Nguồn lực quan trọng nhất đối với mọi tổ chức là nhân lực, tức là những con
người sẽ cung cấp cho tổ chức tài năng, sự sáng tạo và nhiệt tình của họ. Một công ty
hay một tổ chức dù có nguồn tài chính dồi dào, tài nguyên phong phú với hệ thống máy
móc hiện đại, kèm theo các công nghệ tiên tiến nhất, cũng trở nên vô ích nếu như
không biết quản trị con người. Chính cung cách quản trị này tạo ra bộ mặt văn hóa của
tổ chức, tạo ra bầu không khí vui tươi, phấn khởi, căng thẳng hay u ám.
Nguồn lực con người trong mỗi doanh nghiệp là một tài nguyên “dễ mất khó tìm
và lại càng khó sử dụng cũng như duy trì phát triển”. Con người có thể thúc đẩy hoặc
kìm hãm sự phát triển của một tổ chức nếu tổ chức đó không biết khai thác và sử dụng
có hiệu quả. Chúng ta không phủ nhận vai trò quan trọng của quản trị tài chính, quản
trị sản xuất, quản trị chiến lược, kế toán quản trị nhưng rõ ràng quản trị con người
đóng vai trò quan trọng nhất đối với mọi tổ chức. Bất cứ cấp quản trị nào cũng cần phải
biết quản trị nhân viên của mình.
Tuy nhiên, quản trị nhân sự là một lĩnh vực khó khăn và phức tạp hơn nhiều so
với quản trị các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh, bởi vì mỗi nhân viên
đều có năng lực, trình độ, nhu cầu và bản chất khác nhau. Vì thế, người ta nói: “Trong
tất cả các nhiệm vụ của quản trị, quản trị con người là nhiệm vụ trung tâm và quan
trọng nhất vì tất cả các vấn đề khác đều phụ thuộc vào mức độ thành công của quản trị
con người”
Nhận thức được điều này cùng với ước muốn được tìm tòi học hỏi và góp một
phần kiến thức ít ỏi của em nhằm giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng quản trị nguồn
nhân lực vào thực tế có hiệu quả hơn, nên em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm
nâng cao công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển
SACOM” để làm khóa luận tốt nghiệp
76 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển sacom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN
SACOM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Quản Trị Kinh Doanh
GVHD : ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai
SVTH : Phạm Ngọc Hiệp
MSSV : 09B4010008
Lớp : 09HQT1
TP.HCM, 2011
Bìa màu xanh dương, mạ vàng.
Gáy của khóa luận tốt nghiệp in nhũ vàng, kiểu chữ in hoa, nội dung như sau:
PHẠM NGỌC HIỆP LỚP 09HQT1 04 - 2010
i
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN
SACOM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Quản Trị Kinh Doanh
GVHD : ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai
SVTH : Phạm Ngọc Hiệp
MSSV : 09B4010008
Lớp : 09HQT1
TP.HCM, 2011
ii
Lời cam đoan
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu
trong khóa luận được thực hiện tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM,
không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà
trường về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 4 năm 2011
iii
Lời cảm ơn
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp, em không sao quên công lao giảng
dạy, truyền đạt kiến thức quý báu của các thầy cô trường Đại học Kỹ thuật Công
nghệ TP. HCM. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị
Tuyết Mai đã nhiệt tình chỉ bảo, bổ sung, sửa chữa những thiếu sót giúp em hoàn
thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần Đầu tư
và Phát triển SACOM, đặc biệt là chú Đỗ Văn Trắc - Tổng Giám đốc, anh Nguyễn
Trung Thành – Trưởng phòng Hành chính nhân sự, và chị Kim, đã nhiệt tình giúp
đỡ, truyền đạt kinh nghiệm vô cùng hữu ích về công tác nhân sự tại công ty, tạo
điều kiện thuận lợi cho em thực hiện tốt khóa luận của mình.
Xin chúc quý thầy cô trường Đại học Kỹ thuật công nghệ TP. HCM, các cô
chú, anh chị nhân viên Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM luôn dồi dào
sức khỏe, tìm thấy thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.
