Thế kỷ XX đã đi qua, khép lại quá khứ, giữ vững ngọn cờ độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, hướng tới tương lai, nhân dân Việt Nam cùng loài người bước
sang thế kỷ XXI, thế kỷ của toàn cầu hóa kinh tế, trong đó tri thức ngày càng có
vaitrò nổibậttrong quátrình pháttriển lựclượng sản xuất– lựcl ượng quyếtđịnh
mọisự biến đổixãhội.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định: Mọi sự biến đổi xã hội, suy cho cùng,
đều bắt đầu từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất. Do đó, để sớm “ra khỏi tình
trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[8; 76], tiến tới xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội, trong điều kiện nước ta còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, trình
độ của lực lượng sản xuất còn nhiều hạn chế thì việc quan tâm thúc đẩy lực lượng
sản xuất ngành nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
làmột tấtyếu khách quan.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn, phát huy tiềm năng, thế mạnh từng vùng, từng địa phương,
đồng thời mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi
đểgiảiphóng sứcsản xuất.
Là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, với thế mạnh về nông nghiệp,
đặc biệt là thế mạnh về cây lúa, trong nhiều năm liền, An Giang luôn là tỉnh liên
tục có giá trị và sản lượng lúa đứng đầu cả nước nhưng trình độ của lực lượng
sản xuất ngành nông nghiệp của Tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển của ngành, dẫn tới chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của Tỉnh. Do
vậy, việc phát triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh An Giang theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là khách quan và cần thiết. Đây cũng là mâu
thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp của
tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay đang đòi hỏi phải được quan tâm giải quyết
nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp An Giang phát triển, xứng đáng là đầu tàu
nông nghiệp của cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đạihóa đấtnước.
NHD:Ts. Võ Văn Thắng 1
Khóa luận tốtnghiệp ĐHSPPhạmThịHiền
Từ trước đến nay, vấn đề làm thế nào để nền nông nghiệp nước ta phát triển
phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước là vấn đề đã và đang được nhiều tác giả,
nhiều tập thể, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở những góc độ, khía
cạnh khác nhau. Tiêu biểu như “Để nông dân giàu lên” của Gs, Ts Võ Tòng
Xuân, xuất bản năm 2005, “Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận, thực tiễn và
triển vọng áp dụng ở Việt Nam” của Đặng Kim Sơn, xuất bản 2001, và trong
các văn bản, các Nghị quyết của các tỉnh, nhưng ở khía cạnh cụ thể là nghiên
cứu những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ngành
nông nghiệp của tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay thì chưa có tác giả nào đi
sâu nghiên cứu.
Với tất cả những lý do trên, là sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị, trên
cơ sở học tập và nghiên cứu những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mâu
thuẫn và biện pháp giải quyết mâu thuẫn, về lực lượng sản xuất và vai trò của lực
lượng sản xuất trong sự phát triển xã hội, về tính thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn, tác giả quyết định chọn “Những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát
triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh An Giang từ năm 2001 đến
nay”làmđềtàinghiên cứu cho khóaluận tốtnghiệp củamình.
62 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA MÁC – LÊNIN
PHẠM THỊ HIỀN
LỚP DH5CT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
NHỮNG MÂU THUẪN CƠ BẢN
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP
TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
Giảng viên hướng dẫn
Ts. VÕ VĂN THẮNG
An Giang, tháng 5/2008
Lời cảm ơn
Trong thời gian tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành khóa
luận của mình, tôi đã nhận được sự động viên, quan tâm giúp đỡ
nhiệt tình của các đơn vị, cá nhân, trong đó phải kể đến:
- Tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Mác – Lênin, Trường Đại
học An Giang.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang.
- Cục thống kê tỉnh An Giang.
- Cán bộ Thư viện trường Đại học An Giang.
- Gia đình, người thân, bạn bè trong và ngoài tập thể lớp
DH5CT, Khoa Mác – Lênin, Trường Đại học An Giang.
