Khóa luận Thiết kế hệ thống xử lý nước thải . Công suất 1000m3/ngày đêm

Công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những ngành công nghiệp phát triển khá mạnh ở nước ta trong những năm gần đây, đặc biệt là khu vực phía Nam. Bên cạnh những lợi ích to lớn đạt được về kinh tế – xã hội, ngành công nghiệp này cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường bức xúc cần phải giải quyết, trong đó ô nhiễm do nước thải và xử lý nước thải công nghiệp là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Trong quá trình chế biến có sửu dụng một lượng nước rất lớn chủ yếu là khâu rửa nguyên liệu và vệ sinh nhà xưởng, thiết bị Trong nước thải thường chứa nhiều mảnh thịt vụn, nội tạng, vảy cá, mỡ cá, màu và mùi hôi tanh đặc trưng. Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long được thành lập năm 1999, đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng các phân xưởng sản xuất, các công trình phụ trợ và hệ thống xử lý nước thải. Để góp phần vào việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải thích hợp cho Công ty, tác giả chọn đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải . Công suất 1000m3/ngày đêm”

doc94 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2598 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thiết kế hệ thống xử lý nước thải . Công suất 1000m3/ngày đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Khi luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành, đó cũng là lúc đánh dấu kết thúc giai đoạn sinh viên với những kỉ niệm đẹp. Để hoàn thành luân văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè và gia đình. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trương Thanh Cảnh, thầy hướng dẫn của tôi, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp cho tôi nhiều kiến thức rất bổ ích trong quá trình làm luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa môi trường đã tạo điều kiện rất tốt để hoàn thành luận văn. Bên cạnh các thầy cô, tôi cũng xin cảm ơn các bạn cùng khoá 08HMT1 đã góp ý kiến cho tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn. Cám ơn tất cả. Và lời cảm ơn cuối cùng, xin dành tặng món quà này cho gia đình của tôi, gia đình đã tạo điều kiện và khuyến khích tôi để tôi có thể học tập. Cảm ơn ba mẹ và các anh em của tôi. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những ngành công nghiệp phát triển khá mạnh ở nước ta trong những năm gần đây, đặc biệt là khu vực phía Nam. Bên cạnh những lợi ích to lớn đạt được về kinh tế – xã hội, ngành công nghiệp này cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường bức xúc cần phải giải quyết, trong đó ô nhiễm do nước thải và xử lý nước thải công nghiệp là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Trong quá trình chế biến có sửu dụng một lượng nước rất lớn chủ yếu là khâu rửa nguyên liệu và vệ sinh nhà xưởng, thiết bị…Trong nước thải thường chứa nhiều mảnh thịt vụn, nội tạng, vảy cá, mỡ cá, màu và mùi hôi tanh đặc trưng. Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long được thành lập năm 1999, đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng các phân xưởng sản xuất, các công trình phụ trợ và hệ thống xử lý nước thải. Để góp phần vào việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải thích hợp cho Công ty, tác giả chọn đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải . Công suất 1000m3/ngày đêm” CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. GIỚI THIỆU Từ ngàn năm nay cuộc sống của người nông dân Việt Nam gắn liền với trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy hải sản không chỉ cung cấp phần lớn thịt tiêu thụ hằng ngày, mà còn là tạo công ăn cho hàng ngàn người