Khóa luận được thực hiện trong thời gian gần 3 tháng (từ tháng 01/06/2011 đến 21/08/2011) tại Bến Xe Miền Đông - TP. Hồ Chí Minh.
Các vấn đề môi trường tại nơi công cộng thường ít được quan tâm, chú ý do chúng khá phức tạp về thành phần ô nhiễm và mức độ ô nhiễm không cao so với các cơ sở sản xuất, đây là điểm mới lạ và là đòi hỏi cấp bách cho việc thực hiện đề tài này.
Trên nền tảng kiến thức đã học, chọn lọc và tính toán cơ sở lý luận cho đề tài. Đề tài dựa trên các công cụ kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp (Bến xe là loại hình dịch vụ vận tải).
Bến xe Miền Đông là một trong những bến xe lớn nhất nước hiện nay với hầu hết các loại hình kinh doanh như vận tải hành khách, hoạt động của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống và dịch vụ vệ sinh xe; kèm theo đó là các vấn đề môi trường liên quan như kiểm soát xả thải nước thải sinh hoạt, quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại, vấn đề khí thải từ khói xe, mùi hôi nơi công cộng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vấn đề xả thải nước thải là một vấn đề rất cần được quan tâm tại đây.
Để cải thiện tình trạng xả thải của bến xe, khóa luận đã đi sâu phân tích hiệu quả hoạt động của đội vệ sinh môi trường, những tồn đọng trong công tác quản lý, đồng thời đưa ra các nhóm giải pháp về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm xử lý các vấn đề nước thải tại bến xe trước khi thải ra moi trường góp phần bảo vệ môi trường.
93 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại Bến Xe Miền Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
{
Sau 1.5 năm học tập và rèn luyện cùng bạn bè và thầy cô tại mái trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TpHCM đầy kỉ niệm, cuối cùng thì bài Luận Văn tốt nghiệp cũng đã được hoàn thành đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi sinh viên. Hơn ai hết, lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tôi xin được kính tặng tất cả mọi người, những người đã luôn bên tôi cùng chia sẻ những nhọc nhằn công việc, những lúc thảnh thơi, hạnh phúc của niềm vui và những kinh nghiệm sống thật đẹp.
Trước tiên là những người luôn yêu thương và ủng hộ tôi: Bạn bè, người thân là động lực lớn nhất giúp tôi có niềm tin và hy vọng, san sẻ niềm vui nỗi buồn và cùng tôi chia sẽ những thành công.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cám ơn đến toàn thể thầy cô trường ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ nói chung và thầy cô Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học nói riêng, đặc biệt là thầy Nguyễn Xuân Trường là người đã có những đóng góp rất lớn không chỉ giúp tôi hoàn thành bài Luận Văn này mà hơn hết là sự trưởng thành trong suy nghĩ và công việc.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn tất cả mọi người!
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khóa luận được thực hiện trong thời gian gần 3 tháng (từ tháng 01/06/2011 đến 21/08/2011) tại Bến Xe Miền Đông - TP. Hồ Chí Minh.
Các vấn đề môi trường tại nơi công cộng thường ít được quan tâm, chú ý do chúng khá phức tạp về thành phần ô nhiễm và mức độ ô nhiễm không cao so với các cơ sở sản xuất, đây là điểm mới lạ và là đòi hỏi cấp bách cho việc thực hiện đề tài này.
Trên nền tảng kiến thức đã học, chọn lọc và tính toán cơ sở lý luận cho đề tài. Đề tài dựa trên các công cụ kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp (Bến xe là loại hình dịch vụ vận tải).
Bến xe Miền Đông là một trong những bến xe lớn nhất nước hiện nay với hầu hết các loại hình kinh doanh như vận tải hành khách, hoạt động của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống và dịch vụ vệ sinh xe; kèm theo đó là các vấn đề môi trường liên quan như kiểm soát xả thải nước thải sinh hoạt, quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại, vấn đề khí thải từ khói xe, mùi hôi nơi công cộng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vấn đề xả thải nước thải là một vấn đề rất cần được quan tâm tại đây.
Để cải thiện tình trạng xả thải của bến xe, khóa luận đã đi sâu phân tích hiệu quả hoạt động của đội vệ sinh môi trường, những tồn đọng trong công tác quản lý, đồng thời đưa ra các nhóm giải pháp về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm xử lý các vấn đề nước thải tại bến xe trước khi thải ra moi trường góp phần bảo vệ môi trường.
