Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây cốc quan trọng cung cấp lương thực cho con người và thức ăn cho vật nuôi. Ngô còn là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp lương thực - thực phẩm - dược phẩm và công nghiệp nhẹ. Hiện nay, ngô đang được quan tâm đặc biệt với vai trò là nguồn
nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học.
Cuối thế kỷ XX nghề trồng ngô trên thế giới đã có sự phát triển kỳ diệu thành tựu .Nhờ ứng dụng rộng rãi công nghệ giống ngô lai và những di truyền ,kỹ thuật canh tác vào sản xuất . Hiện nay trên thế giới luá mì lúa nước và cây ngô được coi là 3 cây ngũ cốc chính của loài người song không có cây nào sánh kịp với cây ngô về quy mô, hiệu quả về ưu thế lai.
Ở Việt Nam, cuộc cách mạng về ngô lai đã được nhà nước Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ và các tỉnh trong cả nước đặc biệt quan tâm.Chính vì vậy trong vòng 10 năm (1990 - 2000) tỷ lệ trồng ngô lai tăng từ 0% lên tới 65%, một tốc độ phát triển rất nhanh trong lịch sử phát triển ngô lai thế giới và châu Á. Hiện nay việc sử dụng ngô làm lương thực ở nước ta vẫn còn nhiều, đặc biệt là những vùng khó khăn, những vùng có tập quán sử dụng ngô làm lương thực hàng ngày. Sự hạn chế về mặt dinh dưỡng của cây ngô là một số axit amin không thay thế như Lysine, Triptophan, Methionine thấp. Vì vậy nhiều nhà tạo giống ngô trên thế giới đã nghiên cứu cải thiện hàm lượng của một số axit amin không thể thay thế này.
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, một số giống ngô LVN99 đã được tạo ra, nhưng do nội nhũ mềm nên hạn chế phát triển. Những năm gần đây các nhà chọn tạo giống của Trung tâm cải tạo ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT)đã tạo ra các nhũ mềm cứng, chống chịu sâu bệnh, đổ, hạn tốt và cho nang suất tương đương ngô thường nhưng có chất lượng proteincao hơn ngô thường, với hàm lượng protein là 11% (ngô thường là 8.59%) trong đó lysine trong protein là 40% triptophan trong prortein là 0,82% (ngô thường là 20% và 0,5%) (Lê Qúy Kha,Trần Hồng Uy,2002) [7]. Với số lượng ngô được sử dụng trong chăn nuôi hiện nay thì sử dụng giống ngô LVN99 cho phát triển chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh cao, làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị cạnh tranh của thị trường, ngoài ra ngô LVN99 rất có ý nghĩa cho đồng bào vùng cao, nơi mà đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán sử dung ngô làm lương thực, ngoài ra còn giúp họ xóa đói giảm nghèo một cách cơ bản hơn. Tuy nhiên bộ giống ngô LVN99 ở nước ta còn rất ít chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó chúng em đã tiến hành thí nghiệm với
đề tài : “ Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón vào thời kỳ trước trỗ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99 vụ xuân năm 2011. Tại trường Đại Học Nông Lâm -Thái Nguyên.”
62 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2515 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón vào thời kỳ trước trỗ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99 vụ xuân năm 2011. Tại trường Đại Học Nông Lâm -Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây cốc quan trọng cung cấp lương thực cho con người và thức ăn cho vật nuôi. Ngô còn là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp lương thực - thực phẩm - dược phẩm và công nghiệp nhẹ. Hiện nay, ngô đang được quan tâm đặc biệt với vai trò là nguồn
nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học.
Cuối thế kỷ XX nghề trồng ngô trên thế giới đã có sự phát triển kỳ diệu thành tựu .Nhờ ứng dụng rộng rãi công nghệ giống ngô lai và những di truyền ,kỹ thuật canh tác vào sản xuất . Hiện nay trên thế giới luá mì lúa nước và cây ngô được coi là 3 cây ngũ cốc chính của loài người song không có cây nào sánh kịp với cây ngô về quy mô, hiệu quả về ưu thế lai.