dân lao động. Với những đặc tính riêng của nó như tăng trọng nhanh, vòng đời ngắn, phát triển thủy sản luôn được quan tâm và nó trở thành một ngành không thể thiếu được của cuộc sống hằng ngày trong hầu hết các gia đình nông dân. Trong những năm gần đây đời sống của nhân dân ta không ngừng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu tiêu thụ thịt trong đó chủ yếu là thịt thủy hải sản ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng đã thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy hải sản sang bước phát triển mới. Tỉnh Vĩnh Long là một trong những phát tỉnh phát triển mạnh về ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản. Tỉnh đã hình thành một số cơ sở chế biến thủy sản như: tôm, cá, mực, đặt biệt là cá nước ngọt như: cá tra, cá basa,… 1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nguồn nước thải chế biến thủy sản là một nguồn nước thải có chứa nhiều hợp chất hữu cơ như Lipit, protein, các chất lơ lửng,… nguồn nước này chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước mặt, làm ảnh hưởng xấu đến nguồn tiếp nhận và làm mất mỹ quan nguồn nước đồng thời là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa do nước thải chứa nhiều hàm lượng Nitơ, Photpho. Bên cạnh đó công ty phải chứng minh được quá trình hoạt động đat tiêu chuẩn chất lượng môi trường để ký kết hợp đồng thuê đất và đi vào hoat động. Chính vì vậy mà việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản cho công ty là một hoạt động hết sức cần thiết và cấp bách. 1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Xác định các chỉ tiêu hoá lý của nước thải chế biến thủy sản để làm cơ sở cho việc tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải. - Xác định dây chuyên công nghệ xử lý nước thải. - Tiến hành tính toán thiết kế các công nghệ và lựa chọn phương án khả thi nhất. 1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Khảo sát hiện trạng và thu thập các thông tin và tình hình hoạt động của Công ty TNHH Hùng Vương về việc chế biến thủy sản trong thời gian qua. Và tìm kiếm các thông tin về các phương pháp xử lý từ các tài liệu. - Xác định nguồn thải, lưu lượng, một số chỉ tiêu hóa lý,… của nước thải chế biến thủy sản của Công ty. - Tổng hợp số liệu, lựa chọn và phương án thiết kế công trình xử lý thích hợp. 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Chỉ tính toán, thiết kế HTXLNT chế biến thủy sản cho Công ty TNHH Hùng Vương thị xã Vĩnh Long. - Mẫu nước thải được phân tích tại Công Ty TNHH Dịch Vụ Kỹ Thuật Thuần Công. - Chỉ áp dụng cho nước thải từ quá trình chế biến thủy sản. Không tính tới nước thải sinh hoạt của công nhân viên. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHÀNH THỦY SẢN VÀ QUY TRÌNH COÂNG NGHEÄ SAÛN XUAÁT CUÛA NHAØ MAÙY VAØ NÖÔÙC THAÛI SAÛN XUAÁT 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN Nghành thủy sản là một trong những nghành kinh tế mũi nhọn của nước ta.Theo số liệu thống kê, GDP của nghành thủy sản ở giai đoạn 1995-2003 tăng từ 6664 tỷ đồng đến 24125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của nghành, khai thác hải sản giữ vị trí quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 7,7%( giai đoạn 1991-1995) và 10%( giai đoạn 1996-2010).Tuy nhiên nuôi trồng thủy sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng lẫn chất lượng. Đến năm 2010, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi trồng thủy sản. Ngoài việc nuôi các loài tôm hùm, cá giò, cá núi, cá tráp, trai, ngọc,…với hình thức nuôi lòng bè thì việc nuôi nước ngọt đang có xu hướng chuyển từ tự túc sang hàng hoá lớn điểm hình là cá tra, basa,…mang hiệu quả kinh tế ngày càng cao. 2.2. VAI TRÒ CUA NGHÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN Thủy sản được cung cấp là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân. Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình thủy sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt lợn là 17,1kg và thịt gà là 3,9 kg. Nghành thủy sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Số lượng lao động của nghành thủy sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (1996) lên khoảng 3,8 triệu người(2001). Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của nghành thủy sản là 2,4%/ năm. 2.3. HIỆN TRẠNG CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN HÙNG VƯƠNG 2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Hùng Vương được thành lập vào tháng 4 năm 2003. Trên diện tích là 18.000 m2, với tổng số vốn đầu tư khoảng 90 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 500 lao động tại địa phương và các vùng lân cận. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã không ngừng mở rộng thị trường, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Tháng 4 năm 2004 đội ngũ công nhân viên của công ty đã gần 600 người, kim ngạch xuât khẩu 8 triệu USD. Trong năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của công ty là17 triệu USD. Năm 2006 là 45 triệu USD. Đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu là 100 triệu USD và tổng số công nhân viên là 1200 người. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập, ngày 01 tháng 02 năm 2007 công ty TNHH Hùng Vương đã chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần. 2.3.2. Vị trí địa lý - Công ty TNHH Hùng Vương tọa lạc tại số 149 đường 19-5, Phường 5, T.P. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. - Phía đông giáp: khu dân cư. - Phía nam giáp: khu dân cư. - Phía bắc giáp: khu dân cư.. - Phía tây giáp: Sông Tiền. Với vị trí như vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên nhiên liệu và sản phẩm cả đường sông và đường bộ. Đặc biệt sông Tiền là nguồn cung cấp nước ngọt chính, đồng thời là đường giao thông chính cho việc nhập nguyên liệu từ các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long. 2.3.3. Điều kiện tự nhiên: Công ty TNHH Hùng Vương nằm trong khu dân cư, Vĩnh Long nên chịu sự ảnh hưởng của miền đới khí hậu tỉnh Vĩnh Long. - Khí hậu: Khí hậu mang tính chất nội tuyến-cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. - Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân trong năm từ 27 đến 29,90C. - Mưa: Khu vực nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình là 1210-1424 mm trên năm và phân bố ít dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. - Độ ẩm: Độ ẩm trung bình từ 80-85% - Gió: Có 2 hướng gió chính là Đông Bắc( mùa khô) và Tây Nam( mùa mưa). Tốc độ trung bình từ 2,5 - 6 m/s. 2.3.4. Hệ thống đường giao thông Công ty có địa thế khá thuận lợi. Ngoài ra Công ty cách quốc lộ 1A khoảng 6km về phía Bắc theo đường 19-5. Do đó rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu, phân sản phẩm ra các thị trường. 2.3.5. Mục tiêu của Công ty - Xây dựng một nhà máy chế biến cá Basa, cá Tra xuất khẩu và tiêu dùng nội. - Lấp đặt một dây chuyền sản xuất hiện đại với năng lực sản xuất hàng năm đạt khoảng 68400 tấn sản phẩm/năm. - Dựa vào công nghệ mới để chế biến thủy sản. Nhờ sử dụng nguồn nguyên liệu và lực lượng lao động dồi dào ngay tại địa phương, sản phẩm của nhà máy có khả năng cạnh tranh cao tại thị trường trong nước và ngoài nuớc. - Tạo công ăn việc làm cho khoảng 1200 lao động. Thông qua dự án sẽ đào tạo một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kiến thức và trình độ công nghệ có tay nghề. 2.3.6. Nhu cầu sử dụng điện: Hiện nay Công ty đã sử dụng 2 nguồn điện nhầm