Hiện nay, du lịch đã và đang là một ngành công nghiệp quan trọng và
chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong GDP của mỗi quốc gia. Du lịch được xem
như là ngành “công nghiệp không khói” mang lại nguồn ngân sách rất lớn cho
Nhà nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần bảo tồn và
phát triển nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Theo thống kê
mới công bố của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO),Việt Nam đứng thứ 6
trong 10 nước tăng trưởng du lịch mạnh nhất thế giới đầu năm 2017 và đứng đầu
châu Á về tốc độ phát triển du lịch. Đây là kết quả từ sự vào cuộc quyết liệt của
tất cả các cấp nhằm thúc đẩy du lịch phát triển trên lộ trình trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn của đất nước. Có thể thấy du lịch Việt Nam đã có những thành tựu
đáng kể. Hiện nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7/2018 ước
đạt 1.188.817 lượt, tăng 0,5% so với tháng 06/2018 và tăng 14,7% so với cùng
kỳ năm 2017. Tính chung 7 tháng năm 2018 ước đạt 9.080.347 lượt khách, tăng
25,4% so với cùng kỳ năm 2017 ( Báo cáo của Tổng cục Du lịch, 7/2018). Điều
đó chứng tỏ hình ảnh du lịch Việt Nam đã được bạn bè quốc tế đón nhận rộng
rãi hơn.
Trên thế giới, du lịch mạo hiểm đã được biết đến từ những năm đầu của
thế kỷ 20 và có sự tăng trưởng khá nhanh thông qua việc ra đời của các sản
phẩm cũng như những điểm đến mới trong những năm gần đây, đặc biệt là khu
vực Đông và Nam Á. Hiện nay Việt Nam đã và đang phát triển nhiều loại hình
du lịch đa dạng khác nhau. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam cũng rất cần có những
loại hình du lịch mới mẻ. Một trong số những loại hình du lịch mới hiện đang có
xu hướng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam đó là du lịch mạo hiểm. Mặc dù điều
kiện để phát triển loại hình du lịch mạo hiểm này tại Việt Nam là rất lớn nhưng
do các yếu tố chủ quan và khách quan mà sự phát triển của loại hình du lịch này
vẫn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn đó.
Đà Lạt là thành phố có nhiều điều kiện để phục vụ cho phát triển loại hình
du lịch mạo hiểm. Du lịch mạo hiểm mới thực sự du nhập vào Đà Lạt khoảng 5
năm trở lại đây. Với lợi thế về địa hình và khí hậu, ngành Du lịch của địa
phương xác định đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du
lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, những điều kiện trên lại chưa được địa phương khai
thác hiệu quả cho phát triển hoạt động du lịch này. Chính vì vậy, việc khai tháccác thế mạnh tại Đà Lạt hiện nay là cơ sở để giúp địa phương tạo ra những sản
phẩm du lịch mới độc đáo, tăng sức hấp dẫn đối với du khách, góp phần đẩy
mạnh sự phát triển của ngành Du lịch.
82 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
-------------------------------
ISO 9001:2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH
Sinh viên: Hoàng Thu Hiền
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo
HẢI PHÒNG - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
-----------------------------------
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU
LỊCH MẠO HIỂM TẠI ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH
Sinh viên :Hoàng Thu Hiền
Giảng viên hướng dẫn:ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo
HẢI PHÒNG - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
--------------------------------------
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Sinh viên: Hoàng Thu Hiền Mã SV: 1412601041
Lớp: VH1802 Ngành: Văn hóa du lịch
Tên đề tài: Nghiên cứu điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại
Đà Lạt, Lâm Đồng
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp
(về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ).
..
..
..
..
..
..
..
..
2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán.
..
..
..
..
..
..
..
..
..
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.
..
..
..
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn thứ nhất:
Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Thảo
Học hàm, học vị: Thạc sỹ
Cơ quan công tác:Khoa Du lịch - Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn: Nghiên cứu điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo
hiểm tại Đà Lạt, Lâm Đồng.
