Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và
phong phú hơn. Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay. Kết quả phân tích không chỉ giúp cho
doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh
giá dự án đầu tư, tính tóan mức độ thành công trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng.
Ngoài ra, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh còn là một trong
những lĩnh vực không chỉ được quan tâm bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối
tựơng kinh tế khác liên quan đến doanh nghiệp. Dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch,
doanh nghiệp có thể định tính trước khả năng sinh lời của hoạt động, từ đó phân
tích và dự đoán trước mức độ thành công của kết quả kinh doanh. Qua đó, hoạt
động kinh doanh không chỉ là việc đánh giá kết quả mà còn là việc kiểm tra, xem
xét trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh nhằm hoạch định chiến lược tối ưu.
Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp
cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các
điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần
nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố
đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh
doanh.
Từ những cơ sở về phân tích hoạt động kinh doanh trên em nhận thấy việc
phân tích hoạt động kinh doanh đối với công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu là
một đề tài phù hợp với công ty hiện nay. Nó góp phần giúp cho công ty hiểu được
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ths. LÊ ĐÌNH THÁI
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV BẢO TRÂN CHÂU
SVTH: NGUYỄN NGỌC MINH 2
khả năng hoạt động kinh doanh của mình và từ đó có kế hoạch hoạch định chiến
lược kinh doanh tốt trong thời gian tới.
61 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu năm 2009
GVHD: Th.s Lê Đình Thái
SVTH: Nguyễn Ngọc Minh
MSSV: 08B4010039
Năm 2010
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu năm 2009
GVHD: Th.s Lê Đình Thái
SVTH: Nguyễn Ngọc Minh
MSSV: 08B4010039
TP.HCM, 2010
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong
khóa luận được thực hiện tại công ty TNHH 1 TV Bảo Trân Châu, không sao chép
bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự
cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2010
Tác giả
(ký tên)
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tại trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thầy Cô
đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích cùng những kinh nghiệm vô giá.
Em xin chân thành cảm ơn đến tập thể giảng viên của trường đặc biệt là
thầy Lê Đình Thái người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực
tập.
Thêm vào đó những ngày thực tập tại Công Ty TNHH MTV Bảo Trân
Châu em đã có cơ hội vận dụng những kiến thức trên giảng dường vào hoạt động
kinh doanh trong thực tế. bản thân em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích cho
mình. Những kinh nghiệm này sẽ là vốn hiểu bết quý báu cho bản thân em để nâng
cao trình dộ nghiệp vụ của chính bản thân mình khi tham gia thực tập tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc và Anh
Chị nhân viên trong công ty đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ rất nhiều trong thời
gian em thực tập tại công ty.
SVTT: Nguyễn Ngọc Minh
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Ngọc Minh
MSSV : 08B4010039
Khoá : 2008-2010
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
iv
MỤC LỤC
Lời mở đầu. ................................................................................................ 1
1.Lý do chọn đề tài. .................................................................................... 1
2.Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. ............................................................. 2
3.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. ................................................... 2
4.Kết cấu đề tài........................................................................................... 2
Chương I: Cơ sở lý luận
1.1. Phân tích kinh tế trong hoạt động kinh doanh............................... 3
1.1.1. Khái niệm và vai trò của việc phân tích ........................................... 3
1.1.2. Nhiệm vụ của phân tích ................................................................... 3
1.1.3. Ý nghĩa và nội dung của việc phân tích ........................................... 4
1.2. Các phương pháp phân tích ........................................................... 4
1.2.1. Phương pháp so sánh ....................................................................... 4
1.2.2. Phương pháp phân tích chi tiết ......................................................... 5
1.2.3. Phương pháp bảng cân đối ............................................................... 6
1.3. Các chỉ tiêu phân tích ..................................................................... 6
1.3.1. Chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn ........................................................... 6
1.3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh............................................ 6
Doanh thu ............................................................................................. 7
Chi phí .................................................................................................. 8
Lợi nhuận ............................................................................................. 8
1.3.4. Các tỷ số tài chính ............................................................................ 8
Chương II: Thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu ..................... 11
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .................................. 11
v
2.1.1.1. Lịch sử hình thành .................................................................... 11
2.1.1.2. Quá trình phát triển công ty ...................................................... 12
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty .............................................. 12
