Khoá luận này có nội dung xây dựng hệ thống thông tin Quản lý Ký túc xá của
ĐHQG HN
Phần đầu khoá luận nghiên cứu yêu cầu thông tin của Trung tâm hỗtrợsinh viên của
ĐHQG HN mà bài toán quản lý KTX là một nội dung.
Do khuôn khổcủa một khoá luận tốt nghiệp không thểbao quát được mọi vấn đế đặt
ra của Trung tâm hỗtrợsinh viên nên khoá luận chỉgiới hạn trong phạm vi xây dựng hệ
thống quản trịKý túc xác.
Sau phần trình bày yêu cầu, khoá luận phân tích và thiết kếdựa trên ngôn ngữUML.
Cuối cùng là một thửnghịêm xây dựng một sốmô đun của phân hệnày nhằm minh
chứng cho tính khảthi của phần thiết kế. Phần mềm thửnghiệm được viết trên môi trường
windows với hệquản trịcơsởdữliệu MySQL và môi trường lập trình PHP. Một môi
trường thửnghiệm được lựa chọn không chỉphổbiến, dễsửdụng, mà còn vì lý do
kinh tế(môi trường thửnghiệm là miễn phí).
92 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích và thiết kế hệ thống quản trị ký túc xá sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Nguyễn Diệp Nam
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ
HỆ THỐNG QUẢN TRỊ KÝ TÚC XÁ SINH VIÊN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin.
Cán bộ hướng dẫn: Ths. Đào Kiến Quốc
HÀ NỘI - 2010
2
Tóm tắt khoá luận
Khoá luận này có nội dung xây dựng hệ thống thông tin Quản lý Ký túc xá của
ĐHQG HN
Phần đầu khoá luận nghiên cứu yêu cầu thông tin của Trung tâm hỗ trợ sinh viên của
ĐHQG HN mà bài toán quản lý KTX là một nội dung.
Do khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp không thể bao quát được mọi vấn đế đặt
ra của Trung tâm hỗ trợ sinh viên nên khoá luận chỉ giới hạn trong phạm vi xây dựng hệ
thống quản trị Ký túc xác.
Sau phần trình bày yêu cầu, khoá luận phân tích và thiết kế dựa trên ngôn ngữ UML.
Cuối cùng là một thử nghịêm xây dựng một số mô đun của phân hệ này nhằm minh
chứng cho tính khả thi của phần thiết kế. Phần mềm thử nghiệm được viết trên môi trường
windows với hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL và môi trường lập trình PHP. Một môi
trường thử nghiệm được lựa chọn không chỉ phổ biến, dễ sử dụng, … mà còn vì lý do
kinh tế (môi trường thử nghiệm là miễn phí).
3
Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, cho tôi xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Đào Kiến Quốc, người thầy đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận.
Với việc hoàn thành khóa luận, mốc quan trọng đánh dấu chặng cuối cùng của
những năm học đại học, tôi vô cùng biết ơn toàn thể các thầy cô giáo của trường Đại học
Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm
nền tảng để tôi có thể thực hiện khóa luận này và có thể đi tiếp những năm tháng trong
hoạt động nghề nghiệp.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến các anh chị ở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
Phần mềm, tập thể đang thực hiện các dự án công nghệ thông tin cho Trung tâm Hỗ trợ
Sinh viên của ĐHQG HN đã tạo điều kiện cho tôi cùng nghiên cứu các yêu cầu trong
quản lý KTX.
Tôi cũng muốn cảm ơn công lao to lớn của gia đình đã nuôi dưỡng tôi suốt những
năm học đại học. Cảm ơn những người bạn đã cho tôi những lời khuyên quý giá cũng như
kinh nghiệm trong học tập.
