Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á, phòng giao dịch quận 2

Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á (gọi tắt là Ngân hàng Nam Á) là ngân hàng thương mại được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. Ngân hàng Nam Á được phép hoạt động theo giấy phép hoạt động số 0026/NH-GP ngày 22/08/1992 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp, Giấy phép thành lập 463/GP-UB ngày 01/09/1992 của Ủy ban TP.Hồ Chí Minh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059027 ngày 01/09/1992 do trọng tài kinh tế TP.Hồ Chí Minh cấp. Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á. Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Nam Á. Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Nam A Commercial Joint Stock Bank. Tên viết tắt bằng tiếng Anh: NamA Bank. Trụ sở chính: 97 Bis Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84.8) 3 8299 408. Fax: (84.8) 3 8222 706. Email: nab@nab.com.vn Website: www.nab.com.vn Vốn điều lệ: 3.000.000.000.000 đồng Thời gian hoạt động: 99 năm.

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á, phòng giao dịch quận 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á PHÒNG GIAO DỊCH QUẬN 2 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á. Lịch sử hình thành và phát triển. Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á (gọi tắt là Ngân hàng Nam Á) là ngân hàng thương mại được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. Ngân hàng Nam Á được phép hoạt động theo giấy phép hoạt động số 0026/NH-GP ngày 22/08/1992 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp, Giấy phép thành lập 463/GP-UB ngày 01/09/1992 của Ủy ban TP.Hồ Chí Minh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059027 ngày 01/09/1992 do trọng tài kinh tế TP.Hồ Chí Minh cấp. Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á. Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Nam Á. Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Nam A Commercial Joint Stock Bank. Tên viết tắt bằng tiếng Anh: NamA Bank. Trụ sở chính: 97 Bis Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84.8) 3 8299 408. Fax: (84.8) 3 8222 706. Email: nab@nab.com.vn Website: www.nab.com.vn Vốn điều lệ: 3.000.000.000.000 đồng Thời gian hoạt động: 99 năm. Ngân hàng Nam Á chính thức hoạt động từ 21/10/1992, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên sau khi Pháp lệnh về ngân hàng được ban hành năm 1990. Qua gần 19 năm hoạt động, cơ sở vật chất, công nghệ, khoa học kỹ thuật và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Nam Á ngày càng mở rộng, đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao. Từ chỉ có 3 chi nhánh với vốn điều lệ 5 tỷ đồng và gần 50 cán bộ nhân viên. Đến nay, Ngân hàng Nam Á không ngừng lớn mạnh với mạng lưới gồm hơn 50 địa điểm giao dịch trên cả nước cùng với một công ty trực thuộc, vốn điều lệ tính đến ngày 31/12/2010 đạt 2.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 2.175 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 175 tỷ đồng. Số nhân viên tăng gấp 20 lần, phần lớn là các cán bộ trẻ, nhiệt tình được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, có năng lực và chuyên môn cao. Mục tiêu hiện nay của Ngân hàng Nam Á là phấn đấu thành một trong những ngân hàng hiện đại của Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh, vững chắc, an toàn và hiệu quả, trở thành một trong các ngân hàng thương mại hàng đầu cả nước và không ngừng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của cộng đồng, xã hội. Phương châm hoạt động của Ngân hàng Nam Á là “An toàn, phát triển, hiệu quả và bền vững” nhằm mang lại “Giá trị