Khóa luận Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử và biện pháp phòng tránh

Những thành tựu khoa học đầu thế kỷ XX cùng với sự phát triển của CNTT với những ứng dụng của nó đã đưa loài người sang một kỷ nguyên mới-Kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức mà cơ sở của nó là việc hình thành một phương thức kinh tế mới: thương mại điện tử (TMĐT). Sự ra đời và phát triển của TMĐT đã khiến các giao dịch thương mại ngày càng phát triển, mở rộng và tự do. Sự tự do ở đây không phải là thiếu tính kiểm soát mà nó thể hiện ở sự vượt qua những rào cản về không gian, thời gian của các quy trình giao kết trong thương mại truyền thống, đẩy nhanh tốc độ, khối lượng giao dịch cũng như nhanh chóng nắm bắt các cơ hội thiết lập các mối quan hệ đa phương của thương mại quốc tế. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại ấy thì việc đảm bảo những mối quan hệ kinh tế vẫn được sử dụng phương tiện chủ yếu là hợp đồng, có điều để thích ứng với những thay đổi từ thương mại truyền thống sang thương mại TMĐT thì hợp đồng được sử dụng bởi thuật ngữ hợp đồng điện tử (HĐĐT). Với nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giơi, Việt Nam cũng đã và đang nhận thức được tầm quan trọng của những ứng dụng TMĐT trong các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại quốc tế. Vận dụng được TMĐT trong phát triển giao dịch thương mại sẽ là bàn đạp giúp Việt Nam phát triển kinh nhanh hơn, mạnh hơn, nắm bắt được cơ hội thiết lập các mối quan hệ thương mại quốc tế tốt hơn. Tuy nhiên, TMĐT mà biểu hiện của nó ở việc giao kết HĐĐT cũng tiềm ẩn những khó khăn, nảy sinh những rủi ro hết sức phức tạp mà việc thiếu hiểu biết về những rủi ro này sẽ đem lại những khó khăn, tổn thất. hậu quả khó khắc phục đối với các doanh nghiệp cũng như cộng đồng người sử dụng. Vì vậy, để hiểu rõ HĐĐT là gì? Những rủi ro trong giao kết và thực hiện HĐĐT là gi, có tác động như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp? để từ đó có thể xem xét các biện pháp phòng tránh những rủi ro, em đã lựa chọn vấn đề: “Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình.

doc97 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử và biện pháp phòng tránh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 1. Xu hướng phát triển của TMĐT trên thế giới 57 2. Xét tốc độ và khuynh hướng phát triển của TMĐT ở Việt Nam 58 II. Giải pháp phòng tránh rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới 61 1. Nhóm giải pháp vĩ mô 61 1.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử 61 1.2. Nhóm giải pháp về đào tạo đội ngũ, đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền về Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và khuyến khích việc giao kết hợp đồng điện tử giữa các doanh nghiệp. 64 1.2.1 Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ làm thương mại điện tử và chuyên trách giao kết hợp đồng điện tử. 64 1.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật Giao dịch điện tử năm 2005, về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. 66 2. Nhóm biện pháp vi mô 67 2.1. Đối với doanh nghiệp 67 2.1.1. Doanh nghiệp cần kiểm tra thông tin, thực trạng tài chính của khách hàng giảm thiểu rủi ro trong trường hợp bi lừa đảo, giả mạo. 67 2.1.2. Tạo lập cơ cấu chông lại vius và sự thâm nhập 68 2.1.3. Những khuyến cáo đối cụ thể với doanh nghiệp Việt Nam. 68 2.2. Giải pháp từ phía người tiêu dùng 77 2.2.1. Sử dụng các công cụ hỗ trợ khách hàng khi mua hàng trực tuyến 77 2.2.2. Một số phương thức đáng tin cậy giúp khách hàng trên mạng: 79 2.3. Nhóm các giải pháp khác 82 2.3.1 . Hạ tầng công nghệ thông tin 82 2.3.2. Hạ tầng cơ sở về nhân lực 82 