MỤC LỤC
a
Phụ lục bKÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD: Nhu cầu ôxy sinh hóa
COD: Nhu cầu ôxy hóa học
PP: Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
SS: Chất rắn lơ lửng
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN: Tiêu chuẩn vệ sinh
TCN: Tiêu chẩn ngành
HTXLNT: Hệ thống xử lý nước thải
HTXL: Hệ thống xử lý
ĐVT: Đơnvị tính
DO: Diesel oil
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn bến xe 22
Bảng 3.1: Diện tích đất sử dụng 30
Bảng 3.2: Lượng nước cấp tiêu thụ qua các tháng(6,12/2009; 2/2010) 38
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước thải 39
Bảng 4.1: Phương án phân loại nguồn, xử lý nước thải 48
Bảng 4.2: Kết quả tính toán bể thu gom 52
Bảng 4.3: Kết quả tính toán bể điều hòa 55
Bảng 4.4: Kết quả tính toán bể lọc sinh học 65
Bảng 4.5: Kết quả tính toán bể lắng sinh học 71
Bảng 4.6: Kết quả tính toán bể khử trùng 73
Bảng 4.7: Kết quả tính toán bể chứa bùn 75
Bảng 4.8: Vốn đầu tư các hạng mục xây dựng và thiết bị 75
Bảng 4.9: Bảng chi phí điện năng tính cho 1 năm 77
Bảng 4.10: Các chi phí khác 78
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp. 5
Hình 2.2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục 6
Hình 2.3: Sơ đồ biểu thị các kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp 8
Hình 2.4: Các phương pháp xử lý cơ học 13
Hình 2.5: Các phương pháp xử lý hóa học 14
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự tại Bến Xe Miền Đông 32
Hình 3.2 : Sơ đồ tổ chức bộ phận môi trường tại bến xe Miền Đông 41
Hình 4.1: Sơ đồ bể chứa và xứ lý nước thải nhiễm dầu nhớt 47
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải 49
Hình 4.3: Bể thu gom 51
Hình 4.4: Bể điều hòa 53
Hình 4.5: Bể lọc sinh học hiếu khí 62
Hình 4.6: Bể lắng sinh học 69
Hình 4.7: Máng răng cưa 70
Hình 4.8: Bể khử trùng 73
Hình 4.9: Bể chứa bùn 74
Hình 4.6: Bể lắng sinh học 69
Chương 1
MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền và các tổ chức quốc tế do những tác động xấu của chúng làm suy giảm nặng nề đến chất lượng môi trường tự nhiên và chất lượng cuộc sống con người. Không chỉ có các ngành công nghiệp sản xuất mới gây ra ô nhiễm môi trường, hiện nay vấn đề ô nhiễm còn phát sinh ở các lĩnh vực dịch vụ, tuy so về lượng ô nhiễm thì không cao hơn các cơ sở sản xuất nhưng lại đa dạng các loại hình ô nhiễm môi trường. Điển hình trong số đó là loại hình dịch vụ vận tải mà các bến xe hiện nay chình là những điểm nóng nhức nhối.
Dịch vụ vận tải hiện nay đang là một trong những ngành dịch vụ liên quan rất lớn đến đời sống nhân dân mà đặc biệt là người dân sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh bởi tính tiện ích và nhu cầu ngày càng cao của nó. Tuy có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân và đặc biệt là môi trường tự nhiên nhưng các vấn đề môi trường tại các bến xe hầu hết ít được quan tâm đến. Vấn đề ô nhiễm tại các bến xe không chỉ đa dạng về loại hình ô nhiễm (đất, nước, không khí, chất thải rắn,… ) mà phần lớn các loại ô nhiễm này còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nói chung và hành khách nói riêng.
Cần xây dựng những chương trình môi trường nói chung, đưa ra các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường cụ thể, thực tế áp dụng tại các bến xe nhằm cải thiện môi trường tự nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho hành khách và người dân sinh sống gần bến xe.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện với những mục tiêu đặt ra như sau:
Đánh giá thực trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại bến xe Miền Đông.
Xây dựng cơ sở, triển khai và đánh giá khả năng áp dụng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường cụ thể tại Bến xe Miền Đông.
