Từ cuối thập niên 70, vấn đề cạnh tranh gay gắt trên thị trường cùng với sự
chuyển đổi từ quá trình sản xuất công nghiệp theo lối cổ truyền sang quá trình sản
xuất công nghệ kỹ thuật hiện đại, những biến đổi trong cơ cấu nghề nghiệp, việc
làm và nhu cầu ngày càng nâng cao của nhân viên đã tạo ra cách tiếp cận mới về
quản trị con người trong các tổ chức, doanh nghiệp. Vấn đề quản trị con người trong
một tổ chức, doanh nghiệp không còn đơn thuần chỉ là vấn đề quản trị hành chính
nhân viên. Tầm quan trọng của việc phối hợp các chính sách và thực tiễn quản trị
nhân sự được nhấn mạnh.
Nhiệm vụ quản trị con người là của tất cả quản trị gia, không còn đơn thuần
là của trưởng phòng nhân sự hay tổ chức cán bộ như trước đây. Việc cần thiết phải
đặt đúng người cho đúng việc là phương tiện quan trọng nhằm phối hợp thực tiễn
quản trị con người với mục tiêu phát triển của tổ chức, doanh nghiệp.
Với quan điểm: “Con người không còn là đơn thuần chỉ là một yếu tố của
quá trình sản xuất kinh doanh mà là một nguồn tài sản quý báu của tổ chức, doanh
ngiệp”, các doanh nghiệp hiện nay có suy nghĩ chuyển từ tình trạng tiết kiệm cho
phí lao động để giảm giá thành sang đầu tư vào nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh
tranh cao hơn, có lợi nhuận cao hơn và hiệu quả cao hơn. Từ quan điểm này, quản
trị nguồn nhân lực được phát triển và đóng vai trò quan trọng trong những hoạt
động của tổ chức, doanh nghiệp.
Hiện nay, Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
đã bộc lộ nhiều yếu kém trong quản lý kinh tế. Nền kinh tế thị trường buộc các
doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự canh tranh gay gắt và quyết liệt. Để tồn
tại và phát triển, để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ đáp ưng được nhu cầu ngày
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự tại công ty CP Toyota Đông Sài Gòn
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh GVHD: Ths. Lê Thị Ngọc Hằng 2
càng cao của xã hội thì mỗi doanh nghiệp cần phải thay đổi quản trị nguồn nhân lực
của mình.
Việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với
nhiều biện pháp về quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhằm giúp cho doanh
nghiệp đánh giá cụ thể hơn việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp
mình. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ
quan ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh ngiệp. Từ đó, nhà quản trị doanh
nghiệp nhận ra những điểm yếu cần khắc phục, những điểm mạnh cần phát huy
nhằm xây dựng cho doanh nghiệp các chiến lược phù hợp với tình hình thực tiễn.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực trong sản xuất
và kinh doanh của doanh nghiệp, tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp
nhằm nâng cao quản trị nhân sự tại công ty CP Toyota Đông Sài Gòn”.