vượt thời gian” đến cho khách hàng. Sơ đồ tổ chức. (Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nam Á) Khối Hỗ trợ P.Nhân sự P.Phát triển mạng lưới P.Quản lý chất lượng Trung tâm đào tạo Trung tâm CNTT P.Marketing P.Pháp chế và xử lý nợ tín dụng P.Hành chính quản trị Khối Tác nghiệp Khối Tài chính P.Tác nghiệp nguồn vốn-ngân quỹ P.Tác nghiệp TTQT P.Tác nghiệp tín dụng P.Kế toán Trung tâm thanh toán P.Xử lý thông tin P.Kế hoạch phát triển và quản trị TC Sở GD, CN, Phòng GD, Điểm GD Khối quản lý rủi ro P.Quản lý tín dụng và đầu tư P.Quản lý rủi ro P.Tái thẩm định P.Chính sách tín dụng và quản lý TSĐB Khối vốn và kinh doanh tiền tệ Khối Khách hàng cá nhân P.Quan hệ KHCN Trung tâm thẻ P.Phát triển sản phấm KHCN P.Quản lý nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ P.Đầu tư doanh nghiệp P.Đầu tư tài chính, chứng khoán, trái phiếu ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Hội đồng quản trị Ủy ban Nhân sự Văn phòng HĐQT Ban Tổng GĐ Ban Kiểm soát Phòng Kiểm toán nội bộ Ủy ban Quản lý rủi ro Các hội đồng: Quản lý rủi ro, Tín dụng, đầu tư… Văn phòng Ban Tổng GĐ Ban Quản lý tài sản và nguồn vốn Phòng kiểm tra nội bộ Phòng xử lý TS chưa sinh lời Khối Khách hàng doanh nghiệp P.Phát triển sản phấm KHDN P.Định chế tài chính P.Quan hệ KHDN Công ty quản lý nợ và khai thác TS Cơ cấu quản trị và điều hành. Hội đồng quản trị: Có vai trò xây dựng chiến lược tổng thể và định hướng lâu dài cho ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành. Hội đồng quản trị chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội dồng quản trị thành lập. Ban điều hành: Gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc, cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra bằng các kế hoạch, phương án kinh doanh, tham mưu cho Hội đồng quản trị về chiến lược, chính sách, trực tiếp hành hoạt động của ngân hàng. Ban kiểm soát: Kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nam Á về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ. Hội đồng tín dụng và đầu tư: Là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín dụng, thực hiện xét duyệt cho vay và bảo lãnh đối với các món tiền vượt quá 5% vốn điều lệ; xét duyệt các phương án đầu tư hợp tác, góp vốn liên doanh với các đơn vị khác; kiểm tra, đôn đốc, xem xét, xử lý việc thu hồi vốn và nợ quá hạn. Hội đồng xử lý kỷ luật: Tham vấn cho Tổng Giám Đốc trong việc xử lý kỷ luật cán bộ nhân viên vi phạm kỷ luật trong hệ thống Ngân hàng Nam Á. Hội đồng Nhân sự và Tiền lương: Thực hiện dự thảo quy chế hoạt động Hội đồng Nhân sự và Tiền lương của Ngân hàng TMCP Nam Á trình Chủ tịch HĐQT ban hành. Hội đồng xử lý tài sản: Thực hiện tham vấn, đề xuất ý kiến cho Hội đồng Quản trị, Tổng Giám Đốc trong việc tổ chức quản lý, sử dụng, mua bán có hiệu quả các tài sản của Ngân hàng Nam Á, tài sản xử lý nợ, hoặc các tài sản liên quan khác trong hệ thống Ngân hàng Nam Á. Hội đồng xử lý rủi ro: Xem xét việc phân loại tài sản "có" trích lập dự phòng rủi ro của quý hiện hành do Tổng Giám Đốc thực hiện. Xem xét báo cáo tình hình theo dõi sao kê và thực hiện thu hồi nợ đối với những rủi ro đã được xử lý. Quyết định xử lý rủi ro và phương án thu hồi nợ; đồng thời xuất trình HĐQT sử dụng dự phòng để xử lý các khoản nợ vay không khả năng thu hồi. Ban Tài chính kiểm soát: Thực hiện công tác giám sát, theo dõi, kiểm tra, kiểm toán nguồn vốn, sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh. Thu thập số liệu để báo cáo và tham vấn, đề xuất ý kiến cho HĐQT trong việc quyết định kế hoạch chi tiêu, mua sắm tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh. Sản phẩm. Với mục đích mang lại nhiều tiện ích