Khảo sát hệ thống, đưa ra phương án cải tạo hợp lý.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện các nội dung cụ thể sau:
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
Tổng quan về bến xe Miền Đông nơi thực hiện đề tài.
Nghiên cứu và đánh giá thực trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại bến xe.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường tại bến xe.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu các phương pháp sau được sử dụng:
Điều tra, phỏng vấn các đối tượng có liên quan: các đối tượng được phỏng phấn bao gồm công nhân trực tiếp làm việc tại bến xe, trưởng phòng điều hành, các cán bộ quản lý tại bến xe và hành khách.
Khảo sát thực địa: nhằm thu thập các dữ liệu liên quan đến các hoạt động vận tải diễn ra tại bến xe, hiện trạng môi trường và xem xét công tác bảo vệ môi trường tại bến xe.
Phương pháp tổng hợp tài liệu: xem xét, phân tích, tổng hợp các tài liệu có sẵn.
Lấy mẫu, phân tích mẫu nước thải vệ sinh bến và nước thải sinh hoạt tại bến nhằm tạo cơ sở dữ liệu đáng tin cậy cho việc đánh giá hiện trạng môi trường nước và mức độ tác động đến môi trường. Chỉ tiêu phân tích gồm: BOD5, COD, SS, pH, dầu mỡ,…
PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu thực hiện trong khuôn viên bến xe Miền Đông với diện tích 62.612 m2 (địa chỉ: 292 Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM )
Đề tài được nghiên cứu và hoàn thành trong khoảng thời gian gần 3 tháng (từ tháng 01/06/2011 đến tháng 21/08/2011)
Giới hạn nghiên cứu đề tài
Đề tài dừng lại ở việc xây dựng các giải pháp quản lý và xử lý nước thải riêng cho lĩnh vực môi trường cho bến xe Miền Đông chưa bao gồm việc đưa ra phương án lồng ghép với các chương trình khác có trong tiến trình quản lý tổng hợp tại bến xe.
Đề tài được dự trù thực hiện với nguồn nhân lực và vật chất còn thấp nên mức độ chính xác về số liệu chỉ ở mức tương đối.
Đề tài thực hiện tại bến xe Miền Đông nơi có mật độ hành khách khá cao và lượng lưu thông lại không đồng đều giữa các tháng trong năm vì vậy mức độ khảo sát ô nhiễm chưa điển hình và chỉ tính toán cụ thể tại thời gian đang làm đề tài.
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là việc áp dụng tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa , khống chế không cho ô nhiễm xẩy ra hoặc có ô nhiễm xẩy ra thì chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm.
Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường.
Ngăn ngừa ô nhiễm:
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, cách tiếp cận cuối đường ống cũng như tái sinh đang được thay thế dần bằng cách tiếp cận chủ động bậc cao và được ưa chuộng hơn, đó là ngăn ngừa ô nhiễm.
Khái niệm ngăn ngừa ô nhiễm có thể được hiểu là:
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc áp dụng một các liên tục chiến lược ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi trường với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường.
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc các thao tác vận hành sao cho giảm bớt hoặc loại trừ sự tạo ra các chất ô nhiễm hoặc các chất thải ngay tại nguồn. Nó bao gồm các hành động làm giảm việc sử dụng các vật liệu độc hại, năng lượng, nước hoặc các nguồn tài nguyên khác, các hành động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thông qua việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả hơn.
Cách tiếp cận của ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Các yếu tố cốt lõi của cách tiếp cận về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công nghiệp được tổng hợp lại trong sơ đồ sau:
Ngăn ngừa
Con người
Môi trường
Giảm rủi ro
Liên tục
Thống nhất
Chiến lược đối với:
-Con người.
-Sản phẩm/ Dịch vụ
Chiến lược đối với:
-Con người.
-Sản phẩm
Thống nhất
Liên tục
Liên tục
Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp.
(Nguồn: UNEP, 1995).
Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn.
Giảm các rủi ro cho con người và môi trường.
Kết quả mà các doanh nghiệp đạt được:
Giảm bớt các chi phí vận hành.
Tăng lợi nhận.
Không nhất thiết phải đầu tư lớn.
Tăng cổ phần trên thị trường.
Tính khả thi cao.
