1.1.1 Đinh Nghĩa Về NHTM
Theo Pháp lệnh Ngân hàng ngày 23/o5/1990 của hội đồng Nhà nước Viêt Nam xác định Ngân hàng Thương Mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền này để cho vay, thực hiện chiết khấu và phương tiện thanh toán .
1.1.2 Chức Năng Của Ngân Hàng Thương Mại
1.1.2.1 Ngân Hàng Thương Mại Là Tổ Chức Trung Gian Tài Chính
Đây là một chức năng đăc trưng và cơ bản nhất của Ngân hàng Thương mại và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trung gian tài chính là hoạt động cầu nối giữa cung và cầu, giữa tiết kiêm và đầu tư, khơi nguồn vốn từ những chủ thể có tiền nhưng chưa sử dụng với những chủ thể có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan hệ tín dụng trực tiêp giữa những chủ thể có tiền chưa sử dụng và những chủ thể có nhu cầu tiền tệ cần bổ sung găp nhiều hạn chế vì người có nhu cầu khó tìm găp người có khả năng cung ứng .
Hoạt động của Ngân hàng thương mại đã khăc phục được hạn chế này,đó là dứng ra tập trung các nguồn tiền chưa sử dụng của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế, bao gồm các nhà doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan Nhà nước và trên cơ sở đó cung cấp cho các chủ thể có nhu cầu bổ sung vốn tạm thời. Như vậy Ngân hàng vừa là người di vay vừa là người cho vay, hay nói cách khác nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng là đi vay để cho vay .
40 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Thanh Khê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái Quát Về NHTM
1.1.1 Đinh Nghĩa Về NHTM
Theo Pháp lệnh Ngân hàng ngày 23/o5/1990 của hội đồng Nhà nước Viêt Nam xác định Ngân hàng Thương Mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền này để cho vay, thực hiện chiết khấu và phương tiện thanh toán .
1.1.2 Chức Năng Của Ngân Hàng Thương Mại
1.1.2.1 Ngân Hàng Thương Mại Là Tổ Chức Trung Gian Tài Chính
Đây là một chức năng đăc trưng và cơ bản nhất của Ngân hàng Thương mại và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trung gian tài chính là hoạt động cầu nối giữa cung và cầu, giữa tiết kiêm và đầu tư, khơi nguồn vốn từ những chủ thể có tiền nhưng chưa sử dụng với những chủ thể có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan hệ tín dụng trực tiêp giữa những chủ thể có tiền chưa sử dụng và những chủ thể có nhu cầu tiền tệ cần bổ sung găp nhiều hạn chế vì người có nhu cầu khó tìm găp người có khả năng cung ứng .
Hoạt động của Ngân hàng thương mại đã khăc phục được hạn chế này,đó là dứng ra tập trung các nguồn tiền chưa sử dụng của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế, bao gồm các nhà doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan Nhà nước và trên cơ sở đó cung cấp cho các chủ thể có nhu cầu bổ sung vốn tạm thời. Như vậy Ngân hàng vừa là người di vay vừa là người cho vay, hay nói cách khác nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng là đi vay để cho vay .
1.1.2.2 Ngân hàng Thương Mại Là Chức Năng Thanh Toán:
Nhờ thực hiên chức năng trung gian tài chính mà thu hút nhiều đơn vị và cá nhân mở tài khoản và giao dịch qua Ngân hàng .Từ đó, các hoạt động giao dịch thanh toán giữa các Công ty, Xí nghiệp, tổ chức cá nhân phần lớn đều được thực hiên thông qua Ngân hàng. Như vậy, Ngân hàng đóng vai trò thu hộ chi hộ cho các đơn vị cá nhân. Để thực hiện công việc này Ngân hàng dùng các công cụ như séc, thư chuyển tiền, thư tín dụng, các giấy uỷ nhiệm thu, các loại thẻ thanh toán vừa đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia vừa đảy mạnh tốc độ luân chuyển vật tư hàng hoá trong nền kinh tế .