Tôi đặc biệt gởi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy Võ Văn Thắng _
người đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Trân trọng cảm ơn!
Sinh viên
Phạm Thị Hiền
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH......................................... công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH................................................. chủ nghĩa xã hội
GS, TS.................................................giáo sư, tiến sĩ
KH, CN............................................... khoa học, công nghệ
KH, KT, CN........................................khoa học, kỹ thuật, công nghệ
LLSX.................................................. lực lượng sản xuất
QHSX..................................................quan hệ sản xuất
VAC.................................................... vườn, ao, chuồng
MỤC LỤC
--------------------
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................Trang 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 3
5. Đóng góp của khóa luận............................................................................ 3
6. Kết cấu khóa luận...................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG MÂU THUẪN CƠ
BẢN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
1. Lý luận về mâu thuẫn theo quan điểm triết học mác-xít
1.1.1. Khái niệm và phân loại mâu thuẫn.................................................7
1.1.2. Vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển của
sự vật, hiện tượng...................................................................................10
1.1.3. Biện pháp giải quyết mâu thuẫn...................................................11
1.1.4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn từ việc nghiên cứu quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.......................................... 12
1.2. Lý luận về lực lượng sản xuất theo quan điểm triết học mác-xít
1.2.1. Lực lượng sản xuất, các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất......13
1.2.2. Vai trò của lực lượng sản xuất trong sự phát triển xã hội............ 14
1.3. Tính tất yếu của việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản trong quá trình
phát triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh An Giang
từ năm 2001 đến nay............................................................................ 16
CHƯƠNG 2
NHỮNG MÂU THUẪN CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
2.1. Vài nét về tỉnh An Giang....................................................................21
2.2. Những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển lực lượng
sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay
2.2.1. Mâu thuẫn giữa thực trạng thấp về trình độ học vấn, hiểu biết với
yêu cầu cao về trình độ hiểu biết, ứng dụng các thành tựu KH, KT, CN
vào sản xuất của nông dân......................................................................25
2.2.2. Mâu thuẫn giữa thực trạng lạc hậu với yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong kỹ thuật canh tác của nông dân................................ 29
2.2.3. Mâu thuẫn giữa thực trạng kết cấu hạ tầng nông thôn với yêu cầu
mở rộng và nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng kết cấu ấy trong quá
trình phát triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp..........................35
2.2.4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu mở rộng thị trường hàng nông sản với hiện
thực chất lượng hàng nông sản còn nhiều bất cập..................................39
2.3. Đề xuất một số giải pháp.................................................................... 43
PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................46
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XX đã đi qua, khép lại quá khứ, giữ vững ngọn cờ độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, hướng tới tương lai, nhân dân Việt Nam cùng loài người bước
sang thế kỷ XXI, thế kỷ của toàn cầu hóa kinh tế, trong đó tri thức ngày càng có
vai trò nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất – lực lượng quyết định
mọi sự biến đổi xã hội.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định: Mọi sự biến đổi xã hội, suy cho cùng,
đều bắt đầu từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất. Do đó, để sớm “ra khỏi tình
trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[8; 76], tiến tới xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội, trong điều kiện nước ta còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, trình
độ của lực lượng sản xuất còn nhiều hạn chế thì việc quan tâm thúc đẩy lực lượng
sản xuất ngành nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
là một tất yếu khách quan.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn, phát huy tiềm năng, thế mạnh từng vùng, từng địa phương,
đồng thời mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi
để giải phóng sức sản xuất.