2.3.3. Hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý 83 2.3.4. Hạ tầng hệ thống thanh toán tài chính tự động 83 3. Các giải pháp khác 83 KẾT LUẬN 85 Danh mục tài liêu tham khảo 87 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng Á Châu B2B Mô hình Thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp B2C Mô hình thương mại điện tử doanh nghiệp với Người tiêu dùng C2C Mô hình thương mại điện tử người tiêu dùng với người tiêu dùng HĐĐT Hợp đồng điện tử TMĐT Thương mại điện tử UNCITAL Uỷ ban của Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc tế WTO Tổ chức Thương mại Thế Giới LỜI CẢM ƠN Sau hai tháng tìm tòi nghiên cứu đề tài cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Mơ, giờ đây em đã hoàn thiện khóa luận của mình.. Hoàn thiện khóa luận, kết thúc khóa học 4 năm cho em bao cảm xúc, những kỷ niệm về thầy cô kính yêu, bạn bè tại mái trường Ngoại Thương đã yêu thương, tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Đó không chỉ là kỷ niệm, mà đó còn là những tình cảm mến yêu theo em suốt cuộc đời. Lời bày tỏ đầu tiên là tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc nhất em xin gửi đến người thầy mà em vô cùng kính yêu đã ảnh hưởng lớn đến em trong suốt những năm học đại học, trong những khó khăn trong cuộc sống mà em đã trải qua, cô cũng là người đã nhiệt tâm, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em hoàn thiện khóa luận này – GS.TS. Nguyễn Thị Mơ. Cho phép em được gửi tới cô lời kính chúc mạnh khỏe, hạnh phúc, kính mong cô giáo của em luôn tràn đầy sức khỏe để công hiến, để yêu thương và chắp cánh cho những thế hệ sinh viên hôm nay và mai sau. Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu nhà trường, đến tập thể các thầy cô giáo Khoa Quản Trị Kinh Doanh, cùng toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương – Hà Nội đã dìu dắt em trong suốt những năm qua, đã tạo cho em một môn trường học tập và rèn luyện tốt. Kính chúc các thầy cô sức khỏe, hạnh phúc. Em cũng xin được bày tỏ tình cảm đến tập thể lớp Luật KDQT- K43 cùng toàn thể các bạn sinh viên trường đại học Ngoại Thương  đã cùng em gắn bó, học tập và vươn lên trong suốt quá trình học tập. Cảm ơn thầy cô, cảm ơn bạn bè đã cho em tri thức, tình yêu thương, cho em tình bạn và cho em cả ước mơ, nghị lực vào đời! Hà Nội, ngày 20/5/2008 Sinh Viên Trần Thị Thanh Thuỷ Lời Nói Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Những thành tựu khoa học đầu thế kỷ XX cùng với sự phát triển của CNTT với những ứng dụng của nó đã đưa loài người sang một kỷ nguyên mới-Kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức mà cơ sở của nó là việc hình thành một phương thức kinh tế mới: thương mại điện tử (TMĐT). Sự ra đời và phát triển của TMĐT đã khiến các giao dịch thương mại ngày càng phát triển, mở rộng và tự do. Sự tự do ở đây không phải là thiếu tính kiểm soát mà nó thể hiện ở sự vượt qua những rào cản về không gian, thời gian của các quy trình giao kết trong thương mại truyền thống, đẩy nhanh tốc độ, khối lượng giao dịch cũng như nhanh chóng nắm bắt các cơ hội thiết lập các mối quan hệ đa phương của thương mại quốc tế. