một đất nước phồn vinh và phát triển bền vững.
Trước bối cảnh đó, đề tài “Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường tại nhà máy Casumina Bình Dương, thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương nhằm xây dựng giải pháp quản lý môi trường hoàn thiện” được thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp cải tiến thực trạng quản lý môi trường cho doanh nghiệp.
2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại nhà máy Casumina Bình Dương. Trên cơ sở đó để rút ra những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý môi trường tại nhà máy, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để hoạt động quản lý môi trường nhà máy đạt hiệu quả hơn.
3. Nhiệm vụ đề tài
Tìm hiểu về cơ sở lý luận của quản lý môi trường, tổng hợp các thông tin liên quan đến hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại nhà máy.
Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt tại nhà máy Casumina Bình Dương có khả năng gây ảnh hưởng tới môi trường.
Xem xét, đánh giá hiệu quả của các hệ thống xử lý môi trường hiện có nhằm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải tiến cho công tác quản lý môi trường tại công ty Casumina Bình Dương.
4. Phương pháp thực hiện
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp sau:
Phương pháp thu thập tổng hợp các thông tin cần thiết có liên quan đến quản lý môi trường tại khu công nghiệp, nhà máy. Các thông tin có thể được thu thập từ các cơ quan chức năng (số liệu thống kê, văn bản pháp quy…) kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu đã được tiếp xúc trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra, thông tin còn có thể thu thập được qua sách báo, qua nguồn tra cứu trên mạng.
Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp:
Trên cơ sở các kết quả có được do khảo sát, thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau, phân tích đánh giá tổng hợp các thông tin thu thập được để đưa ra các lý luận, giải thích các nguyên nhân và rút ra kết luận.
Phương pháp sàng lọc:
Dựa trên những kiến thức được học, những thông tin có sẵn và những kết luận được rút ra để đưa ra những đề xuất thích hợp.
5. Đối tượng và phạm vi khảo sát
Do khả năng và thời gian có hạn, luận văn sẽ nghiên cứu trong phạm vi giới hạn về không gian và trên các đối tượng sau:
Phạm vi nghiên cứu: được giới hạn trong phạm vi các vấn đề môi trường trong nhà máy Casumina Bình Dương, thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Đối tượng nghiên cứu: bao gồm các vấn đề liên quan đến hiện trạng môi trường và quản lý môi trường tại công ty Casumina Bình Dương nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường phù hợp.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có 4 chương
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Thực trạng về môi trường, QLMT tại nhà máy
Chương 3: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác QLMT tại nhà máy
Chương 4: Các giải pháp cải tiến công tác QLMT tại nhà máy
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Khái niệm về quản lý môi trường
Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận về hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng và hướng tới phát triển bền vững.
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục… nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia. Các biện pháp này đan xen, phối hợp và tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra và quy mô thực hiện. Xét trên phương diện tính chất quản lý thì quản lý môi trường được chia thành ba nội dung chính: quản lý chất lượng môi trường, quản lý kỹ thuật môi trường và quản lý kế hoạch môi trường. Nhưng trong quá trình thực hiện các nội dung này phải đan xen, kết hợp lẫn nhau, không thể thực hiện rời rạc từng nội dung.
1.2 Các công cụ dùng trong quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, chúng liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Theo bản chất, có thể chia công cụ quản lý môi trường thành các loại cơ bản như sau:
1.2.1 Công cụ pháp lý (phương cách pháp lý)
Phương cách pháp lý đã được sử dụng rất phổ biến, chiếm ưu thế ngay từ thời gian đầu tiên thực hiện các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường.
Trình tự tiến hành phương cách pháp lý quản lý môi trường là Nhà nước định ra pháp luật các tiêu chuẩn, quy định, giấy phép,… về bảo vệ môi trường; các cơ quan quản lý môi trường nhà nước sử dụng quyền hạn của mình tiến hành giám sát, kiểm soát, thanh tra và xử phạt để cưỡng chế tất cả các cơ sở sản xuất, các tập thể, cá nhân và các thành viên trong xã hội thực thi đúng các điều khoản trong luật pháp, tiêu chuẩn và quy định về bảo vệ môi trường được ban hành.
Ưu điểm của phương cách là đáp ứng các mục tiêu của pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường của quốc gia, đưa công tác quản lý môi trường vào nề nếp, quy củ; cơ quan quản lý môi trường có thể dự đoán được mức độ hợp lý về mức độ ô nhiễm sẽ giảm đi bao nhiêu, chất lượng môi trường sẽ đạt đến mức độ nào, giải quyết các tranh chấp môi trường dễ dàng; các cơ sở sản xuất, các tập thể, cá nhân và mọi thành viên trong xã hội thấy rõ mục tiêu, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường quốc gia.
Nhược điểm của phương cách là thiếu tính mềm dẻo và trong một số trường hợp quản lý thiếu hiệu quả, chưa phát huy được tính chủ động, thiếu sự kích thích vật chất đối với sự sáng tạo trong các phương án giải quyết môi trường, thiếu khuyến khích đổi mới công nghệ khi đã đạt được tiêu chuẩn môi trường.
