Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì

Trong nền kinh tế thị trường đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty, các doanh nghiệp. Do đó để tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình, đặc biệt là nguồn nhân lực. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, công tác trả lương cho người lao động là một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu để thu hút được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, có sức khoẻ. Công tác trả lương là một hoạt động quản lý nhân sự có ý nghĩa trong việc giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu suất cao, nó không chỉ có ý nghĩa đối với người lao động mà còn có ý nghĩa với người sử dụng lao động và toàn xã hội. Đối với người lao động, tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của họ. Do đó, khi công tác trả lương trong doanh nghiệp hợp lý, hiệu quả, người lao động cảm thấy hài lòng với tiền lương họ nhận được, họ sẽ làm việc hăng say hơn, tạo nên sự gắn bó lâu dài của người lao động với doanh nghiệp. Đối với người sử dụng lao động, tiền lương là một bộ phận quan trọng của chí phí sản xuất kinh doanh.Việc tăng tiền lương sẽ ảnh hưởng tới chi phí, giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Một chính sách trả lương hợp lý sẽ tạo động lực mạnh mẽ trong việc tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty, các doanh nghiệp. Do đó để tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình, đặc biệt là nguồn nhân lực. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, công tác trả lương cho người lao động là một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu để thu hút được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, có sức khoẻ. Công tác trả lương là một hoạt động quản lý nhân sự có ý nghĩa trong việc giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu suất cao, nó không chỉ có ý nghĩa đối với người lao động mà còn có ý nghĩa với người sử dụng lao động và toàn xã hội. Đối với người lao động, tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của họ. Do đó, khi công tác trả lương trong doanh nghiệp hợp lý, hiệu quả, người lao động cảm thấy hài lòng với tiền lương họ nhận được, họ sẽ làm việc hăng say hơn, tạo nên sự gắn bó lâu dài của người lao động với doanh nghiệp. Đối với người sử dụng lao động, tiền lương là một bộ phận quan trọng của chí phí sản xuất kinh doanh.Việc tăng tiền lương sẽ ảnh hưởng tới chi phí, giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Một chính sách trả lương hợp lý sẽ tạo động lực mạnh mẽ trong việc tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với xã hội, tiền lương là phần đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân thông qua con đường thuế thu nhập và góp phần làm tăng nguồn thu của chính phủ cũng như giúp chính phủ điều tiết được thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Để tiền lương thực sự là đòn bẩy kích thích tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc thì công tác trả lương phải thực hiện đúng chức năng phân phối theo sức lao động. Có rất nhiều hình thức trả lương cho cá nhân hay tập thể được đặt ra để đạt được mục đích cuối cùng là phân phối theo đúng giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì, em đã nhận thấy được những ưu điểm nổi bật của công tác trả lương trong Công ty nhưng bên cạnh đó cũng có những nhược điểm cần khắc phục. Do đó, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì” với kết cấu nội dung nghiên cứu như sau: - Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì - Chương II: Thực trạng công tác trả lương ở Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì - Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Nguyễn Thu Thuỷ và các cô chú trong công ty đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì: 1. Thông tin chung về Công ty: Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam. Công ty bắt đầu hoạt động từ tháng 5/1961, chuyên sản xuất các sản phẩm hoá chất cơ bản phục vụ cho các ngành sản xuất giấy, dệt, dầu khí... 1.1. Tên gọi: - Tên tiếng việt : Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì. - Tên giao dịch quốc tế : Viêt Tri Chemical Joint Stock Company. - Tên viết tắt : VICCO. 1.2. Địa chỉ giao dịch: - Trụ sở chính : Phố Sông Thao, phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ. - Điện thoại : 0210 911 689 Fax : 0210 911512 - Tài khoản ngân hàng : 102010000254694 Ngân hàng công thương Nam Việt Trì - Email : HCVT@yahoo.com - Mã số thuế : 2600108217 1.3. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì là một công ty cổ phần trực thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam. Công ty được thành lập từ tháng 5 năm 1961. 1.4. Ngành và lĩnh vực kinh doanh: Khi mới thành lập, Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì chỉ sản xuất những sản phẩm hoá chất cơ bản, đến nay công ty đã có trên mười sản phẩm cung cấp cho thị trường: - Xút lỏng (Liquid Sodium causic) : NaOH 30% - Clo lỏng (Liquid Chlorine) : Cl2 99.6% - Axit clohydric (Hydro Chlỏic acid) : HCl 31% - Giaven (Sodium Hypochlorite) : NaClO - Kẽm clorua (Zine Chloride) : ZnCl2 - Bari clorua (Barium Chloride): BaCl2.2H2O 98% - Thuỷ tinh lỏng (Sodium Silicate or Water glass) : Na2SiO3 - Canxi Clorua (Calcium Chloride) : CaCl2 - Bột giặt (Detergents) - Phân bón tổng hợp NPK (NPK Fertilizer) 2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần hoá chất Việt Trì Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì là doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty hoá chất Việt Nam – Bộ công nghiệp. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần hoá chất Việt Trì được chia thành các giai đoạn như sau: 2.1. Giai đoạn I (từ năm 1961 đến năm 1975): Hoà chung với khí thế sôi động, khẩn trương của toàn khu công nghiệp, cùng với nhà máy Giấy Việt Trì, đúng vào ngày 19/5/1961 Nhà máy hoá chất Việt Trì đã mở máy sản xuất an toàn và cho ra mẻ xút sản phẩm đầu tiên. Khi mới ra đời tổng số cán bộ công nhân viên nhà máy gần 1000 người nhưng có tới trên 60% được tuyển chọn từ lực lượng bộ đội, thanh niên xung phong tình nguyện, con em của nhân dân Việt Trì. Trên 70% công nhân có trình độ văn hoá mới hết cấp I, số công nhân học cấp III chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vừa tiến hành xây dựng, cán bộ công nhân viên nhà máy còn tích cực chuẩn bị sẵn sàng tiếp quản và vận hành dây chuyền máy móc thiết bị của nhà máy. Nhà máy đã phát động phong trào, tự mở lớp bổ túc văn hóa, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho hàng trăm công nhân. Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, sự hỗ trợ của hơn 40 học sinh sinh viên thực tập, với đức tính cần cù hiếu học chỉ trong thời gian ngắn đội ngũ công nhân đã được trang bị những kiến thức cơ bản về công nghệ sản xuất hoá chất, chuyên môn nghiệp vụ sẵn sàng bước vào mở máy sản xuất an toàn. Khi mới ra đời, công nghệ điện phân sử dụng 58 thùng điện phân Hooker 5 điện cực grafit, dòng điện điện phân I=3000A; công suất sản xuất các sản phẩm của nhà máy rất nhỏ bé: Bảng 1: Công suất sản xuất một số loại sản phẩm