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại ấy thì việc đảm bảo những mối quan hệ kinh tế vẫn được sử dụng phương tiện chủ yếu là hợp đồng, có điều để thích ứng với những thay đổi từ thương mại truyền thống sang thương mại TMĐT thì hợp đồng được sử dụng bởi thuật ngữ hợp đồng điện tử (HĐĐT). Với nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giơi, Việt Nam cũng đã và đang nhận thức được tầm quan trọng của những ứng dụng TMĐT trong các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại quốc tế. Vận dụng được TMĐT trong phát triển giao dịch thương mại sẽ là bàn đạp giúp Việt Nam phát triển kinh nhanh hơn, mạnh hơn, nắm bắt được cơ hội thiết lập các mối quan hệ thương mại quốc tế tốt hơn. Tuy nhiên, TMĐT mà biểu hiện của nó ở việc giao kết HĐĐT cũng tiềm ẩn những khó khăn, nảy sinh những rủi ro hết sức phức tạp mà việc thiếu hiểu biết về những rủi ro này sẽ đem lại những khó khăn, tổn thất. hậu quả khó khắc phục đối với các doanh nghiệp cũng như cộng đồng người sử dụng. Vì vậy, để hiểu rõ HĐĐT là gì? Những rủi ro trong giao kết và thực hiện HĐĐT là gi, có tác động như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp? để từ đó có thể xem xét các biện pháp phòng tránh những rủi ro, em đã lựa chọn vấn đề: “Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở làm rõ khái niệm về hợp đồng điện tử và những rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử mà các doanh nghiệp thường gặp phải, đề tài đề xuất giải pháp phòng tránh rủi ro trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hợp đồng điện tử và rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử. Đối tượng của đề tài còn bao gồm cả các quy định về hợp đồng điện tử, về giao kết hợp đồng điện tử trong luật pháp Việt Nam, một số nước và quốc tế. b. Phạm vi nghiên cứu - Do giới hạn về thời gian, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề giao kết hợp đồng điện tử và phòng ngừa rủi ro từ giao kết hợp đồng của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu vấn đề này người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như phương pháp thống kê phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời nói đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo khóa luận gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về hợp đồng điện tử và rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử. Chương II: Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử và những rủi ro thường gặp trong giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam . Chương III: Giải pháp phòng tránh rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam    Với khóa luận của mình,  em rất mong nhận được ý kiến nhận xét của quý thầy cô và quý bạn đọc để khóa luận hoàn thiện hơn. Hà Nội,ngày 20 tháng 5năm 2008 Sinh viên Trần Thị Thanh Thủy Chương I: Tổng quan về hợp đồng điện tử và rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử Thương mại điện tử và hợp đồng điện tử Khái niệm và đặc điểm của thương mại điện tử Khái niệm thương mại điện tử C ó nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại điện tử Theo luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL: “TMĐT là tất cả các hoạt động thương mại thông thường được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử và truyền thông đặc biệt là mạng Internet”1. Từ khái niệm trên ta thấy, TMĐT là sự đi lên một nấc cao mới của thương mại thông thường cùng với sự phát triển của thế giới số, chứ không phải là một lĩnh vực kinh doanh độc lập với thương mại thông thường Theo WTO TMĐT được hiểu như sau: “TMĐT bao gồm việc sản xuất, bán hàng, quảng cáo và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet nhưng được giao nhận một cách hữu hình và tất cả các sản phẩm được giao nhận như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet” Theo ỦY BAN CHÂU ÂU: “TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền số liệu điện tử dưới dạng chữ, âm thanh và hình ảnh. TMĐT gồm nhiều hành vi trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp người tiêu dùng, và các dịch vụ sau bán hàng. TMĐT được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và với cả thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn pháp lý, tài chính), các hoạt động truyền thông (như chăm sóc sức khỏe, giáo 1: dục) và các hoạt động mới như siêu thị ảo”2 Quan điểm về TMĐT theo cách hiểu của quốc tế được phân tích theo nghĩa rộng, phản ánh sự đi lên không ngừng của của những ứng dụng CNTT và TMĐT trong mọi hoạt động của cuộc sống nói chung và hoạt động thương mại nói riêng. Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005 không đưa ra khái niệm thương mại điện tử. Luật chỉ quy định khái niệm về giao dịch điện tử, theo đó: “Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử”3. Luật này cũng cụ thể hóa khái niệm phương tiện điện tử: “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”4. Qua khái niệm này, có thể thấy phạm vị điều chỉnh của Luật là rất rộng, bao trùm các giao dịch điện tử trong nhiều lĩnh vực, không chỉ rõ lĩnh vực kinh doanh, thương mại mà cả trong lĩnh vực dân sự, trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước. Được xây dựng dựa trên luật mẫu của UNCITRAL về TMĐT, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005 có cách tiếp cận tương tự với Luật mẫu, đó là cách tiếp cận theo nghĩa rộng. Đây là cách tiếp cận phù hợp. Việc coi TMĐT là hoạt động sử dụng các phương tiện điện tử theo nghĩa rộng và có tính mở sẽ ra trong tương lai, khả năng áp dụng TMĐT còn lớn hơn do nhiều phương tiện hiện đại mới sẽ ra đời. Hơn nữa, đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam thì việc hiểu TMĐT theo nghĩa rộng sẽ khiến cả doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm bớt lúng túng, bỡ ngỡ ban đầu. Khi chúng ta coi fax, telex, điện thoại xưa nay chúng ta vẫn quen sử dụng là những phương tiện thực hiện TMĐT thì việc áp dụng hình thức kinh doanh mới qua mạng Internet cũng chỉ là sự phát triển lên cao tất yếu trong cuộc cách mạng hóa thông tin. 2. 3. 4. Đặc điểm của thương mại điện tử TMĐT không thể hiện giao dịch trên giấy. Tất cả các văn bản đều thể hiện bằng các dữ liệu tin học, các băng ghi âm hoặc các phương tiện điện tử khác. Chính đặc điểm này làm thay đổi cơ bản văn hóa giao dịch bởi lẽ độ tin cậy không còn phụ thuộc vào các cam kết bằng giấy mà bằng niêm tin lẫn nhau giữa các đối tác. Giao dịch không dùng giấy tờ cũng làm giảm đáng kể chi phí và nhân lực để chu chuyển, lưu trữ và tìm kiếm văn bản khi cần thiết. Tuy nhiên, điều này cũng ẩn chứa rủi ro do không lưu trữ hợp đồng mà khi xảy ra các tranh chấp kiện tụng sẽ không có bằng chứng để tranh tụng. TMĐT phụ thuộc vào CNTT và trình độ của người sử dụng. Chính đặc điểm này tạo lên cách nhìn nhận về TMĐT của các quốc gia với các mức trình độ khoa học công nghệ khác nhau thì khác nhau. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực TMĐT luôn phải được đào tạo để bắt kịp với thời đại của khoa học. TMĐT phụ thuộc vào mức độ số hóa TMĐT có tốc độ nhanh nhờ áp dụng kỹ thuật số nên tất cả các bước của quá trình giao dịch đều được tiến hành thông qua mạng máy tính Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng điện tử Khái niệm về hợp đồng điện tử Hợp đồng điện tử (tiếng anh là e-contracts hay online contracts) là một loại hình cơ bản của giao dịch điện tử. Theo điều 11 Luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL năm 1986 hợp đồng điện tử được hiểu là: “Hợp đồng được ký kết thông qua các phương tiện điện tử, trong đó hợp đồng hay một phần của hợp đồng được lập dưới dạng dữ liệu điện tử”5. Từ định nghĩa trên ta thấy hợp đồng điện tử cơ bản vẫn là một một hợp đồng có nội dung như hợp đồng thông thường nhưng khác ở chỗ nó được ký kết thông qua các phương tiện điện tử. Theo đó phương tiện điện tử được hiểu là: “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, 5. điện từ hoặc công nghệ tương tự”6. Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam năm 2005 quy định: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”7. Khái niệm thông điệp dữ liệu, theo Luật này, được hiểu là: “Thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử”, theo đó, “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”. Như vậy, kết hợp với những phân tích về TMĐT, ta thấy rằng những cách hiểu khác nhau về TMĐT sẽ dẫn đến những quan niệm khác nhau về hợp đồng điện tử, đặc biệt là phương thức cũng như mức độ tham gia của các phương tiện điện tử vào quá trình giao kết cũng như thực hiện hợp đồng. Do đó, để đi đến sự thống nhất cần xác định những đặc điểm cơ bản của hợp đồng điện tử. Đặc điểm của hợp đồng điện tử Được giao kết bằng các phương tiện điện tử, hợp đồng điện tử có một số đặc điểm cơ bản sau đây: Tính phi biên giới: Trong giao kết hợp đồng điện tử ở phạm vi quốc tế, kể cả giao dịch điện tử ở phạm vi dân sự đến giao dịch TMĐT, các bên thực hiện việc truyền các thông tin, dữ liệu thông qua một hệ thống mạng mang tính toàn cầu. Vì vậy, không có khái niệm biên giới nữa. Một thương nhân, dù anh ta ở đâu, ở từng địa phương khác nhau trong một nước hay ở phạm vi quốc tế, dù vào thời điểm nào cũng có thể giao dịch với đối tác của mình mà không có bất kỳ một trở ngại nào. Việc xác định vị trí, địa điểm, nơi mà thương nhân này tiến hành giao dịch trở nên khó khăn hơn so với hợp đồng truyền thống, thậm chí đôi khi là không thể thực hiện được. Điều này sẽ gây ra rất nhiều vấn đề phức tạp khi phải xác định địa điểm giao kết hợp đồng điện tử, đặc biệt khi chúng được giao kết với thương nhân nước ngoài. 6. 7. . -         Tính vô hình, phi vật chất: Môi trường điện tử là một môi trường số hóa, môi trường ảo, vì vậy, các hợp đồng điện tử mang tính vô hình, phi vật chất, nghĩa là hợp đồng điện tử tồn tại, được chứng minh, được lưu trữ bởi các dữ liệu điện tử. điện tử chứ không sờ mó, cầm nắm một cách vật chất được. Tính vô hình và phi vật chất này khiến cho việc xác định một số yếu tố của hợp đồng trở nên khác xa so với các hợp đồng bằng giấy trắng, mực đen truyền thống: Ví dụ như vấn đề bản gốc, vấn đề chữ ký của 2 bên, vấn đề về bằng chứng của hợp đồng để làm cơ sở pháp lý khi phải tranh tụng trước tòa… -         Tính hiện đại, chính xác: Tính hiện đại của hợp đồng thể hiện ở chỗ, hợp đồng điện tử được giao kết dựa trên việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, là kết quả của sự phát triển khoa học kỹ  thuật và công nghệ trong thời đại hiện nay. Đó là những công nghệ hiện đại như công nghệ điện tử, kỹ thuật số, từ tính quang học, các công nghệ truyền dẫn không dây…Việc sử dụng các công nghệ này đem lại độ chính xác cao cho các giao dịch. Có những giao dịch mà tất cả các bước đều được tự động hóa (ví dụ một quy trình tự động để mua hàng). Hợp đồng điện tử, với tính hiện đại và chính xác như vậy sẽ là phương thức giao dịch mới, hiệu quả cho các chủ thể pháp luật nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trong nề kinh tế tri thức và trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. -         Tính rủi ro: Phương thức giao kết hợp đồng điện tử cũng có những rủi ro nhất định. Thật vậy, với sự phát triển kinh ngạc của TMĐT, người ta cũng đang phải đối mặt với những rủi ro phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, mà nguyên nhân phát sinh những rủi ro đó là do chính tính vô hình và tính hiện đại về mặt kỹ thuật hiện đại của hợp đồng điện tử mang lại. Trong một môi trường ảo, đôi khi rất khó khăn để xác định năng lực pháp lý của đối tác giao kết hợp đồng, xác định xem đơn hàng trên Internet là đơn hàng thật hay đơn hàng giả. Tính “ vô hình” khiến