cung cấp cho quá trình sản xuất. @ Nguồn 1: Lấy từ lưới điện quốc gia gồm 2 trạm. + Trạm 2000KVA. + Trạm 1500KVA. Dùng làm nguồn điện chủ yếu trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của Công ty. Hàng năm nhà máy đã sử dụng khoảng 14 TrKW. @ Nguồn 2: Máy phát điện của nhà máy nhằm phòng ngừa điện quốc gia cúp. Nhiên liệu để chạy máy phát điện là dầu DO, khoảng 5000 lít. 2.3.7. Nguyên liệu sản xuất Nguyên liệu sản xuất cho công ty TNHH Hùng Vương là cá Tra. Nguyên liệu này được thu mua chủ yếu từ các hộ nuôi cá ở Vĩnh Long và tất cả các tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long như Tiền Giang, An Giang, Đồng tháp,…Do gần với Sông Tiền nên nguyên liệu vận chuyển từ đường sông. Ngoài ra, còn có đường bộ. Hiện nay công xuất chế biến của Công ty khoảng 190 tấn nguyên liệu mỗi ngày. 2.3.8. Chất bảo quản gia vị Nguyên liệu của công nghệ chế biến ở Công ty chủ yếu là cá Tra tươi sống nên việc bảo quản cá trong thời gian từ nơi nuôi trồng đến nhà máy hầu như không có hóa chất bảo quản nguyên liệu. Trong quá trình chế biến có sử dụng đá vảy để bảo quản tránh hư hỏng. 2.3.9. Chất khử trùng Trong quá trình chế biến cá, có nhiều công đoạn rửa để loại bỏ thịt vụn và một phần vi khuẩn. Hóa chất đã trộn vào nước để rửa cá là chlorine với một lượng nhỏ khoảng 0.7 kg/ngày. Ngoài ra còn phải kể đến một lượng hóa chất dùng để vệ sinh xưởng là chlorine và xà phòng khoảng 2,1 kg/ ngày. Lượng chất khử trùng này được dùng để rửa sàn và dụng cụ thiết bị trong xưởng, với chu kỳ mỗi ngày một lần và rửa vào lúc khi hết nguyên liệu nhập vào. 2.4. QUY TRÌNH CHEÁ BIEÁN CAÙ TRA Nguyên liệu của công ty: Hiện tại nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu là cá tra, cá basa. Chủ yếu công ty mua nguyên liệu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ: Long An, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Vũng Tàu… . Nguyên liệu chính của công ty Tên nguyên liệu Tên thương mại Tên khoa học Mùa vụ khai thác chính Cá tra Cá basa Catfish Pangasinus hypophthalmus Pangasinus Bocourti Quanh năm Quanh năm Thu mua nguyên liệu: Trong 1 quy trình sản xuất thì việc thu mua nguyên liệu là 1 khâu vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến dây chuyền sản xuất của công ty, năng xuất làm việc của công nhân, lợi nhuận của công ty. Nếu như việc thu mua nguyên liệu có tổ chức và thuận lợi thì nó sẽ phục vụ tốt cho việc sản xuất của công ty và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, đáp ứng đúng thời gian giao hàng. Nguyên liệu của công ty chủ yếu thu mua từ các đại lý nguyên liệu đa số là ở miền Tây như Long An, Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Vũng Tàu, Tây Ninh. Nguyên liệu của công ty thu mua chủ yếu là thông qua các đại lý thu mua nguyên liệu. Đôi khi công ty cũng cho người xuống tận nơi để thu mua nguyên liệu trong trường hợp trái mùa vụ, nguyên liệu do các đại lý cung cấp không đủ hàng cho công ty sản xuất. Khi các đại lý cho nhân viên giao hàng đến tận nơi thì tại khu vực tiếp nhận KCS sẽ kiểm tra nguyên liệu theo đúng với yêu cầu trong hợp đồng mua bán giữa công ty và đại lý sau đó mới tiến hành chuẩn bị cho việc tiếp nhận nguyên liệu. Nguyên liệu liệu được mua tại ao sẽ được cắt tiết tại chỗ, và fillet rồi cho lên xe bảo ôn để vận chuyển về nhà máy, nếu thu mua nguyên liệu gần với nhà máy thì chỉ cần cắt tiết rồi cho lên xe bảo ôn vận chuyển về nhà máy, hoặc đem trực tiếp nguyên liệu chưa sơ chế về nhà máy để chế biến. Nhận xét ưu và nhược điểm của hình thức thu mua: Ưu điểm: Đạt yêu cầu về chất lượng. Tiết kiệm được chi phí đi lại khi mua ở đại lý. Nhược điểm: Nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào đại lý vào những