Phương pháp thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách liên tục theo chu trình khép kín, chương trình ngăn ngừa ô nhiễm có thể thực hiện theo các bước sau:
Giành được sự đồng tình của quản lý cấp cao
Phân tích khả thi và các cơ hội PP
Đánh giá chất thải và các cơ hội kiểm soát
Xem xét quá trình và các trở ngại
Thiết lập chương trình PP
Duy trì chương trình
Xác định và thực thi các giải pháp
Đánh giá chương trình kiểm soát ô nhiễm
Hình 2.2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục
(nguồn: HWRIC,1993)
Giành được sự đồng tình và ủng hộ của ban lãnh đạo công ty.
Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, phát triển một kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp và đào tạo công nhân về ngăn ngừa ô nhiễm.
Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các máy móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn về mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp.
Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.
Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã được tập hợp.
Tập hợp các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi khả năng lựa chọn đó.
Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.
Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và những lợi ích liên tục của công ty.
Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
Biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường có thể chia ra làm các nhóm chính sau:
Giảm thiểu tại nguồn.
Tái chế và tái sử dụng lại.
Cải tiến sản phẩm / dịch vụ.
Biện pháp xử lý cuối đường ống.
Các kỹ thuật và các bước thực hiện kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp có thể biểu thị qua sơ đồ sau:
Xử lý nước thải
Xử lý bụi và khí thải
KỸ THUẬT
NGĂN NGỪA Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP
Thay đổi quá trình
Thay đổi sản phẩm / dịch vụ
Thay đổi công nghệ
Thay đổi vật liệu đầu vào
Tái chế và tái sử dụng lại
Cải tiến việc quản
lý nôi tại và vận
hành sản xuất
Xử lý cuối đường ống
Xử lý chất thải rắn
Bảo toàn năng lượng
Giảm tại nguồn
Hình 2.3: Sơ đồ biểu thị các kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn, thay đổi sản phẩm / dịch vụ
Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các thủ thuật làm giảm về lượng hoặc độc tính của bất kỳ một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm nào đi vào các dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ ở bên ngoài.
Nội dung:
Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất:
Cải tiến các thao tác vận hành.
Bảo dưỡng các thiết bị máy móc.
Cải tiến các thói quen quản lý không phù hợp.
Cải tiến về lập kế hoạch sản xuất.
Ngăn ngừa việc thất thoát, chảy tràn.
Tách riêng các dòng thải.
Cải tiến về điều khiển vật liệu.
Đào tạo nâng cao nhận thức.
Phân loại chất thải.
Tiết kiệm năng lượng.
Bảo toàn năng lượng
Ngăn ngừa thất thoát.
Phục hồi và tái sử dụng.
Thay đổi quá trình
Thay đổi công nghệ
Thay đổi về quy trình.
Tăng cường tính tự động hóa.
Cải tiến các điều kiện vận hành.
Cải tiến các thiết bị.
Sử dụng công nghệ mới.
Thay đổi sản phẩm / dịch vụ
Thiết kế các sản phẩm / dịch vụ sao cho tác động đến môi trường là nhỏ nhất.
Tăng vòng đời sản phẩm / dịch vụ.
Thay đổi vật liệu đầu vào
Làm sạch vật liệu trước khi sử dụng.
Thay đổi các vật liệu độc hại bằng các vật liệu ít độc hơn.
Tái sinh chất thải
Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy.
Các cách tái sinh khác tại nhà máy.
Tái sinh bên ngoài nhà máy.
Bán cho mục đích tái sử dụng.
Tái sinh năng lượng.
Biện pháp xử lý cuối đường ống
Xử lý cuối đường ống cũng là phương pháp ứng dụng khá phổ biến, vì với tình hình môi trường nước ta như hiện nay không thể không phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất nên phải vừa kết hợp biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm với biện pháp xử lý cuối đường ống thì mới có thể cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi trường.
Biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải
Phương pháp cơ học: Dùng để tách các chất không hòa tan và một phần chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học bao gồm: Song chắn rác, bể lắng cát, bể tự hoại, bể lắng, bể tách dầu mỡ, bể lọc.