Trân trọng kính chào!
iv
Nhận xét của công ty
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
v
Nhận xét của giáo viên hƣớng dẫn
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
vi
Mục lục
Lời mở đầu ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 2
5. Kết cấu của khóa luận ................................................................................................. 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
1.1. Khái niệm về quản trị nhân sự ................................................................................ 3
1.2. Vai trò của bộ phận nhân sự ................................................................................... 3
1.2.1. Chính sách ....................................................................................................... 3
1.2.2. Cố vấn ............................................................................................................... 3
1.2.3. Dịch vụ ............................................................................................................. 3
1.2.4. Kiểm tra ............................................................................................................ 4
1.3. Nội dung quản trị nhân sự ....................................................................................... 4
1.3.1. Phân tích công việc .......................................................................................... 4
1.3.1.1. Khái niệm và mục đích của việc phân tích công việc ........................... 4
1.3.1.2. Nội dung của phân tích công việc ......................................................... 5
1.3.2. Tuyển dụng nhân sự ........................................................................................ 7
1.3.2.1. Nguồn tuyển dụng ................................................................................. 7
1.3.2.2. Nội dung của tuyển dụng nhân sự ........................................................ 8
1.3.3. Đào tạo và phát triển nhân sự ......................................................................... 8
1.3.3.1. Đào tạo nhân sự .................................................................................... 8
1.3.3.1.1. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật .................. 9
1.3.3.1.2. Đào tạo nâng cao năng lực quản trị ..................................... 9
1.3.3.2. Phát triển nhân sự ............................................................................... 10
1.3.4. Đãi ngộ nhân sự ............................................................................................ 11
1.3.4.1. Đãi ngộ vật chất .................................................................................. 11
1.3.4.2. Đãi ngộ tinh thần ................................................................................ 12
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản trị nhân sự ...................................................... 12
vii
1.4.1. Nhân tố môi trường kinh doanh ................................................................... 12
1.4.2. Nhân tố con người ......................................................................................... 14
1.4.3. Nhân tố nhà quản trị ..................................................................................... 15
1.5. Sự cần thiết của việc hoàn thiện quản trị nhân sự .............................................. 15
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG
TY SACOM
2.1. Giới thiệu chung về công ty ................................................................................... 17
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .............................................. 17
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty ............................................................ 19
2.1.3. Môi trường kinh doanh của công ty ............................................................. 19
2.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty .............................................................................. 22
2.1.5. Định hướng phát triển của công ty ............................................................... 25
2.1.6. Các thành tựu của công ty ............................................................................ 26
2.1.7. Các công ty con của công ty .......................................................................... 27
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty ....................................................... 30
2.3. Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty ............................................... 32
2.3.1. Tình hình nhân sự tại công ty ....................................................................... 32
2.3.2. Cơ cấu nhân sự của công ty qua các năm .................................................... 34
2.3.3. Thực trạng công tác tuyển dụng tại công ty ................................................. 37
2.3.3.1. Tình hình tuyển dụng tại công ty ...................................................... 37
2.3.3.2. Quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty ....................................... 38
2.3.4. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại công ty ................... 43
2.3.4.1. Mục đích của đào tạo và phát triển nhân sự .................................... 43
2.3.4.2. Tiến trình đào tạo và phát triển trong công ty ................................. 44
2.3.4.3. Phương pháp đào tạo và phát triển nhân sự chủ yếu tại công ty ..... 46
2.3.4.3.1. Đào tạo tại nơi làm việc ................................................... 46
2.3.4.3.2. Đào tạo thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn .............. 46
2.3.4.4. Tình hình đào tạo nhân sự trong công ty.......................................... 47