Là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, với thế mạnh về nông nghiệp,
đặc biệt là thế mạnh về cây lúa, trong nhiều năm liền, An Giang luôn là tỉnh liên
tục có giá trị và sản lượng lúa đứng đầu cả nước nhưng trình độ của lực lượng
sản xuất ngành nông nghiệp của Tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển của ngành, dẫn tới chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của Tỉnh. Do
vậy, việc phát triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh An Giang theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là khách quan và cần thiết. Đây cũng là mâu
thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp của
tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay đang đòi hỏi phải được quan tâm giải quyết
nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp An Giang phát triển, xứng đáng là đầu tàu
nông nghiệp của cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 1
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
Từ trước đến nay, vấn đề làm thế nào để nền nông nghiệp nước ta phát triển
phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước là vấn đề đã và đang được nhiều tác giả,
nhiều tập thể, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở những góc độ, khía
cạnh khác nhau. Tiêu biểu như “Để nông dân giàu lên” của Gs, Ts Võ Tòng
Xuân, xuất bản năm 2005, “Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận, thực tiễn và
triển vọng áp dụng ở Việt Nam” của Đặng Kim Sơn, xuất bản 2001,… và trong
các văn bản, các Nghị quyết của các tỉnh,… nhưng ở khía cạnh cụ thể là nghiên
cứu những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ngành
nông nghiệp của tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay thì chưa có tác giả nào đi
sâu nghiên cứu.
Với tất cả những lý do trên, là sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị, trên
cơ sở học tập và nghiên cứu những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mâu
thuẫn và biện pháp giải quyết mâu thuẫn, về lực lượng sản xuất và vai trò của lực
lượng sản xuất trong sự phát triển xã hội, về tính thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn, tác giả quyết định chọn “Những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát
triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh An Giang từ năm 2001 đến
nay” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
2.1.1. Tìm ra những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển lực lượng
sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn từ năm 2001 đến nay.
2.1.2. Đề xuất những biện pháp giải quyết mâu thuẫn, tìm ra những hướng
đi phù hợp để góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp tỉnh An Giang phát triển.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển lực lượng
sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay.
2.2.2. Phân tích thực trạng của sự phát triển lực lượng sản xuất ngành nông
nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn từ năm 2001 đến nay và hướng giải quyết của
Đảng bộ tỉnh An Giang trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 2
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
Những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ngành
nông nghiệp tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận chỉ nghiên cứu lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp, chủ yếu là
vấn đề trồng lúa trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp phân tích và
tổng hợp, phương pháp so sánh và hệ thống, phương pháp thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn,…
5. Đóng góp của khóa luận
5.1. Về lý luận
Đi sâu nghiên cứu và chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát
triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay.
Là một trong những cơ sở khoa học để Đảng bộ và các cấp quản lý về lực
lượng sản xuất ngành nông nghiệp ở An Giang có thể tham khảo trong quá trình
nghiên cứu, tìm ra con đường giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn trong phát
triển nông nghiệp để đưa nền kinh tế tỉnh nhà phát triển.
5.2. Về thực tiễn
Góp phần giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình phát triển lực lượng sản
xuất ngành nông nghiệp ở An Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế,
góp phần cùng cả nước từng bước xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa.
6. Kết cấu khóa luận
Khóa luận bao gồm phần mở đầu, hai chương và kết luận. Ngoài ra, Khóa
luận còn có mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 3
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG MÂU THUẪN
CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
1.1. Lý luận về mâu thuẫn theo quan điểm triết học mác-xít
1.1.1. Khái niệm và phân loại mâu thuẫn
1.1.1.1. Khái niệm mâu thuẫn
1.1.1.2. Phân loại mâu thuẫn
1.1.2. Vai trò của mâu thuẫn đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng
1.1.3. Biện pháp giải quyết mâu thuẫn
1.1.4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn từ việc nghiên cứu quy luật thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập
1.2. Lý luận về lực lượng sản xuất theo quan điểm triết học mác-xít
1.2.1. Lực lượng sản xuất, các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất
1.2.2. Vai trò của lực lượng sản xuất trong sự phát triển xã hội
1.3. Tính tất yếu của việc giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong quá
trình phát triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh An Giang từ
năm 2001 đến nay
1.3.1. Về mặt lý luận
1.3.2. Về mặt thực tiễn
CHƯƠNG 2
NHỮNG MÂU THUẪN CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP
TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
2.1. Vài nét về tỉnh An Giang
2.1.1. Vị trí địa lý
2.1.2. Dân cư - Văn hoá - Xã hội - Chính trị
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 4
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
2.1.3. Kinh tế
2.2. Những mâu thuẫn cơ bản trong qúa trình phát triển lực lượng sản xuất
ngành nông nghiệp tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay
2.2.1. Mâu thuẫn giữa thực trạng trình độ học vấn, hiểu biết thấp với yêu cầu
cao về trình độ hiểu biết, ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ
vào sản xuất của nông dân
2.2.1.1. Thực trạng trình độ học vấn, hiểu biết thấp của nông dân
2.2.1.2. Yêu cầu cao về trình độ hiểu biết, ứng dụng các thành tựu khoa
học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất của nông dân
2.2.1.3. Hướng giải quyết của Đảng bộ tỉnh An Giang
2.2.2. Mâu thuẫn giữa thực trạng công cụ lao động thô sơ, trình độ tổ chức lao
động xã hội thấp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỹ thuật canh
tác của nông dân
2.2.2.1. Thực trạng công cụ lao động thô sơ, trình độ tổ chức lao động xã
hội thấp của nông dân
2.2.2.2. Yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỹ thuật canh tác của
nông dân
2.2.2.3. Hướng giải quyết của Đảng bộ tỉnh An Giang
2.2.3. Mâu thuẫn giữa thực trạng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn
thấp kém với yêu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng kết cấu
ấy trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp
2.2.3.1. Thực trạng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn thấp kém
2.2.3.2. Yêu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng kết
cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn trong quá trình phát triển lực lượng sản
xuất ngành nông nghiệp
2.2.3.3. Hướng giải quyết của Đảng bộ tỉnh An Giang
2.2.4. Mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu mở rộng thị trường hàng nông sản
với một bên là hiện thực hàng nông sản còn nhiều bất cập
2.2.4.1. Hàng nông sản An Giang – vấn đề còn nhiều bất cập
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 5
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
2.2.4.2. Nhu cầu mở rộng thị trường hàng nông sản
2.2.4.3. Hướng giải quyết của Đảng bộ tỉnh An Giang
2.3. Đề xuất giải pháp
PHẦN KẾT LUẬN
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 6
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG MÂU THUẪN
CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
1.1. Lý luận về mâu thuẫn theo quan điểm triết học mác-xít
1.1.1. Khái niệm và phân loại mâu thuẫn
1.1.1.1. Khái niệm mâu thuẫn
Ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây đều có những
phỏng đoán thiên tài về sự tác động qua lại của các mặt đối lập và xem sự tác
động qua lại đó là cơ sở vận động, phát triển của thế giới. Tiêu biểu ở phương
Đông có học thuyết Âm – Dương (Trung Quốc), quan điểm về “Đạo” của Lão
Tử, tư tưởng về mâu thuẫn của trường phái Sàmkhya (Ấn Độ)…, Ở phương Tây
có các triết gia tiêu biểu bàn về vấn đề này như: Heraclit, Aristote, Platon,
Democrit, I.Kant, Hegels,… Mặc dù vậy, nhìn chung, hầu hết các nhà triết học
trước C.Mác đều chưa có tư tưởng về sự vận động đi lên và chưa nâng chúng
thành quy luật của sự phát triển, ngoại trừ Hegels_người đã phát triển quan điểm
mâu thuẫn đến trình độ cao hơn so với trước đó, ông khẳng định: “Mâu thuẫn là
nguồn gốc của tất cả mọi sự vận động và của tất cả mọi sức sống” [Dẫn theo 10;
319]. Song, do bị chi phối bởi quan niệm duy tâm và bởi lợi ích giai cấp mà ông
đại diện, Hegels đã không thể phát triển học thuyết mâu thuẫn biện chứng đến độ
triệt để. Ông cho rằng, mâu thuẫn chỉ xảy ra trong ý niệm tuyệt đối mà thôi, chứ
ông chưa thấy rằng đấu tranh giữa các mặt đối lập ngay trong bản thân sự vật,
hiện tượng chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Điều đó càng thấy
rõ khi ông nghiên cứu các vấn đề xã hội. Bằng tư duy biện chứng của mình, ông
đã chỉ ra tính mâu thuẫn không thể điều hòa được trong “xã hội công dân”, nhưng
khi giải quyết mâu thuẫn của nó, ông lại đẩy việc giải quyết đó vào lĩnh vực tư
tưởng thuần túy.