Ở Việt Nam, cuộc cách mạng về ngô lai đã được nhà nước Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ và các tỉnh trong cả nước đặc biệt quan tâm.Chính vì vậy trong vòng 10 năm (1990 - 2000) tỷ lệ trồng ngô lai tăng từ 0% lên tới 65%, một tốc độ phát triển rất nhanh trong lịch sử phát triển ngô lai thế giới và châu Á. Hiện nay việc sử dụng ngô làm lương thực ở nước ta vẫn còn nhiều, đặc biệt là những vùng khó khăn, những vùng có tập quán sử dụng ngô làm lương thực hàng ngày. Sự hạn chế về mặt dinh dưỡng của cây ngô là một số axit amin không thay thế như Lysine, Triptophan, Methionine…thấp. Vì vậy nhiều nhà tạo giống ngô trên thế giới đã nghiên cứu cải thiện hàm lượng của một số axit amin không thể thay thế này.
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, một số giống ngô LVN99 đã được tạo ra, nhưng do nội nhũ mềm nên hạn chế phát triển. Những năm gần đây các nhà chọn tạo giống của Trung tâm cải tạo ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT)đã tạo ra các nhũ mềm cứng, chống chịu sâu bệnh, đổ, hạn tốt và cho nang suất tương đương ngô thường nhưng có chất lượng proteincao hơn ngô thường, với hàm lượng protein là 11% (ngô thường là 8.59%) trong đó lysine trong protein là 40% triptophan trong prortein là 0,82% (ngô thường là 20% và 0,5%) (Lê Qúy Kha,Trần Hồng Uy,2002) [7]. Với số lượng ngô được sử dụng trong chăn nuôi hiện nay thì sử dụng giống ngô LVN99 cho phát triển chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh cao, làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị cạnh tranh của thị trường, ngoài ra ngô LVN99 rất có ý nghĩa cho đồng bào vùng cao, nơi mà đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán sử dung ngô làm lương thực, ngoài ra còn giúp họ xóa đói giảm nghèo một cách cơ bản hơn. Tuy nhiên bộ giống ngô LVN99 ở nước ta còn rất ít chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó chúng em đã tiến hành thí nghiệm với
đề tài : “ Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón vào thời kỳ trước trỗ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99 vụ xuân năm 2011. Tại trường Đại Học Nông Lâm -Thái Nguyên.”
2. Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục đích .
Xác định được sự ảnh hưởng của một số liều lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99 tìm ra mức bón thích hợp nhất với giống ngô LVN99.
2.2 Yêu cầu của đề tài.
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99 qua các công thức bón đạm khác nhau.
Nghiên cứu khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh hại của giống ngô LVN99 qua các công thức bón đạm .
Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô LVN99 qua các công thức bón đạm.
3. Ý nghĩa của đề tài.
3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu
Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học tạo điều kiện cho sinh viên học hổi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, gắn liền lý thuyết với thực tế.
Qua đó guips sinh viên nâng cao được chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Giúp sinh viên biết cách viết, trình bày một báo cáo khoa học.
3.2. Ý nghĩa trong sản xuất
Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra được lượng phân đạm bón thích hợp để giống ngô LVN99 đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ở Việt Nam, nông nghiệp nông thôn có vị trí rất quan trọng. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển của khu vực này. Trải qua các giai đoạn phát triển, nông dân, nông nghiệp và nông thôn đã có những đóng góp tạo nên những thành tựu lớn trong công cuộc đổi mới. Cho đến nay, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá, quan hệ sản xuất từng bước đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hoá. Những thành tựu đó đã góp phần rất quan trọng vào sự ổn định kinh tế - xã hội, tạo tiền đề đầy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Đóng góp một phần không nhỏ đối với sự phát triển đó là hệ thống các cây lương thực, trong đó có cây ngô. Tuy hiện nay cây lúa vẫn đang giữ vị trí đứng đầu về sản lượng cũng như tầm quan trọng nhưng với khả năng phát triển trong tương lai, cây ngô đã từng bước tự chứng tỏ được mình.
Ngô là cây trồng quang hợp theo chu trình C4, có tiềm năng năng suất cao mà không một cây cốc có thể so sánh kịp. Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nói chung và khai thác triệt để vị trí, vai trò của cây ngô nói riêng, công tác lai tạo những giống ngô mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích ứng rộng là một yêu cầu cấp thiết. Trong đó yếu tố giống có vai trò hết sức quan trọng đối với việc nâng cao năng suất và sản lượng ngô.