2.3.4.5. Quyền lợi và nghĩa vụ của CBCNV được đào tạo. ........................... 48
2.3.4.6. Tình hình phát triển nhân sự trong công ty ...................................... 48
2.3.5. Thực trạng công tác đãi ngộ nhân sự trong công ty .................................... 49
viii
2.3.5.1. Cơ cấu thu nhập hàng tháng ............................................................ 49
2.3.5.2. Thời gian trả lương ........................................................................... 50
2.3.5.3. Tiền thưởng ....................................................................................... 50
2.3.5.4. Làm ngoài giờ ................................................................................... 50
2.3.5.5. Chế độ phúc lợi ................................................................................. 50
2.3.5.6. Phụ cấp ............................................................................................. 51
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY SACOM
3.1. Tổng hợp đánh giá về công tác quản trị nhân sự của công ty SACOM ............ 52
3.1.1. Về công tác tuyển dụng ............................................................................... 53
3.1.2. Về công tác đào tạo và phát triển ................................................................ 54
3.1.3. Về công tác đãi ngộ ..................................................................................... 55
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị nhân sự tại công ty
SACOM .......................................................................................................................... 55
3.2.1. Về công tác tuyển dụng ............................................................................... 55
3.2.2. Về công tác đào tạo và phát triển ............................................................... 58
3.2.3. Về công tác đãi ngộ ..................................................................................... 61
Kết luận .......................................................................................................................... 63
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 64
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
HĐQT : Hội đồng quản trị
QLDN : Quản lý doanh nghiệp
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
UBCK NN : Ủy ban chứng khoán Nhà nước
VNPT : Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Danh mục các bảng và danh mục các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................ 30
Bảng 2.2. Tình hình nhân sự thời điểm 01/12/2010 .................................................... 32
Bảng 2.3. Cơ cấu nhân sự của công ty qua các năm ..................................................... 34
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi năm 2010 ............................................ 36
Bảng 2.5. Tổng hợp tình hình tuyển dụng nhân sự tại công ty ..................................... 37
Bảng 2.6. Mức lương khoán của người lao động qua các năm ..................................... 49
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty qua các năm 1998 – 2008 ...................... 21
Sơ đồ 1.1. Nội dung phân tích công việc ........................................................................ 5
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ........................................................... 22
Sơ đồ 2.2. Tiến trình đào tạo và phát triển tại công ty ................................................. 45
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai SVTH: Phạm Ngọc Hiệp
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguồn lực quan trọng nhất đối với mọi tổ chức là nhân lực, tức là những con
người sẽ cung cấp cho tổ chức tài năng, sự sáng tạo và nhiệt tình của họ. Một công ty
hay một tổ chức dù có nguồn tài chính dồi dào, tài nguyên phong phú với hệ thống máy
móc hiện đại, kèm theo các công nghệ tiên tiến nhất, cũng trở nên vô ích nếu như
không biết quản trị con người. Chính cung cách quản trị này tạo ra bộ mặt văn hóa của
tổ chức, tạo ra bầu không khí vui tươi, phấn khởi, căng thẳng hay u ám.
Nguồn lực con người trong mỗi doanh nghiệp là một tài nguyên “dễ mất khó tìm
và lại càng khó sử dụng cũng như duy trì phát triển”. Con người có thể thúc đẩy hoặc
kìm hãm sự phát triển của một tổ chức nếu tổ chức đó không biết khai thác và sử dụng
có hiệu quả. Chúng ta không phủ nhận vai trò quan trọng của quản trị tài chính, quản
trị sản xuất, quản trị chiến lược, kế toán quản trị… nhưng rõ ràng quản trị con người
đóng vai trò quan trọng nhất đối với mọi tổ chức. Bất cứ cấp quản trị nào cũng cần phải
biết quản trị nhân viên của mình.
Tuy nhiên, quản trị nhân sự là một lĩnh vực khó khăn và phức tạp hơn nhiều so
với quản trị các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh, bởi vì mỗi nhân viên
đều có năng lực, trình độ, nhu cầu và bản chất khác nhau. Vì thế, người ta nói: “Trong
tất cả các nhiệm vụ của quản trị, quản trị con người là nhiệm vụ trung tâm và quan
trọng nhất vì tất cả các vấn đề khác đều phụ thuộc vào mức độ thành công của quản trị
con người”
Nhận thức được điều này cùng với ước muốn được tìm tòi học hỏi và góp một
phần kiến thức ít ỏi của em nhằm giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng quản trị nguồn
nhân lực vào thực tế có hiệu quả hơn, nên em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm
nâng cao công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển
SACOM” để làm khóa luận tốt nghiệp.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai SVTH: Phạm Ngọc Hiệp
2
2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân sự tại
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: lý luận chung về quản trị nhân sự, về công tác tuyển
dụng, đào tạo và phát triển, quản trị tiền lương và chế độ phúc lợi.