cho việc lưu trữ hợp đồng nhằm đảm bảo bằng chứng về hợp đồng trong trường hợp xảy ra tranh chấp cũng là điều không đơn giản. Làm thế nào để có thể có được một chữ ký  điện tử đáng tin cậy? Làm thế nào để bảo mật hợp đồng hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử? Làm thế nào để hạn chế rủi ro chống phá sự tấn công của các hacker…Đó cũng là những câu hỏi làm đau đầu không chỉ những nhà kinh doanh mà còn cả những nhà nhà làm luật khi giao dịch điện tử phát triển tầm quốc tế. Trên thực tế, nhiều người đã phải chịu thiệt hại do những rủi ro này mang lại. Nhiều khách hàng bị mất tiền do việc bảo mật không tốt thẻ tín dụng, nhiều doanh nghiệp không lấy được tiền hàng do hợp đồng bị giả mạo chữ ký điện tử, nhiều vụ tranh chấp rơi vào bế tắc khi cơ quan giải quyết tranh chấp không tìm được cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các bên có lợi ích bị xâm phạm v.v… Luật điều chỉnh: Những đặc điểm riêng biệt của hợp đồng điện tử so với hợp đồng truyền thống khiến cho luật điều chỉnh hợp đồng điện tử cũng khác biệt so với luật điều chỉnh của các hợp đồng truyền thống. Người ta thường không thể dùng pháp luật được xây dựng để điều chỉnh việc giao kết và thực hiện hợp đồng truyền thống làm cơ sở pháp lý giải quyết những vấn đề phát sinh từ việc giao kết hợp đồng điện tử. Pháp luật hợp đồng truyền thống chưa đề cập đến những vấn đề như thông điệp dữ liệu, trao đổi dữ liệu điện tử, chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử và cùng với chúng là những hành vi gian lận. Ngoài ra, là giả mạo chữ ký, lừa đảo, vì vậy, chưa thể giải quyết vấn đề rất đặc thù phát sinh từ  việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử – Một loại hợp đồng hiện đại, chính xác nhưng lại hàm chứa nhiều rủi ro do tính chất mô hình, phi vật chất, phi biên giới của nó. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế , một vấn đề thường phát sinh khi nghiên cứu nội dung pháp luật điều chỉnh việc giao kết hợp đồng điện tử trong kinh doanh quốc tế, đó là vấn đề về luật áp dụng cho hợp đồng điện tử mang yếu tố quốc tế. Vấn đề là ở chỗ, nguyên tắc tự do hợp đồng cho phép các bên trong hợp đồng kinh doanh quốc tế, dù là hợp đồng truyền thống hay hợp đồng điện tử, được quyền thoả thuận, lựa chọn thống nhất luật áp dụng mà các bên cho là thích hợp để điều chỉnh hợp đồng của mình. Tuy nhiên, nếu các bên không thống nhất được vấn đề này, việc xác định luật nào sẽ được áp dụng cho hợp đồng trở lên khó khăn. Với các hợp đồng điện tử được giao kết giữa các quốc gia khác nhau cũng như vậy, mặc dù trong thương mại điện tử không có ranh giới quốc gia, các giao dịch được tiến hành trên thị trường phi biên giới. Song, trên thực tế sẽ có những giao dịch mà chủ thể ở các nước khác nhau, và các chủ thể này có quốc tịch khác với nơi họ cư trú hoặc nơi họ đặt trụ sở kinh doanh. Ví dụ: một thương nhân Nhật cư trú tại Việt Nam, đặt mua hàng qua internet với công ty Singapore đang kinh doanh tại Mỹ, hàng hoá được vận chuyển từ Malaisia sang Việt Nam, nhà cung cấp dịch vụ mạng lại là một công ty Việt Nam nhưng máy chủ lại đặt tại Thái Lan. Một giao dịch như vậy có thể được điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Trong những trường hợp như vậy, việc xác định áp dụng luật pháp của quốc gia nào điều chỉnh hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài là vấn đề hết sức phức tạp. Rõ ràng, những quy định về giao kết hợp đồng điện tử không thể hoàn toàn giống những quy định về giao kết hợp đồng truyền thống. Chính vì vậy, luật điều chỉnh hợp đồng điện tử trong đó có những quy định hướng dẫn giao kết hợp đồng điện tử kể cả hợp đồng thương mại điệ
Tài liệu liên quan