cho cả khách hàng cá nhân và tổ chức, Ngân hàng Nam Á có các sản phẩm: Khách hàng cá nhân: Sản phẩm tiền gửi: Tiền gửi ký quỹ Tiền gửi thanh toán Sản phẩm tiết kiệm: Tiết kiệm lợi ích vượt trội Tiết kiệm linh hoạt lãi suất Tiết kiệm bậc thang theo số tiền gửi Tiết kiệm rút vốn linh hoạt Tiết kiệm thông thường Sản phẩm tín dụng: Chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư chứng khoán Thấu chi tài khoản thanh toán cá nhân Cho vay, cầm cố sổ tiết kiệm, chứng từ có giá Cho vay để kinh doanh chứng khoán Cho vay mua căn hộ thế chấp bằng chính căn hộ mua Dịch vụ chuyển. nhận tiền: Western Union Nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Chuyển tiền ra nước ngoài Nhận tiền trong nước Chuyển tiền trong nước Sản phẩm thẻ: Thẻ ghi nợ nội địa NamA Card E-Banking (Ngân hàng điện tử): Ví điện tử Nam Á Bank Dịch vụ VnTopup Internet Banking Dịch vụ SMS Banking Các dịch vụ khác Dịch vụ thu hộ tiền điền Dịch vụ thu đổi ngoại tệ Dịch vụ cất giữ hộ chứng từ có giá, tiền, kim loại quý Dịch vụ REPO chứng khoán chưa niêm yết Séc thanh toán Khách hàng doanh nghiệp: Sản phẩm tiền gửi: Tiền gửi ký quỹ Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi thanh toán Sản phẩm tín dụng doanh nghiệp: Cho vay mua nhà trong các dự án kiên kết của Nam Á Bank Cho vay mua xe ô tô Tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô hàng nhập Tài trợ nhập khẩu Cho vay hợp đồng tài trợ Bao thanh toán Thanh toán quốc tế: Nhận tiền từ nước ngoài chuyển đến Chuyển tiền đi nước ngoài Nhờ thu nhập khẩu Nhờ thu xuất khẩu Thư tín dụng xuất khẩu E-Banking (Ngân hàng điện tử): Ví điện tử Nam Á Bank Dịch vụ VnTopup Internet Banking Dịch vụ SMS Banking Các dịch vụ khác Dịch vụ thu hộ tiền điền Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ Dịch vụ cất giữ hộ chứng từ có giá, tiền, kim loại quý Dịch vụ REPO chứng khoán chưa niêm yết Dịch vụ chi hộ lương Giải thưởng. Giấy chứng nhận: Ngân hàng TMCP Nam Á nằm trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2010 Cúp Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt danh hiệu Thương hiệu nổi tiếng quốc gia năm 2010 Giấy chứng nhận: Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt danh hiệu Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2010 Cúp Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt danh hiệu Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2010 Giấy chứng nhận: Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt danh hiệu Nhãn hiệu cạnh tranh năm 2010 Cúp Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt danh hiệu Nhãn hiệu cạnh tranh năm 2010 Tình hình huy động vốn Ngân hàng Nam Á (2008-2010). Bảng 2.1 Biến động nguồn vốn huy động Ngân hàng Nam Á (2008-2010) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng nguồn vốn huy động 4.493,57 9.444 11.238 Biến động nguồn vốn - 4.950,43 1.794 % biến động - 110,17 19 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010 Nam A Bank Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động Ngân hàng Nam Á (2098 – 2010) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 ST % ST % ST % 1. Vốn HĐ từ tổ chức kinh tế và cá nhân 1.1. Theo kỳ hạn KHH & ngắn hạn Trung & dài hạn 1.2. Theo loại tiền VND Ngoại tệ Vàng 2. Vốn HĐ từ các TCTD khác 3.419,57 3.378,19 41,38 2.827,30 263,31 328,96 1.074,73 76,10 98,79 1,21 82,68 7,70 9,62 23,90 6.054 6.017,68 36,32 5.323,89 280,91 449,20 3.390 64,04 99,40 0,60 87,94 4,64 7,42 35,96 7.121 6.996,38 124,62 6.353,36 315,46 452,18 4.117 63,37 98,25 1,75 89,22 4,43 6,35 36,63 Tổng vốn huy động 4.493,57 100 9.444 100 11.238 100 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010 Nam A