của Công ty năm 1961 Sản phẩm Công suất (Tấn/năm) NaOH-100% 1900 Cl2 lỏng 145 Cl2 khí 872 Axit HCl-31% 1020 666-12:13% 200 PVC 350 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Trong những năm từ năm 1966 đến năm 1972 nhà máy liên tục bị không quân Mỹ oanh tạc phá hoại. Nhưng tập thể cán bộ công nhân viên của nhà máy luôn đoàn kết một lòng, không ngại hy sinh gian khổ, vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ nhà máy. Vì thế mà trong suốt những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhà máy vẫn duy trì sản xuất liên tục, các sản phẩm của công ty vẫn có mặt cùng các ngành sản xuất khác góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển Miền Bắc xã hội chủ nghĩa. 2.2. Giai đoạn II (từ năm 1976 đến năm 1986): Đây là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Ở giai đoạn này nhà máy đã nhanh chóng vận hành ổn định dây chuyền mới cải tạo mở rộng, từng bước làm chủ và khai thác tối đa công suất dây chuyền sản xuất, nhiều sáng kiến đã được đề xuất và ứng dụng hiệu quả cho quá trình sản xuất. Nhiều đề tài nghiên cứu đã được triển khai sản xuất cung cấp sản phẩm mới cho nền kinh tế đất nước. Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, với kinh nghiệm đã tích luỹ được lại được sự hướng dẫn nhiệt tình của chuyên gia nước bạn, công việc cải tạo mở rộng nhà máy đã được tiến hành khẩn trương và hoàn thành đúng kế hoạch. Ngày 20/10/1976 nhà máy đã chính thức khánh thành toàn bộ dây chuyền công nghệ đã được cải tạo mở rộng. Dây chuyền sản xuất mới có công suất như sau: Bảng 2: Công suất sản xuất của dây chuyền sản xuất mới Sản phẩm Công suất (Tấn/năm) NaOH-100% 4500 Cl2 lỏng 145 Cl2 khí 1300 Axit HCl-31% 4000 666-12:13% 1510 PVC 500 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Đặc biệt, ngày 19/5/1983 nhà máy đã khánh thành lò sản xuất đất đèn CaC2 cung cấp cho sản xuất PVC. Dây chuyền sản xuất thuỷ tinh lỏng cũng được đầu tư trong giai đoạn này. Trong giai đoạn này nhà máy đã cung cấp tới 19 sản phẩm cho nền kinh tế, sản lượng Xút lỏng đạt được là 4500 Tấn/Năm. 2.3. Giai đoạn III ( từ năm 1987 đến năm 1995 ): Đây là giai đoạn đổi mới. Trong giai đoạn này nhà máy gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. Dây chuyền máy móc thiết bị đã bắt đầu hư hỏng nặng, vật tư phụ tùng thay thế đã hết, vật tư nhập khẩu không được, dây chuyền sản xuất thuốc trừ sâu 666 bị đóng cửa năm 1986 do nhà nước cấm sản xuất loại thuốc trừ sâu này, dây chuyền PVC phải dừng sản xuất năm 1987 do sản xuất không hiệu quả kéo dài, chất lượng sản phẩm không ổn định. Do ngừng sản xuất 2 sản phẩm trên nên cân bằng Clo bị mất cân đối nghiêm trọng gây nên tình trạng máy móc hư hỏng nhiều, tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Sau chiến tranh từ năm 1986 đến năm 1990 nhà máy mở rộng đợt II sản lượng xút được nâng từ 4885 Tấn/Năm đến 6000 Tấn/Năm. Trong giai đoạn này công suất của các sản phẩm như sau: Bảng 3: Công suất sản xuất sản phẩmcúa công ty năm 1988 Sản phẩm Công suất (Tấn/năm) NaOH-100% 6000 Cl2 lỏng 200 Cl2 khí 1800 Axit HCl-31% 5000 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Đến năm 1987 nhà máy xây dựng hệ thống xử lý clo bằng vôi sữa và triển khai tháp hấp thụ khí thừa HCl xử lý thải axit HCl dư nên đã cơ bản giải quyết tình huống dư thừa Clo và ô nhiễm môi trường. Năm 1991 nhà máy đầu tư dây chuyền sản xuất bột giặt 5000 Tấn/ Năm và trở thành một trong những cơ sở sản xuất bột giặt đầu tiên ở miền Bắc, tạo ra sự tăng trưởng mạnh trong sản xuất kinh doanh. Năm 1994 Nhà máy đầu tư dây chuyền