Khóa luận Lựa chọn đối tác đầu tưtrong hoạt động kinh tế đối ngoại ở Việt Nam

Kểtừnăm 1987, khi Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủnghĩa Việt Nam thông qua Luật đầu tưnước ngoài. Bằng đạo luật này một phạm trù kinh tếhoàn toàn mới mẻ đã hình thành, phát triển và trởthành một bộphận không thểtách rời của nền kinh tếViệt Nam đương đại. Việt Nam chính thức mởcửa tiếp nhận các khoản đầu tưtừbên ngoài, khu vực kinh tếcó vốn đầu tưnước ngoài của Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, từng bước khẳng định vịtrí của mình trong nền kinh tếViệt Nam, đóng góp một phần không nhỏvào thành công chung của công cuộc đổi mới đất nước. Biểu hiện sinh động là trong những năm đầu, dòng vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào nước ta có tốc độgia tăng rất cao. Kết quảthu được từhoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài đã góp phần đưa nền kinh tếViệt Nam vượt qua khủng hoảng kinh tế, bước sang giai đoạn tăng trưởng và duy trì được tốc độtăng trưởng cao hơn các quốc gia khác trong khu vực trong thời kỳdiễn ra khủng hoảng tiền tệ ởkhu vực châu Á. Bên cạnh đó, đầu tưnước ngoài tại Việt Nam còn trực tiếp tạo ra việc làm cho hàng chục vạn lao động với mức thu nhập không nhỏ. Song song với các hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài là hàng loạt các ngành nghềkinh tếkhác cùng phát triển theo. Tuy nhiên, những hạn chếcủa hoạt động đầu tưnước ngoài ởViệt Nam không phải là nhỏ. Con sốthống kê cho thấy từnăm 1997 đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào Việt Nam liên tục giảm. Hoạt động của khu vực đầu tưtrực tiếp nước ngoài đặt ra nhiều vấn đềphải xem xét lại vềhình thức tổchức và cách quản lý. Sốdoanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài thua lỗchiếm tỷlệkhông nhỏ. Bên Việt Nam trong một sốliên doanh không những không tăng được tỷlệcổphần của mình mà còn kinh doanh thua lỗ đến mất cảvốn góp phải rút khỏi liên doanh. Những vấn đề vềchuyển giao công nghệvà bảo vệmôi trường, vềsửdụng nguồn lao động. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình hình trên, cảnguyên nhân khách quan và chủquan, trong đó có nguyên nhân quan trọng là bước lựa chọn đối tác đầu tưtrong hoạt 2 động kinh tế đối ngoại tại Việt Nam. Đây là khâu đầu tiên trong quá trình hợp tác đầu tưlâu dài. Vì vậy, cần được xem xét nghiêm túc đểtìm ra giải pháp đúng đắn giúp các doanh nghiệp có được hướng đi đúng cho bước khởi đầu của mình trong các hoạt động kinh tếsau này.