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Nguyễn Diệp Nam
4
Mục lục :
Phần 1. TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH VIÊN ĐHQG VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ ...................6
1.1. Giới thiệu về Trung tâm hỗ trợ sinh viên ĐHQGHN......................................................................6
1.1.1. Cơ sở vật chất của các KTX.........................................................................................................6
1.1.2. Cơ cấu tổ chức. ............................................................................................................................6
1.2. Hiện trạng hoạt động. ........................................................................................................................8
1.2.1. Một số quy trình quản lý. .............................................................................................................8
1.2.2. Về phần mềm trước đây .............................................................................................................10
1.2.3. Một vài mảng tin học hoá khác cần được tính đến.....................................................................11
1.3. Các quy trình nghiệp vụ. ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Quản lý KTX..............................................................................................................................14
PHẦN 2. MÔ HÌNH HỆ THỐNG .........................................................................................................20
2.1. Biểu đồ các tiến trình nghiệp vụ......................................................................................................20
2.1.1. Tiến trình sử dụng hệ thống. ......................................................................................................20
2.1.2. Tiến trình nhận sinh viên vào KTX............................................................................................22
2.1.3. Tiến trình loại sinh viên ra khỏi KTX. .......................................................................................27
2.1.4. Tiến trình quản lý thu chi. ..........................................................................................................29
2.1.5. Tiến trình quản lý điện nước. .....................................................................................................30
2.1.6. Tiến trình quản lý tài sản............................................................................................................32
2.2. Biểu đồ Use case. ..............................................................................................................................34
2.2.1. Biểu đồ Use case tổng thể. .........................................................................................................34
2.2.2. Biểu đồ phẫn rã các Use case cho sinh viên...............................................................................34
2.3. Mô tả các luồng sự kiện. ..................................................................................................................38
2.3.1. Tài liệu luồng sự kiện cho các Use case đối với sinh viên. ........................................................38
2.3.2. Luồng sự kiện cho các Use case đối với người quản lý. ............................................................42
2.4. Biểu đồ tuần tự .................................................................................................................................51
2.4.1. Biểu đồ tuần tự cho ca sử dụng hệ thống. ..................................................................................51
2.4.2. Biểu đồ tuần tự cho các ca sử dụng của SV. ..............................................................................53
2.4.3. Biểu đồ tuần tự cho các ca sử dụng của người quản lý. .............................................................55
2.5. Thiết kế biểu đồ lớp chi tiết. ............................................................................................................64
2.5.1. Xác định các lớp thực thể...........................................................................................................64
2.5.2. Biểu đồ lớp chi tiêt. ....................................................................................................................67
2.5.3. Biểu đồ lớp thiết kế đi theo các chức năng. ...............................................................................69
2.6. Sơ đồ mô hình quan hệ ....................................................................................................................82
PHẦN 3. CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM..................................................................................................... 83
3.1. Lựa chọn môi trường : ....................................................................................................................83
3.2. Minh hoạ một số giao diện: ............................................................................................................83
PHẦN 4 . KẾT LUẬN.............................................................................................................................91
Một vài hình ảnh quan trọng.
Hình 1. Sơ đồ tổ chức trung tâm nội trú.................................................................................................7
Hình 2. Mô hình nghiệp vụ Nhận SV vào KTX...................................................................................14
Hình 3. Mô hình nghiệp vụ SV ra khỏi KTX.......................................................................................16
Hình 4. Mô hình nghiệp vụ Quản lý điện nước....................................................................................17
Hình 5. Mô hình nghiệp vụ Quản lý tài sản. ........................................................................................18
Hình 6. Mô hình nghiệp vụ Quản lý thu chi.........................................................................................19
Hình 7. Biểu đồ Usecase tổng thể ........................................................................................................34
Hình 8. Biểu đồ lớp chi tiết. .................................................................................................................68
Hình 9. Mô hình quan hệ. ....................................................................................................................82
5
Mở đầu.
Trung tâm hỗ trợ sinh viên của ĐHQGHN là đơn vị quản lý các Ký túc xá (KTX)
trong đó có KTX Mễ Trì và KTX ĐHNN là hai KTX có quy mô lớn, với số lượng sinh
viên khoảng 2000 người mỗi KTX ). KTX không chỉ là nơi cung cấp cho sinh viên nơi ở
mà còn cung cấp cho sinh viên các dịch vụ khác trong đó có dịch vụ văn hóa cũng như
tinh thần như: hoạt động câu lạc bộ, nhu cầu tư vấn việc làm, sinh hoạt, đào tạo kỹ
năng…
Từ thực tiễn quản lý, Trung tâm đã nhận thức được nhu cầu tin học hóa. Một phần
mềm quản lý KTX đã được xây dựng và được áp dụng riêng cho KTX Mễ Trì. Phần mềm
này mới chỉ cung cấp các chức năng về quản lý chỗ và quản lý thu chi về điện nước.
Qua một thời gian sử dụng, phần mềm bộc lộ nhiều vấn đề, đặc biệt là khả năng
quản lý chung tất cả các KTX, tính mềm dẻo của hệ thống, cũng như khả năng kết nối các
dịch vụ một cách tổng thể, khả năng mở rộng và thay đổi sau này. Hệ thống thông tin của
Trung tâm không chỉ quản lý KTX mà còn phải trải rộng trên nhiều khía cạnh phục vụ
sinh viên.
