Khóa luận Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy

Thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và gia nhập WTO đã và đang đặt ra cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam những thách thức vô cùng to lớn. Trong đó, ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Đến năm 2010, lĩnh vực ngân hàng sẽ mở cửa hoàn toàn các dịch vụ cho khối ngân hàng nước ngoài. Để hội nhập thành công và không bị lép vế trên “sân nhà”, các NHTM, đặc biệt là các NHTM nhà nước - những đầu tàu, mũi nhọn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, phải lành mạnh hóa tài chính theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những yếu tố để nâng cao năng lực cạnh tranh đó là quản lý tốt rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy, đánh giá rủi ro có vai trò đặc biệt quan trọng. Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển là một trong 5 ngân hàng thương mại quốc doanh ra đời và hoạt động ngay từ những năm đầu khi hệ thống ngân hàng hình thành góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Nhận thấy tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro các dự án đầu tư nên trong quá trình thực tập tại chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Cầu Giấy em đã chọn đề tài : “ Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy. Khóa luận gồm 2 chương Chương I : Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy Chương II : Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy

doc98 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và gia nhập WTO đã và đang đặt ra cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam những thách thức vô cùng to lớn. Trong đó, ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Đến năm 2010, lĩnh vực ngân hàng sẽ mở cửa hoàn toàn các dịch vụ cho khối ngân hàng nước ngoài. Để hội nhập thành công và không bị lép vế trên “sân nhà”, các NHTM, đặc biệt là các NHTM nhà nước - những đầu tàu, mũi nhọn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, phải lành mạnh hóa tài chính theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những yếu tố để nâng cao năng lực cạnh tranh đó là quản lý tốt rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy, đánh giá rủi ro có vai trò đặc biệt quan trọng. Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển là một trong 5 ngân hàng thương mại quốc doanh ra đời và hoạt động ngay từ những năm đầu khi hệ thống ngân hàng hình thành góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Nhận thấy tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro các dự án đầu tư nên trong quá trình thực tập tại chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Cầu Giấy em đã chọn đề tài : “ Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy. Khóa luận gồm 2 chương Chương I : Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy Chương II : Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CẦU GIẤY 1 Khái quát về ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cầu Giấy Ngân hàng được thành lập theo QĐ 177/TTG ngày 26/04/1957 của thủ tướng chính phủ và thành lập theo quyết định 287/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 của nhà nước với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài Chính) tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy. Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Được thành lập với chức năng là ngân hàng hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nhằm thực hiện cấp phát vốn đầu tư xây dưng cơ bản Ngân hàng đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ 24/05/1981 Lần thứ 3 ngân hàng có tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ 14/11/1990. Ngày 30/10/1963 chi điểm 2 thuộc Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội (tiền thân của BIDV Cầu Giấy) được thành lập. Từ khi thành lập cho tới nay Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy trải qua 4 giai đoạn như sau: 1.1.1 Giai đoạn 1963-1980 Nằm trong mạng lưới của BIDV, BIDV Cầu Giấy tiền thân là chi điểm 2 trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết thành phố Hà Nội được thành lập ngày 30/10/1963. Đóng tại thôn Trung – xã Dịch Vọng – huyện Từ Liêm. Nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội trên địa bàn hoạt động. 1.1.2 Giai đoạn 1981-1994 Ngày 24/06/0981 Hội đồng Chính phủ có QĐ số 259/CP chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thuộc Bộ Tài Chính thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Chi điểm 2 Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội được đổi tê thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 2 thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội. Tháng 1/1983 theo QĐ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chi nhánh NHĐT&XD khu vực 2 giải thể, thành lập chi nhánh NHĐT&XD Từ Liêm thuộc Ngân hàng Nhà nước huyện Từ Liêm. Trên thực tế chi nhánh sát nhập trở thành phòng Đầu tư xây dựng của Ngân hàng nhà nước huyện Từ Liêm theo quyết định số 60/QĐ ban hành ngày 26/08/1982 Ngày 20/12/1986 Chi nhánh tách khỏi Ngân hàng Nhà nước huyện Từ Liêm, thành lập Chi nhánh NHDT&XD Hà Nội Năm 1988 chi nhánh được đổi tên thành NHĐT&XD Từ Liêm trực thuộc NHĐT&XD Hà Nội. Năm 1991 Chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh NHĐT&PT Từ Liêm sau đổi tên thành NHĐT&PT Cầu Giấy trực thuộc NHĐT&PT Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu Tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. 