Thực tếcho thấy một sốquốc gia giàu có là nhờvào chất lượng nguồn nhân lực
vì chất lượng nguồn nhân lực có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Chất lượng nguồn nhân lực lại phụthuộc rất nhiều vào chất lượng giáo dục – đào tạo
của nền giáo dục quốc gia. Đểbiết được chất lượng nguồn nhân lực đạt đến mức độnào
thì công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục là vô cùng quan trọng.
Hiện nay, nhìn chung các nước có nền giáo dục phát triển trên thếgiới đều lựa
chọn phương thức kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục bằng hình thức cho người học
làm những bài trắc nghiệm khách quan. Do vậy, việc tiếp cận nền giáo dục của họ đểtừ
đó tiếp thu, học hỏi, chọn lọc những phương án, phương pháp, nội dung bổích về
giáo dục là hết sức cần thiết, nhất là đối với khâu kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập của
học sinh.
Trong giai đoạn hiện nay, nền giáo dục nước ta cũng đã bắt đầu hòa nhập theo
xu hướng chung của các nước có nền giáo dục tương đối hoàn chỉnh trên thếgiới. Đã có
nhiều trường học, nhiều cơsởgiáo dục áp dụng việc kiểm tra đánh giá đối tượng của
mình bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và vấn đềnày đang được phổbiến rộng rãi
từcác bậc học đến cảcác bộmôn. Với xu hướng đổi mới hiện nay thì việc áp dụng hình
thức kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan cần được nghiên cứu
nghiêm túc đểsửdụng một cách có hiệu quảtrong giảng dạy và học tập ởnhà trường.
Theo nghịquyết số40/2000/QH – X (09/12/2000) của Quốc Hội khóa X về đổi
mới chương trình giáo dục phổthông, sách giáo khoa mới đã được đưa ra thí điểm năm
2003 và thực hiện đại trà năm 2006. Đến năm 2007 BộGiáo dục và Đào tạo đã tiến
hành kiểm tra kết quảhọc tập của học sinh bằng hình thức thi trắc nghiệm đối với một
sốmôn trong các kỳthi học kỳ ởtrường phổthông và đặc biệt là kỳthi tuyển sinh đại
học trên toàn quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu tiếp cận chương trình và hình thức thi trắc
nghiệm mới là nhiệm vụcủa tất cảgiáo viên cũng nhưsinh viên ngành sưphạm nhằm
trang bịcho mình những kiến thức cơbản và cần thiết trong giai đoạn đổi mới của nền
giáo dục hiện nay.
Tại hội nghịtoàn quốc vềgiáo dục đại học (Hà Nội 10/20001) BộGiáo dục và
Đào tạo đã đềnghịcác trường đại học đẩy mạnh hơn nữa hình thức tuyển sinh bằng
phương pháp trắc nghiệm khách quan. Điều đó cho thấy sựquyết tâm của ngành trong
việc đổi mới giáo dục bao gồm đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp
giảng dạy, phương tiện dạy học và quan trọng nhất là đổi mới phương pháp kiểm tra
đánh giá kết quảhọc tập của học sinh.
Vài năm gần đây, nhiều hoạt động nhằm cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá
kết quảhọc tập của học sinh – sinh viên đã được triển khai ởcác trường phổthông, cao
đẳng và đại học. Nhiều hội thảo tập huấn vềvấn đềnày đã được tổchức, ởmột số
trường phổthông đã yêu cầu giáo viên bộmôn xây dựng ngân hàng câu hỏi và tổchức
thi, kiểm tra cho nhiều môn học bằng các đềtrắc nghiệm khách quan, nhìn chung đây sẽ
là một xu thếphát triển tất yếu trong những năm tới.