Kế thừa một cách có phê phán tất cả những thành tựu có giá trị nhất trong
toàn bộ lịch sử hơn 2.000 năm của triết học, dựa trên những thành quả mới nhất
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 7
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
của khoa học hiện đại (cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội và nhân văn),
khái quát thực tiễn thời đại mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát triển học thuyết
mâu thuẫn biện chứng lên một tầm cao mới khác về chất so với các quan điểm về
mâu thuẫn trước đó. Các ông đã tìm ra mâu thuẫn ngay trong nội tại sự vật, hiện
tượng và chứng minh được rằng khi mâu thuẫn phát triển đến mức gay gắt không
thể điều hòa, chúng sẽ đấu tranh, bài trừ và phủ định lẫn nhau. Mâu thuẫn được
giải quyết, chỉnh thể cũ mất đi, chỉnh thể mới ra đời, thay thế. Các ông khẳng
định: “Chúng ta phải tìm xung lực vận động và phát triển của sự vật trong chính
sự vật đó, trong những mâu thuẫn của bản thân sự vật” [10; 320]. Quan điểm lý
luận đó được thể hiện trong quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Nội dung cơ bản của quy luật này được làm sáng tỏ thông qua một loạt những
phạm trù cơ bản: mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Mặt đối lập là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt có những đặc
điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái
ngược nhau, tồn tại một cách khách quan cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai
mặt đối lập tuy có thuộc tính bài trừ, phủ định nhau, nhưng chúng lại gắn bó chặt
chẽ với nhau, đồng thời tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất.
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi có
nhau của các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia
làm tiền đề. Như vậy, cũng có thể xem xét sự thống nhất của hai mặt đối lập là
tính không thể tách rời của hai mặt đó.
Giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau, đồng
nhất với nhau. Với ý nghĩa đó, sự thống nhất của các mặt đối lập còn bao hàm sự
đồng nhất của các mặt đó. Do có sự đồng nhất của các mặt đối lập mà trong sự
triển khai của mâu thuẫn đến một lúc nào đó, mặt đối lập này có thể chuyển hóa
sang mặt đối lập kia – khi xét về một vài đặc trưng nào đó. Thí dụ, sự phát triển
kinh tế trong chủ nghĩa tư bản phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản, nhưng lại tạo ra
tiền đề cho sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng CNXH. Sự thống nhất của các mặt
đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng. Song, đó chỉ là trạng
thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển, khi diễn ra sự cân bằng
của các mặt đối lập. Tồn tại trong một thể thống nhất, hai mặt đối lập luôn tác
động qua lại với nhau, đấu tranh với nhau. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự
tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.
NHD: Ts. Võ Văn Thắng 8
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
Như vậy, không thể hiểu đấu tranh của các mặt đối lập chỉ là sự thủ tiêu
lẫn nhau của các mặt đó. Sự thủ tiêu lẫn nhau của các mặt đối lập chỉ là một trong
những hình thức đấu tranh của các mặt đối lập. Tính đa dạng của hình thức đấu
tranh giữa các mặt đối lập tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như
của mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng, phụ thuộc vào lĩnh vực tồn tại của
các mặt đối lập, phụ thuộc vào điều kiện trong đó diễn ra cuộc đấu tranh giữa các
mặt đối lập. Với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa
hai mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh của chúng có quan hệ chặt chẽ với
nhau.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập có quan hệ hữu cơ với sự đứng im, sự
ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có mối quan hệ
gắn bó với tính tuyệt đối của sự vận động và sự phát triển. Điều đó có nghĩa là, sự
thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là
tuyệt đối. Khi xem xét mối q