1.1.3 Giai đoạn 1995-2003 Từ ngày 1/1/1995 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Cầu Giấy nói riêng thực sự hoạt động như một Ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng BIDV Cầu Giấy có nhiệm vụ huy động vốn ngân hàng trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế và các tổ chức nước ngoài bằng VNĐ và USD để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức thành phần kinh tế và dân cư. 1.1.4 Giai đoạn từ 2004 đến nay. Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cầu Giấy được nâng cấp, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2004 theo quyết định số 252/QĐ-HĐQT ngày 16/9/2004 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Kể từ khi được nâng cấp lên chi nhánh cấp I đến nay là khoảng thời gian đánh dầu bước chuyển đổi căn bản cả về tư duy, nhận thức, quy mô và hiệu quả hoạt động, được phép kinh doanh đa năng tổng hợp đối với chi nhánh Cầu Giấy. Chi nhánh Cầu Giấy khi được nâng cấp với 74 cán bộ: trong đó 65 cán bộ thuộc chi nhánh cấp II Cầu Giấy chuyển lên, 5 cán bộ do chi nhánh Hà Nội điều động về và 04 cán bộ chủ chốt được Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam điều động đến tăng cường cho bộ máy lãnh đạo của chi nhánh. Mạng lưới hoạt động bao gồm 9 phòng, 1 tổ nghiệp vụ tại trụ sở chi nhánh và 2 phòng giao dịch. 1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy BIDV chi nhánh Cầu Giấy có mạng lưới rộng khắp, các đơn vị trực thuộc gồm Phòng giao dịch số I, Phòng giao dịch số II, Phòng giao dịch Trường Chinh, Điểm giao dịch Giang Văn Minh, các quỹ tiết kiệm Nông Lâm, Định Công, Lê Trọng Tấn, Hoàng Hoa Thám, Đông Ngạc... Bên cạnh đó chi nhánh tiếp tục thực hiện mở rộng mạng lưới, mở thêm 2 phòng Giao dịch mới và 3 quỹ tiết kiệm tại các khu Nam Thăng Long, Tây Hồ, đường Phạm Hùng và tại Hội sở chính của chi nhánh. Tại hội sở chính BIDV chi nhánh Cầu Giấy có 12 phòng tổ dưới sự điều hành và quản lý của Giám Đốc, hai Phó Giám Đốc có nhiệm vụ giúp Giám Đốc chỉ đạo, điều hành một số nhiệm vụ do Giám Đốc phân công. Có thể tóm tắt sơ đồ tổ chức của chi nhánh như sau: Sơ đồ 1 Mô hình tổ chức của chi nhánh BIDV trước chuyển đổi (Mô hình mẫu theo QĐ số 184/2005/QĐ-HĐQT ngày 6/10/2005) Phòng QLTD Phòng TTQT Quỹ tiết kiệm Điểm giao dịch Tài chính-KT Khối Quản lý nội bộ Khối trực tuyến Phòng tín dụng Khối tín dụng Khối DVKH BAN GIÁM ĐỐC Phòng thẩm định Các phòng DVKH Điện toán KTNB Phòng tiền tệ- KQ Phòng giao dịch Tổ chức-HC KH-NV Đây là mô hình đầy đủ của một chi nhánh hỗn hợp. Một số bộ phận như thanh toán quốc tế, điện toán, nguồn vốn, tổ chức cán bộ… sau này sẽ thu hẹp dần phù hợp với lộ trình tập trung hóa. 1.2.1 Chức năng nhiệm vụ chung - Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp thuộc chức năng nhiệm vụ. - Triển khai các nhiệm vụ được giao - Phối hợp với các đơn vị thuộc chi nhánh thực hiện nhiệm vụ. - Lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin. - Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo cán bộ. - Xây dựng tập thể vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động. 1.2.2 Phòng QHKH doanh nghiệp - Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng. Tiếp thị và bán sản phẩm. thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng. - Công tác tín dụng: trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/ giảm lãi. Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Chịu trách nhiệm tìm kiến khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp. 1.2.3 Phòng/ tổ tài trợ dự án. - Thực hiện một phần nhiệm vụ của phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp - Thẩm định và lập báo cáo đề xuất tín dụng - Chịu trách nhiệm phát triển nghiệp vụ tài trợ dự án. 1.2.4 Phòng quan hệ khách hàng cá nhân - Tiếp thị và phát triển khách hàng: Đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân - Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketting tổng thể cho từng nhóm sản phẩm. Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV - Bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ: xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân. Tư vấn cho khách hàng lựa chọn, sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV. Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng. Chịu trách nhiệm về bán sản phẩm, nâng cao thị phần - Công tác tín dụng: Tiếp xúc, tìm hiểu và tiếp nhận hồ sơ vay vốn. Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay và lập váo cáo thẩm định. Soạn thảo các hợp đồng liên quan. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, lập đề xuất giải ngân. Kiểm tra, giám sát khách hàng/ khoản vay. Lập báo cáo đề xuất điều chỉnh tín dụng. Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng. Chịu trách nhiệm tìm kiến khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, tính chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng. 1.2.5 Phòng quản lý rủi ro - Công tác quản lý tín dụng: đề xuất chính sách, biện pháp phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Quản lý, giám sát phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh. Đầu mối nghiên cứu, đề xuất phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn. Đầu mối đề xuất kế hoạch giảm nợ xấu và phưong án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng. Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Đầu mối thực hiện đánh giá giám sát tài sản đảm bảo theo quy định. Thu thập quản lý thong tin về tín dụng. Thu thập quản lý về tín dụng. Thực hiện việc xử lý nợ xấu. - Công tác quản lý rủi ro tín dụng: đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Đề xuất, trình phê duyệt cấp tín dụng/ bảo lãnh/ tài trợ dự án/ tài trợ thương mại hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm quyển. Phối hợp với phòng QHKH để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề. Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và an toàn pháp lý trong hoạt động tín dụng của chi nhánh - Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp - Công tác phòng chống rửa tiền - Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO - Công tác kiểm tra nội bộ 1.2.6 Phòng quản trị tín dụng - Thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định: kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ giải ngân/ cấp bảo lãnh và các điều kiện giải ngân/ cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng tín dụng đã ký, lập tờ trình giải ngân/ cấp bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân/ cấp bảo lãnh. Kiểm tra, rà soát các đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo quy định. Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ đến hạn. - Thực hiện tính toán, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng QHKH. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng. 1.2.7 Phòng dịch vụ khách hàng (doanh nghiệp/ cá nhân) - Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng: trực tiếp thực hiện, xử lý tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng về mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán, ngân quỹ, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thu đổi, mua bán ngoại tệ…và các dịch vụ khác. Tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, bán hàng tại quầy, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài long của khách hàng. - Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền - Chịu trách nhiệm: kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch. Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền về bảo mật. Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch. 1.2.8 Phòng tổ thanh toán quốc tế - Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại: xử lý tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại theo đúng quy trình tại trợ thương mại trên cơ sở đã được phê duyệt; thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế trong hạn mức (đối với các chi nhánh được giao hạn mức). Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng về tài trợ thương mại xuất khẩu, chuyển tiền quốc tế ngoài thẩm quyền của chi nhánh, kiểm tra hồ sơ và gửi về theo đúng quy định. - Phối hợp với các phong lien quan để tiếp thị, tiếp cận, phát triển khách hàng. - Chịu trách nhiệm về phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh 1.2.9 Phòng/tổ quản lý dịch vụ kho quỹ - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ: quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ. Quản lý quỹ (thu/chi, xuất/nhập) - Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện an toàn kho quỹ, phát triển các dịch vụ kho quỹ. 1.2.10 Phòng kế hoạch – tổng hợp - Công tác kế hoạch – tổng hợp: thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp. Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. Tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh. Giúp Giám đốc chi nhánh quản lý, đánh giá hoạt động kinh doanh của chi nhánh - Công tác nguồn vốn: Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn. thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ. Giới thiệu các sản phẩm huy đông vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ. Thu thập, báo cáo ngững thông tin liên quan. Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh - Các nhiệm vụ khác 1.2.11 Phòng/ tổ điện toán - Tổ chức thực hiện công tác điện toán theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình tại chi nhánh - Phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin/ phòng công nghệ thông tin khu vực. - Đảm bảo vận hành hệ thống tin học tại chi nhánh liên tục, thông suốt - Tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ và những vấn đề liên quan 1.2.12 Phòng tài chính - kế toán - Quản lý và thực hiện công tác kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp - Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. - Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh. - Đề xuất, tham mưu về hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán. - Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành các quy định trong công tác kế toán và chi tiêu tài chính. - Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời… của số liệu kế toán và các báo cáo liên quan - Quản lý thông tin và lập báo cáo - Thực hiện quản lý thông tin khách hàng 