Trong thời gian học tập ởgiảng đường Đại học An Giang và thời gian đi kiến
tập, thực tập ởmột sốtrường trung học phổthông, tôi đã được tiếp cận nhiều hình thức
kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập của học sinh thông qua các lần kiểm tra và thi học kỳ
với nhiều phương pháp khác nhau như: thực hành, tựluận, trắc nghiệm tựluận, trắc
Trang2
nghiệm khách quan Trong sốcác phương pháp đó tôi nhận thấy phương pháp trắc
nghiệm khách quan là phương pháp tương đối phù hợp với chuyên môn vật lý mà tôi
đang học. Theo tôi nếu xây dựng được bài trắc nghiệm khách quan đúng kỹthuật, đáp
ứng được mục tiêu giáo dục và nội dung bài học thì khi sửdụng phương pháp trắc
nghiệm khách quan cho nhiều bài thi chất lượng học tập sẽ đạt được kết quảtốt.
Từnhững lý do trên cho thấy việc xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
được xem là vấn đềcần thiết và mang tính cấp thiết. Là sinh viên ngành sưphạm vật lý
tôi cảm nhận được điều này nên đã mạnh dạn chọn đềtài nghiên cứu làm khóa luận tốt
nghiệp là “nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương
các định luật bảo toàn trong chương trình vật lý lớp 10”.
Với đềtài này tôi hy vọng sẽmang lại nhiều thông tin, sốliệu bổích giúp tôi có
thêm cơsở đểkiểm tra đánh giá hiện trạng học tập của học sinh sau khi học xong
chương này, từ đó có những giải pháp và bước đi thích hợp với mục đích cuối cùng là
tạo sựchuyển biến vềchất trong dạy và học môn vật lý ởtrường phổthông, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục của bộmôn lý nói riêng và chất lượng giáo dục ởtrường
PTTH nói chung
78 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương các định luật bảo toàn trong chương trình vật lý lớp 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN VẬT LÝ
ĐỖ THỊ BÍCH HỒNG
Lớp: DH5L
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN
CHƯƠNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 10”
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Th.s TRẦN VĂN THẠNH
An Giang, 05/2008
LỜI CẢM ƠN!
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
− Ban giám hiệu Trường Đại Học An Giang
− Ban chủ nhiệm Khoa Sư Phạm Trường Đại Học An
Giang
− Hội Đồng Khoa Học và Đào Tạo Khoa Sư Phạm
Trường Đại Học An Giang
− Thầy Trần Văn Thạnh - Giáo viên hướng dẫn
− Các thầy cô trong tổ bộ môn vật lý và các bạn sinh
viên học cùng khoá.
Đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình hướng dẫn, đôn
đốc và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài ........................................................................... 1
II. Mục đích nghiên cứu . ........................................................................ 2
III. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 2
IV. Giả thuyết khoa học ........................................................................... 2
V. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 2
VI. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3
VII. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 3
VIII. Đóng góp của đề tài............................................................................ 3
IX. Bố cục trình bày .................................................................................. 3
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1 : Cơ Sở Lý Luận Của Vấn Đề Nghiên Cứu
I. Lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập .................................... 5
II. Khái quát về phương pháp và kỹ thuật xây dựng .............................. 8
câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
III. Đánh giá chất lượng của câu hỏi trắc nghiệm và ............................. 16
đề thi trắc nghiệm
Chương 2 : Nội Dung Nghiên Cứu
I. Mục tiêu của chương các định luật bảo toàn.................................... 23
II. Bảng trọng số ................................................................................... 30
III. Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan .......................... 30
bốn lựa chọn chương các định luật bảo toàn. Đáp án và hướng dẫn
Chương 3 : Thực Nghiệm Sư Phạm
I. Khái niệm.......................................................................................... 46
II. Mục đích ........................................................................................... 46
III. Đối tượng .......................................................................................... 46
IV. Phương pháp thực nghiệm ................................................................ 46
V. Tiến trình thực nghiệm...................................................................... 46
VI. Tiêu chí đánh giá bài trắc nghiệm và câu hỏi trắc nghiệm ............... 47
VII. Kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................................... 47
VIII. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm........................................... 49
IX. Nhận xét – kết luận ........................................................................... 61
PHẦN III: KẾT LUẬN
I. Những kết quả đạt được của việc nghiên cứu đề tài ........................ 62
II. Những đóng góp của việc nghiên cứu đề tài .................................... 64
III. Kiến nghị .......................................................................................... 64
Trang1
PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Thực tế cho thấy một số quốc gia giàu có là nhờ vào chất lượng nguồn nhân lực
vì chất lượng nguồn nhân lực có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Chất lượng nguồn nhân lực lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giáo dục – đào tạo
của nền giáo dục quốc gia. Để biết được chất lượng nguồn nhân lực đạt đến mức độ nào
thì công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục là vô cùng quan trọng.