69 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3069 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự tại công ty cổ phần toyota đông Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
TẠI CÔNG TY CP TOYOTA ĐÔNG SÀI GÕN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD: Ths. Lê Thị Ngọc Hằng
SVTH : Nguyễn Thị Khánh Linh
MSSV : 08B4010036
TP.HCM, 2011
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
TẠI CÔNG TY CP TOYOTA ĐÔNG SÀI GÕN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD: Ths. Lê Thị Ngọc Hằng
SVTH : Nguyễn Thị Khánh Linh
MSSV : 08B4010036
TP.HCM, 2011
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này do tôi tự
nghiên cứu, khảo sát và thực hiện tại Công ty CP Toyota Đông Sài Gòn. Tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP.HCM, ngày 11 tháng 4 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Khánh Linh
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG
trang
Bảng 2.1. Bảng phân tích tình hình hoạt động kinh doanh ..................................... 23
Bảng 2.2: Bảng báo cáo tình hình nhân sự của TESC ............................................ 29
Bảng 2.3: Báo cáo tình hình nhân sự của công ty TESC năm 2010 ....................... 30
Bảng 2.4: Báo cáo tình hình nhân sự của công ty tháng 3/2010 ............................. 31
Bảng 2.5: Báo cáo nguồn nhân sự tại công ty TESC .............................................. 32
Bảng 2.6: Báo cáo tình hình nhân sự của công ty TESC. ....................................... 33
Bảng 2.7: Tình hình biến động từn năm 2003 đến năm 2010 ................................. 35
Bảng 2.8: Báo cáo tổng kết phòng hành chánh nhân sự tháng 12/2010 ................. 47
Bảng 2.9: Hệ số lương của công ty ........................................................................ 49
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty Toyota Đông Sài Gòn ..................................... 21
Sơ đồ 2.2: Quy trình tuyển dụng của công ty ...................................................... 40
Sơ đồ 2.3: Quy trình đào tạo của công ty ................................................................ 44
ii
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại Công ty CP Toyota Đông Sài Gòn, nhờ sự giúp đỡ của các
thầy cô ở trường và ban giám đốc công ty, em đã hoàn thành luận văn, đồng thời hiểu
một cách cụ thể về những kiến thức đã học.
Đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn đến ban giám hiệu
trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh. Đặc biệt, em tỏ lòng biết ơn
cô Lê Thị Ngọc Hằng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề
này.
Em cũng chân thành biết ơn đến ban lãnh đạo công ty CP Toyota Đông Sài Gòn
(TESC), cũng như tất cả các anh chị tại phòng tổ chức hành chính và các phòng ban
đã tạo điều kiện cho em thực tập, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài
này trong suốt thời gian qua tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, Ngày tháng năm 2011
Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Khánh Linh
iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 10 năm 2010
Giảng viên hướng dẫn
iv
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... Trang
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ ....................................... 3
1. 1 Công tác quản trị nhân sự ............................................................................................. 3
1.1.1 Khái niệm về Quản trị nhân sự ................................................................................... 3
1.1.2 Chức năng của quản trị nhân sự ................................................................................. 3
1.1.3 Tầm quan trọng của vấn đề quản trị nhân sự .............................................................. 5
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác quản trị nhân
sự .......................................................................................................................................... 6
1.3 Nội dung công tác quản trị nhân sự ............................................................................... 7
1.3.1 Phân tích công việc ..................................................................................................... 7
1.3.1.1 Khái niệm ................................................................................................................ 7
1.3.1.2 Nội dung .................................................................................................................. 7
1.3.1.3 Các phương pháp phân tích công việc ..................................................................... 8
1.3.1.4 Xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc .................................. 9
1.3.2 Qúa trình tuyển dụng ................................................................................................ 10
1.3.2.1 Tuyển dụng từ nguồn nội bộ doanh nghiệp ........................................................... 10
1.3.2.2 Nguồn ứng viên từ bên ngoài doanh nghiệp ......................................................... 11
1.3.3 Đào tạo và phát triển ................................................................................................. 12
1.3.3.1 Đào tạo trong công việc ......................................................................................... 13
1.3.3.2 Đào tạo ngoài doanh nghiệp .................................................................................. 14
1.3.3.3Các nguyên tắc trong đào tạo ................................................................................. 15
1.3.4 Đánh giá và đãi ngộ nhân sự .................................................................................... 15
v
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG
TY CP TOYOTA ĐÔNG SÀI GÒN
2.1 Tổng quan về công ty CP Toyota Đông Sài Gòn ........................................................ 18
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty .............................................................. 18
2.1.2 Nhiệm vụ, chức năng, định hướng phát triển của công ty ........................................ 18
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty ....................................................................................... 20
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty ..................................................................................... 21
2.1.3.2 Chức năng từng phòng ban .................................................................................... 21
2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh ................................................................................................. 23
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty CP Toyota Đông Sài Gòn ................. 23
2.2 Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại TESC ......................................................... 26
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân sự ............................................. 26
2.2.1.1 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài ................................................................... 26
2.2.1.1 Ảnh hưởng của môi trường bên trong ................................................................... 28
2.2.2 Thực trạng công tác quản trị nhân sự ....................................................................... 29
2.2.2.1 Tình hình quản lý nhân sự tại công ty .................................................................. 29
2.2.2.2 phân tích công việc ................................................................................................ 36
2.2.2.3 Tuyển dụng và bố trí nhân sự ................................................................................ 39
2.2.2.4 Đào tạo và phát triển .............................................................................................. 43
2.2.2.5 Đánh giá người lao động ....................................................................................... 46
2.2.2.6 Chính sách lương thưởng tại công ty ..................................................................... 48
2.2.2.7 Chính sách đãi ngộ ................................................................................................ 52
2.3 Nhận xét chung ............................................................................................................ 53
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CP TOYOTA ĐÔNG SÀI GÒN.
