Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than của mỏ than Phấn Mễ đến môi trường nước thị trấn Giang Tiờn, Phỳ Lương, Thỏi Nguyờn

Những vấn đề về môi trường và có liên quan đến môi trường bắt đầu được người ta quan tâm vào cuối thế kỉ XVIII, khi quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên đi kèm với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Cho đến ngày nay, thế giới không ngừng đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường. Hàng loạt các biện pháp được đề xuất thực hiện và đã đạt được không ít thành tựu trong lĩnh vực này. Song chúng ta vẫn đứng trước những thách thức gay gắt về môi trường trên quy mô toàn cầu. Chớnh vì thế, các nước trên thế giới có liên quan chặt chẽ với nhau và quan hệ mật thiết với các vấn đề môi trường toàn cầu của từng nước. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Cùng với quá trình xây dựng phát triển lớn mạnh của đất nước thì ngành năng lượng ngày càng được chú ý quan tâm hơn, đặc biệt là ngành than – vàng đen của Tổ quốc. Hoạt động khai thác than đã và đang trực tiếp, gián tiếp tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập ổn định, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân địa phương đồng thời đóng góp một lượng lớn cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên hoạt động khai thác than cũng là nguyên nhân chính làm cho các vấn đề môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng ngày càng trở nên bức xúc ở các địa phương. Tại thị trấn Giang Tiên, Mỏ than Phấn Mễ là một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh hiệu quả đóng góp rất lớn vào nguồn ngân sách chung của thị trấn. Ngoài ra nhờ hoạt động của Mỏ đã đem lại công ăn việc làm cho hàng trăm lao động của thị trấn, đảm bảo đời sống của nhõn dân. Song chúng ta cũng không thể phủ nhận những tác động tiêu cực do hoạt động khai thác than của mỏ than Phấn Mễ đem lại cho môi trường nói chung và môi trường nước của địa phương nói riêng. Vì vậy việc xác định rõ những ảnh hưởng xấu đó để tìm ra các biện pháp khắc phục là vô cùng bức thiết hiện nay. Xuất phát từ những yêu cầu trên của địa phương và nguyện vọng của bản thân cùng với sự nhất trí của khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than của mỏ than Phấn Mễ đến môi trường nước thị trấn Giang Tiờn, Phỳ Lương, Thỏi Nguyờn”. dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Dương Thị Thanh Hà.

doc66 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than của mỏ than Phấn Mễ đến môi trường nước thị trấn Giang Tiờn, Phỳ Lương, Thỏi Nguyờn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Những vấn đề về môi trường và có liên quan đến môi trường bắt đầu được người ta quan tâm vào cuối thế kỉ XVIII, khi quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên đi kèm với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Cho đến ngày nay, thế giới không ngừng đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường. Hàng loạt các biện pháp được đề xuất thực hiện và đã đạt được không ít thành tựu trong lĩnh vực này. Song chúng ta vẫn đứng trước những thách thức gay gắt về môi trường trên quy mô toàn cầu. Chớnh vì thế, các nước trên thế giới có liên quan chặt chẽ với nhau và quan hệ mật thiết với các vấn đề môi trường toàn cầu của từng nước. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Cùng với quá trình xây dựng phát triển lớn mạnh của đất nước thì ngành năng lượng ngày càng được chú ý quan tâm hơn, đặc biệt là ngành than – vàng đen của Tổ quốc. Hoạt động khai thác than đã và đang trực tiếp, gián tiếp tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập ổn định, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân địa phương đồng thời đóng góp một lượng lớn cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên hoạt động khai thác than cũng là nguyên nhân chính làm cho các vấn đề môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng ngày càng trở nên bức xúc ở các địa phương. Tại thị trấn Giang Tiên, Mỏ than Phấn Mễ là một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh hiệu quả đóng góp rất lớn vào nguồn ngân sách chung của thị trấn. Ngoài ra nhờ hoạt động của Mỏ đã đem lại công ăn việc làm cho hàng trăm lao động của thị trấn, đảm bảo đời sống của nhõn dân. Song chúng ta cũng không thể phủ nhận những tác động tiêu cực do hoạt động khai thác than của mỏ than Phấn Mễ đem lại cho môi trường nói chung và môi trường nước của địa phương nói riêng. Vì vậy việc xác định rõ những ảnh hưởng xấu đó để tìm ra các biện pháp khắc phục là vô cùng bức thiết hiện nay. Xuất phát từ những yêu cầu trên của địa phương và nguyện vọng của bản thân cùng với sự nhất trí của khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than của mỏ than Phấn Mễ đến môi trường nước thị trấn Giang Tiờn, Phỳ Lương, Thỏi Nguyờn”. dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Dương Thị Thanh Hà. 