Hiện nay, nhìn chung các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới đều lựa
chọn phương thức kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục bằng hình thức cho người học
làm những bài trắc nghiệm khách quan. Do vậy, việc tiếp cận nền giáo dục của họ để từ
đó tiếp thu, học hỏi, chọn lọc những phương án, phương pháp, nội dung… bổ ích về
giáo dục là hết sức cần thiết, nhất là đối với khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh.
Trong giai đoạn hiện nay, nền giáo dục nước ta cũng đã bắt đầu hòa nhập theo
xu hướng chung của các nước có nền giáo dục tương đối hoàn chỉnh trên thế giới. Đã có
nhiều trường học, nhiều cơ sở giáo dục áp dụng việc kiểm tra đánh giá đối tượng của
mình bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và vấn đề này đang được phổ biến rộng rãi
từ các bậc học đến cả các bộ môn. Với xu hướng đổi mới hiện nay thì việc áp dụng hình
thức kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan cần được nghiên cứu
nghiêm túc để sử dụng một cách có hiệu quả trong giảng dạy và học tập ở nhà trường.
Theo nghị quyết số 40/2000/QH – X (09/12/2000) của Quốc Hội khóa X về đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới đã được đưa ra thí điểm năm
2003 và thực hiện đại trà năm 2006. Đến năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến
hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh bằng hình thức thi trắc nghiệm đối với một
số môn trong các kỳ thi học kỳ ở trường phổ thông và đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh đại
học trên toàn quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu tiếp cận chương trình và hình thức thi trắc
nghiệm mới là nhiệm vụ của tất cả giáo viên cũng như sinh viên ngành sư phạm nhằm
trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và cần thiết trong giai đoạn đổi mới của nền
giáo dục hiện nay.
Tại hội nghị toàn quốc về giáo dục đại học (Hà Nội 10/20001) Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã đề nghị các trường đại học đẩy mạnh hơn nữa hình thức tuyển sinh bằng
phương pháp trắc nghiệm khách quan. Điều đó cho thấy sự quyết tâm của ngành trong
việc đổi mới giáo dục bao gồm đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp
giảng dạy, phương tiện dạy học và quan trọng nhất là đổi mới phương pháp kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Vài năm gần đây, nhiều hoạt động nhằm cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của học sinh – sinh viên đã được triển khai ở các trường phổ thông, cao
đẳng và đại học. Nhiều hội thảo tập huấn về vấn đề này đã được tổ chức, ở một số
trường phổ thông đã yêu cầu giáo viên bộ môn xây dựng ngân hàng câu hỏi và tổ chức
thi, kiểm tra cho nhiều môn học bằng các đề trắc nghiệm khách quan, nhìn chung đây sẽ
là một xu thế phát triển tất yếu trong những năm tới.
Trong thời gian học tập ở giảng đường Đại học An Giang và thời gian đi kiến
tập, thực tập ở một số trường trung học phổ thông, tôi đã được tiếp cận nhiều hình thức
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua các lần kiểm tra và thi học kỳ
với nhiều phương pháp khác nhau như: thực hành, tự luận, trắc nghiệm tự luận, trắc
Trang2
nghiệm khách quan… Trong số các phương pháp đó tôi nhận thấy phương pháp trắc
nghiệm khách quan là phương pháp tương đối phù hợp với chuyên môn vật lý mà tôi
đang học. Theo tôi nếu xây dựng được bài trắc nghiệm khách quan đúng kỹ thuật, đáp
ứng được mục tiêu giáo dục và nội dung bài học thì khi sử dụng phương pháp trắc
nghiệm khách quan cho nhiều bài thi chất lượng học tập sẽ đạt được kết quả tốt.