1.2.13 Phòng tổ chức – nhân sự - Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy định nghiệp vụ lien quan đến công tác tổ chức. - Tham mưu, đề xuất về triển khai công tác tổ chức – nhân sự tại chi nhánh - Hướng dẫn các phòng/ tổ và các đơn vị trực thuộc tại chi nhánh thực hiện công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động - Tổ chức triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh - Đầu mối thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ của chi nhánh (đương chức/nghỉ hưu) - Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến thành lập/ chấm dứt hoạt động của phòng GD/QTK - Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho việc mở rộng mạng lưới - Quản lý hồ sơ cán bộ. 1.2.14 Văn phòng - Công tác hành chính: thực hiện công tác văn thư. Quản lý sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định. Đầu mối tổ chức hoặc đại diện chi nhánh trong quan hệ giao tiếp, đón tiếp các tổ chức/ cá nhân. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy lao động, nội quy cơ quan và các quy định khác thuộc thẩm quyền. Đầu mối triển khai công tác phục vụ các cuộc họp, hội nghị do chi nhánh tổ chức. Tham mưu, xây dựng nội quy, quy chế về công tác văn phòng và các biên pháp quản lý hành chính. - Công tác quản trị hậu cần: tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chi nhánh. Thực hiện công tác hậu cần, đảm bảo điều kiện cho cán bộ và đảm bảo an ninh cho hoạt động của chi nhánh 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy các năm gần đây Phát huy thành tích đã đạt được trong 3 năm đầu mới được nâng cấp, năm 2008 chi nhánh tiếp tục nỗ lực cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch được giao. Giữ vững được tốc độ tăng trưởng về cả quy mô và hiệu quả hoạt động. Bước sang 2009 trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn tới hoạt động của hệ thống ngân hàng, được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban lãnh đạo của NHĐT&PT Việt Nam cùng với sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh Ngân Hàng ĐT&PT Cầu Giấy đã vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu trở thành một trong 9 Chi nhánh hoàn thành đặc biệt xuất sắc KHKD năm 2009 Bảng 1 Kết quả thực hiện KHKD trên một số chỉ tiêu chính cụ thể STT Chỉ tiêu Đơn vị Thời điểm nâng cấp Kết quả thực hiện 2008 Kết quả thực hiện 2009 1 Huy động vốn cuối kỳ Tỷ đồng 869 4.416 4.142 2 Dư nợ tín dụng cuối kỳ Tỷ đồng 307 1.899 2.356 3 Tỷ lệ nợ xấu % 0,13 0,64 4 Thu nợ hạch toán ngoại bảng1 Tỷ đồng 1 2,3 5 Tỷ trọng dư nợ TDH/TDN % 19,55 29,25 6 Thu dịch vụ ròng Tỷ đồng 1.8 35 40 7 Chênh lệch thu chi (gồm thu nợ HTNB, trước trích DPRR) Tỷ đồng 0.8 115 90 8 Doanh thu khai thác phí bảo hiểm Tỷ đồng 2,04 2,4 1.3.1 Công tác tín dụng : Bảng2: Hoạt động tín dụng Stt CHỈ TIÊU Đơn vị 2007 2008 2009 1 Tổng dư nợ Tỷ đ 1.766 1,899 2,356 2 Tỷ trọng nợ cho vay NQĐ % 71,59 65,2 73,34 3 Tỷ trọng dư nợ có TSĐB % 59 55,3 64,12 4 Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn % 15,7 19,55 29,25 5 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,23 0,13 0,12 Hoạt động tín dụng tại chi nhánh luôn bám sát mục tiêu chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn. Xác định khách hàng mục tiêu phù hợp với định hướng phát triển của chi nhánh, ưu tiên những khách hàng sử dụng tổng hợp nhiều dịch vụ nên các chỉ tiêu đã chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Dư nợ tín dụng ngân có xu hướng gia tăng theo các năm. Cụ thể là: Dư nợ cuối kỳ đến 31/12/2008 đạt 1,899 tỷ đồng tăng 7,5% so với năm 2007 và năm trong giới hạn được giao. Đến 31/12/2009 là 2.356 tỷ đồng, tăng trưởng 7,7% lần so với thời điểm nâng cấp. Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 0,23% (2007) xuống 0,13% (2008) và 0,12% (2009), là do chi nhánh thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm soát doanh thu về tài khoản của doanh nghiệp tại BIDV, giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, phối hợp với doanh nghiệp, tìm biện pháp để kiên quyết thu hồi, giảm dư nợ. Chi nhánh luôn thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, điều hành của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam trong công tác tín dụng, kiểm soát chặt chẽ dư nợ, cơ cấu tín dụng, đảm bảo tuân thủ nghiêm túc hệ số, giới hạn theo quy định của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. 1.3.2 Công tác huy động vốn Với đặc điểm tỷ trọng tiền gửi thanh toán và KKH của các TCKT và định chế tài chính cao nên nguồn vốn của chi nhánh không ổn định, ảnh hưởng không nhỏ tới việc giữ vững và tăng trưởng nền vốn. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ hệ thống các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn cũng làm cho công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Một số sản phẩm huy động của ngân hàng còn chưa có ưu thế nên không thu hút được khách hàng. Với đặc điểm cơ cấu vốn như nêu trên, chi nhánh đã thực hiện từng bước cơ cấu lại tiền gửi TCKT theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn để tăng tính ổn định, hạn chế sự phụ thuộc vào một số khách hàng lớn, tạo sự chủ động về nguồn vốn của chi nhánh. Đồng thời tiếp tục khai thác, tìm kiếm khách hàng tiền gửi l
Tài liệu liên quan