Phương pháp xử lý hóa lý: Phương pháp xử lý hóa lý là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn. Biến đổi hóa học thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không gây độc hay gây ô nhiễm môi trường. Các phương pháp thường ứng dụng để xử lý nước thải là: Trung hòa, keo tụ, hấp phụ, bay hơi, tuyển nổi…
Phương pháp xử lý sinh học: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật có trong nước thải. Quá trình hoạt động của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hóa và trở thành những chất vô cơ, các chất khí đơn giản…
Quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: Cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học…
Quá trình xử lý diễn ra trong điều kiện nhân tạo: Bể lọc sinh học, bể aerotank, bể UASB…
Chính sách về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay
Nguyên tắc xây dựng chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Nguyên tắc 1: Người gây ô nhiễm phải chịu phí.
Nguyên tắc 2: Người sử dụng phải trả tiền.
Nguyên tắc 3: Phòng ngừa và ngăn chặn.
Nguyên tắc 4: Huy động sự tham gia của cộng đồng.
Nguyên tắc 5: Khuyến khích, hỗ trợ việc thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp.
Các công cụ áp dụng ngăn ngừa ô nhiễm
Giải pháp hành chính, công cụ chỉ huy và kiểm soát
Là những biện pháp thể chế nhằm tác động tới hành vi của con người gây ô nhiễm môi trường, bằng cách cấm đoán hay giới hạn việc thải ra môi trường một số chất thải hay giới hạn hoạt động trong một khoảng thời gian hay khu vực nhất định thông qua các biện pháp cấp giấy phép, đặt ra tiêu chuẩn hoặc khoanh vùng.
Với công cụ này, chính phủ có vai trò tập trung giám sát thông qua việc áp dụng hai công cụ chủ yếu: Bộ luật và các thanh tra – các nhà quản lý nhà nước. Các công cụ này được áp dụng nhằm quy định và cưỡng chế thi hành các quy định về môi trường.
Công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là những biện pháp kinh tế tác động tới việc đưa ra quyết định trước hành vi của những pháp nhân ô nhiễm bằng cách khuyến khích họ lựa chọn những phương án hoạt động có lợi cho bảo vệ môi trường. Đó là những biện pháp như thuế ô nhiễm, lệ phí môi trường, ký quỹ môi trường…
Công cụ thông tin
Công cụ thông tin là những biện pháp nhằm giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức và trách nhiệm về môi trường cho cộng đồng dân cư, các cá nhân, pháp nhân sử dụng môi trường, để qua đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hành vi của họ.
Sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp đối với quy trình, đối với sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả và giảm rủi ro đến môi trường.
Lợi ích của việc áp dụng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường
Lợi ích về môi trường
Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.
Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.
Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi.
Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi ro và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản phẩm và các thế hệ mai sau.
Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty.
Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan quản lý môi trường.
Lợi ích về kinh tế
Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng có hiệu quả hơn.
Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản lý chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…).
Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng chất thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).
Chất lượng sản phẩm được cải thiện.
Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.
TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp này thường dùng trong quá trình xử lý sơ bộ nhằm để loại bỏ các tạp chất rắn, cặn, phân ra khỏi hỗn hợp nước thải bằng cách thu gom phân riêng.
Các phương pháp cơ học thường dùng:
Taùch raén khoûi loûng
SCR
Laéng
Tuyeån noåi
Loïc
Ly taâm
Laéng
Neùn buøn
loïc
loïc maøng
Khöû nöôùc
ly taâm
neùn buøn
Thoâng
thöôøng
Taàng buøn
lô löûng
Tuaàn hoaøn buøn
OÁng/vaùch nghieâng
Loïc
chaäm
Loïc nhanh
Loïc
Lôùpphuû
Ly taâm
Khöû H2O
Ñieän giaûi
(Electrodialysis)
UF
(Untra-Filter)
NF
(Nano-Filter)
RO
ReverseOsmosis
MF
(Micro-Filter)
Loïc chaân
khoâng
Loïc eùp
Loïc daây ñai
Aùp löïc
Troïng löïc
Hình 2.4: Các phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý
Bao gồm các phương pháp: oxy hóa khử, keo tụ, hấp phụ, trích ly, tuyển nổi, khử mùi, khử khí. Phương pháp này ít được sử dụng vì hiệu quả xử lý không cao, chỉ dùng để xử lý sơ bộ nước thải.
Các phương pháp hóa lý thường dùng:
Xöû lyù hoùa lyù
Keo tuï vaø
taïo bo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tran Minh Thanh_2007.doc
- khoa luan.dwg