Từ những lý do trên cho thấy việc xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
được xem là vấn đề cần thiết và mang tính cấp thiết. Là sinh viên ngành sư phạm vật lý
tôi cảm nhận được điều này nên đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu làm khóa luận tốt
nghiệp là “nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương
các định luật bảo toàn trong chương trình vật lý lớp 10”.
Với đề tài này tôi hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin, số liệu bổ ích giúp tôi có
thêm cơ sở để kiểm tra đánh giá hiện trạng học tập của học sinh sau khi học xong
chương này, từ đó có những giải pháp và bước đi thích hợp với mục đích cuối cùng là
tạo sự chuyển biến về chất trong dạy và học môn vật lý ở trường phổ thông, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn lý nói riêng và chất lượng giáo dục ở trường
PTTH nói chung.
II. Mục đích nghiên cứu
• Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương các
định luật bảo toàn trong sách giáo khoa vật lý lớp 10 để kiểm tra kết quả học tập của
học sinh khi học xong chương này.
• Từ kết quả thực nghiệm rút ra những kinh nghiệm cho bản thân về kỹ thuật
xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn vật lý ở
trường phổ thông.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
• Nghiên cứu về lý luận kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
• Nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn.
• Thực nghiệm sư phạm đánh giá bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan bốn lựa
chọn chương các định luật bảo toàn đã được xây dựng.
IV. Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu tốt kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn và xây dựng thành công một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn
chương các định luật bảo toàn trong chương trình vật lý lớp 10 thì góp phần tăng thêm
nhận thức của bản thân về sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh
giá kết quả học tập nói chung và vật lý nói riêng.
V. Đối tượng nghiên cứu
• Phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
• Kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
• Nghiên cứu và xây dựng các câu hỏi trắc nghệm khách quan bốn lựa chọn
chương các định luật bảo toàn trong chương trình vật lý lớp 10.
Trang3
VI. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn chương các định
luật bảo toàn trong chương trình vật lý lớp 10.
VII. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp đọc sách và tham khảo tài liệu
Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp phân tích đánh giá
VIII. Đóng góp của đề tài
• Bản thân hiểu được phương pháp xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
nhiều lựa chọn, hiểu được phương pháp luận của vấn đề nghiên cứu khoa học.
• Góp một phần vào ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong chương
trình vật lý lớp 10.
IX Bố Cục Trình Bày
Đề tài gồm ba phần:
PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
IV. Giả thuyết khoa học
V. Đối tượng nghiên cứu
VI. Phạm vi nghiên cứu
VII. Phương pháp nghiên cứu
VIII. Đóng góp của đề tài
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1 : Cơ Sở Lý Luận Của Vấn Đề Nghiên Cứu
I. Lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
II. Khái quát về phương pháp và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn
III. Đánh giá chất lượng của câu hỏi trắc nghiệm và đề thi trắc nghiệm
Chương 2 : Nội Dung Nghiên Cứu
I. Mục tiêu của chương các định luật bảo toàn
II. Bảng trọng số
Trang4
III. Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn chương các
định luật bảo toàn. Đáp án và hướng dẫn
Chương 3 : Thực Nghiệm Sư Phạm
I. Khái niệm
II. Mục đích
III. Đối tượng
IV. Phương pháp thực nghiệm
V. Tiến trình thực nghiệm
VI. Tiêu chí đánh giá bài trắc nghiệm và câu hỏi trắc nghiệm
VII. Kết quả thực nghiệm sư phạm
VIII. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
IX. Nhận xét – kết luận
PHẦN III: KẾT LUẬN
I. Những kết quả đạt được của việc nghiên cứu đề tài
II. Những đóng góp của việc nghiên cứu đề tài
III. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Lý luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra
Kiểm tra là việc xem xét tra cứu lại nhằm xác định xem sự lĩnh hội tri thức của
học sinh có phù hợp với mục tiêu dạy học đã quy định hay không. Việc kiểm tra các
hoạt động của học sinh giữ vai trò quan trọng đối với kết quả dạy học và giáo dục học
sinh, nó nhằm cung cấp những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
Các hình thức kiểm tra
- Kiểm tra thường xuyên: được thực hiện qua quan sát một cách có hệ
thống hoạt động của cả lớp nói chung và của mỗi học sinh nói riêng, qua các khâu ôn
tập củng cố bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Kiểm tra
thường xuyên giúp cho giáo viên kịp thời điều chỉnh cách dạy, trò kịp thời điều chỉnh
cách học tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển sang một bước mới.
