Khóa luận Một số biện pháp đẩy mạnh công tác hoạt động tín dụng tại công ty tài chính bưu điện

Như chúng ta đã biết Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng nhất của các trung gian tài chính. Tuy nhiên không phải tất cả các tổ chức tài chính đều là Ngân hàng vì trong các giao dịch hàng ngày sẽ có rất nhiều các giao dịch giữa khách hàng với các tổ chức tài chính phi Ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các trung gian tài chính ngày càng phát triển phong phú và đa dạng trong đó các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng góp phần quan trọng trong việc huy động các nguồn lực tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính cho hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ và đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Trong sự phát triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các công ty tài chính ngày càng khẳng định vị thế và vai trò của mình như một định chế tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Vậy để lý giải cho sự cần thiết của việc thành lập và phát triển CTTC chúng ta cần hiểu một số khái niệm dưới đây. Tổ chức tài chính phi ngân hàng là các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và làm dịch vụ thanh toán (theo điều 20 Luật các TCTD). Các tổ chức này bao gồm: công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính, các quỹ đầu tư. Tuy nhiên, căn cứ vào những đặc trưng cơ bản của chúng người ta phân chia các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành 3 loại: Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng như các công ty bảo hiểm. Các trung gian đầu tư: công ty tài chính, các quỹ đầu tư. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác: công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán.

doc74 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp đẩy mạnh công tác hoạt động tín dụng tại công ty tài chính bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Lời nói đầu Chương I : Một số vấn đề chung về hoạt động tín dụng của Công ty Tài chính 1.1. Tổng quan về Công ty Tài chính 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty Tài chính Khái niệm Như chúng ta đã biết Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng nhất của các trung gian tài chính. Tuy nhiên không phải tất cả các tổ chức tài chính đều là Ngân hàng vì trong các giao dịch hàng ngày sẽ có rất nhiều các giao dịch giữa khách hàng với các tổ chức tài chính phi Ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các trung gian tài chính ngày càng phát triển phong phú và đa dạng trong đó các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng góp phần quan trọng trong việc huy động các nguồn lực tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính cho hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ và đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Trong sự phát triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các công ty tài chính ngày càng khẳng định vị thế và vai trò của mình như một định chế tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Vậy để lý giải cho sự cần thiết của việc thành lập và phát triển CTTC chúng ta cần hiểu một số khái niệm dưới đây. Tổ chức tài chính phi ngân hàng là các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và làm dịch vụ thanh toán (theo điều 20 Luật các TCTD). Các tổ chức này bao gồm: công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính, các quỹ đầu tư... Tuy nhiên, căn cứ vào những đặc trưng cơ bản của chúng người ta phân chia các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành 3 loại: Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng như các công ty bảo hiểm. Các trung gian đầu tư: công ty tài chính, các quỹ đầu tư. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác: công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán. Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về công ty tài chính, tên gọi công ty tài chính mới xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Các trung gian tài chính phi Ngân hàng trong đó có các Công ty tài chính, được hình thành trên cơ sở chuyên môn hóa một số hoạt động Ngân hàng nhằm hạn chế các khiếm khuyết của các Ngân hàng thương mại và đa dạng hóa các định chế tài chính trong nền kinh tế thị trường. Tại mỗi nước, tuỳ theo chính sách phát triển loại hình công ty tài chính này và việc quy định các loại nghiệp vụ hoạt động mà các công ty tài chính được phép hoạt động mà họ đưa ra những quan niệm khác nhau về công ty tài chính. Song, các công ty tài chính trên thế giới đều có những đặc điểm chung như: là một tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường tài chính, hạch toán độc lập, được đăng ký kinh doanh theo pháp luật, các nghiệp vụ kinh doanh được quy định rõ ràng, mang tính chuyên nghiệp trong một số nghiệp vụ nhất định. Ở Việt Nam đến năm 1998 khi nền kinh tế thị trường đã và đang dần được hình thành, nhu cầu vốn trong nền kinh tế đòi hỏi ngày một cao bên cạnh đó các Ngân hàng thương mại có sự xuất hiện của các Công ty tài chính mới. Điều 2 Nghị định 79/2002/NĐ-CP có đưa ra định nghĩa công ty tài chính như sau: "Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với các chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm". Cho đến thập kỷ 70 có ba loại hình Công ty tài chính hoạt động phổ biến là: Công ty tài chính tiêu dùng, Công ty tài chính bán lẻ và Công ty tài chính thương mại. Từ thập kỷ 80 trở lại đây, các Công ty tài chính không ngừng thực hiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như thuê mua, đầu tư tài chính, phát hành và kinh doanh chứng khoánđồng thời thực hiện sáp nhập, thôn tính lẫn nhau để tạo thành các Công ty tài chính có quy mô hoạt động lớn, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Đặc điểm hoạt động của Công ty Tài chính Từ việc xem xét định nghĩa về công ty tài chính, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm về hoạt động của công ty tài chính như sau: Về huy động và thu hút vốn: Công ty tài chính được sử dụng các hình thức huy động vốn và tài sản như một ngân hàng tín thác, chủ yếu là các loại tiền gửi có kỳ hạn, nhất là các loại tiền gửi có kỳ hạn dài, các tài sản có tính chất cất giữ, không xác định được ngay chủ sở hữu và không có nghĩa vụ hoàn trả, các chứng thư có giá, các loại trái phiếu nợ có kỳ hạn, các báu vật và bảo vật được định giá, các bản quyền và sản phẩm mẫu được định giá được thể hiện bằng tiền trên các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn dài tại các ngân hàng (hoặc công ty tài chính). Được vay vốn trong và ngoài nước của các tổ chức, cá nhân trong một số trường hợp, được thu xếp vốn và nhận uỷ thác vốn, kinh doanh vốn trên thị trường tài chính trong và ngoài nước. Về sử dụng vốn: Công ty tài chính chủ yếu đầu tư vào các dự án phát triển, tái thiết các doanh nghiệp, ngành kinh tế kỹ thuật, các công trình tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá trị lớn và mang lại lợi ích quốc gia, quốc tế và các công trình về bảo vệ, duy trì và phát triển môi trường sinh thái của quốc gia, khu vực. Về dịch vụ ngân hàng: Công ty tài chính được thực hiện tất cả các dịch vụ ngân hàng trừ việc phát hành cho khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán và thanh toán vãng lại - liên ngân hàng (thanh toán bù trừ). Vậy đặc điểm nổi bật là: Công ty tài chính chủ yếu huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư vào một số lĩnh vực chuyên môn hoá mà họ có lợi thế để giảm áp lực cạnh tranh từ phía ngân hàng. Sự cần thiết của việc hình thành và phát triển Công ty tài chính Có nhiều lý do về sự xuất hiện của các công ty tài chính, song nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu đa dạng về các loại dịch vụ tài chính tiền tệ trong quá trình phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải có các tổ chức tài cính thích hợp. Loại hình công ty tài chính ra đời làm cho hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ ngày càng phong phú, linh hoạt. Mặt khác, sự xuất hiện của loại hình công ty tài chính nhằm khắc phục những hạn chế về mặt pháp luật đối với hoạt động của các ngân hàng (không được mở rộng các dịch vụ tài chính ngân hàng sang các lĩnh vực khác). Do hệ thống ngân hàng không thể đáp ứng được hết các nhu cầu to lớn và đa dạng về vốn đầu tư, nhiều sân bãi còn bỏ trống đòi hỏi có những tổ chức thích hợp có mặt, với quy mô nhỏ hoặc trung bình, không cần nhiều chi nhánh mà vẫn đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Một trong những tổ chức tài chính đó là các công ty tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn đặc biệt trong một số ngành kinh tế then chốt hình thành các Tổng công ty (tập đoàn kinh doanh). Do vậy công ty tài chính ra đời góp phần thúc đẩy ngày một nhanh sợ phát triển nền kinh tế đất nước. Tóm lại, công ty tài chính ra đời vì: Thứ nhất, việc thành lập và phát triển công ty tài chính nhằm tìm kiếm các nguồn để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của nền kinh tế đặc biệt trong các Tổng công ty trên cơ sở triển khai đồng bộ các hình thức huy động vốn trong nội bộ Tổng công ty, trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Thứ hai, việc thành lập và phát triển công ty tài chính nhằm nâng cao hiệu quả các nguồn vốn huy động, hoàn trả lãi vốn và lãi đúng hạn, đảm bảo sự cân đối vững chắc và linh hoạt về hoạt động tài chính thông qua việc điều hành vốn linh hoạt, gắn liền với hoạt động kinh doanh tiền tệ, tham gia thị trường tiền tệ, thị trường vốn. Thứ ba, công ty tài chính ra đời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, công trình, dự án đầu tư thông qua việc đầu tư vốn đúng định hướng phát triển, đúng công trình và dự án. Thứ tư, công ty tài chính ra đời làm phong phú loại hình trung gian tài chính, khi thị trường chứng khoán ra đời và phát triển các công ty tài chính đặc biệt công ty tài chính thuộc tổng công ty sẽ là trung gian tài chính đáng tin cậy cho các công ty thành viên tham gia thị trường chứngkhoán nhất là khi họ không đủ khả năng để trực tiếp tham gia. 1.1.2. Sự khác nhau cơ bản giữa Công ty Tài chính và Ngân hang thương mại Trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, đặc biệt là với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán trong vài năm trở lại đây, công ty tài chính không còn là khái niệm xa lạ ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều người còn nhầm lẫn giữa công ty tài chính với các công ty được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nói chung hay ranh giới giữa tổ chức ngân hàng với công ty tài chính. Về cơ bản dưới đây là sự khác biệt giữa 2 tổ chức : Bản chất và phạm vi hoạt động: Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm. Trong khi đó, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan, cụ thể là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Mức vốn pháp định: Công ty tài chính và ngân hàng đều phải có vốn pháp định, song vốn pháp định của công ty tài chính thấp hơn ngân hàng. Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, ngày 22/11/2006 của Chính phủ, công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày Nghị định 141/2006/NĐ- CP của Chính phủ có hiệu lực và trước ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 300 tỷ đồng; công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng. Nhưng vốn pháp định đối với một ngân hàng áp dụng cho đến năm 2008 không thấp hơn 1.000 tỷ đồng, tùy theo loại hình ngân hàng và áp dụng cho đến năm 2010 trở đi không thấp hơn 3.000 tỷ đồng. Loại hình tổ chức hoạt động: Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ phân chia công ty tài chính thành các loại: công ty tài chính nhà nước, công ty tài chính cổ phần, công ty tài chính trực thuộc các tổ chức tín dụng, công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn nước ngoài. Cách phân chia này hiện không còn tương thích với Luật Doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam. Theo dự thảo sửa đổi Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, quy định công ty tài chính chỉ được thành lập theo một trong ba loại hình sau: công ty tài chính TNHH một thành viên; công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên và công ty tài chính cổ phần. Xét ở khía cạnh nào đó thì ngân hàng hoạt động như một doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét về tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng lại chia thành ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. Thời hạn hoạt động: Thời hạn hoạt động của công ty tài chính tối đa là 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động, phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhưng mỗi lần gia hạn không quá 50 năm. Trong khi đó, thời hạn hoạt động của các ngân hàng không bị pháp luật khống chế. Cơ hội cạnh tranh và lợi ích mang lại: Xét ở khía