3.1 Phân tích công việc ...................................................................................................... 54
3.2 Lập hội đồng tuyển dụng nhân sự ............................................................................... 56
3.3 Cần hoàn thiện hệ thống tiền lương ............................................................................. 57
3.4 Xây dựng bầu không khí văn hóa trong công ty ......................................................... 58
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 59
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự tại công ty CP Toyota Đông Sài Gòn
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh GVHD: Ths. Lê Thị Ngọc Hằng
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Từ cuối thập niên 70, vấn đề cạnh tranh gay gắt trên thị trường cùng với sự
chuyển đổi từ quá trình sản xuất công nghiệp theo lối cổ truyền sang quá trình sản
xuất công nghệ kỹ thuật hiện đại, những biến đổi trong cơ cấu nghề nghiệp, việc
làm và nhu cầu ngày càng nâng cao của nhân viên đã tạo ra cách tiếp cận mới về
quản trị con người trong các tổ chức, doanh nghiệp. Vấn đề quản trị con người trong
một tổ chức, doanh nghiệp không còn đơn thuần chỉ là vấn đề quản trị hành chính
nhân viên. Tầm quan trọng của việc phối hợp các chính sách và thực tiễn quản trị
nhân sự được nhấn mạnh.
Nhiệm vụ quản trị con người là của tất cả quản trị gia, không còn đơn thuần
là của trưởng phòng nhân sự hay tổ chức cán bộ như trước đây. Việc cần thiết phải
đặt đúng người cho đúng việc là phương tiện quan trọng nhằm phối hợp thực tiễn
quản trị con người với mục tiêu phát triển của tổ chức, doanh nghiệp.
Với quan điểm: “Con người không còn là đơn thuần chỉ là một yếu tố của
quá trình sản xuất kinh doanh mà là một nguồn tài sản quý báu của tổ chức, doanh
ngiệp”, các doanh nghiệp hiện nay có suy nghĩ chuyển từ tình trạng tiết kiệm cho
phí lao động để giảm giá thành sang đầu tư vào nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh
tranh cao hơn, có lợi nhuận cao hơn và hiệu quả cao hơn. Từ quan điểm này, quản
trị nguồn nhân lực được phát triển và đóng vai trò quan trọng trong những hoạt
động của tổ chức, doanh nghiệp.
Hiện nay, Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
đã bộc lộ nhiều yếu kém trong quản lý kinh tế. Nền kinh tế thị trường buộc các
doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự canh tranh gay gắt và quyết liệt. Để tồn
tại và phát triển, để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ đáp ưng được nhu cầu ngày
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự tại công ty CP Toyota Đông Sài Gòn
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh GVHD: Ths. Lê Thị Ngọc Hằng
2
càng cao của xã hội thì mỗi doanh nghiệp cần phải thay đổi quản trị nguồn nhân lực
của mình.
Việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với
nhiều biện pháp về quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhằm giúp cho doanh
nghiệp đánh giá cụ thể hơn việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp
mình. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ
quan ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh ngiệp. Từ đó, nhà quản trị doanh
nghiệp nhận ra những điểm yếu cần khắc phục, những điểm mạnh cần phát huy
nhằm xây dựng cho doanh nghiệp các chiến lược phù hợp với tình hình thực tiễn.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực trong sản xuất
và kinh doanh của doanh nghiệp, tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp
nhằm nâng cao quản trị nhân sự tại công ty CP Toyota Đông Sài Gòn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Dựa trên cơ sở lý luận về quản trị nhân sự, phân tích và đánh giá thực trạng
quản trị nhân sự tại công ty CP Toyota Đông Sài Gòn, từ đó đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị nhân sự.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Công tác quản trị nhân sự tại công ty CP Toyota Đông Sài Gòn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua thu thập tổng
hợp tài liệu từ công ty, quan sát, lấy ý kiến của bộ phận nhân sự, các chuyên gia
quản trị nhân sự và người lao động tại công ty CP Toyota Đông Sài Gòn để có giải
pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty.
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự tại công ty CP Toyota Đông Sài Gòn
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh GVHD: Ths. Lê Thị Ngọc Hằng
3
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
1.1 CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
1.1.1 Khái Niệm Về Quản Trị Nhân Sự
Stoner và Robbins cho rằng: “Quản trị là một tiến trình bao gồm việc hoạch
định, tổ chức, quản trị con người, và kiểm tra các hoạt động trong một đơn vị một
cách có hệ thống nhằm luôn hoàn thành mục tiêu của đơn vị đó”.
Theo lý thuyết về hành vi: “Quản trị là hoàn thiện công việc thông qua con
người”.
Nói một cách tổng quát: “Quản trị là một hoạt động cần thiết phải được thực
hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục
tiêu chung”.
Giáo sư người Mỹ Dinock cho rằng: “Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ
những biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất
cả những trường hợp xảy ra có liên quan đến một loại công việc nào đó”. Còn Giáo
Sư Felix Migro thì cho rằng: “Quản trị nhân sự là chọn lựa nhân viên mới và sử
dụng những nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người
đều đạt tới mức tối đa có thể”.
Tóm lại, Quản trị nhân sự là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động
chức năng về thu hút, đào tạo phát triển và duy trì con người của tổ chức nhằm đạt
được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
1.1.2 Chức năng của quản trị nhân sự
1.1.2.1 Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự tại công ty CP Toyota Đông Sài Gòn
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh GVHD: Ths. Lê Thị Ngọc Hằng
4
Nhóm chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên
với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp. Để có thể tuyển đúng
người cho đúng việc, trước hết doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất,
kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm xác định
được những công việc nào cần tuyển thêm người.Thực hiện phân tích công việc sẽ
cho biết doanh nghiệp cần tuyển thêm bao nhiêu nhân viên và yêu cầu đặt ra đối với
ứng viên là như thế nào.Việc áp dụng các kỹ năng tuyển dụng như trắc nghiệm và
phỏng vấn sẽ giúp doanh nghiệp chọn được ứng viên tốt nhất cho công việc. Do đó
nhóm chức năng tuyển dụng thường có các hoạt động: dự báo và hoạch định nguồn
nhân lực, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, lưu giữ và xử lý
các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
1.1.2.2 Nhóm chức năng đào tạo, phát triển
Nhóm chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên,đảm bảo
cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng trình độ lành nghề cần thiết để
hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển
tối đa các năng lực cá nhân. Các doanh nghiệp áp dựng chương trình hướng nghiệp
và đào tạo cho nhân viên nhằm xác định năng lực thực tế của nhân viên và giúp
nhân viên làm quen với công việc của doanh nghiệp.Đồng thời các doanh nghiệp
thường lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay
đổi nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc qui trình công nghệ kỹ thuật. Nhóm chức
năng đào tạo phát triển thường thực hiện các hoạt động như: hướng nghiệp, huấn
luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân, bồi dưỡng nâng cao trình độ lành
nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cán
bộ chuyên môn nghiệp vụ.
1.1.2.3 Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực
Nhóm chức năng này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả
nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nhóm chức năng này gồm hai chức năng nhỏ
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự tại công ty CP Toyota Đông Sài Gòn
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh GVHD: Ths. Lê T