Người hướng dẫn thứ hai:
Họ và tên:.............................................................................................
Học hàm, học vị:...................................................................................
Cơ quan công tác:.................................................................................
Nội dung hướng dẫn:............................................................................
Đề tài tốt nghiệp được giao ngày tháng năm
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng năm
Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên Người hướng dẫn
Hải Phòng, ngày ...... tháng........năm 2018
Hiệu trưởng
GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp:
..
..
..
..
..
..
..
2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra
trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số
liệu):
..
..
..
..
..
..
..
..
..
3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
..
..
..
Hải Phòng, ngày tháng năm
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
CỦA NGƯỜI CHẤM PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Nghiên cứu điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt,
Lâm Đồng
Sinh viên: Hoàng Thu Hiền Lớp:VH1802
1. Đánh giá chất lượng đề tài tốt nghiệp về các mặt thu thập và phân tích tài
liệu, số liệu ban đầu; cơ sở lí luận chọn phương án tối ưu, cách tính toán chất
lượng thuyết minh bản vẽ, giá trị lí luận và thực tiễn của đề tài.
2. Cho điểm của người chấm phản
biện: (Điểm ghi bằng số và
chữ)
Ngày tháng năm 2018
Người chấm phản biện
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM ...... 4
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch mạo hiểm................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm của du lịch mạo hiểm ................................................................ 6
1.1.3. Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm....................................................... 7
1.1.3.1. Điều kiện về điểm đến............................................................................. 7
1.1.3.2. Điều kiện về chủ thể tham gia .............................................................. 14
1.1.4. Phân loại du lịch mạo hiểm ..................................................................... 15
1.1.4.1. Theo mức độ nguy hiểm của các hoạt động .......................................... 15
1.1.4.2. Theo không gian tổ chức ...................................................................... 15
1.1.5. Ý nghĩa của du lịch mạo hiểm đối với ngành du lịch ............................... 15
1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch mạo hiểm tại một số Quốc gia và Việt Nam
........................................................................................................................... 17
1.2.1. Du lịch mạo hiểm trên Thế giới ............................................................... 17
1.2.2. Du lịch mạo hiểm tại Việt Nam ............................................................... 19
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 19
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI
ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG ....................................................................................... 20
2.1. Giới thiệu khái quát về Đà Lạt ................................................................... 20
2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 20
2.1.2. Lịch sử hình thành ................................................................................... 20
2.2. Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt ...................................... 22
2.2.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch ............................................................... 22
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .................................................................. 22
2.2.1.2. Tài nguyên nhân văn ............................................................................ 28
2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ du lịch ........................................ 31
2.2.3. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 36
2.2.4. Cơ chế chính sách và các dự án đầu tư du lịch tại Đà Lạt ...................... 39
2.2.5. Điều kiện về chủ thể tham gia ................................................................. 41
2.2.5.1. Thị trường khách .................................................................................. 41
2.2.5.2. Phương thức tổ chức ............................................................................ 42
2.2.6. Đánh giá điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, Lâm Đồng .. 44
2.3. Thực trạng khai thác du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt ..................................... 45
2.3.1. Số lượng khách du lịch ............................................................................ 45
2.3.2. Các hoạt động du lịch mạo hiểm và dịch vụ liên quan ............................ 47
2.3.3. Phương thức tổ chức ............................................................................... 48
2.3.4. Hiện trạng sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng ...................... 49
2.3.5. Hiện trạng sử dụng nhân lực du lịch ....................................................... 51
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 53
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ
CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI ĐÀ
LẠT, LÂM ĐỒNG .............................................................................................. 53
3.1. Định hướng phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, Lâm Đồng ................ 53
3.1.1. Phát triển du lịch mạo hiểm gắn kết với cộng đồng địa phương ............. 54
3.1.2. Định hướng và chính sách phát triển ...................................................... 55
3.2. Giải pháp khai thác hiệu quả các điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại
Đà Lạt, Lâm Đồng ............................................................................................. 56
3.2.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch mạo hiểm 56
3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với cư dân địa phương ..... 57
3.2.3. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch mạo hiểm ......................................... 58
3.2.4. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch mạo hiểm .................................... 59
3.2.5. Hoàn thiện các cơ chế chính sách ........................................................... 61
3.2.6. Đảm bảo vệ sinh môi trường ................................................................... 62
3.2.7. Đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi tham gia loại hình du lịch mạo
hiểm ................................................................................................................... 62
3.2.8. Tố chức khóa học dạy các kỹ năng để xử lý tình huống có thể xảy ra cho
khách du lịch ..................................................................................................... 63
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 64
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Thị
Phương Thảo. Cô đã hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ em từ khi chọn đề tài cho đến khi
hoàn chỉnh luận văn này. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô, em mới có thể
thuận lợi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Dân lập Hải
Phòng, quý thầy cô trong Khoa Du lịch đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành
bài khóa luận.