1.1.2.3 Ngân Hàng Thương Mại Là Chức Năng Tạo Tiền :
Đây là một trong những chức năng chủ yếu của Ngân hàng thương mại , nó liên quan đến mục đích tìm kiếm lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh doanh cụ thể của Ngân hàng như nhận tiền gửi sau đó cho vay. Quá trình tạo tiền bắt nguồn từ quá trình phát triển hoạt động tín dụng, gắn liền với tổ chức mở rộng mạng lưới thanh toán qua Ngân hàng. Ngoài ra của Ngân hàng thương mại còn phụ thuộc vào tiền tệ của Ngân hang Trung Ương, trong đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một trong những công cụ quan trọng “tạo tiền” tức là cung tiền tệ vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng dự kiến. Nếu cung tiền tệ tăng quá nhanh, tất yêu lạm phát sẻ xuất hiện gây nên hậu quả xấu đương nhiên là nền kinh tế phải gánh chịu.Vì vậy các Ngân hàng thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong viêc thực hiên chính sách này trong mối quan hệ với Ngân hàng Trung Ương nó phục vụ như là một kênh dẫn thông qua đó tiền cung ứng được tăng lên hay giảm xuống phù hợp với chính sách tiền tệ quốc gia .
1.1.3 Vai trò của Ngân Hàng Thương Mại
Trong nền kinh tế thị trường, mọi sự vận động của nền kinh tế đều được tiền tệ hoádo đó Ngân hàng là chủ thể đóng vai trò rất quan trọng,
cụ thể là :
- Ngân hàng là nơi tập trung hoá các khoản tiền nhàn rỗi trông nền kinh tế và cung ứng tiền cho các chu thể có nhu cầu vốn tam thời cho quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó Ngân hàng đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư .
- Ngân hàng là trung gian trong quá trình thanh toán, góp phần đẩy nhanh quá trình lưu chuyển hàng hoá
- Ngân hàng góp phần điều tiết và kiểm soát hoạt động của thị trường tiền tệ và thị trường vốn .
- Ngân hàng góp phần thu hút, mở rộng đầu tư trong và ngoài nước và cung cấp dịch vụ tài chính khác .
Ngân hàng thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua chính sách tiên tệ
1.1.4 Các nghiệp Vụ Của Ngân Hàng Thương Mại
Các nghiệp vụ của Ngân hàng phát triển theo sự phát triển của nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh càng bành trướng thì nghiệp vụ càng phát sinh và phát triển theo xu hướng đa dạng hoá va phức tạp hơn. Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ xem xét ở góc độ các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng Thương mại bao gồm :
1.1.4.1 Nghiệp Vụ Huy Động Vốn :
Hoạt động tiền đề, có ý nghĩa rất lớn đối với Ngân hàng cũng như toàn xã hội. Trong nghiệp vụ này, Ngân hàng Thương mại được sư dụng những biện pháp và những công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế, và sử dụng nguồn vốn này để cho vay đối với những người có nhu cầu về vốn Kết quả của nghiệp vụ này tạo ra nguồn “ tài nguyên ” rất lớn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Trong đó, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, nguồn tài nguyên to lớn của Ngân hàng Thương mại .
1.1.4.2 Nghiệp Vụ Cho Vay:
Hoạt động quan trọng và chính yếu nhất của bất cứ của một Ngân hàng Thương mại nào.
Ngân hàng đã chuyển hoá từ các nguồn vốn huy động được thành vốn tín dụng sau thực hiện cho vay đối với khách hàng của mình, nhằm bổ sung thêm vốn cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như phuc vụ cho nhu cầu đời sống của người dân. Nhờ cho vay mà Ngân hàng đã tạo ra nguồn thu nhập lớn, để từ đó bù đắp lại các khoản tiền gửi của khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh, phần còn lại là lợi nhuận của Ngân hàng .
1.1.4.3 Các Hoạt Động Kinh Doanh Khác Của Ngân Hàng .
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đã kéo theo các dịch vụ của Ngân hàng cũng ngày càng phát triển vừa cho phép hổ trợ đáng kể cho nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng đầu tư, vừa tạo thu nhập cho Ngân hàng bằng các khoản tiền hoa hồng môi giới, phí và lệ phí … thông qua các hoạt động như :
- Dịch vụ thanh toán thu, chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc, thẻ thanh toán …)
Bảo quản các tài sản quý giá, giấy tờ quan trọng của công chúng
Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng.
Kinh doanh mua bán ngoại tệ,vàng bạc, đá quý .
cố vấn tài chính.