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng môi trường nước nhằm xác định ảnh hưởng do hoạt động khai thác than của mỏ than Phấn Mễ tới môi trường nước tại thị trấn Giang Tiờn- Phỳ Lương- Thỏi Nguyờn. - Giúp cho chính quyền địa phương cũng như các nhà quản lí môi trường thấy được thực trạng công tác quản lí môi trường ở địa phương. - Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của khai thác than tới môi trường nước tại địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài. 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. - Tạo cho sinh viên có cơ hội vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, rèn luyện khả năng tổng hợp phân tích số liệu. - Là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm sau khi ra trường. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. Những kết quả của đề tài là cơ sở giúp cho: - Phòng TN & MT huyện Phú Lương, cán bộ môi trường thị trấn Giang Tiên thực hiện công tác quản lí và BVMT hiệu quả hơn. - Ban lãnh đạo Mỏ than Phấn Mễ thấy được hiện trạng môi trường nước để từ đó có những cải tiến về công nghệ, trang thiết bị … trong khai thác và xử lí môi trường nước, đẩy mạnh công tác BVMT được tốt hơn. 1.4. Yêu cầu của đề tài. - Chấp hành đúng chính sách môi trường của nhà nước, quy trình, quy phạm, quy định của ngành tài nguyên môi trường. - Các số liệu thu được phản ánh trung thực, khách quan. - Kết quả đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than của mỏ than Phấn Mễ đến môi trường nước thị trấn Giang Tiên phải chính xác. - Các kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi. Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước 2.1.1.1. Các khái niệm môi trường - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Đây là khái niệm tổng quát về môi trường. - Môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện. - Môi trường sống là tổng thể các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của cơ thể sống. -Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống, sự phát triển của từng cá nhân và toàn bộ cộng đồng người. - Theo Luật Môi trường Việt Nam sửa đổi năm 2005: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có liên quan mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. * Một số khái niệm liên quan đến môi trường - Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. - Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. - Khủng hoảng môi trường: là các suy thoái chất lượng MT sống ở quy mô toàn cầu, đe doạ cuộc sống loài người trên Trái Đất như sa mạc hoá, nguồn nước và biển bị ô nhiễm nghiêm trọng..thủng tầng ụzụn. - Tai biến môi trường: là quá trình gây hại vận hành trong hệ thống MT, phản ánh tính nhiễu loạn và tính bất ổn của hệ thống. Có 3 giai đoạn: Nguy cơ ( hiểm hoạ ): Đã tồn tại các yếu tố gây hại nhưng chưa gây mất ổn định cho hệ thống. Giai đoạn phát triển: tập trung và gia tăng các yếu tố tai biến, xuất hiện trạng thái mất ổn định nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống MT. Giai đoạn sự cố: trạng thái mất ổn định đã vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống, gây ra các thiệt hại không mong đợi cho con người (sức khoẻ,tớnh mạng, sản nghiệp) ==> thiên tai hoặc sự cố MT. - An ninh môi trường: là trạng thái mà một hệ thống MT có khả năng đảm bảo điều kiện sống an toàn cho con người và sinh vật cư trú trong hệ thống đó. - Tị nạn môi trường: con người và sinh vật buộc phải rời khỏi nơi cư trú truyền thống của mình tạm thời hay vĩnh viễn do sự huỷ hoại môi trường gây nguy hiểm cho cuộc sống của họ.Trờn thế giới cứ khoảng 225 người lại có một người phải tị nạn môi trường (TS. Lê Văn Thiện, 2007) [10]. 