2.1.3. Bộ máy tổ chức của công ty ........................................................... 13
2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật .................................................................. 16
2.1.5. Đối thủ cạnh tranh của công ty ...................................................... 19
2.1.6. Quy trình sản xuất ......................................................................... 19
2.1.7. Định hướng phát triển trước mắt và lâu dài của công ty ................. 23
2.2. Thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
MTVBảo Trân Châu
2.2.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán ............ 24
2.2.1.1. Đánh giá chung ........................................................................ 24
2.2.1.2. Phân tích tình hình Tài Sản ...................................................... 27
2.2.1.3. Phân tích tình hình Nguồn Vốn ................................................ 28
2.2.2. Phân tích kết quả kinh doanh ..................................................... 30
2.2.2.1. Phân tích doanh thu .................................................................. 30
a) Doanh thu trong nước .................................................................... 31
b) Doanh thu xuất khẩu ...................................................................... 31
2.2.2.2. Phân tích chi phí....................................................................... 32
2.2.2.3. Phân tích lợi nhuận ................................................................... 33
2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu trạng thái tài chính của công ty .............. 34
a) Tỷ số cơ cấu tài chính .................................................................... 35
b) Tỷ số cơ cấu hoạt động .................................................................. 36
c) Tỷ số doanh lợi .............................................................................. 38
d) Tỷ số thanh toán ............................................................................ 39
2.2.4. Đánh giá thực trạng của công ty ................................................. 40
2.2.4.1. Thuận lợi .................................................................................. 40
2.2.4.2. Khó khăn.................................................................................. 41
Chương III: Giải pháp – Kiến nghị .................................. 42
vi
3.1. Những giải pháp đối với công ty....................................................... 42
3.1.1. Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động ....................................... 42
3.1.2. Tăng nguồn vốn chủ sở hữu giảm các khoản nợ.............................. 43
3.1.3. Lập kế hoạch nguồn vốn lưu động .................................................. 43
3.1.4. Giảm chi phí sản xuất nhằm tăng doanh thu tối đa hóa lợi nhuận .... 44
3.1.5. Xây dựng thương hiệu để mở rộng thị trường trong và ngoài nước để tăng
doanh thu ................................................................................................. 46
3.1.6. Hoàn thiện công tác phân công lao động tại phân xưởng để tăng năng suất
lao động ................................................................................................... 47
3.1.7. Đầu tư thêm Tài sản cố định ........................................................... 48
3.2. Kiến nghị .......................................................................................... 49
Kết luận
vii
DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BẢNG,
BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty ..................................................... 13
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất ................................................................... 20
Bảng 2.1: Máy móc thiết bị tại phân xưởng .............................................. 16
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán năm 2008 – 2009 .................................... 25
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 – 2009 ....... 30
Bảng 2.4: Cơ cấu doanh thu ..................................................................... 31
Bảng 2.5: Bảng chi tiết chi phí ................................................................. 32
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu tài chính ................................................................ 34
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận của công ty ......................................................... 34
Hình 2.1: Ghép gỗ .................................................................................... 21
Hình 2.2: Lắp ráp ..................................................................................... 21
Hình 2.3: Chà nhám ................................................................................. 22
Hình 2.4: Đóng gói ................................................................................... 22
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ths. LÊ ĐÌNH THÁI
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV BẢO TRÂN CHÂU
SVTH: NGUYỄN NGỌC MINH 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và
phong phú hơn. Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay. Kết quả phân tích không chỉ giúp cho
doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh
giá dự án đầu tư, tính tóan mức độ thành công trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng.
Ngoài ra, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh còn là một trong
những lĩnh vực không chỉ được quan tâm bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối
tựơng kinh tế khác liên quan đến doanh nghiệp. Dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch,
doanh nghiệp có thể định tính trước khả năng sinh lời của hoạt động, từ đó phân
tích và dự đoán trước mức độ thành công của kết quả kinh doanh. Qua đó, hoạt
động kinh doanh không chỉ là việc đánh giá kết quả mà còn là việc kiểm tra, xem
xét trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh nhằm hoạch định chiến lược tối ưu.
Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp
cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các
điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần
nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố
đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh
doanh.
Từ những cơ sở về phân tích hoạt động kinh doanh trên em nhận thấy việc
phân tích hoạt động kinh doanh đối với công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu là
một đề tài phù hợp với công ty hiện nay. Nó góp phần giúp cho công ty hiểu được
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ths. LÊ ĐÌNH THÁI
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV BẢO TRÂN CHÂU
SVTH: NGUYỄN NGỌC MINH 2
khả năng hoạt động kinh doanh của mình và từ đó có kế hoạch hoạch định chiến
lược kinh doanh tốt trong thời gian tới.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu
Hệ thống những lý luận cơ bản về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đánh giá và đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Phạm vi nghiên cứu
Công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu.
3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tƣợng
Đối tượng nghiên cứu chính là Công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu.
Phƣơng pháp
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
4. Kết cấu của đề tài
Chia làm 3 chương chính như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận.
Chương II: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.
Chương III: Giải pháp và kiến nghị.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ths. LÊ ĐÌNH THÁI
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV BẢO TRÂN CHÂU
SVTH: NGUYỄN NGỌC MINH 3
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm và vai trò của việc phân tích
Phân tích hoạt động kinh doanh mang nhiều tính chất khác nhau và phụ
thuộc vào đối tượng cũng như các giải pháp quản lý mà ta áp dụng. Có nhiều loại
hình phân tích kinh tế nhưng chúng đều có cơ sở chung và phụ thuộc vào đối
tượng phân tích. Các phương pháp phân tích kinh tế quốc dân, phân tích lãnh thổ..
được nghiên cứu ở các môn học khác, phân tích kinh tế của ngành, xí nghiệp, công
ty… được coi là môn khoa học riêng và được giảng dạy trong các trường đại học,
thường được gọi là phân tích hoạt động kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn
bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất
lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, trên cở sở đó
đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
ở doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh tế đi sâu nghiên cứu nội dung kết cấu và mối quan
hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp bằng những phương pháp khoa học nhằm thấy được chất lượng hoạt động,
nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng trên cơ sở đó đề ra những phương án mới và
biện pháp khai thác có hiệu quả.
1.1.2. Nhiệm vụ của phân tích
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu
kinh tế đã xây dựng
Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm ra nguyên nhân gây
nên các mức độ ảnh hưởng đó.
Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại
yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh.
Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ths. LÊ ĐÌNH THÁI
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV BẢO TRÂN CHÂU
SVTH: NGUYỄN NGỌC MINH 4
1.2.3. Ý nghĩa và nội dung của việc phân tích.
Nội dung của việc phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình
hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh
hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
Phân tích là đánh giá quá trình hướng đến kết quả kinh doanh, kết quả hoạt
động kinh doanh có thể là kết quả kinh doanh đã được hoặc kết quả các mục tiêu
trong tương lai cần phải đạt được, và như vậy kết quả hoạt động kinh doanh thuộc
đối tượng của phân tích kinh tế. Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm tổng hợp
của cả quá trình hình thành, do đó kết quả phải là riêng biệt và trong từng thời gian
nhất định, chứ không thể là kết quả chung chung. Các kết quả hoạt động kinh
doanh, nhất là hoạt động theo cơ chế thị trường cần phải định hướng hteo mục tiêu
dự toán. Quá trình định hướng hoạt động kinh doanh được định hướng cụ thể
thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến kết quả của các chỉ tiêu để
đánh giá.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động
của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các
nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu.
Nhân tố là những yếu tố tác động đến chỉ tiêu, tùy theo mức độ biểu hiện và
mối quan hệ với chỉ tiêu mà nhân tố tác động theo chiều hướng thuận hoặc nghịch
đến chỉ tiêu phân tích.
Vậy muốn phân tích hoạt động kinh doanh trước hết phải xây dựn