1.1.5 Nguồn Vốn Và Sử Dụng Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại .
1.1.5.1 Nguồn Vốn Của Ngân hàng Thương Mại.
Nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại là phương tiện tiền tệ trong xã hội do Ngân hàng thu hút động viên và quản lý để cho vay va thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác của Ngân hàng .
- Vốn tự có của Ngân hàng : Là các nguồn vốn mà Ngân hàng có thể sử dụng trong dài hạn bao gồm :
+ Vốn diều lệ :Là vốn hoạt động ban đầu của Ngân hàng do Nhà nước qui định, đối với Ngân hàng quốc doanh vốn này Nhà nước cấp, Ngân hàng cổ phần là vốn cổ phần thường, Ngân hàng liên doanh là vốn đăng ký ban đầu. Vốn điều lệ đươc bổ sung hàng năm từ lợi nhuận .
+ Các quỹ dự trữ :( quỹ trích từ lợi nhuận ) quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng bù đắp rủi ro, quỹ khen thưởng phúc lợi, lợi nhuận không chia .
+ Vốn huy động: Là những tài sản hay phương tiện tiền tệ của các chủ sở hữu khác nhau mà Ngân hàng động viên quản lý và sử dụng trên cơ sở phải có sự hoàn lại với một khoản lợi tức danh nghĩa .
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng là nguồn vốn hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn .Bao gồm :
. Tiền gửi không kỳ hạn :
Đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào khách hàng muốn và Ngân hàng Thương mại có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của người gửi. Khách hàng có thể rút tiền trên tài khoản bằng tiền mặt hoặc, có thể phát hành séc để thanh toán, khoản tiền này thật chất là khoản tiền mà khách hàng cho Ngân hàng vay. Ngân hàng phải trả lãi hàng tháng mặc dù rất thấp bởi tính chất của loại tiền gửi này là sự tiện lợi trong thanh toán. Nói cách khác hấp dẫn của loại tiền gửi không kỳ hạn đối với khách hàng chính là lợi ích của nó đem lại cho khách hàng bởi một hiệu lực thanh toán bằng tiền mặt, bằng séc chứ không phải là lãi suất được hưởng từ Ngân hàng .
Đối với Ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn tốt để Ngân hàng khai thác để sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đối với đặc điểm của loại tiền gửi này khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào do đó nguồn vốn này mang tính chất không ổn định,thường xuyên biến động, trong các khoản cho vay luôn luôn phải có thời gian nhất dịnh phụ thuộc vào việc kinh doanh của chủ nhân đi vay .
Việc cho vay có hạn bằng khoản tiền gửi không kỳ hạn và người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào là một điều mạo hiểm bởi lẻ có nhiều người gửi tiền, cùng lúc viết séc rút tiền, trong khi đó tiền gửi của họ Ngân hàng đã cho vay và chưa đến hạn để thu hồi thì dự trữ ở đây có nghĩa có nghĩa rất quan trọng. Tình trạng kẹt thanh toán và mất khả năng chi trả sẽ rất dễ xảy ra và khả năng lan truyền nhanh. Do vậy các Ngân hàng luôn luôn dự trữ cao nhằm chi trả cho các tờ séc của tiền gửi không kỳ hạn.
Sự tiện lợi của thanh toán séc làm cho tiền gửi không kỳ hạn chiém tỷ lệ cao trong tài sản nợ của Ngân hàng, các doanh sản suất và thương mại. Tièn gửi của họ hôm nay có thể chi vào bất kỳ lúc nào trong ngày mai, lúc đó lãi suất một ngày không đáng phải suy tính những tiện lợi an toàn và nhanh chóng của thanh toán bằng tờ séc. Bên cành đó, sự đa dạng hoá các hình thức huy động làm cho khối lượng tiền gửi không kỳ hạn giảm sút dáng kể.
- Tiền gửi định kỳ và tiết kiệm:
Cũng giống như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi định kỳ và tiết kiệm là một khoản cho vay của khách hàng đối với Ngân hàng Điều khác nhau
cơ bản là khách hàng chỉ được phép rút ra. Đặc điểm của hai loại tiền gửi này là:
Thời hạn tiền gửi có kỳ hạn thường được xác định với những khoảng thời gian được thoả thuận giữa khách hàng thường là 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc lâu hơn nữa. Trong khoảng thời gian này khách hàng không được rút tiền ra.