2.1.1.2. Ô nhiễm môi trường - ễ nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. - Nguyờn nhõn gây ô nhiễm chủ yếu do hoạt động của các hoạt động của con người gây ra như sản xuất công nghiệp, sinh hoạt, giao thông vận tải…Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm, thiên tai… tạo điều kiện cho nhiều loại vi sinh vật gây bệnh phát triển. 2.1.1.3. Ô nhiễm nước. a. Khái niệm: Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lớ, hoỏ học, sinh học của nước, với sự xuất hiện của các chất lạ ở thể rắn, lỏng làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. b. Các nguồn gây ô nhiễm nước * Nguồn gốc tự nhiên: Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là do sự nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió bão, lũ lụt..Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố, đô thị, khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn gọi là sự ô nhiễm không xác định được nguồn. * Nguồn gốc nhân tạo: Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do xả nước thải từ cỏc vựng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các phương tiện giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông vận tải đường biển. - Nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học chứa các chất thải trong quá trình vệ sinh, sinh hoạt của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ ), chất rắn và vi trùng. Tuỳ theo mức sống và lối sống mà lượng thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao. Tải lượng trung bình các tác nhân gây ô nhiễm nước chính do một người đưa vào môi trường trong một ngày được nêu trong bảng sau: Bảng 2.1. Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào hàng ngày TT Tác nhân ô nhiễm Tải lượng (g/người/ngày) 1 BOD5 45 -54 2 COD (1,6 – 1,9 )ìBOD5 3 Tổng chất rắn hoà tan(TDS) 170 – 220 4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 70 – 145 5 Clo( Cl-) 4 – 8 6 Tổng nitơ (tính theo N) 6 -12 7 Tổng photpho ( tính theo P ) 0,8 - 4 (Nguồn: Dư Ngọc Thành,2008) [9] - Nước thải đô thị: là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lí chung. Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70 – 90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống. Nhìn chung nước thải đô thị có thành phần tương tự như nước thải sinh hoạt. - Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví như nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ, nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ cũn cú cỏc kim loại nặng… - Nước chảy tràn: là nước chảy tràn từ mặt đất do mưa hoặc do thoát nước từ đồng ruộng là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ. Nước chảy tràn qua đồng ruộng đồng có thể cuốn theo các chất rắn, hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước chảy tràn qua khu vực dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp, có thể làm ô nhiễm nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hoá chất, vi trùng (Dư Ngọc Thành, 2008) [9]. c. Tác nhân và thông số ô nhiễm nguồn nước. * Tác nhân và thông số ô nhiễm hoỏ lớ nguồn nước. - Màu sắc: Nước tự nhiờn sạch thường trong suốt và không màu, cho phép ánh sáng mặt trời chiếu xuống tầng nước sâu. Khi nước chứa nhiều chất rắn lơ lửng, các loại tảo, chất hữu cơ…nú trở nên kém thấu quang với ánh sáng mặt trời.Các sinh vật sống ở đáy thường bị thiếu ánh sáng. Các chất rắn trong môi trường nước làm cho sinh vật hoạt động trở nên khó khăn hơn, một số trường hợp có thể gây tử vong cho sinh vật. Chất lượng nước suy giảm làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động bình thường của con người. - Mựi và vị: nước tự nhiên sạch không có mùi hoặc có mùi vị dễ chịu. Khi trong nước có sản phẩm phân huỷ chất hữu cơ, chất thải công nghiệp, các kim loại thì mùi vị trở nên khó chịu. - Độ đục: nước tự nhiên sạch thường không chứa các chất rắn lơ lửng nên trong suốt và không màu. Do chứa các hạt sét và mùn, vi sinh vật, hạt bụi, cỏc hoỏ chất kết tủa thì nước trở nên đục. Nước đục ngăn cản quá trình chiếu sáng của Mặt trời. Các chất rắn ngăn cản hoạt động bình thường của người và sinh vật khác. - Nhiệt độ: Nhiệt độ nước tự nhiên phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết của lưu vực hoặc môi trường khu vực. Nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải của các nhà nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân thường có nhiệt độ cao hơn nước tự nhiờn trong khu vực. Chất thải làm tăng nhiệt độ môi