lúc trái mùa vụ, nguyên liệu không đủ cung cấp cho công ty. Sơ đồ quy trình: Cá tra, cá basa Rửa 4 Định hình Rửa 3 Lạng da Rửa 2 Cắt tiết/ Rửa 1 Fillet Phân cỡ/ Phân màu Soi và loại bỏ kí sinh trùng Rửa 5 Cân / Xếp khuôn Cấp đông Mạ băng Bao gói / Đóng thùng Quay thuốc Sản phẩm (cá fillet) t ≤100C t ≤ 100C t ≤ 100C tbtp≤ 150C T= 30ph/lần t ≤ 100C T= 30 – 60ph tnc≤50C tnc= 3 – 70C T < 3h ttu= -35 ÷-450C tsp= -180C t ≤ 100C Thuyết minh quy trình: 2.4.4.1 Tiếp nhận nguyên liệu: Mục đích: Xác định khối lượng đầu vào từ đó có thể tính được định mức của sản phẩm. Xác định chất lượng của nguyên liệu để đưa ra quyết định là nhận hay không nhận lô hàng. Chuẩn bị dụng cụ: Két đựng nguyên liệu, đá, thùng chứa nguyên liệu, cân . Tiến hành tiếp nhận nguyên liệu: Cá tra được vận chuyển về công ty bằng xe chuyên dụng và được bảo quản ở nhiệt độ ≤ 40C. Khi cá tra về tới công ty tại khu tiếp nhận nguyên liệu KCS tiến hành kiểm tra nguyên liệu gồm các chỉ tiệu sau: Kiểm tra chi tiêu cảm quan: Mùi: có mùi tanh tự nhiên, không có mùi lạ, mùi hôi thối. Màu sắc: có màu tự nhiên Trạng thái: cá tươi, cơ thịt săn chắc, đàn hồi, mang đỏ, mắt trong, miệng khép chặt, không bị dập nát. Kiểm tra giấy tờ liên quan đến lô hàng: giấy cam kết không sử dụng thuốc kháng sinh, kết quả kiểm tra kháng sinh ở cá phải âm tính. Khối lượng của lô hàng trên giấy tờ so với lô hàng trên thức tế. Hình III.1 2.4.4.2. Cắt tiết / Rửa 1: Mục đích: Thuận lợi cho công đoạn tiếp theo. Cắt tiết nhằm mục đích là đứt mạch máu, làm cá giẫy giụa làm cho máu trong cơ thể cá chảy ra ngoài để làm trắng cơ thịt cá. Rửa 1 nhằm làm sãch máu, sạch nhớt, sạch tạp chất, sạch 1 phần VSV bám trên thân cá. Chuẩn bị dụng cụ: Dao nhọn, 2 hồ nước có thể tích 1500lít nước lạnh, sach, muối, chlorine. Thao tác: Dùng vòi nước có áp lực cao xịt vệ sinh cho hồ sạch. Cho nước sạch vào hồ, cho chlorine vào sao cho nồng độ chlorine trong hồ là 50ppm, tiếp đến cho muối vào sao cho nồng độ muối đạt 1%, cuối cùng cho đá vào để nước trong hồ có nhiệt độ ≤ 100C Cắt tiết:Sau khi cá được cân xong người công nhân đỗ cá lên bàn nghiêng, sau đó tay không thuận của người công nhân cầm phần đuôi cá, thuận của người công nhân cầm dao mũi nhọn và sắc đâm và rạch dưới hầu cá để máu chảy ra ngoài rồi đẩy cá xuống hồ rửa 1, ngâm khoảng 30phút thì vớt cá sang hồ số 2. Tại hồ này để cho cá chết hẳn rồi vớt ra chuyển sang công đọan fillet. Hình III.2 2.4.4.3. Fillet: Mục đích: Tách 2 miếng thịt ca ra khỏi xương. Chuẩn bị dụng cụ:Dao fillet, rổ đựng bán thành phẩm, thùng đựng phế liệu, Thau nước lạnh sạch có pha muối có nồng độ là 0.5%, và chlorine có nồng độ 15ppm. Thao tác: Cá được đặt nằm nghiêng trên bàn, lưng cá quay về phía người công nhân. Tay thuận của người công nhân cầm dao nghiêng 1góc 450 so với thân cá và đâm mạnh mũi dao vào phần cơ thịt đầu tới xương sống. Kéo dọc dao theo xương sống cho tới phần đuôi rồi kéo ngược lại từ đuôi đến đầu tách hai miếng filet ra. Sau đó lật úp miếng cá lại thao tác tương tự để tách miếng fillet còn lại. Hai miếng fillet sẽ được người công nhân cho vào rổ đựng bán phẩm ngâm trong thau nước có pha chlorine và muối. Phế liệu sẽ được cho vào thùng đựng phế liệu đặt phía dưới bàn. Hình III.3 2.4.4.4. Rửa 2: Mục đích: Làm sạch máu cá,vi sinh vật, mỡ bám trên miếng fille Chuẩn bị: Ba bồn nước sạch, đá và chlorine, cây đánh khuấy. Thao tác: Dùng vòi nước có áp lực cao xịt vệ sinh cho hồ sạch. Cho nước sạch vào thùng, lượng nước khoảng 2/3 thùng, cho chlorine nước vào sao cho nồng độ chlorine lần lượt là 50ppm, 30ppm, 10ppm. Cho đá vào sao cho nhiệt độ nước rửa ≤100C. Tiến hành cho cá vào bồn 1 rồi dùng cây đảo cá, khuấy đều, dùng tay gạt bỏ tạp chất nổi lên