- Phạm vi nghiên cứu: phân tích và đánh giá công tác quản trị nhân sự tại Công
ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng một số các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh.
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp này được sử dụng một cách linh
hoạt, hoặc kết hợp hoặc riêng lẻ để giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất.
Thông tin và số liệu thu thập dựa trên hệ thống lưu trữ hồ sơ của công ty.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được
chia thành 3 chương:
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY
SACOM
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY SACOM
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai SVTH: Phạm Ngọc Hiệp
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
1.1. Khái niệm về quản trị nhân sự
Quản trị tài nguyên nhân sự là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động
hoạch định, tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, động viên và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tài nguyên nhân sự thông qua tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu chiến
lược và định hướng viễn cảnh của tổ chức.
1.2. Vai trò của bộ phận nhân sự
1.2.1. Chính sách
Bộ phận nhân sự giữ vai trò chủ yếu trong việc đề ra các chính sách liên quan
đến tài nguyên nhân sự trong toàn công ty và bảo đảm rằng giải quyết các vấn đề khó
khăn và giúp cơ quan thực hiện được các mục tiêu của tổ chức.
1.2.2. Cố vấn
Bộ phận nhân sự đóng vai trò tư vấn và cố vấn cho các cấp quản trị khác. Chẳng
hạn như một bộ phận nào đó có thể có vấn đề công nhân bỏ việc, bộ phận khác gặp các
vấn đề khó khăn liên quan đến sự kiện công nhân phản đối hay than phiền về giờ phụ
trội. Thậm chí các bộ phận có thể có các vấn đề khó khăn về an toàn lao động và y tế
hoặc vấn đề kỷ luật.
Trong tất cả các vấn đề này cũng như các vấn đề khác, giám đốc nhân sự và
nhân viên của mình phải nắm vững chính sách nhân sự của công ty và theo khả năng
chuyên môn của mình, họ có thể đảm nhận giải quyết các vấn đề khó khăn đó qua các
chương trình cụ thể và thích ứng với tính cách cố vấn.
1.2.3. Dịch vụ
Vai trò cung cấp các dịch vụ như tuyển dụng, đào tạo và phúc lợi cho các bộ
phận khác cũng là nhiệm vụ của bộ phận nhân sự. Chẳng hạn như bộ phận nhân sự
giúp đỡ các bộ phận khác trong việc tuyển mộ, trắc nghiệm và tuyển chọn nhân viên.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai SVTH: Phạm Ngọc Hiệp
4
Vì đây là lĩnh vực chuyên môn có tính cách chuyên nghiệp, nên bộ phận nhân sự thực
hiện hay cố vấn hoặc đảm trách phần lớn công việc đó có hiệu quả hơn là các bộ phận
khác tự đảm trách. Ít có trường hợp các bộ phận khác đảm nhận các công việc này từ A
đến Z mà không tham khảo ý kiến các bộ phận nhân sự cung cấp các dịch vụ liên quan
đến thủ tục tuyển mộ và tuyển chọn nhân viên.
Ngoài ra, các chương trình đào tạo đều được bộ phận nhân sự sắp đặt kế hoạch
và tổ chức, và thường được các bộ phận khác tham khảo ý kiến.
Bộ phận nhân sự cũng quản trị các chương trình lương hưu, lương bổng, bảo
hiểm, an toàn lao động, y tế; lưu trữ và bảo quản các hồ sơ nhân viên có hiệu quả. Đây
là một chức năng hành chính giúp cho các bộ phận khác trong toàn công ty, chẳng hạn
như các hồ sơ về vắng mặt, y tế, kỷ luật và đánh giá hoàn thành công tác.
1.2.4. Kiểm tra
Bộ phận nhân sự đảm nhận các chức năng kiểm tra bằng cách giám sát các bộ
phận khác có đảm bảo thực hiện các chính sách, các chương trình thuộc về nhân sự đã
đề ra hay không. Chẳng hạn như nếu chính sách của công ty là hằng năm tất cả các
nhân viên lãnh lương tháng đều được các bộ phận đánh giá thành tích công tác, vậy thì
một bộ phận nào đó không nộp bản tường trình đánh giá này cho bộ phận nhân sự, bộ
phận đó sẽ bị khuyế