sản xuất Javel đạt chất lượng cao đồng thời ngừng sản xuất thuỷ tinh lỏng theo phương pháp Xút, đầu tư dây chuyền sản xuất thuỷ tinh lỏng theo phương pháp Xô đa. 2.4. Giai đoạn IV ( từ năm 1995 đến nay ): Năm 1995 nhà máy đã được nhà nước chuyển đổi tên thành công ty cổ phần hoá chất Việt Trì và thay thế toàn bộ thùng điện cực Grafit bằng thùng điện phân điện cực Titan. Trong năm 1995, tổng số thùng điện phân của nhà máy là 44 thùng, dòng điện 11000-14500A, và công suất 6500 Tấn NaOH/Năm. Công suất các sản phẩm của công ty như sau: Bảng 4: Công suất sản xuất sản phẩm năm 1995 Sản phẩm Công suất (Tấn/năm) NaOH-100% 9000 Cl2 lỏng 350 Cl2 khí 2500 Axit HCl-31% 6500 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Trong giai đoạn này nhà máy đẩy mạnh sản xuất kem giặt tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi Trung Quốc đồng thời triển khai thành công đề tài sản xuất CaCl2 phun sấy trên cùng tháp sấy bột giặt mở ra khả năng tiêu thụ lượng lớn axit HCl, chấm dứt việc thải axit HCl. Năm 1996 đầu tư hệ tháp phun sấy CaCl2 riêng biệt, đưa việc sản xuất CaCl2 vào hoạt động ổn định, sản phẩm có chất lượng cao đạt huy chương vàng hội chợ triển lãm Việt Nam. Năm 2001 nhà máy đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm NPK công suất 15000 T/n. đồng thời bắt đầu triển khai liên kết với công ty VICO (Hải Phòng ) sản xuất sản phẩm bột giặt Vì Dân tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tăng doanh thu cho công ty. Năm 2004 nhà máy đầu tư thêm 28 thùng điện phân nâng tổng số thùng điện phân làm việc lên 72 thùng, và nâng công suất NaOH lên 9000 T/n. Cũng trong năm 2004 nhà máy đầu tư hệ máy ly tâm thay thế cho hệ lọc muối cô đặc xút cũ. Vào cuối thập kỷ 80, vấn đề bảo vệ môi trường đã được cải thiện rõ rệt. Công ty đã có nhiều đầu tư vào xử lý môi trường như: bể xử lý axit HCl; hồ tuần hoàn nước; hệ thu gom clo khi mất điện; hệ xử lý clo khi sự cố thùng kế lượng clo lỏng. Năm 2005 công ty đã tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp theo lộ trình của nhà nước; công ty cổ phần hoá chất Việt Trì chính thức hoạt động từ 4/1/2006 mở ra một thời kỳ mới của công ty. Trong cơ cấu vốn điều lệ, phần vốn nhà nước chiếm gần 70% còn lại là của cán bộ công nhân viên đã tạo ra sự tham gia quản lý doanh nghiệp của Tổng công ty hoá chất Việt Nam và cán bộ công nhân viên đi vào thực chất hơn. II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì 1. Sơ đồ bộ máy tổ chức: (Trang bên) 2. Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành công ty. Chức năng, nhiệm vụ của ban lãnh đạo các phòng ban, phân xưởng sản xuất như sau: 2.1. Hội đồng quản trị: - Hội đồng quản trị là cơ quản quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát giám đốc và những người quản lý khác trong công ty. Hội đồng quản trị điều hành mọi hoạt động của công ty, ra các quyết định quản trị, thống nhất hoạch định các chiến lược kinh doanh cũng như các chiến lược phát triển của doanh nghiệp. 2.2. Ban kiểm soát: - Ban kiểm soát có quyền và nghĩa vụ kiểm tra các sổ sách chứng từ trong Công ty, báo cáo trước đại hội đồng cổ đông về các sự kiện tài chính bất thường Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty cổ phần hoá chất Việt Trì HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC KINH TẾ P. GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TC - HC PHÒNG KD Tổ Kỹ Thuật Tổ Điều Độ Tổ Hoá Nghiệm PHÒNG KT Tổ Sấy Khô Tổ Axit HCL P.X CLO Tổ Nước Muối Tổ Điện Giải Tổ Cô Đặc P.X CƠ ĐIỆN Tổ Chỉnh Lưu Tổ Bơm Nước Tổ Lò Hơi P.X XÚT Ban Kiếm soát xảy ra, những ưu nhược điểm trong quá trình quản lý tài chính của hội đồng quản trị. 2.3. Giám đốc: - Giám đốc là đại diện pháp nhân theo pháp luật của công ty; điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao 2.4. Phó giám đốc: Trong công ty cổ phần hoá chất Việt Trì có 2 phó giám đốc (phó giám đốc kinh tế và phó giám đốc kĩ thuật). Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nội dụng công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được giám đốc uỷ quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty - Phó giám đốc kinh tế: + Phó giám đốc kinh tế tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý, kinh doanh, đời sống xã hội, trực tiếp chỉ đạo 1 số phòng ban nghiệp vụ quản lý về kinh tế theo sự phân công của giám đốc công ty. - Phó giám đốc kĩ thuật: + Phó giám đốc kĩ thuật chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động về lĩnh vực khoa học kĩ thuật, trực tiếp chỉ đạo khối các phòng ban quản lý kĩ thuật chất lượng và sản xuất theo sự phân công của giám đốc. 2.5. Phòng tổ chức – hành chính: - Chức năng: + Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty chỉ đạo và thực hiện các công tác: tổ chức cán bộ, tổ chức sản xuất, công tác đào tạo, tuyển dụng, bố trí nguồn nhân lực, lao động tiền lương, đề xuất các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh trong quá trình sản xuất, tổ chức các khoá học và các hình thức đào tạo khác nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân cũng như cán bộ … đảm bảo đủ điều kiện thực hiện mục tiêu đề ra, giải quyết các chính sách cho người lao động theo quy định hiện hành. - Nhiệm vụ: + Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ trực tiếp quản lý và thực hiện các công tác sau: Hợp đồng lao động, chế độ chính sách với người lao động (tiền lương, BHXH, BHYT…), quản lý lao động, kỷ luật lao động, thi đua khen thưởng, đào dạo tuyển mộ lao động, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh công cộng, trang thiết bị dụng cụ hành chính xây dựng cơ bản (nhà làm việc, công trình công cộng). 2.6. Phòng kĩ thuật: - Chức năng: + Phòng kĩ thuật có chức năng tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác: quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý khai thác hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, quản lý kĩ thuật an toàn, quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý về chất lượng. Đồng thời, phòng kỹ thuật còn có chức năng hướng dẫn về kỹ thuật cho các đơn vị trực thuộc. - Nhiệm vụ: + Phòng kĩ thuật có nhiệm vụ: thiết kế, quản lý công nghệ sản xuất, xây dựng đăng kí các tiêu chuẩn kĩ thuật, chất lượng theo quy định của nhà nước, quản lý thiết kế bảo dưỡng lắp ráp thiết bị, xây dựng nội quy vận hành thiết bị kiểm tra về kĩ thuật… 2.7. Phòng kế toán: - Chức năng: + Phòng kế toán có chức năng tham mưu cho giám đốc thực hiện đúng chế độ và các qui định về quản lý vốn, quản lý tài sản, quản lý các quỹ, kế hoạch hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do nhà nước quy định, chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của hoạt động tài chính của công ty. - Nhiệm vụ: + Phòng kế toán có nhiệm vụ quản lý công tác kế toán, thống kê tài chính tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí sản xuất và giá thành, lập các chứng từ sổ sách thu – chi với khách hàng, nội bộ, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của công ty, báo cáo giám đốc về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh lãi lỗ của công ty, tổng hợp đề xuất giá bán. 2.8. Phòng kinh doanh: - Chức năng: + Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu cho giám đốc các phương án kinh doanh cho công ty, lập các chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn... - Nhiệm vụ: + Phòng kinh doanh có nhiệm vụ: tổ chức thu mua cung cấp nguyên vật liệu, vật tư.., nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các chính sách giải pháp, xem xét các hợp đồng và cung cấp tài liệu cho khách hàng, có trách nhiệm thông tin các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm và chất lượng cho các phòng ban liên quan… III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 1. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Những năm đầu thế kỉ XX, sản xuất của công ty liên tục tăng trưởng, tỉ lệ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Trước hết, xem xét tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 3 năm trước khi cổ phần hoá. Bảng 5: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm trước cổ phần hoá STT CÁC CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2002 2003 2004 Tổng tài sản Tr.đ 32 860 31 975 44 204 Nguồn vốn nhà nước Tr.đ 13 683 14 310 15 610 Nguồn vốn kinh doanh Tr.đ 13 292 13 292 14 468 Giá trị sản xuất công nghiệp Tr.đ 64 661 72 239 76 108 Doanh thu Tr.đ 72 596 88 595 99 022 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 865 1 193 2 223 Nộp ngân sách Tr.đ 1 901 2 174 2 130 Nợ phải trả Tr.đ 19 177 17 665 28 593 Nợ phải thu Tr.đ 6 774 8 137 8 999 Lao động Người 520 501 496 Thu nhập 1000đ/ng/tháng 1 212 1 355 1 560 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm trước cổ phần hoá ta thấy: nhìn chung 3 năm trước cổ phần hoá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty phát triển tốt. - Về tổng doanh thu năm 2003 tăng 15.999 tỷ đồng so với năm 2002; năm 2004 tăng 10.427 tỷ đồng so với năm 2003. Điều này là do bắt đầu từ năm 2002 công ty đưa đựoc sản phẩm NPK và bột giặt liên kết vào sản xuất với số lượng lớn nên đã tạo nên sự tăng trưởng đột biến (giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 so với năm 2001 tăng trưởng 51.5%, doanh thu tăng trưởng 54.2%) đã tạo đà phát triển cho những năm sau. Cùng với việc đưa vào sản xuất ổn định hai sản phẩm nói trên, từ năm 2002 đến nay do kết quả của việc đầu tư và phát triển thị trường, các sản phẩm thuộc dây chuyền Xút – clo cũng có sự tăng trưởng khá. Trong đó: + Sản phẩm Xút thương phẩm đã tăng từ 5 534 tấn (năm 2002) lên 7 086 tấn (năm 2004) + Sản phẩm HCl thương phẩm đã tăng từ 7 181 tấn (năm 2002) lên 15 041 tấn (năm 2004). + Sản phẩm Clo lỏng đã tăng từ 1 041 tấn (năm 2002) lên 1 449 tấn (năm 2004). - Số lao động năm 2003 là 501 người giảm 19 người so với năm 2002. Năm 2004 số lao động là 496 người giảm 8 người so với năm 2003. Như vậy lợi nhuận bình quân và doanh thu bình quân trên một lao động tăng lên. Tiếp theo, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh trong hai năm 2005-2006. Ta có bảng số liệu như sau: Bảng 6: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2005-2006 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 So sánh TH năm 2006 với (%) KH 2006 TH 2005 1 Giá trị tổng sản lượng Tỷ.đồng 60.4 67 100 110.9 2 Tổng doanh thu Tỷ.đồng 101 108 100 106.9 3 Nộp ngân sách Tỷ.đồng 2.16 2,3 113,9 106.5 4 Lợi nhuận Tỷ.đồng 2.03 5.5 110 270.9 5 Đầu tư mới Tỷ.đồng 2.94 46.2 6 Số lao động bình quân Người 460 305 103.8 33.69 7 Thu nhập bình quân 1000đ/th 1.89 2.3 102 121.7 8 Tổng tài sản Tỷ.đồng 55.88 60 100 107.4 9 Vốn kinh doanh Tỷ.đồng 25.41 26 100 102.3 10 Vốn vay Tỷ.đồng 14.
Tài liệu liên quan