Được sự giúp đỡ của trường Đại học Dân lập Hải Phòng, thầy cô, gia đình
và bạn bè cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành đề tài
khóa luận: “Nghiên cứu điều kiện phát triển loại hình du lịch hiểm tại Đà Lạt,
Lâm Đồng”.
Trong quá trình làm đề tài khóa luận do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn
chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 13 tháng 08 năm 2018
Sinh viên
Hoàng Thu Hiền
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, du lịch đã và đang là một ngành công nghiệp quan trọng và
chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong GDP của mỗi quốc gia. Du lịch được xem
như là ngành “công nghiệp không khói” mang lại nguồn ngân sách rất lớn cho
Nhà nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần bảo tồn và
phát triển nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Theo thống kê
mới công bố của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO),Việt Nam đứng thứ 6
trong 10 nước tăng trưởng du lịch mạnh nhất thế giới đầu năm 2017 và đứng đầu
châu Á về tốc độ phát triển du lịch. Đây là kết quả từ sự vào cuộc quyết liệt của
tất cả các cấp nhằm thúc đẩy du lịch phát triển trên lộ trình trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn của đất nước. Có thể thấy du lịch Việt Nam đã có những thành tựu
đáng kể. Hiện nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7/2018 ước
đạt 1.188.817 lượt, tăng 0,5% so với tháng 06/2018 và tăng 14,7% so với cùng
kỳ năm 2017. Tính chung 7 tháng năm 2018 ước đạt 9.080.347 lượt khách, tăng
25,4% so với cùng kỳ năm 2017 ( Báo cáo của Tổng cục Du lịch, 7/2018). Điều
đó chứng tỏ hình ảnh du lịch Việt Nam đã được bạn bè quốc tế đón nhận rộng
rãi hơn.
Trên thế giới, du lịch mạo hiểm đã được biết đến từ những năm đầu của
thế kỷ 20 và có sự tăng trưởng khá nhanh thông qua việc ra đời của các sản
phẩm cũng như những điểm đến mới trong những năm gần đây, đặc biệt là khu
vực Đông và Nam Á. Hiện nay Việt Nam đã và đang phát triển nhiều loại hình
du lịch đa dạng khác nhau. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam cũng rất cần có những
loại hình du lịch mới mẻ. Một trong số những loại hình du lịch mới hiện đang có
xu hướng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam đó là du lịch mạo hiểm. Mặc dù điều
kiện để phát triển loại hình du lịch mạo hiểm này tại Việt Nam là rất lớn nhưng
do các yếu tố chủ quan và khách quan mà sự phát triển của loại hình du lịch này
vẫn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn đó.