Đây là một vấn đề rất lớn không thể đặt ra trong khuôn khổ của một khóa luận tốt
nghiệp. Vì thế trong khóa luận, sau khi phác thảo một hệ thống thông tin tổng thể, chúng
tôi chỉ đi sâu vào việc phân tích và thiết kế một phân hệ trong hệ thống thông tin này,
phân hệ quản lý KTX.
Trong phân hệ quản lý KTX này chúng tôi hướng đến việc phát triển các ứng dụng
hỗ trợ cho sinh viên qua mạng. Với các hỗ trợ qua mạng từ khâu đăng k ý vào KTX qua
mạng, đến các khâu như: xem thông tin phòng, đăng k ý phòng, xin ra khỏi KTX, xem hóa
đơn điện nước,… không chỉ hỗ trợ cho sinh viên có được sự tiện lợi, tiết kiệm về thời
gian, kinh tế mà còn trợ giúp cho việc quản quản lý của ban quản lý KTX trở nên dễ dàng
và nhanh chóng và chính xác.
Khóa luận sẽ có nội dung như sau:
Phần I – Trung tâm hỗ trợ sinh viên ĐHQGHN và hoạt động nghiệp vụ.
Phần II – Mô hình hệ thống.
Phần III – Cài đặt thử nghiệm.
Phần IV – Kết luận.
6
Phần 1 –TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH VIÊN ĐHQGHN
VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ.
1.1. Gii thiu v Trung tâm h tr sinh viên ĐHQGHN.
1.1.1. Cơ sở vật chất của các KTX
KTX của ĐHQGHN có 2 đơn vị trực thuộc là KTX Mễ Trì và KTXĐHNN. Đối với
mỗi đơn vị trực thuộc nàycó các khu nhà :
Khu nhà dành cho ban quản lý của KTX: trong đó có các phòng ban, các tổ dịch vụ,
nơi ở dành cho ban quản lý. Ngoài ra còn có các phòng đặc biệt dành cho người nước
ngoài đến học tập và giảng dạy.
Các khu nhà dành cho sinh viên, với các phòng ở được trang bị khép kín và đầy đủ
tiện nghi theo từng loại phòng.
Các khu nhà dành cho các hoạt động khác như:
- Các trạm y tế: phục vụ việc chăm sóc sức khỏe cho người sinh hoạt trong KTX.
- Nhà hội trường: phục vụ cho các buổi gặp mặt, các buổi giao lưu, và nhiều hoạt
động khác, …
- Các phòng đọc: các phòng dành riêng cho sinh viên có thể học tập tại đó (trong
thời gian quy định).
- Các quầy phục vụ nhu cầu sinh hoạt như đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng học tập,
…
- Nhà ăn: nơi phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày của sinh viên.
- Nhà gửi xe: sinh viên có thể gửi xe theo ngày, theo tháng.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức.
1.1.2.1. Ban quản lý.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hỗ trợ sinh viên như sau:
Trung tâm có một ban giám đốc (gồm có: giám đốc và hai phó giám đốc) điều hành
chung các hoạt động.
Trung tâm có các phòng trực thuộc sau: phòng tổ chức – quản trị, phòng tài chính –
kế toán, phòng hành chính và công tác sinh viên, trạm y tế.
Hai đơn vị trực thuộc chính bao gồm KTX Mễ Trì và KTX ĐHNN Mỗi KTX bao
gồm: ban quản lý KTX, phụ trách và điều hành các hoạt động, cùng với đó là các tổ
nghiệp vụ khác nhau: tổ văn phòng, tổ quản lý sinh viên, tổ bảo vệ.
Sau đây là sơ đồ tổ chức của Trung tâm:
7
Hình 1. Sơ đồ tổ chức trung tâm.
1.1.2.2. Hoạt động quản lý chung và các dịch vụ thông tin.
Trung tâm có các hoạt động chính sau:
- Quản lý cơ sở vật chất: bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ cán bộ và đáp ứng nhu cầu
của sinh viên trong sinh hoạt; Nâng cấp, sửa chữa các khu nhà ở cũng như mở rộng các
công trình sinh hoạt công cộng; Bảo đảm để có một cơ sở vật chất đầy đủ để phục vụ sinh
hoạt, học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên.
- Đảm bảo an ninh trật tự: để sinh viên có một cuộc sống ổn định, an toàn.
- Tổ chức đón tiếp và sắp xếp nơi ở cho sinh viên trong nước và sinh viên nước ngoài.
Hàng năm số lượng sinh viên vào là rất lớn, không chỉ có sinh viên trong nước mà lượng
sinh viên nước ngoài đến học tập và sinh hoạt. Vì vậy công tác chuẩn bị đón tiếp, phục
vụ, cũng như sắp xếp chỗ ăn ở là rất quan trọng.