Tiền gửi có kỳ hạn phụ thuộc vào 3 thông số chính đó là:
+ Lãi suất do Ngân hàng thương mại trả cao hay thấp
+ Lãi suất của các loại hình đầu tư khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu.
+ Thu nhập của dân cư. Trong đó thông số đầu tiên là quan trọng nhất, nhưng việc đưa ra chiến lược lãi suất như thế nào để thu hút được nhiều vốn kinh doanh, có lãi là điều quan trọng hàng đầu, phản ánh khả năng kỷ trị của các Ngân hàng thương mại
- Các khoản vay ngắn hạn từ thị trường :
+ Chứng từ tiền gửi loại lớn : chứng từ tiền loại lớn với đơn vị 100.000 USD hoặc nhiều hơn đã trở thành công cụ trong việc quản lý Tài sản nợ ở các Ngân hàng lớn. Đó là một loại hình phiếu nợ Ngân hàng phát ra để vay tiền của thị trường từ đó các đối tượng đến vay tiền để kinh doanh hoặc tiêu dùng theo hợp đồng với Ngân hàng tính từ ngày cho họ, hoặc Ngân hàng có thể công bố phát hành chứng từ cho các đối tượng muốn đầu tư, muốn gửi tiền vào Ngân hàng. Mức lãi suất được trả cho các chứng từ chỉ tiền gửi được quyết định bằng cách thoả thuận trực tiếp giữa Ngân hàng với những người sắp ký thác hoặc được quy định ở mức độ nhất định mà người ký thác có thể chấp nhận được.
Để thu hút các khoản ký thác, mức lãi đưa ra cho các giấy chứng nhận ký thác phải vượt quá mức lãi của trái phiếu kho bạc.
Khả năng vay vốn của thị trường thông qua việc phát hành chứng từ tiền gửi hay tín phiếu phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là:
Mức độ chấp nhận của nhân dân đối với nó như một phương tiện thanh toán trong lưu thông.
Sự khuyến khích hay không của Ngân hàng Trung Ương
Hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn đã được vay.
Trong hai yếu tố đầu tiên sẽ quyết định khả năng thanh toán nhanh hay chậm của quá trình phát hành.
- Vay các Ngân hàng thương mại khác
Trong quá trình kinh doanh của các Ngân hàng thương mại có lúc thừa vốn có lúc thiếu vốn đầu tư. Đồng thời để nâng cao khả năng thanh toán trong một thời kỳ nào đó, các Ngân hàng thương mại phải đi vay ở các Ngân hàng khác. Việc vay vốn ở các Ngân hàng thương mại khác thường thời gian rất ngắn và được thoả thuận giữa hai Ngân hàng. Lãi suất phải trả thường rất cao vì vậy các Ngân hàng thương mại chỉ vay khi cần thiết vì nguồn vốn của các Ngân hàng thương mại cho vay chủ yếu bằng nguồn vốn huy động của dân chúng. Do vậy, lãi suất cho vay thường bằng mức lãi suất huy động cộng với một khoản phí huy động và được Ngân hàng Trung Ương đi vay chấp nhận và được tính toán hiệu quả từ trước.
- Vay của Ngân hàng Trung Ương.
Các Ngân hàng thương mại được Ngân hàng Trung Ương cho phép thành lập đều được hưởng tiền vay tiền Ngân hangf Trung Ương trong những tình huống thiếu hụt hoặc quá kẹt tiền mặt hoặc đầu tư vào công trình trọng điểm của chính phủ dưới hình thức chiết khấu. Tuy nhiên việc vay tiền của các Ngân hàng thương mại từ Ngân hàng Trung Ương luôn được điều chỉnh bởi chính sách điều tiết vĩ mô về tiền tệ trong nền kinh tế.
Trong trường hợp Ngân hàng Trung Ương thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, sẽ hạ lãi suất tái chiết khấu để kích thích việc vay vốn của Ngân hàng thương mại đầu tư cho nền kinh tế. Những lúc ấy tiền trở nên đồi dào vì thế các khoản vay của Ngân hàng trung Ương cũng trở nên lớn
Trong trường hợp ngược lại Ngân hàng Trung Ương thực hiện chính sách thắc chặt về tiền tệ bằng cách nâng lãi suất tái chiết khấu hoặc gây khó khăn trong việc cho vay, nhằm hạn chế việc mở rộng tín dụng của Ngân hàng thương mại. Các Ngân hàng thương mại chỉ vay một cách miễn cưỡng trong tình huống ngặt nghèo và tìm mọi biện pháp trả nợ rất nhanh.