Với vai trò làm lương thực cho người (17%), thức ăn cho chăn nuôi (gần 70%) và làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và công nghiệp nhẹ khác (khoảng 10%) (Ngô Hữu Tình, 2009) [42], ngô đã được hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới gieo trồng và liên tục mở rộng sản xuất.
Việt Nam là quốc gia có truyền thống lúa nước lâu đời, lương thực chính là gạo, song người dân cũng rất thích ăn ngô dưới dạng ngô luộc, ngô nướng,ngô rang, bỏng ngô. Trước kia còn nghèo đói và do mất mùa, nông dân vẫn thường ăn ngô dưới dạng độn với cơm hoặc ngô bung. Hiện nay, đồng bào một số dân tộc thiểu số vùng cao như H'mông, Dao... vẫn ăn ngô như nguồn lương thực chính theo truyền thống và vì điều kiện kinh tế còn nghèo dưới dạng mèn mén.
Do chất lượng protein ở ngô không cao vì hàm lượng một số axit amin không thay thế như lysine, triptophan, methionine thấp nên việc sử dụng ngô nhiều có ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho người và vật nuôi. Trước thực tế đó, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu chọn tạo ra các giống ngô LVN99 với hàm lượng protein cao hơn và đặc biệt có hàm lượng lysine, triptophan, methionine gấp đôi ngô thường. Hiện nay có nhiều giống ngô lai LVN99 đã được đưa vào sản xuất. Giống lai LVN99 có năng suất cao chủ yếu phù hợp cho các vùng trồng ngô thâm canh, còn đối với các vùng đồi núi còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật canh tác, giống ngô LVN99
khả thi hơn.
Miền núi phía Bắc nước ta là vùng khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Người dân vùng này còn rất nghèo, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Ở một số vùng khó khăn những người dân nghèo đói vẫn phải sử dụng ngô làm lương thực và một số đồng bào dân tộc có tập quán sử dụng ngô làm lương thực chính từ lâu đời. Vì vậy, việc sử dụng giống ngô LVN99 là một nhu cầu thiết thực và cấp bách, góp phần giảm chi phí đầu tư cho sản xuất, đồng thời đạt được năng suất và chất lượng protein cao, đem lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt có thể giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho người dân miền núi, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi, đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi.
Ngô là cây trồng tạo ra một lượng năng suất, vật chất rất lớn trong một vụ trồng.Vì vậy ngô hút từ đất một lượng dinh dưỡng rất lớn trong quá trình sống, đặc biệt là dinh dưỡng đạm. Phân đạm đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cây ngô, tham gia vào quá trình hình thành protein…, do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng protein trong hạt ngô. Người dân ở vùng nông thôn, vùng núi thường có tập quán trồng ngô trên nương rẫy, không bón phân hoặc bón với hàm lượng rất ít trong khi nhu cầu sử dụng các chất dinh dưỡng của cây ngô lại rất cao, điều đó làm cho đất nghèo kiệt về dinh dưỡng, không cung cấp đủ nhu cầu cho cây ngô, cho nên năng suất ngô thường thấp, chất lượng kém, chính vì vậy nghiên cứu liều lượng bón đạm thích hợp đối với giống ngô LVN99 là một vấn đề rất cần thiết trước khi mở rộng ra sản xuất.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng em tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón vào thời kỳ trước trỗ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99 vụ xuân năm 2011. Tại trường Đại Học Nông Lâm –Thái Nguyên.”
2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
2.1. Tình hình sản xuất ngô và ngô LVN99 trên thế giới
Có thể nói rằng trong ba cây ngũ cốc chính của loài người : Lúa nước, lúa mì, và cây ngô thì không có cây nào sánh kịp với cây ngô về tiềm năng năng suất hạt, về quy mô, tỷ lệ và hiệu quả ưu thế lai.
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Do có nền di truyền rộng và thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau nên cây ngô được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng 140 nước trồng ngô, trong đó có 38 nướ c là các nướ c phát triển cò n lại là các nước đang phát triển (Báo cáo tổng kết 29 của ISAAA) [1]. Tổng diện tích trồng năm 2009 lên đến 159,53 triệu ha, năng suất 5,12 tấn/ha và sản lượng 817,11 triệu tấn một năm (FAOSTAT, 2010) [34].