cạnh nào đó, các công ty tài chính sẽ chịu áp lực cạnh tranh ở mức độ thấp hơn so với ngân hàng. Theo cam kết WTO, chỉ có ngân hàng thương mại nước ngoài và công ty tài chính nước ngoài mới được thành lập công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được thành lập công ty tài chính liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn. Trong khi ngân hàng hoạt động rộng và huy động vốn chủ yếu từ công chúng thì công ty tài chính huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đoàn và nhóm công ty. Vì thế, rủi ro xảy ra đối với các công ty tài chính chủ yếu là do nội bộ tập đoàn hay nhóm công ty gánh chịu, rất ít ảnh hưởng tới cộng đồng. Khi các quan hệ kinh tế trong tập đoàn là minh bạch và tuân thủ đúng pháp luật thì khả năng xảy ra rủi ro là không lớn. Một trong những hạn chế của các công ty tài chính so với các tổ chức ngân hàng là không được làm dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm. Tuy vậy, các công ty tài chính hiện nay đã khắc phục bằng việc phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới như dịch vụ nhận ủy thác vốn, nhận ủy thác đầu tư bao thanh toán, thu xếp vốn,...v.v. cho cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Những dịch vụ này đã giúp công ty tài chính thực hiện được các dịch vụ khác tương tự như một ngân hàng thương mại. Như vậy, có thể thấy lợi ích của công ty tài chính mang lại cho các doanh nghiệp là rất lớn. Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới, các tập đoàn lớn thường có ít nhất một công ty tài chính. Công ty tài chính là công cụ để tập đoàn điều tiết vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả và thuận lợi nhất. Trong phạm vi nội bộ tập đoàn hoặc nhóm công ty có quan hệ lợi ích gắn bó, công ty tài chính có thể dễ dàng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các công ty thành viên để tập trung vốn đầu tư. Với tính nội bộ cao trong hoạt động nghiệp vụ công ty tài chính có thể kiểm soát rủi ro và tập trung vốn lớn cho các dự án quan trọng trong nội bộ tập đoàn. 1.1.3. Các loại hình công ty Tài chính Có nhiều tiêu chí để phân loại Công ty Tài chính: Căn cứ vào quan hệ sở hữu: Nghị định 79/2002-NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính tại Việt nam và Thông tư số 06/2002-TT-NHNN ngày 23/12/2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Công ty Tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt nam dưới các hình thức : Công ty Tài chính nhà nước: Là công ty tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh Công ty Tài chính cổ phần: Là công ty tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Công ty Tài chính trực thuộc các tổ chức tín dụng: Là công ty tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân. Công ty Tài chính liên doanh: Là Công ty tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Công ty Tài chinh 100% vốn nước ngoài: Là công ty tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào mục đích hoạt động kinh doanh: Công ty tài chính tiêu dung: các công ty này cung ứng phần lớn nguồn vốn cho các gia đình và cá nhân phục vụ mục đích mua sắm tiêu dùng. Hầu hết các khoản cho vay đều có giá trị nhỏ và được trả góp định kỳ, dài hạn Công ty Tài chính bán hàng: Loại công ty tài chính bán hàng này gần gũi với công ty tài chính tiêu dùng nhưng điểm khác là họ cung cấp tín dụng gián tiếp cho người tiêu dùng để mua sắm hàng hoá do công ty mẹ hoặc một nhà sản xuất nào đó bán ra. Người tiêu dùng sẽ thoả thuận với nơi bán hàng một hợp đồng mua hàng trả góp, trong đó khách hàng phải trả tiền hàng với lãi suất theo kỳ. Các công ty tài chính bán hàng mua lại các hợp đồng đó và họ thường thống nhất với nơi bán hàng về mẫu các hợp đồng và thời hạn trả góp mà họ chấp nhận được. Khi các công ty tài chính mua các hợp đồng bán hàng trả góp tức là họ đã mua lại các khoản nợ của ngư ơiừ mua hàng do vậy người ta goi là hình thức tài trợ gián tiếp. Quan hệ giữa công ty tài chính bán hàng và người bán háng bàng rất khăng khít với nhau. Người bán hàng bán toàn bộ các hợp đồng trả góp cho các công ty tài chính và họ phải chịu sự kiểm tra hàng ngày của công ty tài chính. Khi các hợp đồng trả góp đến hạn, người tiêu dùng trả tiền cho người bán hàng và người bán hàng phải hoàn đủ số tiền đó cho công ty tài