Đà Lạt là thành phố có nhiều điều kiện để phục vụ cho phát triển loại hình
du lịch mạo hiểm. Du lịch mạo hiểm mới thực sự du nhập vào Đà Lạt khoảng 5
năm trở lại đây. Với lợi thế về địa hình và khí hậu, ngành Du lịch của địa
phương xác định đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du
lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, những điều kiện trên lại chưa được địa phương khai
thác hiệu quả cho phát triển hoạt động du lịch này. Chính vì vậy, việc khai thác
các thế mạnh tại Đà Lạt hiện nay là cơ sở để giúp địa phương tạo ra những sản
phẩm du lịch mới độc đáo, tăng sức hấp dẫn đối với du khách, góp phần đẩy
mạnh sự phát triển của ngành Du lịch.
Vì vậy, việc nghiên cứu sâu hơn về điều kiện và thực trạng phát triển du
lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, Lâm Đồng là việc làm cần thiết. Từ những yêu cầu và
thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu điều kiện phát triển loại
hình du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, Lâm Đồng” cho bài khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giới thiệu về loại
hình du lịch còn khá là mới mẻ ở nước ta đó là du lịch mạo hiểm, đồng thời
nghiên cứu các điều kiện phát triển loại hình du lịch này tại Đà Lạt, Lâm Đồng
để khẳng định đây là một điểm đến đầy tiềm năng rất thích hợp để phát triển loại
hình du lịch này. Cuối cùng trên cơ sở phân tích thực trạng, tiến tới đề xuất một
số ý kiến, giải pháp nhằm phát triển hơn nữa đối với loại hình du lịch mới mẻ
này tại Đà Lạt nói riêng và Việt Nam nói chung.
3. Phương pháp nghiên cứu vấn đề
3.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Là phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở
thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan
tới đề tài nghiên cứu. Tác giả sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết.
3.2. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp
Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn
tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du
lịch trong đề tài nghiên cứu. Việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và
số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các
chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển
du lịch trong phạm vị nghiên cứu của đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đề tài tập chung vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá điều kiện phát triển du
lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, Lâm Đồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà
Lạt, Lâm Đồng.
Về mặt thời gian:Sử dụng các thông tin số liệu từ năm 2013 - 2018.
Về mặt nội dung: Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về
loại hình du lịch mạo hiểm và phân tích, đánh giá các điều kiện phát triển loại
hình du lịch này tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm
khai thác hiệu quả các điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt,
Lâm Đồng.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho loại hình du lịch mạo hiểm.
Việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ góp phần giúp các sinh viên trong Khoa
Du lịch có thêm tài liệu tham khảo về loại du lịch này. Việc đánh giá các điều
kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm sẽ giúp thành phố Đà Lạt nhận thức rõ
được các thuận lợi sẵn có và khó khăn còn tồn tại. Từ đó tác giả sẽ đề xuất các
giải pháp tích cực để thành phố Đà Lạt có định hướng cụ thể trong việc phát
triển loại hình du lịch này như là một sản phẩm du lịch đặc trưng của Thành
phố.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội
dung chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch mạo hiểm.
Chương 2: Điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt,
Lâm Đồng.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các điều
kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, Lâm Đồng.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch mạo hiểm
1.1.1. Khái niệm
Du lịch mạo hiểm (Adventure Travel/ Adventure Tourism) không còn là
thuật ngữ mới lạ ở Việt Nam, nhưng trong Luật Du lịch Việt Nam chưa có một
định nghĩa và những quy định, điều kiện cụ thể để khai thác du lịch mạo hiểm,
nếu có chỉ là những quy định nội bộ.
Hiệp hội Thương mại Du lịch mạo hiểm (Adventure Travel Trade
Association - ATTA) đưa ra định nghĩa: “Du lịch mạo hiểm là chuyến đi có ít
nhất hai trong ba yếu tố sau đây: hoạt động thể lực, môi trường tự nhiên và trải
nghiệm văn hóa. Cũng giống như những loại hình du lịch khác, du lịch mạo
hiểm có thể được trải nghiệm ở trong nước hoặc ra nước ngoài, có chuyến nghỉ
qua đêm và không dài quá một năm”.