trên mặt hồ, khuấy 2 – 3 phút rồi vớt cá sang hồ 2, xả nước hồ 1 ra, cứ làm như thế lần lượt qua 3 bồn. Sau đó vớt cá lên và chuyển sang công đoạn tiếp theo. 2.4.4.5. Lạng da: Mục đích: Loại bỏ da ra khỏi miếng fillet. Chuẩn bị dụng cụ: Dao, thớt; rổ đựng bán thành phẩm; thùng đựng phế liệu. Thao tác: Đặt ngửa miếng fillet trên thớt sao cho phần da nằm phía dưới, phần đuôi cá quay về phía tay thuận cầm dao cắt vào khoảng giữa da và thịt ở chót đuôi, sau đó dùng ngón cái Hình II.4 và ngón trỏ tay nghịch nắm lấy phần da kéo về phía tay nghịch, tay thuận cầm dao chuyển động về phía thuận đến khi miếng cá tách ra. 2.4.4.7. Định hình: Mục đích: Lọai bỏ mỡ, phần cơ thịt đỏ. Tạo vẻ cảm quan cho sản phẩm. Kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm. Chuẩn bị dụng cụ: Dao, thớt; rổ đựng bán thành phẩm, rổ đựng phế phẩm. Thao tác: Hình III.5 Miếng fillet được đặt úp trên thớt, phần cơ thịt đỏ tiếp xúc với da ngửa lên trên. Người công nhân tay thuận cầm dao nghiêng 1 góc 300 lạng phần cơ thịt đỏ trên miếng fillet, sau đó cầm miếng fillet lên cạo sạch đường thịt đỏ chạy dọc theo xương sống. Cho miếng fillet vào rổ đựng bán thành phẩm, đấp đá lên để mở trên miếng fillet đóng cứng lại. tiếp đó dùng dao lạng bỏ những phần mỡ đã đông. 2.4.4.8. Soi và loại bỏ ký sinh trùng: Mục đích: Lựa ra những miếng fillet có vết bầm,kí sinh trùng để tiến hành xử lý lại Chuẩn bị dụng cụ: Hai rổ đựng bán thành phẩm. Một bàn có mặt bằng nhựa trắng,phía dưới tấm nhựa là dạng thùng rỗng để đặt các bóng đèn chiếu sáng vào.Chiều dài tấm nhựa khỏang 2,5m.ta đặt vào đó bóng đèn 1,2m. Thao tác: Cá sau khi phân cỡ thì được đổ lên bàn,nhờ ánh sáng từ phía dưới rọi lên mà người công nhân sẽ quan sát cả 2 mặt của miếng cá để lựa ra nhưng miếng cá có vết bầm và kí sinh trùng.các miếng cá đạt yêu cầu thì cho vào rổ,còn những miếng cá không đạt yêu cầu thì cho vào rổ khác và được tiến hành lạng bỏ những phần bị bầm đỏ,sau đó thì sẽ được phân cỡ lại và chuyển sang công đọan tiếp theo. 2.4.4.9. Rửa 4: Mục đích: Loại bỏ 1 lượng lớn VSV bám trên miếng fillet. Tạo điều kiện thuận lợi cho công đọan tiếp theo. Làm sạch tạp chất, mỡ, nhớt, cá vụng khi chỉnh hình còn bám trên miếng fillet. Chuẩn bị dụng cụ: Ba bồn nước sạch, đá và chlorine, cây đánh khuấy. Thao tác: Dùng vòi nước có áp lực cao xịt vệ sinh cho hồ sạch. Cho nước sạch vào thùng, lượng nước khỏang 2/3 thùng, cho chlorine nước vào sao cho nồng độ chlorine lần lượt là 50ppm, 30ppm, 10ppm. Cho đá vào sao cho nhiệt độ nước rửa ≤100C. Tiến hành cho cá vào bồn 1 rồi dùng cây đảo cá, khuấy đều, dùng tay gạt bỏ tạp chất nổi lên trên mặt hồ, khuấy 2 – 3 phút rồi vớt cá sang hồ 2, xả nước hồ 1 ra, cứ làm như thế lần lượt qua 3 bồn. Sau đó vớt cá lên và chuyển sang công đọan tiếp theo. 2.4.4.11. Phân cỡ /Phân màu Mục đích Thuận lợi cho các công đọan sau. Chọn ra nhưng miếng cá có cùng màu sắc và có kích cỡ đều nhau,có giá trị kinh tế như nhau. Dụng cụ: Cân, rổ, thẻ cỡ. Thao tác Cỡ cá được tính theo g/miếng. Màu cá được phân ra làm 3 màu đỏ, trắng, vàng . Cá sau khi qua công đoạn rửa 4 sẽ được người công nhân đỗ lên bàn phân cỡ.Tại đây người công nhân sẽ quan sát bằng mắt thường,miếng fillet được phân ra rất nhiều cỡ nhưng ở công ty chủ yếu phân ra làm 2 cỡ chủ yếu sau: 120÷170gr/miếng 170÷220gr/miếng Đồng thời tại công đọan này người công nhân cũng dùng mắt để phân biệt màu của cá: trắng, đỏ và vàng. Việc phân cỡ, phân màu chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm lâu năm của ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGUYEN_THANH_PHUONG.doc
  • dwgBE_UASB.dwg
  • dwgCHI_TIET_CAC_BE.dwg
  • docluan van.doc
  • docMuc Luc.doc
  • docNVDATN.doc
Tài liệu liên quan