chính bán hàng. Trong trường hợp người mua hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì công ty tài chính có quyền xiết nợ, thậm chí thu hồi số hàng hóa trên để trả lại nơi sản xuất. Đây là hình thức tài trợ được áp dụng phổ biết ở những công ty tài chính phụ thuộc Công ty Tài chính thương mại: Đây là công ty tài chính chuyên cung cấp tín dụng bằng cách mua lại hoặc chiết khấu các khoản phải thu (factoring) của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ còn cung cấp các hợp đồng cho thuê tài chính và cung ứng một số loại tín dụng khác. Các khoản phải thu của doanh nghiệp thường là vốn lưu động. Doanh nghiệp bán hàng chưa thu được tiền ngay nhưgn lại cần tiền để mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất liên tục để trả lương và thanh toán các chi phí khác. Công ty tài chính gọi đây là hình thức tài trợ các khoản phải thu. Ngoài hình thức này, cũng có trường hợp công ty tài chính mua đứt các khoản phải thu của doanh nghiệp còn gọi là mua nợ. Công ty tài chính đã chấp nhận rủi ro cao hơn nhưng hoàn toàn có quyền không chế các con nợ của doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây, sự phân biệt ba lại hình công ty tài chính như trên đã mờ nhạt dần. Tuy vẫn còn có những công ty tài chính chuyên môn hoá theo phương thức này hoặc theo phương thức khác trong hoạt động tín dụng nhưng tất cả đều nhằm vào cả thị trường tín dụng thương mại và thị trường tín dụng tiêu dùng. Căn cứ vào sự độc lập trong hoạt động: Các công ty tài chính độc lập: Thực hiện các hoạt động kinh doanh như hoạt động tín dụng gồm cho vay và bảo lãnh, các hoạt động bao thanh toán, kinh doanh tiền tệ, tư vấn tài chính Các công ty tài chính thuộc các tập đoàn kinh tế: Hoạt động của các Công ty Tài chính này cũng giống như các Công ty Tài chính độc lập, nhưng các công ty này tập trung vào những hoạt động sau: huy động vốn đáp ứng nhu cầu của tập đoàn và các công ty thành viên, điều hoà vốn giữa các công ty thành viên trong tập đoàn, là công cụ tài chính của tập đoàn thực hiện các chức năng kinh doanh vốn, tiền tệ của tập đoàn. Bên cạnh đó, các Công ty Tài chính này còn cung cấp các dịch vụ tài chính cho các khách hàng bên ngoài như cho vay mua hàng hoá do tập đoàn cung ứng. 1.1.4 Vai trò của Công ty Tài chính Các công ty tài chính cũng như các NHTM luôn là những trung gian tài chính đem lại lợi ích cho người cho vay, người đi vay cũng như toàn xã hội. Mặt khác công ty cài chính còn là một tổ chức mang tính chuyên môn hoá cao trong một số nghiệp vụ được quy định nên nó có vai trò sau: Thứ nhất, công ty tài chính đóng vai trò khá quan trọng trong việc tạo thêm một kênh tài trợ mới hữu hiệu cho các tổ chức, cá nhân đồng thời cũng góp phần làm phong phú thêm các dịch vụ tài chính, Ngân hàng. Thứ hai, Công ty tài chính tạo các cơ hội đầu tư sinh lời cho các cá nhân: đối với khách hàng cá nhân thường có món tiền nhỏ không dễ kiếm lời do thiếu thông tin cần thiết trên thị trường tài chính. Hơn nữa đầu tư món tiền ra thị trường đôi khi chi phí giao dịch quá lớn, thủ tục đối khi lại rườm rà khiến cá nhân gặp khó khăn khi đầu tư. Các công ty tài chính sẽ giúp các khách hàng của mình tiết kiệm được các chi phí thông tin và giao dịch khi cung ứng hoặc sử dụng các nguồn vốn bởi họ luôn có chiến lược hợp lý, linh hoạt trong quan hệ với khách hàng, trong việc triển khai các nghiệp vụ được phép làm... Trong hoạt động của các công ty tài chính có một lợi thế là họ không gặp phải một hạn chế nào từ phía ngân hàng nhà nước như ràng buộc gắt gao về dự trữ bắt buộc, thanh khoản của ngân hàng nhà nước như các ngân hàng thương mại. Thứ ba, thông qua các công ty tài chính các nguồn vốn nhỏ hẹp trong dân cư có thể được tập trung lại phục vụ cho nhu cầu về vốn của đất nước đặc biệt là các hoạt động đầu tư dài hạn. Hoạt động của công ty tài chính rất phù hợp với những hoạt động giao dịch của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do vậy phủ hợp với các nước đang phát triển. Thư tư, công ty tài chính thúc đẩy đầu tư cạnh tranh và tiến bộ tài chính do sự tham gia của loại hình này làm tăng tính cạnh tranh, giảm giá vốn. Trong những năm gần đây, nhiều loại hình công ty tài chính ra đời làm giá vốn đầu tư giảm, chất lượng phục vụ tăng, tạo thêm khả nă
Tài liệu liên quan