Dưới đây trình bày các công cụ dùng trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý:
1.2.1.1 Luật pháp và quy định về môi trường
Nhằm bảo vệ môi trường quốc gia và góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu, Nhà nước ban hành nhiều luật pháp, quy định về môi trường, đó là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để quản lý môi trường và bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là một trong những biện pháp cơ bản của hoạt động bảo vệ môi trường ở mỗi quốc gia.
1.2.1.2 Tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là công cụ chính được sử dụng trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý.
Tiêu chuẩn môi trường là công cụ chính để trực tiếp điều chỉnh chất lượng môi trường. Chúng xác định mục tiêu môi trường và đặt ra số lượng hay nồng độ cho phép của các chất được thải vào khí quyển, nước, đất hay được phép tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng.
1.2.1.3 Các loại giấy phép về môi trường
Các loại giấy phép môi trường đều do các cấp chính quyền hoặc các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp theo sự phân định của pháp luật.
Việc cấp hoặc không cấp các loại giấy phép hoặc các loại ủy quyền khác cũng là một công cụ quan trọng để kiểm soát ô nhiễm. Việc sử dụng các loại giấy phép kéo theo sự giám sát và thường xuyên yêu cầu phải báo cáo về các hoạt động có liên quan đến giấy phép.
1.2.1.4 Thanh tra môi trường
Thanh tra môi trường là một biện pháp thiết yếu trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý. Thanh tra môi trường là biện pháp cưỡng chế sự tuân thủ pháp luật, các quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường đối với mọi tổ chức, cơ quan, tập thể và các cá nhân trong xã hội, đồng thời cũng là biện pháp bảo đảm quyền tự do, dân chủ cho mọi người khiếu nại, khiếu tố về mặt môi trường.
1.2.1.5 Đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường là một công cụ quan trọng trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý, nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
Đánh giá tác động môi trường của một dự án là một quá trình nghiên cứu xác định, phân tích, đánh giá dự báo những tác động lợi hại, trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện hoạt động của dự án có thể gây ra đối với tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người, trên cơ sở đó xem xét và đề xuất các biện pháp phòng, tránh, khắc phục các tiêu cực của dự án gây ra.
1.2.2 Công cụ kinh tế (phương cách kinh tế)
Ưu điểm của phương cách kinh tế là khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí – hiệu quả để đạt được mức ô nhiễm có thể chấp nhận được. Các công cụ này kích thích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân, cung cấp tính linh động trong các công nghệ kiểm soát ô nhiễm. Công cụ kinh tế loại bỏ được yêu cầu của Chính phủ về một lượng lớn thông tin chi tiết cần thiết để xác định mức độ kiểm soát khả thi và thích hợp với mỗi nhà máy và sản phẩm.
Nhược điểm của phương cách này là tác động của các công cụ kinh tế đối với chất lượng môi trường là không thể dự đoán được như trong phương cách pháp lý truyền thống, vì những người gây ô nhiễm có thể lựa chọn giải pháp riêng cho họ. Chúng đòi hỏi phải có những thể chế phức tạp để thực hiện và buộc thi hành.
Dưới đây trình bày các công cụ dùng trong quản lý môi trường theo phương cách kinh tế:
1.2.2.1 Các lệ phí ô nhiễm
Các lệ phí ô nhiễm đặt ra các chi phí phải trả để kiểm soát lượng ô nhiễm tăng thêm, nhưng lại để cho mức tổng chất lượng môi trường là bất định. Việc áp dụng chúng đặc biệt thích hợp khi có thể ước tính tương đối chính xác sự tổn thất do lượng ô nhiễm tăng thêm gây ra, và không thích hợp khi các nhà quản lý đòi hỏi phải đạt được sự chắc chắn trong thực hiện được mức chất lượng môi trường. Chúng gồm có các lệ phí thải nước hoặc thải khí, lệ phí người sử dụng, lệ phí sản phẩm, lệ phí hành chính.
1.2.2.2 Tăng giảm thuế
Tăng giảm thuế được dùng để khuyến khích việc tiêu thụ các sản phẩm an toàn về môi trường. Công cụ này sử dụng kết hợp hai loại phụ thu, cộng vào phí các sản phẩm khác: phụ thu dương thu thêm đối với các sản phẩm gây ô nhiễm; và phụ thu âm đối với các sản phẩm thay thế sạch hơn.
1.2.2.3 Các khoản trợ cấp
Các khoản trợ cấp bao gồm các khoản tiền trợ cấp, các khoản vay với lãi suất thấp, khuyến khích về thuế, để khuyến khích những người gây ô nhiễm thay đổi hành vi, hoặc giảm bớt chi phí trong việc giảm ô nhiễm mà những người gây ô nhiễm phải chịu.
1.2.2.4 Ký quỹ - hoàn trả
Phương cách kỹ quỹ và hoàn trả là những người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền khi mua các sản phẩm có nhiều khả năng gây ô nhiễm.