Bank Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy rằng tình hình huy động vốn của hệ thống Ngân hàng TMCP Nam Á có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2009, tổng lượng vốn huy động trên thị trường 1 và 2 đạt 9.444 tỷ đồng, tăng 110,17% so với năm 2008. Năm 2010, con số này đạt được 11.238 tỷ đồng, tăng gần 19% so với năm 2009. Năm 2009, lượng vốn huy động cả trên hai thị trường đều tăng đáng kể. Lượng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân (thị trường 1) năm 2009, đạt 6.054 tỷ đồng, tăng 2.634,43 tỷ đồng; lượng vốn huy động từ các TCTD khác (thị trường 2) đạt 3.390 tỷ đồng, tăng 2.315,27 tỷ đồng. Sang năm 2010, lượng vốn huy động trên 2 thị trường chỉ tăng nhẹ, khoảng ở mức 1.000 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn huy động của năm 2009 và 2010 có sự thay đổi so với năm 2008 theo chiều hướng tỷ trọng lượng vốn huy động thị trường 1 giảm và tỷ trọng lượng vốn huy động trên thị trường 2 tăng. Cụ thể, tỷ trọng lượng vốn huy động vốn thị trường 1 năm 2008 là 76,10%, đến năm 2009 và 2010, con số này giảm còn 60,04% và 63,37%. Trong khi đó, tỷ trọng lượng vốn vay từ các TCTD khác (thị trường 2) năm 2008 đạt 23,90% nhưng đến năm 2009 và 2010 thì tăng lên thành 35,96% và 36,63%. Mặc dù tỷ trọng nguồn vốn huy động biến đổi theo chiều hướng không có lợi nhưng Ngân hàng Nam Á vẫn duy trì được tính thanh khoản và các tỷ lệ về khả năng chi trả trong hoạt động của Ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR luôn đảm bảo ở mức an toàn theo quy định. Cụ thể, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 29,81%; 19,24%; 18,04% (số liệu trích Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nam Á năm 2008, 2009, 2010). Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động Ngân hàng Nam Á (2008 – 2010) theo kỳ hạn và nguyên tệ. Trung và dài hạn 1,21% Vàng 9,62% Năm 2008 Ngoại tệ 7,70% KKH và ngắn hạn 98,79% VND 82,68% Trung và dài hạn 0,60% Vàng 7,42% Năm 2009 KKH và ngắn hạn 99,40% VND 87,94% Ngoại tệ 4,64% Vàng 6,35% Trung và dài hạn 1,75% KKH và ngắn hạn 98,25% Năm 2010 VND 89,22% Ngoại tệ 4,43% Theo như biểu đồ, xu hướng nguồn vốn theo kỳ hạn không biến động nhiều, chủ yếu vẫn là vốn huy động ngắn hạn; nguồn vốn theo loại tiền biến động theo xu hướng giảm ngoại tệ, chủ yếu vẫn là nguồn vốn bằng VND. Biểu đồ trên còn cho thấy trong cơ cấu nguồn tổng nguồn vốn huy động thì lượng vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao, luôn ở mức 98 – 99%. Điều này phù hợp với đặc trưng của ngân hàng. Trong cơ cấu nguồn vốn theo loại nguyên tệ, tổng lượng vốn huy động bằng VND chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể, tỷ trọng vốn huy động bằng VND năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 82,6%; 87,94%; 89,22%. Còn lại là vốn huy động bằng Vàng và ngoại tệ. Cơ cấu này phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng. Khách hàng của Nam Á chủ yếu là hộ kính doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bảng 2.3 Tình hình dư nợ tín dụng tại Ngân hàng Nam Á (2008-2010) Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Dư nợ tín dụng 3.749,65 5.013 5.302 Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung và dài hạn 2.219,12 1.530,23 59,19% 40,81% 2.742,11 2.270,89 54,70% 45,30% 3.175,90 2.126,10 59,90% 40,10% Biến động - 33,69% 5,77% Nguồn: Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010 Nam A Bank Năm 2009, dư nợ tín dụng đạt 5.013 tỷ đồng, tăng 33,69% so với năm 2008. năm 2009 là năm vực dậy của nền kinh tế sau ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính năm 2008. Với nhiều gói chính sách nhằm vực dậy nền kinh tế của chính phủ, lượng