trường nước làm cho quá trình sinh, lớ, hoỏ của môi trường nước thay đổi, dẫn tới một số loài sinh vật sẽ không chịu đựng được sẽ chết đi hoặc chuyển đi nơi khác, một số còn lại phát triển mạnh mẽ. Sự thay đổi nhiệt độ nước thông thường không có lợi cho sự cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái nước. - Chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng là các hạt chất rắn vô cơ hoặc hữu cơ, kích thước bé, rất khó lắng trong nước như khoỏng sột, bụi than, mựn…Sự có mặt của chất rắn lơ lửng trong nước gây nên độ đục, màu sắc và các tính chất khác. - Độ cứng: Gây ra độ cứng của nước là do trong nước có chứa các muối Ca và Mg với hàm lượng lớn. - Độ dẫn điện: độ dẫn điện của nước có liên quan đến sự có mặt của ion trong nước. Các ion này thường là muối của kim loại như NaCl, KCl, SO42-… nước có tính độc hại cao thường liên quan đến các ion hoà tan trong nước. - Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. Sự thay đổi pH trong nước thường liên quan đến sự hiện diện các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ hữu cơ, sự hoà tan một số anion SO42-, NO3... - Nồng độ oxy tự do trong nước: nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng từ 8 – 10 ppm, dao động mạnh phụ thuộc nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo…Khi nồng độ oxy tự do trong nước thấp sẽ làm giảm hoạt động của các sinh vật trong nước nhiều khi dẫn đến chết. - Nhu cầu oxy hoá (BOD): là lượng oxy mà vi sinh vật cần dùng để oxy hoỏ cỏc chất hữu cơ có trong nước. - Nhu cầu oxy hoỏ hoỏ học (COD): là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoỏ các hợp chất hoá học bao gồm cả chất hữu cơ và vô cơ. * Tỏc nhõn hoá học - Kim loại nặng: như Hg, Cd, As,Zn… khi có nồng độ lớn đều làm nước bị ô nhiễm. Kim loại nặng không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hoá và thường tích luỹ lại trong cơ thể của sinh vật. Vì vậy chúng rất độc hại đối với sinh vật. - Các nhúm anion NO3-, PO43-, SO42-, các nguyên tố N, S, P ở nồng độ thấp là các chất dinh dưỡng với tảo và các sinh vật dưới nước. Ngược lại khi ở nồng độ cao sẽ gây ra sự phú dưỡng hoặc biến đổi sinh hoá trong cơ thể người và vật. - Thuốc bảo vệ thực vật: là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hoá học, được dùng để phòng trừ sâu bệnh trong nông nghiệp. Tuy nhiên trong sản xuất chỉ có một phần thuốc tác dụng trực tiếp lên côn trùng và sâu hại còn lại chủ yếu rơi vào nước, đất và tích luỹ trong môi trường hay các sản phẩm nông nghiệp. - Cỏc hoá chất hoà tan khác như cỏc nhúm xyanua, phenol, các hợp chất tẩy rửa… gây độc rất lớn cho nước. * Tác nhân sinh học Sinh vật trong môi trường nước có nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh những sinh vật có ích còn có nhiều nhóm sinh vật gây hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật khác. Trong số này đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh như các loại bệnh thương hàn, tả, lị, siờu vi khuẩn viêm gan B… Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phõn, rỏc, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật….( Nguyễn Thị Lợi, 2006) [4]. 2.1.2. Nguồn nước thải và đặc điểm nước thải công nghiệp 2.1.2.1. Nguồn nước thải. a. Khái niệm: Nguồn nước thải là nguồn phát sinh ra nước thải và là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu. b. Phân loại: Có nhiều cách phân loại nguồn nước thải. * Phân loại theo nguồn thải: có 2 loại là nguồn gây ô nhiễm xác định và không xác định. - Nguồn xác định (hay nguồn điểm): là nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng xả thải và các tác nhân gây ô nhiễm (ví dụ như mương xả thải). - Nguồn không xác định là nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định, không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng và tác nhân gây ô nhiễm. Nguồn này rất khó để quản lí (ví dụ như nước mưa chảy tràn qua ruộng đồng đổ vào ao hồ kênh rạch). * Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm thì gồm có tác nhân lớ hoỏ, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học. * Phân loại theo nguồn gốc phát sinh thì gồm có 4 nguồn nước thải là nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp và nguồn nước thải tự nhiên. ( Lê Văn Thiện, 2007)[10]. 