pdf73 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lựa chọn đối tác đầu tưtrong hoạt động kinh tế đối ngoại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU Kể từ năm 1987, khi Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật đầu tư nước ngoài. Bằng đạo luật này một phạm trù kinh tế hoàn toàn mới mẻ đã hình thành, phát triển và trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam đương đại. Việt Nam chính thức mở cửa tiếp nhận các khoản đầu tư từ bên ngoài, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, từng bước khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp một phần không nhỏ vào thành công chung của công cuộc đổi mới đất nước. Biểu hiện sinh động là trong những năm đầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta có tốc độ gia tăng rất cao. Kết quả thu được từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh tế, bước sang giai đoạn tăng trưởng và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn các quốc gia khác trong khu vực trong thời kỳ diễn ra khủng hoảng tiền tệ ở khu vực châu Á. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn trực tiếp tạo ra việc làm cho hàng chục vạn lao động với mức thu nhập không nhỏ. Song song với các hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là hàng loạt các ngành nghề kinh tế khác cùng phát triển theo. Tuy nhiên, những hạn chế của hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam không phải là nhỏ. Con số thống kê cho thấy từ năm 1997 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam liên tục giảm. Hoạt động của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đặt ra nhiều vấn đề phải xem xét lại về hình thức tổ chức và cách quản lý. Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thua lỗ chiếm tỷ lệ không nhỏ. Bên Việt Nam trong một số liên doanh không những không tăng được tỷ lệ cổ phần của mình mà còn kinh doanh thua lỗ đến mất cả vốn góp phải rút khỏi liên doanh. Những vấn đề về chuyển giao công nghệ và bảo vệ môi trường, về sử dụng nguồn lao động... Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình hình trên, cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân quan trọng là bước lựa chọn đối tác đầu tư trong hoạt 2 động kinh tế đối ngoại tại Việt Nam. Đây là khâu đầu tiên trong quá trình hợp tác đầu tư lâu dài. Vì vậy, cần được xem xét nghiêm túc để tìm ra giải pháp đúng đắn giúp các doanh nghiệp có được hướng đi đúng cho bước khởi đầu của mình trong các hoạt động kinh tế sau này. Hy vọng rằng với đề tài: “Lựa chọn đối tác đầu tư trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở Việt Nam”, khóa luận này sẽ góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất định cho vấn đề cần quan tâm này của các doanh nghiệp Việt Nam. Nội dung của khóa luận được trình bày trong 3 chương: Chương I: Một số vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hoạt động kinh tế đối ngoại và lựa chọn đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Chương II: Thực trạng việc lựa chọn đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: Một số biện pháp tiếp tục hoàn thiện việc lựa chọn đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. CHƯƠNG I 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VÀ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 1.1.1 Khái niệm về đầu tư trong hoạt động kinh tế đối ngoại Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Trong một nền kinh tế đóng cửa, nguồn vốn đầu tư (VĐT) phát triển kinh tế chỉ dựa vào huy động vốn trong nước bao gồm : Vốn tích luỹ từ ngân sách Nhà nước, VĐT của các doanh nghiệp ; Vốn tích luỹ, tiết kiệm trong dân là chủ yếu. Trong nền kinh tế mở ngoài vốn trong nước còn có phần đóng góp quan trọng của vốn nước ngoài. Cùng với việc đóng góp vốn thông qua các hoạt động kinh tế, KTĐN còn giữ một số chức năng quan trọng sau : - Tham gia vào phân công lao động quốc tế ; Trao đổi mậu dịch quốc tế tạo cầu nối giữa nền kinh tế trong nước