- Kiểm tra định kỳ: được thực hiện sau khi học xong một chương lớn, một
phần của chương trình học hoặc sau một học kỳ. Nó giúp cho giáo viên và học sinh nhìn
lại kết quả dạy và học sau những kỳ hạn nhất định, đánh giá trình độ học sinh nắm một
lượng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, tương đối lớn, củng cố, mở rộng những điều đã học,
đặt cơ sở tiếp tục học sang những phần mới.
- Kiểm tra tổng kết: được thực hiện vào cuối mỗi giáo trình, cuối năm học
nhằm đánh giá kết quả chung, củng cố, mở rộng chương trình toàn năm của môn học,
chuẩn bị điều kiện để học chương trình của năm sau.
Trong quá trình dạy học giáo viên phải vận dụng kết hợp các hình thức kiểm tra
trên để phát hiện những nguyên nhân, những thiếu sót để có những biện pháp giúp đỡ
học sinh kịp thời.
Đánh giá
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận thức, phán đoán về kết quả của
công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục
tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực
trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Các khâu của quá trình đánh giá trong dạy học
- Đánh giá chuẩn đoán: được tiến hành trước khi dạy một chương trình
hay một vấn đề quan trọng nào đó nhằm giúp cho giáo viên nắm được tình hình những
kiến thức liên quan đã có trong học sinh, những điểm học sinh đã nắm vững, những lỗ
hổng cần bổ khuyết… để quyết định cách dạy thích hợp.
- Đánh giá từng phần: được tiến hành nhiều lần trong giảng dạy nhằm
cung cấp những thông tin ngược để giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy
và cách học, ghi nhận kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chương trình một cách
vững chắc.
- Đánh giá tổng kết: tiến hành khi kết thúc môn học, năm học, khoá học
bằng những kỳ thi nhằm đánh giá kết quả học tập, đối chiếu với những mục tiêu đã đề
ra.
Trang6
- Ra quyết định: đây là khâu cuối cùng của quá trình đánh giá, giáo viên
dựa vào những định hướng để quyết định những biện pháp cụ thể nhằm giúp đỡ học
sinh hoặc giúp đỡ chung cho cả lớp về những thiếu sót phổ biến hoặc có những sai sót
đặc biệt.
Như vậy, đánh giá là một quá trình phức tạp và công phu. Đánh giá phải đảm
bảo tính vừa sức và bám sát yêu cầu của chương trình.
Mục đích của việc đánh giá trong dạy học
- Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học,
tình trạng kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh đối chiếu với những yêu cầu của
chương trình, phát hiện những nguyên nhân sai sót nhằm giúp học sinh điều chỉnh hoạt
động học tập.
- Công khai hoá các hoạt động về năng lực và kết quả học tập của mỗi học
sinh và của tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp cho
học sinh nhận ra sự tiến bộ của bản thân từ đó khuyến khích, động viên, thúc đẩy việc
học tập.
- Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm
yếu từ đó tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao
chất lượng và hiệu quả dạy học.
Như vậy, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng
và định hướng điều chỉnh hoạt động học của học sinh mà còn tạo điều kiện nhận định
thực trạng và định hướng điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên.
Ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá trong dạy học
Đối với học sinh
- Việc kiểm tra đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời
những thông tin nhằm giúp người học tự điều chỉnh hoạt động học.