vốn cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất năm 2009 tăng cao trở lại. Kết quả là dư nợ tín dụng tăng cao ở các NHTM. Trong năm 2010, bên cạnh việc tái cơ cấu dư nợ nhằm mục đích an toàn và nâng cao chất lượng và phát triển tín dụng bền vững cho thời kỳ tới sau khi trải qua 1 năm nhiều biến động nên dư nợ tín dụng từ 5.013 tỷ đồng đến 5.302 tỷ đồng, chỉ tăng 5,77% so với năm 2009. Con số này vẫn đảm bảo trong phạm vi định mức 25% tăng trưởng tín dụng theo định hướng của NHNN. Dư nợ tín dụng so với tổng vốn huy động trên thị trường 1 năm 2008 đạt 109,65%, năm 2009 là 82,80%, năm 2010 là 74,46%. Có thể thấy, tỷ lệ dư nợ tín dụng so với tổng vốn huy động trên thị trường 1 biến động mạnh theo xu hướng đảm bảo hơn, an toàn hơn. Tỷ lệ 74,46% vừa đảm bảo tính an toàn cho hệ thống ngân hàng Nam Á vừa đảm bảo được hiệu quả việc sử dụng vốn huy động. Phần nguồn vốn còn lại, Ngân hàng Nam Á sử dụng cho vốn thanh khoản, đầu tư vào giấy tờ có giá và gửi tại các TCTD khác (NHNN). TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI PGD QUẬN 2. (2008-2010) Phòng giao dịch Quận 2. Phòng giao dịch Quận 2 trực thuộc Chi nhánh Thị Nghè, Ngân hàng Nam Á, được thành lập vào ngày 04/10/2007. Chỉ mới hoạt động gần 4 năm nhưng Phòng giao dịch Quận 2 là một trong những đơn vị kinh doanh có hiệu quả của Ngân hàng Nam Á. Tên giao dịch: Phòng Giao dịch Quận 2 Địa chỉ: 53 Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84.8) 3 7436 093 – (84.8) 3 7437 214 Email: cn.quan2@namabank.com.vn Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động huy động tiền gửi Hoạt động cho vay Hoạt động thanh toán và ngân quỹ Các dịch vụ khác Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức tại Phòng Giao dịch Quận 2, Ngân hàng Nam Á Trưởng phòng Hành chính Bảo vệ Bộ phận Kế toán Ngân quỹ Bộ phận Tín dụng Phòng giao dịch Quận 2 được thành lập tại khu vực dân cư đông đúc tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Nam Á trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn, tính tiện lợi trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của các thành phần kinh tế, qua đó góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận 2. Quy trình huy động vốn. Được sự hỗ trợ của trang thiết bị và phần mềm Corebanking Flexcube trên toàn hệ thống từ tháng 06/2010, quy trình gửi tiền tại Ngân hàng Nam Á được tiến hành nhanh chóng và gọn lẹ, đảm bảo cho khách hàng nhận dịch vụ nhanh, chính xác và đảm bảo nhất. Sơ đồ 2.3 Lưu đồ mở sổ tiết kiệm Khách hàng Giao dịch viên Thủ quỹ Kiểm soát 1 2 Thu tiền Ký tên, trả chứng từ Nhập giao dịch gửi TK Nhận sổ tiết kiệm Lưu chứng từ Tiếp nhận hồ sơ gửi TK/GTCG Điền “Phiếu gửi tiết kiệm/GTCG” 3 4 Kiểm soát, phê duyệt 5 In sổ TK/GTCG 6 Ký tên, đóng dấu 7 8 (1): Giao dịch viên hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá của khách hàng. (2): Thủ quỹ nhận tiền từ khách hàng. (3): Giao dịch viên kiểm tra, đối chiếu số tiền với Thủ quỹ và tiến hành nhập giao dịch gửi tiết kiệm; chuyển hồ sơ qua Kiểm soát viên. (4): Kiểm soát viên kiểm tra, đối chiếu hồ sơ và trên hệ thống thông tin. Không khớp, chuyển hoàn lại cho Giao dịch viên (4). Số liệu và thông tin khớp, chuyển qua Giao dịch viên để tiến hành in sổ TK cho khách hàng (5). (6): Chuyển sổ và chứng từ cho Kiểm soát viên ký tên đóng dấu. (7): Thủ quỹ ký tên, trả chứng từ. (8): Giao dịch viên tiến hành lưu trữ chứng từ nghiệp vụ phát sinh. Nhằm mang lại sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí của khách hàng và cả bản thân ngân hàng, Ngân hàng Nam Á xây dựng quy trình gửi tiền tại Sở giao dịch, Chi nhánh, các Phòng giao dịch và các Điểm giao dịch