và thế giới. - Thông qua hợp tác hóa, chuyên môn hóa và trao đổi mậu dịch đảm bảo sự phát triển nhanh chóng và cân đối cho nền kinh tế quốc dân. - Khai thác được các lợi thế so sánh của mỗi quốc gia. - Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên; tạo công ăn việc làm dẫn đến nâng cao đời sống người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ đối với ngân sách quốc gia. Đầu tư trong hoạt động KTĐN được gọi là đầu tư nước ngoài (ĐTNN) hay đầu tư quốc tế. Đầu tư quốc tế bao gồm hoạt động tiếp nhận VĐT nước ngoài vào 4 nước sở tại và đầu tư ra bên ngoài. VĐT quốc tế có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như bằng các loại tiền mặt hoặc giấy tờ có giá trị, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, quyền sử dụng đất đai, các sáng chế, phát minh, bí quyết công nghệ, nhãn hiệu hàng hoá... Lợi ích do hoạt động đầu tư mang lại thường là lợi ích kinh tế, đồng thời còn có cả lợi ích chính trị, lợi ích văn hoá - xã hội, lợi ích về bảo vệ môi trường sinh thái... Sự phát triển của đầu tư quốc tế bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: - Sự phát triển của xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư. - Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - công nghệ và cách mạng thông tin đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế của các nước tạo nên sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia. - Sự thay đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh ở các nước sở hữu vốn tạo nên “lực đẩy” đối với đầu tư quốc tế. - Nhu cầu VĐT phát triển để công nghiệp hoá của các nước đang phát triển rất lớn, tạo nên “sức hút” mạnh mẽ đối với nguồn VĐT nước ngoài. Nếu xét theo chủ sở hữu nguồn vốn, vốn đầu tư nước ngoài có hai dòng chính: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các chính phủ và tổ chức quốc tế và Đầu tư của tư nhân : - Đầu tư của tư nhân được thực hiện dưới ba hình thức: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng thương mại. - Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản tài trợ có hoàn lại (cho vay dài hạn vơí một số thời gian ân hạn và lãi suất thấp) của chính phủ, các hệ thống của tổ chức Liên hiệp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế (như WB, ADB, IMF...) dành 5 cho chính phủ và nhân dân nước nhận viện trợ. Các cơ quan và tổ chức hỗ trợ phát triển nêu trên được gọi chung là đối tác viện trợ nước ngoài. Khóa luận này chỉ đề cập đến hình thức đầu tư trực tiếp của tư nhân, vì nó chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng được mở rộng về quy mô với nhiều cách thức thực hiện đa dạng khác nhau. Ngoài ra, nếu xét góc độ lựa chọn đối tác thì khu vực đầu tư tư nhân cũng là nơi thu hút sự chú ý nhiều nhất vì các đối tác hết sức đa dạng. 1.1.2. Khái niệm đầu tư trực tiếp trong hoạt động kinh tế đối ngoại Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức đầu tư quốc tế được hiểu trên nhiều giác độ khác nhau: - Xét trên khía cạnh về quyền sở hữu: FDI là một loại hình của ĐTNN được thực hiện khi quyền sử dụng gắn liền với quyền sở hữu tài sản đầu tư. - Xét trên khía cạnh cán cân thanh toán : FDI thường được định nghĩa là phần tăng thêm trên giá trị sổ sách của lượng đầu tư ròng ở một quốc gia được thực hiện bởi các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời các nhà đầu tư này cũng chính là những người sở hữu chính và nắm quyền kiểm soát quá trình đầu tư đó. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn FDI được thực hiện dưới dạng thành lập các công ty con, hoặc các công ty liên doanh trực thuộc các công ty đa quốc gia và nhà đầu tư là các thành viên nắm quyền điều hành các công ty này. Hoạt động FDI tại Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1988, sau khi Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tháng 12 năm 1987 (còn gọi là Luật đầu tư 87). Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau: - Doanh nghiệp liên doanh - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. 