Trường đại học Thompson Rivers (Canada) đưa ra cách hiểu như sau:
“Du lịch mạo hiểm có thể được định nghĩa như là một hoạt động giải trí diễn ra
ở những điểm đến kỳ lạ, hoang dã hay khác thường. Hầu hết các hoạt động diễn
ra ở ngoài trời. Đó thường là các hoạt động thám hiểm và khám phá thế giới
bên ngoài. Đặc biệt là các bộ phận kỳ lạ hoang sơ của hành tinh chúng ta và
một thế giới nội tâm của thách thức cá nhân, tự nhận thức và tự chủ”.
Có rất nhiều loại hoạt động được coi là các hình thức khác nhau của du
lịch mạo hiểm, có thể phân được vào hai nhóm là nhóm dễ (Soft Adventure) và
nhóm khó (Hard Adventure). Các hoạt động trong nhóm dễ và khó đều có khả
năng sinh lời cao.
Bảng 1.1. Các loại hình du lịch mạo hiểm, xếp loại theo ATTA
Hoạt động
Loại
hình
Thám hiểm khảo cổ Dễ
Tham gia vào lễ hội/hội chợ địa
phương
Khác
Backpacking Dễ
Quan sát chim muông Dễ
Cắm trại Dễ
Chèo thuyền ca nô Dễ
Thám hiểm hang động Khó
Leo núi (đá/băng) Khó
Đi thuyền (cruise) Khác
Các hoạt động văn hóa Khác
Du lịch sinh thái Dễ
Chương trình giáo dục Dễ
Các hoạt động bền vững với môi
trường
Dễ
Câu cá Dễ
Làm quen với người dân địa phương Khác
Đi bộ leo núi Dễ
Cưỡi ngựa Dễ
Săn bắn Dễ
Chèo thuyền kayak Dễ
Học ngôn ngữ mới Khác
Lặn biển Dễ
Trekking Khó
Tour đi bộ Khác
Thăm bạn bè/gia đình Khác
Thăm các di tích lịch sử Khác
Du lịch hoạt động tình nguyện Dễ
Nguồn: UNWTO, 2014
Tập đoàn Alliance VN JSC đưa ra cách hiểu như sau: “Du lịch mạo hiểm
là một hình thức du lịch mang nhiều yếu tố khám phá và trải nghiệm những cảm
xúc khác lạ từ những chuyến du lịch đến những địa hình hiểm trở, độ nguy hiểm
vì vậy cũng tăng cao. Và kèm theo du lịch mạo hiểm, là những môn thể thao
mạo hiểm thích ứng và phù hợp với từng loại hình du lịch riêng biệt”.
GS.TS. Trương Quang Hải, PGS.TS. Đặng Văn Bào, TS. Nguyễn Hiệu
(thuộc Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội): “Du lịch
mạo hiểm là một hoạt động ngoài trời diễn ra ở nơi chúng ta không thường
xuyên tới hay ở một nơi đặc biệt nào đó. Hoạt động này có thể dẫn đến một số
rủi ro, song qua đấy chúng ta có thể học được những kinh nghiệm mới để chế
ngự chúng và vượt qua những thử thách đối với bản thân”.
Với những ý kiến trên có lẽ đã phần nào giúp chúng ta hiểu được bản chất
của từ “mạo hiểm”. Khái niệm về du lịch mạo hiểm là một khái niệm rất rộng
lớn. Chính vì vậy, mỗi người khi đã được đi và trải nghiệm loại hình du lịch này
họ sẽ có một định nghĩa cho riêng mình. Có thể một số người cho rằng đi bộ dài
ngày trong một khu rừng âm u, hoang dã là mạo hiểm, một số khác có thể cảm
thấy lướt sóng hoặc lặn cùng cá mập mới chính là mạo hiểmTất nhiên tất cả
những cách hiểu của họ đều là đúng, vì du lịch mạo hiểm là một phạm trù rất
rộng lớn, không có giới hạn cho riêng ai và để hiểu