TTHTSV ĐHQGHN
Ban Giám đốc
Phòng
Tổ chức –
quản trị
Phòng
Tài chính –
kế toán
Trạm
Y tế
Phòng
Hành chính
và công tác
SV
KTX ĐHNN KTX Mễ Trì
Ban quản lý
KTX
Tổ
Quản lý
SV
Tổ
Quản lý
SV
Tổ
Văn
phòng
Tổ
Văn
phòng
Tổ
Bảo
vệ
Tổ
Bảo
vệ
Ban quản lý
KTX
8
- Hỗ trợ tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật, giải trí, học tập: để tạo
cho sinh viên một cuộc sống với một nề nếp sinh hoạt văn hóa, văn minh. Cũng cần có
các hoạt động khác như tổ chức cho sinh viên được học tập giao lưu giữa sinh viên các
nước.
- Cung cấp các dịch vụ y tế: khám sức khỏe định kỳ cho những người sinh hoạt trong
KTX, khám chữa bệnh, tuyên truyền và hướng dẫn sinh viên về vệ sinh và phòng bệnh.
- Cung cấp các kỹ năng mềm.
- Tư vấn việc làm: tư vấn cho sinh viên kể cả công việc khi ra trường và việc làm
thêm phù hợp với khả năng và điều kiện
- Cung cấp các dịch vụ thông tin: như điện thoại, ti vi, internet cho các phòng giúp
sinh viên nắm bắt được các thông tin cần thiết
1.1.2.3. Một vài thay đổi sắp tới.
ĐHQG có dự kiến xây dựng một khu KTX dành riêng cho những cán bộ, những
giảng viên, cũng như sinh viên của nước ngoài đến công tác, giảng dạy, học tập tại Việt
Nam.
Hiện nay ĐHQG đang xây dựng cơ sở mới tại Hoà lạc, trong đó có một KTX hiện
đại. .
Hệ thống thông tin quản lý KTX cũng phải tính đến tình trạng này để có một giải
pháp có thể sử dụng mở rộng, không bị lạc hậu.
1.2. Hin trng hot đ ng.
1.2.1. Một số quy trình quản lý.
1.2.1.1.Quản lý sinh viên vào KTX.
Đầu năm học, Trung tâm xét duyệt cho các sinh viên có nhu cầu và đủ điều kiện
vào KTX, đồng thời cũng xem xét việc ở lại của các sinh viên cũ đã ở KTX và có nhu cầu
tiếp tục được ở lại.
Đối với những sinh viên đã ở KTX, có nhu cầu tiếp tục ở lại. Ban quản lý sẽ yêu
cầu sinh viên đó nộp đơn, thẻ KTX và các giấy tờ khác nếu cần thiết, cũng như phải hoàn
tất các khoản chi phí phải thanh toán mà sinh viên này còn phải hoàn trả cho quá trình
sinh hoạt trong KTX. Sinh viên này cũng phải cung cấp đầy đủ xem có nguyện vọng khác
như: thay đổi phòng ở, loại phòng ở hay không . Sau đó, các thông tin này sẽ được ban
quản lý đưa xét cùng với các thông tin sinh viên này có vi phạm kỷ luật nặng, hay sinh
viên năm cuối thì không cho vào diện được ở lại và đưa ra quyết định có cho phép sinh
viên này được phép tiếp tục ở lại hay không và nếu được thì sắp xếp chỗ cho họ.
Đối với các sinh viên mới nhập học, cần có giấy báo nhập học của trường. và phải
làm đơn xin vào ở KTX, với các thông tin cần thiết như: thông tin cá nhân (họ tên, quê
quán, quốc tịch, diện ưu tiên,…), nguyện vọng ở loại phòng (về loại phòng sinh viên sẽ
được giới thiệu và cung cấp các thông tin ),… Sau đó các nguyện vọng của các sinh viên
sẽ được xét với các tiêu chuẩn ưu tiên Công việc xét duyệt cần lưu ý đến các trường hợp
là sinh viên đến từ quốc gia khác. Các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên đối với sinh viên Việt
Nam được quy định như sau:
9
- Con liệt sĩ, con thương binh, gia đình có công với cách mạng.
- Sinh viên dân tộc ít người.
- Sinh viên có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.
- Sinh viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế.
- Sinh viên thi đỗ vào đại học đạt điểm cao.
Sau đó, ban quản lý sẽ đưa ra thông báo danh sách các sinh không được ở KTX và
danh sách các sinh viên được phép vào hay được tiếp tục ở lại KTX.