1.1.3.2 Sử Dụng Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại
Từ các nguồn vốn huy động được Ngân hàng sử dụng vào cac khoản mục dự trữ cho vay và đầu tư kinh doanh khác
a. Dự trữ tiền mặt bao gồm hai khoản
Tiền mặt tại kho Ngân hàng và khoản tiền ký gửi tại Ngân hàng Trung Ương, khoản ký gửi tai Ngân hàng Trung Ương không được trả lại như vạy cả hai khoản trên đều có lãi bằng không. Người ta gọi đây là khoản dự trữ của Ngân hàng thương mại, vì sao phải dự trữ tiền mà không hề tạo ra đong lợi tức nào. Trước hết luật Ngân hàng quy định và để được hoạt động buộc Ngân hàng thương mại phải tuân theo luật, đồng thời bản thân Ngân hàng thương mại cũng thấu rõ sự cần thiết phải giữ lại một ít tiền mặt mà không nên cho vay hết. Việc gửi tiền này để đảm bảo an toàn cho những hoạt động còn lại, tránh sự biến động do nhiều món hàng hoá hoặc cơ hội đầu tư khác có lợi hơn nhân dân kéo đến rút tiền lúc đó Ngân hàng phải đảm bảo khả năng chi trả, nếu không niềm tin của người gửi không còn và Ngân hàng có thể sụp đổ. Tuy nhiên, trong thực tế không phải Ngân hàng nào cũng có ý thức giống nhau về sự nguy hiểm của tình trạng mất khả năng thanh toán. Để hạn chế những tác hại do mất khả năng thanh toán , kéo theo nhiều Ngân hàng sụp đổ vì mối liên đới dây chuyền. Do vậy Ngân hàng Trung Ương quy định dự trữ bắt buộc đối với Ngân hàng thương mại. Tỷ lệ phần trăm tiền mặt được yêu cầu phải để lại được gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các Ngân hàng khác nhau thì khác nhau căn cứ vào tính chất, vào thời hạn của cac loại tiền gửi.
b. Cho vay:
Đây là hình thức sử dụng vốn quan trọng nhất và thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản Có của Ngân hàng thương mại, là hoạt động chủ yếu để tạo ra lợi nhuận. Vì vậy các khoản vay giữ vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng thương mại, bởi vì chỉ có mang lại lợi nhuận mới đảm bảo bù đắp mọi chi phí hoạt động bao gồm: chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí quản lý…
Tuy nhiên việc quản lý quỹ cho vay trong hoạt động Ngân hàng thương mại cũng rất phức tạp. Trường hợp do các Ngân hàng nằm trong loại hình các doanh nghiệp được giám sát chặt chẽ buộc phải quản lý theo luận và các quy định đã được ban hành, thứ hai là mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng là mối quan hệ được hình thành trên cơ sở tin tưởng nhau cũng tạo ra lợi nhuận cho nhau. Cuối cùng đòi hỏi một mức lợi tức phù hợp với mức rủi ro của việc đầu tư của các nước đang phát triển, mối quan tâm lớn nhất và thường xuyên của nó là sẽ cho ai vay, và sẽ đầu tư vào đâu còn những nước đang phát triển thì ngược lại vấn đề đặt ra không phải cho ai vay và đầu tư vào đâu có lợi tức cao an toàn không ? song những vấn đề trên thực tế không đáng lo ngại vì hầu hết họ đã có những thân chủ chắc chắn và vấn đề an toàn vốn được pháp luật đảm bảo. Điều quan tâm là làm sao huy động được nhiều tiền cho các khoản đầu tư có sẵn.
- Cho vay ngắn hạn :
Đây là loại hình cho vay truyền thống nhằm bổ sung sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động cho các doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng. Nó có thể được thực hiện dưới dạng chiết khấu giấy tờ có giá, ứng trước theo hợp đồng. Khấu trừ chi qua các tài khoản vãng lai, thuê mua trả góp, thời hạn cho vay ngắn hạn theo thông lệ quốc tế là dưới 2 năm còn ở Việt Nam thời hạn cho vay ngắn hạn tối đa là 1 năm.