trực thuộc như trên. Thực trạng huy động vốn tại Phòng giao dịch Quận 2 (2008-2010). Phòng giao dịch Quận 2 – Ngân hàng Nam Á (PGD Quận 2) coi việc huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm. Vì thế, trong những năm qua, nguồn vốn huy động tại PGD Quận 2 ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay và các hoạt động khác. Bảng 2.4 Biến động nguồn vốn huy động PGD Quận 2 qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Thời điểm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng nguồn vốn huy động 58,469 69,123 58,713 Biến động nguồn vốn - 10,654 -10,410 % biến động - 18,22% -15,06% Nguồn: Bảng cân đối kế toán PGD Quận 2 Biểu đồ 2.2 Nguồn vốn huy động PGD Quận 2 qua các năm Nhìn vào bảng 3.1 và biểu đồ 3.1, từ năm 2008, ta nhận thấy tổng nguồn vốn huy động tại PGD Quận 2 – Ngân hàng Nam Á tăng đều qua các năm (tăng trên 10 tỷ đồng/năm). Ngày 31/12/2008, tổng vốn huy động đạt 58,469 tỷ đồng, đến cuối năm 2009 đạt 69,123 (tăng 18,22%). Đến 31/12/2010, thì lượng vốn huy động được 58,713 tỷ đồng. Tình hình huy động vốn trên thị trường năm 2008: Năm 2008 là năm có nhiều biến động ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Hai quý đầu năm 2008, Việt nam đứng trước tình trạng lạm phát tăng cao. Chỉ số lạm phát bình quân 6 tháng đầu năm lên mức 2,86%/ tháng. Trước tình hình đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách tiền tệ phù hợp. Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm hút tiền ngoài thị trường vào hệ thống ngân hàng, với ba công cụ: lãi suất, dự trữ bắt buộc và thị trường mở được sử dụng đồng thời cùng với những quy định siết chặt thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… đã tác động mạnh đến thị trường. Trong 6 tháng đầu năm 2008, lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm (áp dụng từ 01/12/2005) đã tăng lên thành 8,75%/năm (từ 01/02/2008), đến ngày 19/05/2008 tăng lên thành 12%/năm và ngày 11/06/2008 đã là 14%/năm. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc tăng 1% thành 10%. Trong tháng 3 năm 2008, NHNN thông báo đến các NHTM về việc phát hành tín phiếu bắt buộc thực hiện vào ngành 17/03/2008 với tổng trị giá tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng. Điều này làm ảnh hưởng sâu sắc đến tính thanh khoản của các NHTM. Trong khoảng tháng 2 và 3, các NHTM đứng trước tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng. NHTM phải hạn chế các hoạt động cho vay, thực hiện chiến dịch tăng lãi suất huy động để thu hút vốn. Cuộc đua lãi suất giữa các NHTM bắt đầu sôi động. Lãi suất huy động trong thời gian này lên tới 19%/năm, lãi suất cho vay cũng tăng đến đỉnh là 21%/năm ở hầu hết các NHTM. Cũng giai đoạn này, đã nảy sinh nhiều vấn đề trong việc tìm cách giữ chân người gửi tiền. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất huy động qua đêm đã lên tới 43%/năm. Trong thời gian này, Ban điều hành ngân hàng Nam Á phải luôn theo sát tình hình diễn biến lãi suất, các thay đổi quy định của NHNN để có thể đưa ra các quyết định kịp thời và phù hợp đảm bảo hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng Nam Á. Cũng như các ngân hàng khác, với chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN, tính thanh khoản của NH Nam Á cực kỳ khó khăn. Ngân hàng Nam Á vừa phải thu hút lượng vốn mới vừa đảm bảo số vốn đã huy động được hiện tại; hạn chế các hoạt động cho vay… Sang hai quý cuối năm 2008, tình hình dần trở nên ổn định. Những ngày đầu quý III, nền kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong II.doc
  • docBM Trang bia DA, KLTN.doc
  • docBM05-QT04-DT Phieu giao de tai.doc
  • docChuong III.doc
Tài liệu liên quan