Khi nhập KTX, sinh viên phải nộp các giấy tờ và chi phí cần thiết. KTX sẽ bố trí
cho sinh viên được ở lại và ở phòng nào, khu nào, làm thẻ nội trú cho sinh viên và lưu hồ
sơ thông tin.
1.2.1.2.Xử lý sinh viên ra khỏi KTX.
Định kỳ (theo quý, theo học kỳ, theo năm, …) KTX sẽ xét duyệt cho tập thể hay cá
nhân có nguyện vọng ra khỏi KTX. Mặt khác cũng sẽ có những tập thể, cá nhân có
nguyện vọng hay bị bắt buộc phải ra khỏi KTX đột xuất. (ví dụ khi bị kỷ luật )
Đối với việc xét duyệt định kỳ, tập thể cần cử người đại diện. Việc xét duyệt theo
định kỳ này yêu cầu có thông báo trước từ ban quản lý KTX cho toàn thể các tập thể cá
nhân. Sau đó, các cá nhân đại diện cho tập thể và cá nhân sẽ phải thoả thuận với nhau về
việc thanh toán, cũng như hoàn thành các thủ tục khác về giấy tờ. Ban quản lý sẽ xem xét
và gửi thông báo,cùng các hóa đơn kèm theo. Sau khi đã sinh viên đã thực hiện đầy đủ
các yêu cầu, thu lại thẻ KTX của từng cá nhân, và đưa vào danh sách đã rời khỏi KTX.
Đối với các trường hợp trong quá trình cư trú có nguyện vọng ra khỏi KTX, cần
phải nộp đơn lên Ban quản lý. Đối với trường hợp bắt buộc phải rời khỏi KTX thì Ban
quản lý cần gửi thông báo tới tập thể hay cá nhân đó. Sau đó, yêu cầu hoàn tất các thủ tục
để được rời khỏi KTX như: phải thanh toán đầy đủ chi phí sinh hoạt, chi phí lien quan đến
tài sản,…các giấy tờ liên quan. Ban quản lý sẽ đưa ra thông báo và các hóa đơn kèm theo.
Sinh viên hoàn thành thủ tục, nộp lại thẻ của KTX, cùng các yêu cầu khác. Ban quản lý sẽ
lưu các trường hợp này vào danh sách riêng đối với các trường hợp rời khỏi KTX
1.2.1.3.Quản lý điện.
Cứ cuối mỗi tháng KTX sẽ kiểm tra các đồng hồ và chốt số điện. Việc chốt số điện
sẽ tiến hành theo từng phòng.
Chỉ số điện của các phòng trong KTX sẽ được ghi lại và tính toán chi phí. Mỗi sinh
viên hiện nay được KTX hỗ trợ 10 Kw/người. KTX căn cứ vào số phụ trội để lập hóa
đơn thanh toán tiền điện cho phòng.
Sau khi tổng hợp số điện của tất cả các phòng, KTX sẽ tính ra số điện hao hụt trên
cơ sở so sánh với điện năng tiêu thụ trên công tơ tổng đo được.
Các thông tin liên quan đến điện sẽ được báo cáo lại với Ban quản lý KTX.
1.2.1.4.Quản lý nước (tương tự quản lý về điện).
Cứ cuối mỗi tháng KTX sẽ kiểm tra các đồng hồ và chốt số nước. Việc chốt số
nước sẽ thực hiện theo từng phòng.
10
Danh sách tiêu thụ về nước của các phòng trong KTX sẽ được ghi lại và tính toán
chi phí mà phòng đó phải thanh toán. Mỗi sinh viên cũng được hỗ trợ 10 m3/người/tháng.
KTX căn cứ vào mức phụ trội để lập hóa đơn thanh toán tiền nước cho phòng.
Sau khi tổng hợp số nước của tất cả các phòng, KTX sẽ tính ra số nước hao hụt trên
cơ sở so sánh với tổng số nước tiêu thụ trên công tơ tổng đo được.
Các thông tin liên quan đến nước sẽ được báo cáo lại với Ban quản lý KTX.
1.2.1.5.Quản lý tài sản
Tài sản trong KTX được chia làm tài sản sử dụng chung và tài sản sử dụng riêng.
Tài sản sử dụng riêng là tài sản được giao riêng cho từng cá nhân. Cá nhân có trách
nhiệm sử dụng và quản lý tài sản riêng này.
Tài sản sử dụng chung là tài sản giao cho một tập thể sử dụng và phải chịu trách
nhiệm về tài sản được sử dụng đó.
Sau mỗi lần phân phòn