6 - Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT). Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp liên doanh Trong Doanh nghiệp liên doanh các bên tham gia liên doanh cùng góp vốn với nhau theo nhiều hình thức khác nhau; cùng nhau quản lý doanh nghiệp và cùng phân chia lợi nhuận và rủi ro. Do đó, hình thức liên doanh này giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn của bên Việt Nam; đa dạng hóa sản phẩm; đổi mới công nghệ thông qua việc nhập khẩu các công nghệ mới; tạo ra thị trường mới và đào tạo được một đội ngũ người lao động có trình độ cao thông qua việc học tập các công nghệ mới và các chương trình đào tạo của bên đối tác nước ngoài; tạo ra sản phẩm với thương hiệu của các hãng có uy tín trên thị trường thế giới. Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ VĐT, tập trung thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những lĩnh vực khuyến khích xuất khẩu, đào tạo được nguồn nhân lực cho tương lai. Đặc trưng cơ bản của hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (HĐHTKD) Hình thức HĐHTKD giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn do các bên đối tác cùng góp vốn, có thể sử dụng công nghệ sẵn có của bên tham gia, đồng thời tạo ra thị trường mới. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn có ưu điểm là tạo được tính chủ động và nắm được quyền điều hành dự án do việc tổ chức được giao cho một bên đối tác. Các hình thức đầu tư nước ngoài trực tiếp khác Đối với nhiều nước đang phát triển trên thế giới, FDI dưới dạng các hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) hoặc hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) cũng khá phổ biển. Dạng đầu tư này thường áp dụng cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi số 7 vốn lớn như xây dựng nhà máy điện, các công trình đường bộ... Ở Việt Nam dạng đầu tư này còn chưa nhiều. Có thể nói mỗi hình thức đầu tư có những điểm hấp dẫn riêng đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, cũng bộc lộ các điểm hạn chế của mình. Vì vậy, việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng khả năng thu hút FDI về cả số lượng cũng như chất lượng.  Dòng FDI trên phạm vi toàn thế giới Sau một thập kỷ tăng liên tục, dòng vốn FDI bắt đầu đi xuống trên phạm vi toàn thế giới. Theo đánh giá của các tổ chức nghiên cứu kinh tế quốc tế, dưới tác động của suy thoái kinh tế Mỹ, Nhật và sự ngưng trệ của làn sóng sáp nhập công ty là nguyên nhân quan trọng làm cho FDI thế giới giảm từ đỉnh cao 1.271 tỷ USD năm 2000 xuống còn 760 tỷ USD năm 2001. Đây là lần tụt giảm đầu tiên kể từ năm 1991 và là mức sụt giảm nhiều nhất trong vòng 3 thập kỷ qua. Tuy nhiên, theo đánh giá của IMF và WB trong thời gian trung hạn từ 5 – 10 năm tới, các nước công nghiệp phát triển sẽ vẫn là những địa chỉ chủ yếu thu hút FDI của thế giới. Các nước này chiếm tỷ trọng khoảng từ 70 – 75% FDI, đồng thời cũng là lực đẩy chính làm gia tăng luồng vốn FDI của thế giới. Theo UNCTAD, thì EU, Mỹ, Canada và Nhật Bản vẫn sẽ là lực hút (khoảng 71%) và lực đẩy chính (khoảng 82%) của FDI của thế giới. Bảng 1 : Sự phân bổ vốn FDI theo khu vực (1998 – 2001) (tỷ USD) 1998 1999 2000 2001(1) Toàn thế giới 693 1075 1271 760 Các nước phát triển 483 830 1005 510 Các nước đang phát triển (2) 188 222 240 225 8 Châu phi (3) 8 9 8 10 Mỹ Latinh và Caribe 83 110 86 80 Châu Á - Thái Bình Dương 96 100 144 125 Nam, Đông và Đông Nam Á 86 96 137 120 Trung và Đông Âu (bao gồm cả các nước thuộc Liên bang Nam Tư cũ) 22 25 27 27 (Ghi chú : (1) Dựa trên cơ sở số liệu của 51 nước thu hút FDI chủ yếu ; (2) Bao gồm cả các nước thuộc Liên bang Nam Tư cũ ; (3) Nếu tính cả Nam Phi, lượng FDI vào khu vực này sẽ là năm 1998 : 8 ; 1999 : 10 ; 2000 : 9 ; 2001 : 11) – Nguồn UNCTAD, World Investment Report – 2001. Nhìn vào bảng trên ta thấy, lượng FDI vào các nước công nghiệp phát triển giảm đáng kể, trong khi luồng vốn FDI vào khu vực Trung và Đông