2.1.2.2. Đặc điểm nguồn nước thải công nghiệp. Hiện nay người ta quan tâm nhiều tới ba nguồn thải chính là nguồn nước thải bệnh viện, nguồn nước thải công nghiệp và nguồn thải sinh hoạt. Đặc biệt nguồn nước thải công nghiệp là một thách thức lớn cho hệ thống sông hồ của nhiều nước trên thế giới và nhất là ở Việt Nam do những đặc tính độc hại của nó. Đặc điểm nguồn nước thải công nghiệp chứa nhiều hoá chất độc hại (kim loại nặng như Hg, As, Pb, Cd…); các chất hữu cơ khú phõn huỷ sinh học (phenol, dầu mỡ…) các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học từ cơ sở sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà thành phần tính chất tuỳ thuộc vào quá trình sản xuất cũng như quy mô xử lí nước thải. Nước thải của các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm có chứa nhiều chất phân huỷ sinh học; trong khi nước thải ngành công nghiệp thuộc da lại chứa nhiều kim loại nặng, sunfua, nước thải ngành sản xuất acquy lại chứa nồng độ axit và chì cao. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 2.2.1. Tình hình khai thác than trên thế giới. Cho tới nay than đá là nguồn năng lượng chủ yếu của loài người với tổng trữ lượng trên 700 tỷ tấn, có khả năng đáp ứng nhu cầu con người khoảng 180 năm. Đặc biệt trong năm 2002, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, người ta cũng nhận thấy những dấu hiệu tăng trưởng trở lại của ngành sản xuất muội than trên thế giới mặc dù doanh số của sản phẩm này luôn đạt ở mức cao trong năm 2000 đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm 2001. Sự phát triển trong tương lai của loại vật liệu này phụ thuộc rất nhiều vào ngành sản xuất các sản phẩm cao su vì ngành này tiêu thụ nhiều muội than nhất. Theo số liệu của SRL (Viện Nghiên cứu Stanford), năm 2001 công suất muội than thế giới vào khoảng 8,5 triệu tấn, trong khi đó năm 2000, thị trường Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản chỉ tiêu thụ có 3,8 triệu tấn muội than. Khoảng 70% sản lượng muội than của thế giới được sử dụng làm chất gia cường trong lốp ô tô và các loại xe cộ khác, 20% dùng cho sản xuất các sản phẩm khác như ống cao su, dây curoa, các sản phẩm cơ khí và đúc, giầy dép. 10% còn lại được sử dụng làm bột màu trong mực in, sơn và chất dẻo. Theo SRL, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành sản xuất muội than vào khoảng 1 - 2%/năm, gần giống như sự tăng trưởng của ngành sản xuất các sản phẩm cao su. Muội than được sản xuất bằng quá trình oxy hóa một phần các hyđrocacbon lỏng và khí ở nhiệt độ cao hơn 20000F. Phụ thuộc vào kích thước hạt, cầu trúc, độ tinh khiết và phương pháp sản xuất, muội than được phân thành các loại như: muội lò, muội đèn, muội xương và muội axetylen hay còn gọi là muội nhiệt. Hơn 90% sản lượng muội than thế giới là muội lò, một vật liệu thương mại. 10% còn lại cú cỏc ứng dụng đặc biệt hoặc có giá cao hơn muội lò. Ba nhà sản xuất muội than lớn nhất thế giới là Degussa AG, Đức; Cabot Corp., Boston (Mỹ) và Columbian Chemicals Co. Ngoài ra cũng còn một số cơ sở lớn khác như Engineered Carbon Co.; Taiwan - based China Syntheric Rubber; Tokai Carbon (Nhật Bản); và lndia’s Aitya Biria Group v.v.... Nói chung, lợi nhuận mà các nhà sản xuất thu được từ muội than vẫn tiếp tục còn bị nhiều sức ép. Theo một nhà phân tích thị trường về muội than thì có thể là trong một vài năm tới, một số nhà sản xuất nhỏ vẫn sẽ phải dừng sản xuất và doanh số của muội than sẽ tăng trung bình khoảng từ 1 đến 2% hàng năm. 2.2.2. Tình hình khai thác than ở Việt Nam. Nước ta ngành công nghiệp than đã ra đời và trải qua quá trình phát triển hơn 120 năm. Tổng cộng đã khai thác được 278 triệu tấn than sạch. Trong thời Pháp thuộc, từ năm 1883 đến tháng 3/1955 đã khai thác trên 50 triệu tấn than sạch, đào hàng trăm km đường lũ, búc và đổ thải hàng chục triệu m3 đất đá. Từ năm 1995 đến 2001 đã khai thác được gần 228 triệu tấn than sạch, đào 1041km đường lũ; búc và đổ thải 795 triệu m3 đất đá trên diện tích bãi thải hàng trăm ha; sử dụng hàng triệu m3 gỗ chống lò, hàng trăm ngàn tấn thuốc nổ và hàng triệu tấn nhiên liệu các loại; trong đó, riêng từ năm 1995 đến 2001 (khi Tổng công ty Than Việt Nam được thành lập) đã khai thác 73,4 triệu tấn than sạch (bằng 26,4% tổng sản lượng toàn ngành khai thác từ trước tới nay), đào 504,5km đường lũ; búc và đổ thải 237,2 triệu m3 đất đá (đạt 48,5% tổng số đường lò và 29,8% tổng khối lượng đất đá của toà
Tài liệu liên quan