Ưu điểm của hệ thống ký quỹ - hoàn trả là phần lớn việc quản lý vẫn nằm trong khu vực tư nhân, và những khuyến khích được xây dựng cho các bên thứ ba nhằm thiết lập các dịch vụ hoàn trả, khi người sử dụng không tham gia.
Nhược điểm của hệ thống là chi phí để quản lý các chương trình ký quỹ - hoàn trả rơi vào khu vực tư nhân.
1.2.2.5 Các khuyến khích cưỡng chế thực thi
Các khuyến khích buộc thực thi là các công cụ kinh tế gắn với sự điều hành trực tiếp. Chúng được thiết kế để khuyến khích những người xã thải làm đúng các tiêu chuẩn và quy định về môi trường.
Cam kết thực hiện tốt là khoản tiền phải trả cho các cơ quan điều hành trước khi tiến hành một hoạt động có tiềm năng gây ô nhiễm. Khoản tiền này sẽ được trả lại khi biểu hiện môi trường của hoạt động này là có thể chấp nhận được. Cũng giống như các hệ thống ký quỹ - hoàn trả, cam kết thực hiện tốt là các khoản thu đối với sự ô nhiễm tiềm tang, chúng sẽ được trả lại khi các biện pháp thỏa đáng được sử dụng để ngăn chặn ô nhiễm.
1.2.2.6 Đền bù thiệt hại
Các quy định pháp lý về đền bù thiệt hại bảo đảm cho các nạn nhân tổn thất môi trường được đền bù, và cũng là một biện pháp phòng ngừa ô nhiễm.
1.2.2.7 Tạo ra thị trường mua bán “quyền” xả thải ô nhiễm
Theo phương cách này, có thể tạo ra thị trường trong đó những người tham gia có thể mua “quyền” được gây ô nhiễm thực tế hay tiềm tang, hoặc họ có thể bán lại các quyền này cho những người tham gia khác. Sự tạo ra thị trường, nói chung được thực hiện dưới một hoặc hai hình thức: các giấy phép có thể bán được hoặc được bảo hiểm trách nhiệm.
1.2.3 Công cụ kỹ thuật
Các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường.
Các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường có thể bao gồm các đánh giá môi trường, hệ thống quản lý môi trường, kiểm toán môi trường, hệ thống quan trắc môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.
Các công cụ kỹ thuật được coi là những công cụ hành động quan trọng của các tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường. Thông qua việc thực hiện các công cụ kỹ thuật, các cơ quan chức năng có thể có những thông tin đầy đủ, chính xác về hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đồng thời có những biện pháp, giải pháp phù hợp để xử lý, hạn chế những tác động tiêu cực đối với môi trường.
Các công cụ kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường.
1.2.4 Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường
1.2.4.1 Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
Mục đích của giáo dục môi trường là nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn, bảo tồn và sử dụng môi trường theo cách bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.
Giáo dục môi trường bao gồm những nội dung chủ yếu:
Đưa giáo dục môi trường vào trường học.
Cung cấp thông tin cho những người có quyền ra quyết định.
Đào tạo chuyên gia về môi trường.
1.2.4.2 Truyền thông môi trường
Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường.
Mục tiêu của truyền thông môi trường nhằm:
Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình trạng của họ, từ đó giúp họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường.
Thương lượng hòa giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa các cơ quan và trong nhân dân.
Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ môi trường, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua đối thoại thường xuỵên trong xã hội.
Truyền thông môi trường có thể thực hiện thông qua các phương thức chủ yếu sau:
Chuyển thông tin tới từng cá nhân qua việc tiếp xúc tại nhà, tại cơ quan, gọi điện thoại, gửi thư.
Chuyển thông tin tới các nhóm thông qua hội thảo tập huấn, huấn luyện, họp nhóm, tham gia khảo sát.
Chuyển thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng: báo chí, ti vi, radio, pano, áp phích, tờ rơi, phim ảnh…
Tiếp cận truyền thông qua những buổi diễn lưu động, tổ chức hội diễn các chiến dịch, các lễ hội, các ngày kỷ niệm…
1.3 Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý môi trường
Để việc quản lý môi trường có hiệu quả, hoạt động quản lý môi trường cần phải có một tổ chức độc lập, đủ mạnh để chỉ đạo và thực hiện hàng loạt các vấn đề mang tính chất tổng hợp, liên ngành; có hệ thống tổ chức chặt chẽ, hợp lý từ trung ương đến địa phương.
Tổ chức quản lý cấp trung ương: Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan này là đề ra chính sách, lập kế hoạch và ban hành luật pháp môi trường; đồng thời thiết lập một quy trình xây dựng công cụ quản lý và tổ chức thực hiện.
Tổ chức quản lý cấp vùng: Tổ chức quản lý cấp vùng có nhiệm vụ điều phối và giám sát việc thực hiện pháp luật môi trường theo các tỉnh, các vùng. Các vùng khác nhau phải được hoạch định theo các chỉ tiêu riêng về sinh thái và kinh tế xã hội. Tổ chức quản lý cấp vùng sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp về lợi lợi ích giữa một số tỉnh liền kề nếu như có một tỉnh nào đó chịu ảnh hưởng trực tiếp ho