Ngô được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: làm lương thực, thực phẩm, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến...Hiện nay ngô còn là nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất năng lượng sinh học (ethanol), đây được coi là giải pháp cho sự thiếu hụt năng lượng trong tương lai. Ở Mỹ, trên 90% ethanol được sản xuất từ ngô với hơn 2680 nhà máy. Trung Quốc cũng đang tập trung đầu tư xây dựng nhiều cở sở nghiên cứu về nguồn năng lượng sinh học này với mục tiêu ethanol nhiên liệu sẽ tăng lên 2 tỷ lít vào năm 2010 và 10 tỷ lít vào năm 2020 (Ngô Sơn, 2007)[12]. Để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất ethanol, các nhà khoa học thuộc Đại học bang Michigan (Mỹ) đã tạo ra một số giống ngô mới chuyên sản xuất ethanol, giống ngô mới này cho phép tạo ra sản phẩm ethanol hiệu quả hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu và sản xuất mà năng suất, sản lượng và diện tích ngô trên thế giới tăng lên liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay.
Kết quả được thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới từ năm 2006 - 2009.
Năm
Diện tích
(Triệu/ha)
Năng suất
( Tấn/ha)
Sản lượng
(Triệu/tấn)
2006
148,83
4,75
706,69
2007
159,05
4,96
789,48
2008
161,10
5,13
826,22
2009
159,53
5,12
817,11
(Nguồn: FAOSTAT, 2010) [34]
Qua bảng 1.1 cho thấy, sản xuất ngô trên thế giới tăng lên không ngừng cả về diện tích và năng suất. Năm 2006 năng suất ngô trung bình thế giới mới chỉ đạt 4,75 tấn/ha, diện tích 148,83 triệu ha. Đến năm 2009 diện tích 159,53 triệu ha và năng suất ngô đạt 5,12 tấn/ha cả diện tích năng suất có tăng lên không đáng kể. Trong công tác cải tạo giống cây trồng trên cơ sở ưu thế lai, ngô lai là một thành công kỳ diệu của nhân loại. Nhờ sử dụng giống ngô lai và kỹ thuật trồng trọt tiên tiến mà năng suất ngô trên thế giới càng ngày càng tăng lên.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2009
Nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Mỹ
31,83
9,66
307,38
Trung Quốc
30,48
5,35
163,12
Brazil
13,79
3,71
51,23
Italia
0,91
8,60
7,88
Đức
0,52
9,75
4,53
(Nguồn FAOSTAT, 2010) [10]
Qua bảng 2.2, chúng ta thấy: Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên Thế giới nước có diện tích và sản lượng lớn nhất là Mỹ diện tích là 31,83 triệu/ha, sản lượng là 307,38 triệu tấn, diện tích, năng suất lớn thứ 2 là Trung Quốc 30,48 triệu ha và sản lượng 163,12 triệu tấn. Braxin có diện lớn thứ 3 nhưng năng suất thấp chỉ đạt 3,71tấn/ha, sản lượng cao hơn Đức và Italia đạt 51,23 triệu tấn. còn Đức và Italia có diện tích nhỏ hơn Đức 0,52 triệu ha nhưng năng suất cao hơn cả Mỹ và Trung Quốc, Italia diện tích là 0,91 triệu ha đạt năng suất cao hơn so với Trung Quốc.
2.2.Tình hình sản xuất ngô LVN99 ở Việt Nam
Cây ngô được đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm (N.2.2.Tình hình sản xuất ngô và ngô LVN99 ở Việt Nam
Ngô là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau cây lúa ở nước ta. Ngô được đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm (Ngô Hữu Tình, 2009) [42]. Do có vai trò quan trọng đối với kinh tế xã hội cộng với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nên ngô đã nhanh chóng được mở rộng, trồng khắp các vùng miền cả nước.