Âu tiếp tục ổn định ở mức 27 tỷ USD và tăng đôi chút ở Châu Phi. Các nước đang phát triển cũng chịu tác động chung, nhưng mức tụt giảm là không đáng kể (6% so với 49% suy giảm của các nước phát triển) rơi từ mức 240 tỷ USD của năm 2000 xuống còn 225 tỷ USD trong năm 2001, giảm 15 tỷ USD. Song xét về tổng thể, tỷ phần vốn FDI mà các nước đang phát triển nhận được trong năm 2001 lại tăng lên tới 30%, cao hơn cả tỷ lệ mà các nước này tiếp nhận được vào năm 1998 (27%). Biểu đồ 1: Sự phân bố luồng vốn FDI tại các nước đang phát triển 0 50 100 150 Trung & §«ng ©u Ch©u ¸ & Th¸i B×nh D−¬ng Mü Latinh & Caribe Ch©u Phi 2001 2000 1999 1998 9 (tỷ USD) Nguồn : UNCTAD, World Investment Report - 2001 Năm 2002, FDI vào Trung Quốc đạt mức 50 tỷ USD. Trong thời gian từ năm 1993 – 2001, Trung Quốc luôn đứng thứ 2 trên thế giới về thu hút FDI. Năm 2002, lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành nước thu hút FDI lớn nhất trên thế giới.  Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư thế giới. Động cơ truyền thống của FDI những năm đầu thập kỷ 60 là chạy theo lao động rẻ để thu lợi nhuận và những ngành sản xuất truyền thống thu hút nhiều lao động là khai khoáng, chế biến nông sản và công nghiệp chế tạo năm 1964 trong tổng vốn FDI xuất khẩu của các TNCs Mỹ, lĩnh vực khai khoáng và dầu khí chiếm 40,5%, ngành chế tạo chiếm 30%, ngành dịch vụ chiếm 12,8%. Trong những năm gần đây đã xuất hiện xu hướng mới là đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng gia tăng nhanh, nhất là các ngành viễn thông điện tử, giao thông vận tải, thuỷ lợi... Nguyên nhân là vì các nước, nhất là các nước đang phát triển có nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng cam kết mạnh mẽ không quốc hữu hoá, dành chính sách ưu đãi để thu hút vốn FDI vào cơ sở hạ tầng nhằm khắc phục sự hạn hẹp của ngân sách. Từ bức tranh khái quát về sự hình thành và vận động của các nguồn FDI trên thế giới, ta có thể rút ra được những nhận xét sau: - Nguồn FDI cũng ngày càng mở rộng và gia tăng do có sự phát triển liên tục của nền kinh tế thế giới. Làn sóng hợp nhất công ty thành các công ty khổng lồ tạo ra hàng ngàn tỷ USD qua các hợp đồng hợp nhất. Các công ty đa quốc gia tiếp tục mở rộng mạng lưới sản xuất của họ. - Sự phân bổ FDI giữa các quốc gia và khu vực có sự thay đổi liên tục là do chiến lược thu hút đầu tư của mỗi nước trong từng thời kỳ khác nhau, do kết quả của các cuộc cải cách kinh tế, do chính sách FDI, do cải thiện môi trường đầu tư, 10 do sự ổn định về chính trị - xã hội, do hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn VĐT ở mỗi nước. - Sự vận động của các nguồn FDI chịu ảnh hưởng rất lớn của xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế, và sự ổn định của thị trường chứng khoán quốc tế. 1.2. KHÁI NIỆM VÀ CÁC TIÊU CHÍ VỀ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Khái niệm Lựa chọn đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài là một quá trình nghiên cứu, sàng lọc và tuyển chọn một trong nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tìm ra được đối tác phù hợp với các tiêu chí, chỉ tiêu và mục đích của dự án cũng như của nước nhận đầu tư. 1.2.2 Các tiêu chí về lựa chọn đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tác FDI Mục tiêu của việc lựa chọn đối tác FDI được qui định bởi mục tiêu chung của hoạt động FDI cũng như của việc khai thác, thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành từ 31/12/1987 và được sửa đổi bổ xung năm 1990, 1992 cũng như xây dựng lại năm 1996, và mới đây nhất là năm 2000 đã chỉ rõ mục tiêu ấy là: “để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển nền kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước”. Mục tiêu nói trên về cơ bản đã được quán triệt trong quá trình kêu gọi đầu tư, tuyên truyền vận động đầu tư, thẩm định dự án và cấp giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, mục tiêu chung về thu hút FDI được qui