- Cho vay trung dài hạn :
Được thực hiện dối với những chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội. Đối tượng cho vay trung dài hạn thường để xây dựng cơ bản, mua sám tài sản cố định và các đối tượng có chu kỳ sản suất kinh doanh dài ngày. Theo thông lệ quốc tế cho vay trung dài hạn có thời hạn 7 năm đến 15 năm, còn ở Việt Nam cho vay trung hạn từ 1 năm đến dưới 5 năm, cho vay dài hạn từ 5 năm trở lên. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn ở các nước phát triển chiếm tỷ lệ lớn trong tông dư nợ. Riêng ở nước ta tỷ lệ này chiếm tỷ trọng còn khá khiêm tốn khoản từ 20% đến 25%. Tuy nhiên do hoạt động chính sách đầu tư và xu hướng hiện đại hoá công nghiệp hoá thì tỷ trọng này ngày càng cao trong tổng số dư nợ.
- Các dạng đầu tư kinh doanh khác:
Ngoài nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng thượng mại còn thực hiện một số nghiệp vụ mang tính tận dụng nguồn vốn như: góp vốn liên doanh, mua cổ phần công ty, mua chứng khoán nhà nước (chủ yếu là mua trái phiếu kho bạc )
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ : đây cũng là một nghiệp vụ rất quan trọng của các Ngân hàng thương mại.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ
SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
KỸ THƯƠNG – CHI NHÁNH
THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG
2.1 Giới Thiệu Về Ngân Hàng Kỹ Thương – chi Nhánh Thanh Khê Thành Phố Đà Nẵng
2.1.1 Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Techcombank Việt Nam
a. Quá trình hình thành và phát triển của Techcombank Việt Nam.
Sau khi đấtt nước ta tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế tâp trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kết quả của việc chuyển đổi này đã tạo ra sự phát triển đáng kể cho nền kinh tế đất nước. Sự xuất hiện của nhiều thàn phần kinh tế đòi hỏi nhu cầu vốn nhiều để phát triển kinh tế và mở rộng thị trường
Trong bối cảnh nền kinh tế đó hệ thống Ngân hàng thương mại quôc doanh không đủ khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp. Vì vậy sự ra đời của các Ngân hàng thương mại cổ phần là tất yếu và cần thiết. Mặt khác để phù hợp với nền kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của Ngân hàng, việc thành lập Ngân các hàng thương mại cổ phần sẻ tạo ra sự cạnh tranh với nhau để hoạt động Ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn .
Ngân hàng thương mại Kỹ Thương Vệt Nam tiếng anh là TECHNOGICAL AND COMMERCAIL JOINT BANK viết tắc là TECHCOMBANK Việt Nam ra đời khai trương và hoạt từ ngày 27/9 /1993
Hội sở chính của Techcombank Việt Nam đặt tại 15 Đoà Duy Từ Quận Hoàng Kiếm Hà Nội với vốn điều lệ hơn 100 tỷ đồng và tổng tài sải hàng nghìn tỷ đồng. Techcombank Việt Nam cung cấp đầy đủ và phông pgú đa dạng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng truyền thống cùng dịch vụ mới với công nghệ hiện đại, khách hàng của Techcombank bao gồm đủ các thành phần kinh tế .
b Sự phát của Techcombank Thanh khê .
Chi nhánh Techcombank Thanh Khê trước đây là phòng giao dịch số hai của Techcom bank Đà Nẵng, chi nhánh chính thức đi vào hoạt động tư tháng 2 năm 2002, hoạt động theo quy mô là một ngân hàng cấp 4. Một chi nhánh mới ra đời gặp không ít khó khăn .Bên cạnh đó, còn có sự cạnh tranh gay gắt hơn 18 Ngân hàng trên cùng một địa bàn thành phố. Tuy nhiªn, sự ra đời của Techcombank Thanh Khê là định hướng chung của Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam nhằm mục đích mở rộng mạng lưới kinh doanh, tiếp cận đến các thàn phần kinh tế, các tầng lớp dân cư trong xã