- Về mặt giáo dưỡng, kiểm tra đánh giá chỉ cho mỗi học sinh thấy được
mình đã tiếp thu những điều vừa học đến mức độ nào, còn những lỗ hổng nào cần phải
bổ khuyết trước khi bước vào một phần mới của chương trình học tập, có cơ hội để nắm
chắc những yêu cầu cụ thể đối với từng phần của chương trình.
- Về mặt phát triển năng lực nhận thức, thông qua kiểm tra đánh giá học
sinh có điều kiện để tiến hành các hoạt động trí tuệ của bản thân như: ghi nhớ, tái hiện,
chính xác hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá các kiến thức… nhằm phát triển năng lực tư
duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn.
- Về mặt giáo dục, kiểm tra đánh giá nếu được tổ chức nghiêm túc sẽ giúp
học sinh nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý chí vươn lên, củng cố lòng tự tin, nêu cao ý
thức tự giác, khắc phục tính chủ quan của bản thân.
Đối với giáo viên
- Việc kiểm tra đánh giá học sinh nhằm cung cấp cho giáo viên những
thông tin cần thiết để điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả
giáo dục.
- Kiểm tra đánh giá kết hợp với việc theo dõi thường xuyên tạo điều kiện
cho giáo viên nắm được một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ của mỗi
Trang7
học sinh để có biện pháp giúp đỡ riêng thích hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập
chung cho cả lớp.
- Kiểm tra đánh giá được tiến hành một cách công phu sẽ giúp cho giáo
viên nắm được những thông tin về trình độ chung của cả lớp và tạo điều kiện cho giáo
viên nắm được những học sinh có tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém đột ngột để động viên,
giúp đỡ kịp thời.
- Kiểm tra đánh giá tạo cơ hội cho giáo viên xem xét hiệu quả của những
cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mà mình đang thực hiện,
từ đó có những điều chỉnh hay phát huy thích hợp.
Đối với cán bộ quản lí giáo dục
Kiểm tra đánh giá cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục những thông tin cơ bản
về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, kịp
thời uốn nắn những lệch lạc, khuyến khích hỗ trợ những sáng kiến hay, đảm bảo thực
hiện tốt mục tiêu giáo dục.
Tóm lại, việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa về nhiều mặt, trong đó quan trọng
nhất là đối với mỗi bản thân học sinh.
Chức năng của việc kiểm tra đánh giá trong dạy học
- Chức năng sư phạm: làm sáng tỏ thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt
động dạy và học.
- Chức năng xã hội: công khai hoá kết quả học tập của mỗi học sinh trong
tập thể, báo cáo kết quả học tập trước phụ huynh học sinh, trước các cấp quản lý giáo
dục. Đây là cơ sở thực tiễn thuyết phục, góp phần khẳng định chất lượng đào tạo của
nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung trước các cấp quản lý giáo dục.
- Chức năng khoa học: nhận định chính xác về một mặt nào đó trong thực
trạng dạy và học, về hiệu quả thực hiện một sáng kiến cải tiến nào đó trong dạy học.
Yêu cầu sư phạm của việc kiểm tra đánh giá trong dạy học
Tính khách quan
Việc kiểm tra đánh giá phải khách quan và chính xác tới mức tối đa có thể, tạo
điều kiện để mỗi học sinh bộc lộ thực chất và khả năng của mình, ngăn chặn mọi biểu
hiện thiếu trung thực khi kiểm tra đánh giá. Việc đánh giá phải sát với hoàn cảnh, điều
kiện dạy và học, tránh những nhận định chủ quan áp đặt thiếu căn cứ.
Tính toàn diện
Việc kiểm tra đánh giá phải toàn diện, toàn bộ hệ thống kiểm tra đánh giá phải
đạt yêu cầu đánh giá toàn diện, không chỉ về mặt kiểm tra đánh giá số lượng mà quan
trọng là về mặt chất lượng, không chỉ về mặt kiến thức mà cả về kĩ nă