định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được nhận thức khác nhau ở từng địa phương, từng ngành, 11 từng cấp quản lý, qua từng cán bộ cụ thể và cũng phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu và tiềm lực của mỗi nhà đầu tư. Bên cạnh nhiều dự án chọn được các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, năng lực công nghệ và pháp lý, có một số trường hợp do chưa quán triệt rõ mục tiêu thu hút ĐTNN, do đó không xác định được đúng đối tác cần tìm. Căn cứ vào mục tiêu mà ta đề ra các tiêu chí lựa chọn đối tác. Điều đầu tiên cần có là đối tác được lựa chọn phải có khả năng thực hiện, triển khai dự án đã được duyệt và phải có các năng lực sau : - Năng lực pháp lý của nhà đầu tư - Năng lực tài chính của nhà đầu tư - Năng lực công nghệ của nhà đầu tư - Năng lực quản lý của nhà đầu tư - Khả năng chiếm lĩnh thị trường của nhà đầu tư - Bề dầy uy tín kinh doanh của nhà đầu tư Trên cơ sở phân tích các năng lực này của nhà ĐTNN mà bên Việt Nam có thể tiến hành lựa chọn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là năng lực đó được thể hiện, được đánh giá, được xác định như thế nào, bằng những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật nào. Nói chung, thời kỳ đầu việc lựa chọn đối tác FDI đối với chúng ta còn nhiều bỡ ngỡ, nặng về cảm tính, mang tính bị động, nói cụ thể hơn là còn thiếu tiêu chuẩn rõ ràng và thống nhất. Điều đó được thể hiện ở các khía cạnh sau đây: - Chúng ta chưa xác định và đề ra những tiêu chuẩn cần thiết đối với đối tác FDI. Khi còn ít đối tác nước ngoài đến tìm hiểu và ra quyết định đầu tư tại Việt Nam, chúng ta không đặt vấn đề lựa chọn, chỉ cần xuất hiện đối tác là đã sẵn sàng đi tới quyết định hợp tác đầu tư. Như vậy là chạy theo số lượng đối tác, thiếu sự xem xét, nghiên cứu, lựa chọn một cách nghiêm túc. Giai đoạn 1993 - 1996, khi bước sang thời kỳ bùng nổ của hoạt động FDI tại Việt Nam, số lượng 12 các đối tác FDI đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn, tính chất đa dạng hơn, khả năng kinh doanh phong phú và khác biệt nhau nhiều hơn, điều đó tất yếu dẫn đến yêu cầu phải lựa chọn đối tác. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm và chưa được chuẩn bị trước nên việc lựa chọn đối tác diễn ra một cách tự phát, thiếu hướng dẫn cụ thể và rõ ràng. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tác lúc này đã được đặt ra nhưng chưa có cơ sở khoa học đầy đủ, tùy thuộc vào khả năng hiểu biết và trình độ cán bộ ở mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi địa phương. Từ 1997 đến nay, hoạt động FDI vào Việt Nam bị suy giảm rõ rệt do những yếu tố khách quan và chủ quan, số lượng đối tác đến Việt Nam ngày càng giảm xuống. Như vậy, qua hơn 10 năm triển khai hoạt động FDI tại Việt Nam chúng ta vẫn chưa đạt được sự chuẩn xác và rõ ràng cần thiết trong việc xây dựng các tiêu chuẩn phục vụ cho công tác lựa chọn đối tác ĐTNN. - Do thiếu tiêu chuẩn rõ ràng và thống nhất, cho nên việc lựa chọn đối tác chịu sự chi phối đáng kể của phía nước ngoài. Trên thực tế, không ít trường hợp diễn ra tình trạng bị động trước mục tiêu và tiêu chí lựa chọn của bên nước ngoài. Điều đó là do Việt Nam thiếu kế hoạch và chương trình một cách cụ thể và nhất quán, thiếu thông tin và hiểu biết về đối tác nước ngoài. Chính vì vậy, tính rủi ro của các dự án như trên là rất cao. 1.2.2.2. Phương thức và tổ chức việc lựa chọn đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài Việc tổ chức lựa chọn đối tác FDI là một công đoạn cần thiết, có ý nghĩa quan trọng vì nó quyết định khả năng tiếp cận để lựa chọn được đối tác FDI như mong muốn. Đây là một hoạt động bao gồm nhiều công việc khác nhau để lựa chọn ra được nhà đầu tư cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế cũng rất khó tách bạch từng công việc với những mục tiêu cụ thể mà nhiều khi phải đồng thời tiến hành các công việc khác nhau trong việc thu thập những thông tin ban đầu về đối tác. Bên cạnh
Tài liệu liên quan