Cùng với sự tiến bộ của toàn thế giới, việc phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam trong vài thập kỷ cuối thế kỷ 20 cũng đã thu được những kết quả quan trọng. Đạt được thành tựu lớn trong sản xuất ngô ở nước ta trong những năm gần đây là nhờ có những chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước trong việc áp dụng thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác vào sản xuất nên cây ngô đã có những bước tiến mạnh về diện tích, năng suất và sản lượng.
Năng suất ngô Việt Nam đến cuối những năm 1970 chỉ đạt 10 tạ/ha do trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với CIMMYT, nhiều giống ngô cải tiến đã được trồng ở nước ta, góp phần đưa năng suất lên gần 15 tạ/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên,ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc mở rộng giống lai và cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Năm 1991, diện tích trồng giống lai chưa đến 1% trên hơn 400 nghìn ha trồng ngô, năm 2007 giống lai đã chiếm khoảng 95% trong số hơn 1 triệu ha. Năm 1994, sản lượng ngô Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn và năm 2008 có diện tích, năng suất và sản lượng cao nhất từ trước đến nay: Diện tích 1.125,9nghìn ha, năng suất 40,2 tạ/ha, sản lượng vượt ngưỡng 4 triệu tấn - 4,5 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2009) [45].
Bảng 2.3: Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn 2001- 2009
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
1961
229,2
1,14
260,1
1975
229,2
1,05
280,6
1990
432,0
1,55
671,0
1994
524,6
2,14
1.143,9
2000
730,2
2,51
2.005,9
2005
1.072,6
3,60
3.787,1
2007
1.072,8
3,96
4.250,9
2008
1.140,2
4,01
4.573,1
2009
1.086,8
4,03
4.381,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN và PTNT 2010 [21])
Sản xuất ngô ở Việt Nam trải qua nhiều bước thăng trầm, đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn,được chia làm 3 giai đoạn chính:
Giai đoan 1: trước năm 1975 do điều kiện còn khó khăn nên cây ngô chưa được chú trọng, vì vậy diện tích đạt 229 nghìn ha, năng suất 1,14 tấn/ha, với sản lượng bình 260,1 nghìn tấn/năm.
Giai đoạn 2: Từ năm 1975 – 1994 diện tích trồng ngô tăng chậm từ 229,2 nghìn ha (năm 1975) lên 534,6 nghìn ha (năm 1994). Đầu những năm 1990 ngành sản xuất ngô Việt Nam thực sự có một bước tiến nhảy vọt, gắn liền với việc sử dụng giống ngô lai ra sản xuất, đây là bước chuyển tiếp quan trọng trong chương trình phát triển ngô lai ở Việt Nam – từ giống thụ phấn tự do sang giống ngô quy ước. Hàng loạt các giống ngô lai đã được mở rộng ra sản xuất:LVN10,LVN4,LVN5, LVN9,LVN12, LVN17...Do được chọn tạo trong nước nên được tạo ra có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái và tập quán canh tác của người dân, giá thành giống chỉ bằng 50- 70% so với các giống nước ngoài cùng loại.
Giai đoạn 3: Từ năm 1994 đến nay, diện tích trồng ngô tăng nhanh, đồng thời với việc tăng không ngừng về năng suất. Năm 2008 và 2009 năng suất và sản lượng ngô cao nhất từ trước đến nay, năng suất đạt từ 4,01- 4,03 tấn/ha, sản lượng 4.381,8- 4.573,1 nghìn trên diện tích 1.086,8- 1.140,2 nghìn ha. So với năm 1990, khi chưa sử dụng giống ngô lai trong sản xuất thì diện tích tăng trên 2,5 lần, còn sản lượng tăng trên 6,5 lần.
Trong thời gian gần đây, việc tiêu thụ ngô hàng hóa trong nước chủ yếu do các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi, thông qua các đại lý hoặc các tư thương thu mua gom lại, sấy khô rồi cung ứng cho các nhà máy. Hiện nay, tại một số tỉnh như Sơn La, Hà Tây, Hòa Bình...đã hình thành các cụm sấy ngô hạt do các tư nhân tự đầu tư và thu mua của dân, rồi cung cấp cho các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi.
Theo báo cáo của Viện Quy Hoạch và thống kê nông nghiệp, dự kiến đến năm 2010, tổng nhu cầu sư dụng ngô trong cả nước là 4,8 triệu tấn và năm 2020 là 6 triệu tấn. Trong đó sử dụng cho chế biến thức ăn chăn nuôi là 2,3 triệu tấn (2005) và 3,5 triệu tấn (2010). Dự đoán trong thờ gian tới diện tích ngô lai sẽ tiếp tục tăng cao do nhu cầu trong chăn nuôi tăng.
3. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới và Việt Nam
3.1 Dinh dưỡng của cây ngô
3.1.1 Các nguyên tố dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô
Cây ngô hút các chất dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng phát triển bình thường qua các chất vô cơ. Trong quá trình quang hợp, để tạo lập hydratcacbon, ngô sử dụng CO2 thu được trong không khí, ion H+ và nguyên tố oxy có nguồn gốc từ nước. Nước thẩm thấu xuống đất được cây hút vào nhờ các tế bào rễ con, sau đó dẫn từ tế bào này đến tế bào khác đẻ tham gia vào các dòng vật chất trong cây. Các yếu tố trong đất như muối khoáng được hào tan và tồn tại trong dung dịch đất hoặc bám trên bề mặt keo đất.
Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây mà người ta chia ra các nhóm:
Nhóm đa lượng : Cacbon, oxy, hydro, nitơ, photpho, lưu huỳnh, kali, canxi, magiê.
Nhóm vi lượng : Sắt, mangan, kẽm, đồng, molipden, bo, clo,nhôm, bạc, natri, coban, bari.
Các nguyên tố tạo thành cơ thể cây ngô chiếm số lượng lớn, chúng tham gia xây dựng các hợp chất hữu cơ trong cây. Ví dụ : C, O, H, N, P, S…tạo nên nước, đường, tinh bột, xenlulozơ, amino axit , protein, lipit…
Các nguyên tố khoáng tham gia trực tiếp vào các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cây. Chúng có vai trò lớn trong các quá trình quang hợp hô hấp, cân bằng nước cũng như toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Các yếu tố chính hoặc thành phần tham gia cấu trúc của các hệ thống chức phận như bộ máy quang hợp, chuỗi hô hấp, các trung tâm tổng hợp protein. Trong cây tồn tại các ion K+, Ca++, Mg++, và N+, chúng điều khiển các tính chất và khả năng thẩm thấu trên bề keo của tế bào. Các nguyên tố kim loại có hóa trị thay đổi khi ở dạng ion ( Fe, Ca, Zn, Mn ) điều khiển quá trình oxy hóa khử trong trao đổi chất, chúng là những xúc tác sinh học.
Có thể nói ít nhất 16 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết để tạo thành cơ thể và ổn định sinh trưởng bình thường của cây ngô. Thiếu các nguyên tố này có thể gây ra những biến đổi làm suy yếu hoặc rối loạn thay đổi sinh trưởng phát triển của cây ngô. Điều quan trọng những nguyên tố này phải hàm lượng thích hợp trong đất và có hàm lượng dễ tiêu đối với cây ngô.
Cây ngô hấp thụ các yếu tố khoáng dưới dạng ion dung dịch đất hay từ bề mặt keo đất tuân theo quá trình chung về dinh dưỡng khoáng. Các ion đó là đạm amon và nitrat, photpho axit…
Nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây là đất trồng trọt. Độ mầu mỡ của đất được hình thành và phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố, trong đó có tác động trực tiếp của con người và cây trồng. Những đặc điểm như: thành phần đất mẹ hay nguồn phù sa, hàm lượng và chất lượng mùn, sét khoáng, thành phần cơ giới, độ kết bám, độ chua, chế độ nước, hàm lượng dinh dưỡng tổng số hay dễ tiêu, khả năng cung cấp dinh dưỡng… đã quy định độ màu mỡ của đất.
3.1.2. Nhịp độ tạo chất khô và hấp thụ một số dinh dưỡng chính của cây ngô.
Sự hút các chất dinh dưỡng thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây ngô. Dựa vào biến đổi hình thái của cây để xác định nhu cầu dinh dưỡng từng thời kỳ của cây ngô.
Viện kỹ thuật cây ngũ cốc và thức ăn gia súc (Pháp) chia quá trình sinh trưởng của cây ngô ra làm 3 giai đoạn như sau :
- Giai đoạn tăng trưởng chậ