Khóa luận Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty điện thoại Tây Thành Phố

Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “ Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.”Chúng ta phải làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Vì vậy văn hoá doanh nghiệp được coi là nguồn lực nội sinh, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt kết nối mọi thành viên, mọi phòng ban trong công ty tạo thành một khối vững chắc, giúp doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn, sóng gió trên con đường hội nhập và phát triển bền vững. Góp phần vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi nhuận, coi lợi nhuận như là một “tiêu chuẩn duy nhất” để tồn tại doanh nghiệp, không quan tâm đến việc xây dựng “Văn hoá doanh nghiêp”. Từ đó dẫn đến lương tâm, phẩm giá của người lao động bị giảm sút, làm ăn kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, trình độ quản lý, kinh doanh kém, cạnh tranh không lành mạnh, không trả lương, trả thưởng cho người công nhân đúng thời hạn, không đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, làm cho người lao động không hứng thú làm việc, không gắn bó với doanh nghiệp. Tất cả những điều ấy cho thấy, các doanh nghiệp thiếu hẳn vai trò của văn hoá trong sản xuất kinh doanh. Hay nói một cách khác là các doanh nghiệp chưa thực sự hình thành cho mình một VHDN. Chính vì những lẽ trên, vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở nên hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay. Mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho được một nền văn hóa phù hợp. Có như vậy mới có thể tạo ra được các giá trị riêng cho doanh nghiệp thích ứng được nhu cầu cạnh tranh và có sức sống.Văn hóa doanh nghiệp không phải được xây dựng trong 1 hay 2 năm mà cần có định hướng và mục tiêu lâu dài. Có thể nói rằng văn hoá doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn lại khi doanh nghiệp không còn nữa. Về mặt lý luận và thực tiễn việc nghiên cứu VHDN ở nước ta chưa được chú ý. Hiện nay, một số nhà nghiên cứu chỉ đề cập đến VHDN trên bình diện văn hoá trong kinh doanh, hoặc khai thác một vài khía cạnh của VHDN như: Tinh thần doanh nghiệp, Đạo đức kinh doanh, Triết lý kinh doanh, chưa có đề tài nào nghiên cứu VHDN trên bình diện chung. Đặc biệt rất ít đề tài nào nghiên cứu xây dựng VHDN trong các doanh nghiệp nhà nước. Công ty điện thoại Tây Thành Phố là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực viễn thông trực thuộc Tập đoàn VNPT Việt Nam. Nhiều năm qua vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa ở Công ty rất được chú trọng và mang tầm chiến lược lâu dài. Điều này rất phù hợp với hướng nghiên cứu mà tôi chọn nên sau khi thực tập tại Công ty tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty điện thoại Tây Thành Phố ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

doc70 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty điện thoại Tây Thành Phố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠI TÂY THÀNH PHỐ ĐẶNG VĂN ƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2011 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực Trạng và Giải Pháp Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Công Ty Điện Thoại Tây Thành Phố” do ĐẶNG VĂN ƠN, sinh viên khóa K33, ngành Quản trị kinh doanh thương mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________. Giáo viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Bích Phương ________________________ Ngày tháng năm 2011. Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm 2011. Thư ký hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm 2011. LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành đề tài này, không những là sự nỗ lực của bản thân tôi mà còn là sự giúp đỡ của rất nhiều người. Qua đây tôi xin nói lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi. Trước hết “Cho con gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cha – Mẹ và gia đình, người đã sinh ra con và nuôi dạy con khôn lớn, là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho con, là niềm tự hào của bản thân con”. Chúc cho gia đình ta luôn mạnh khỏe, hành phúc… Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy – Cô trường ĐH Nông Lâm TP.HCM nói chung và Khoa Kinh Tế nói riêng, đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm cho tôi. Qua đây tôi muốn nói lời cảm ơn tới: Thầy Ths. Lê Thành Hưng giảng viên chủ nhiệm lớp, đã sát cánh cùng với lớp DH07TM, đã chỉ dẫn, sát cánh bên tôi trong phong trào Đoàn – Hội của Khoa Kinh Tế, giúp tôi được tôi luyện thử thách qua phong trào Đoàn – Hôi và vượt qua được chặng đường dài. Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô Ths. Nguyễn Thị Bích Phương đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong học tập và làm đề tài. Cô đã chỉ tôi khắc phục những nhược điểm, vượt qua những khó khăn đời thường để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý Anh – Chị nhân viên Công Ty Điện Thoại Tây Thành Phố đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Đặc biệt anh Ths. Nguyễn Giang Đô Giám đốc Công ty, anh Lê Hoàng Dũng trưởng phòng Hành Chính Tổng Hợp, chị Cao Mỹ Ánh Tuyết tổ trưởng Tổ Quản Trị và các anh chị trong tổ đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn cho tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý anh chị, bạn bè… những người đã luôn quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận cũng như cuộc sống hàng ngày. Cuối cùng cho tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới trường ĐH Nông Lâm, Công ty điện thoại Tây Thành Phố. Chúc quý Thầy, quý Cô, quý Anh Chị và toàn thể bạn bè mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đặng Văn Ơn NỘI DUNG TÓM TẮT ĐẶNG VĂN ƠN. Tháng 7 năm 2011. “Thực Trạng và Giải Pháp Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp tại Công Ty Điện Thoại Tây Thành Phố”. DANG VAN ON. Junly 2011. “Reality and solutions to build the enterprrise culture at Western Ho Chi Minh City Telephone Company”. Do yêu cầu cấp thiết trong thời kỳ mới, yêu cầu về sự phát triển bền vững trong quá trình hội nhập, đòi hỏi các doanh nghiệp hòa nhập mà không bị hòa tan, đã thách thức không nhỏ đến các doanh nghiệp Việt Nam. Nhất là trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh. Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Mặt khác văn hóa doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã đủ và cái còn lại khi doanh nghiệp không còn nữa. Vì vậy, nó tạo ra sức mạnh, ảnh hưởng rất lớn cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh cũng như hội nhập. Vì lẽ trên, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, đặc điểm, đặc trưng về văn hóa và cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty điện thoại Tây Thành Phố. Cụ thể đề tài đi sâu vào nghiên cứu các mặt sau: Quá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp của Công ty. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty. Những đặc trưng văn hóa doanh nghiệp của Công ty. Đánh giá kết quả đạt được về văn hóa doanh nghiệp tại Công ty. Đo lường văn hóa doanh nghiệp ở hiện tại và mong muốn trong tương lai. Qua đó phản ánh một cách chân thực và sống động thực tế văn hóa hiện tại của Công ty, những mặt đã đạt được, những điểm hạn chế… từ đó đề xuất ra một số giải pháp để góp phần xây dựng văn hóa của Công ty ngày một tốt hơn. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VHDN : Văn hóa doanh nghiệp. XHCN : Xã Hội Chủ Nghĩa. TP.HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh. DNNN : Doanh nghiệp nhà nước. BC-VT : Bưu chính viễn thông. GĐ- PGĐ : Giám đốc- Phó Giám đốc. CB.CNV : Cán bộ công nhân viên SXKD : Sản xuất kinh doanh. BĐTP : Bưu điện Thành Phố. WHTC : Western Ho Chi Minh City Telephone Company. DN : Doanh nghiệp. BCH TƯ : Ban Chấp Hành Trung Ương. VTTP : Viễn Thông Thành Phố. TCCB-LĐTL : Tổ chức cán bộ-Lao động tiền lương. KTNV : Kỹ thuật nghiệp vụ. XD : Xây dựng. KH : Khách hàng. TTKD : Thị trường kinh doanh. BHLĐ : Bảo hộ lao động. SX-CT : Sản xuất-Công trình. AT-VSLĐ-PCCN : An toàn-Vệ sinh lao động-Phòng chống cháy nổ. TTP : Tây Thành Phố. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số Liệu Thống Kê Dung Lượng Khai Thác Từ Năm 2006 đến 2010. Bảng 2.2: Doanh Thu Cước Công Ty Điện Thoại Tây Thành Phố Từ 2006-2010 Bảng 2.3: Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Bảng 2.4: Cơ Cấu Về Trình Độ Văn Hóa Nhân Viên của Công Ty WHTC Bảng 2.5: Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính của Công Ty WHTC. Bảng 2.6: Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi của Công Ty WHTC. Bảng 3.1: Các Chức Năng Của Văn Hóa Doanh Nghiệp. Bảng 3.2: Quy Ước Các Ký Hiệu Trong Bảng Câu Hỏi. Bảng 4.1: Quy định giờ giấc làm việc. Bảng 4.2: Cơ Cấu Chức Vụ Của Mẫu Nghiên Cứu. Bảng 4.3: Thời Gian Công Tác Của Mẫu Nghiên Cứu. Bảng 4.4: Loại Hình VHDN Tổng Quát ( Sắp theo Thứ Tự Ưu Tiên). Trang DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1:Trụ Sở Làm Việc của Công Ty Điện Thoại Tây TP Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Điện Thoại Tây Thành Phố Hình 2.3: Biểu Đồ Dung Lượng KT và Số Máy Điện Thoại Năm 2006-2010 Hình 2.4: Biểu Đồ Phát Triển Doanh Thu Từ Năm 2006 - 2010. Hình 2.5: Biểu Đồ Tăng Trưởng Lợi Nhuận Biên Từ Năm 2006 đến 2010. Hình 2.6: Cơ Cấu Về Trình Độ Văn Hóa của Nhân Viên Năm 2011. Hình 2.7: Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi Năm 2011. Hình 4.1: Hình ảnh logo của công ty. Hình 4.2: Cơ Cấu Giới Tính Của Mẫu Nghiên Cứu. Hình 4.3: Trình Độ Học Vấn Của Mẫu Nghiên Cứu. Hình 4.4: Loại Hình VHDN Tổng Quát tại Công Ty. Hình 4.5: Đặc Tính Nổi Trội Của Công Ty WHTC. Hình 4.6: Người Lãnh Đạo Của WHTC. Hình 4.7: Nhân viên trong Công ty WHTC. Hình 4.8: Chất Keo Gắn Kết Mọi Người Với Nhau Tại Công Ty WHTC. Hình 4.9: Chiến Lược Tập Trung Của WHTC. Hình 4.10: Tiêu Chí Xác Định Thành Công Của WHTC. Trang DANH MỤC PHỤ LỤC Phục lục 1. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên. Phụ lục 2. Tổng hợp số liệu điều tra văn hóa doanh nghiệp hiện tại của WHTC. Phụ lục 3. Tổng hợp số liệu điều tra văn hóa doanh nghiệp hiện tại của WHTC. Phụ lục 4. Một số hình ảnh của Công ty điện thoại Tây Thành Phố. CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU Đặt vấn đề. Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “ Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.”Chúng ta phải làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Vì vậy văn hoá doanh nghiệp được coi là nguồn lực nội sinh, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt kết nối mọi thành viên, mọi phòng ban trong công ty tạo thành một khối vững chắc, giúp doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn, sóng gió trên con đường hội nhập và phát triển bền vững. Góp phần vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi nhuận, coi lợi nhuận như là một “tiêu chuẩn duy nhất” để tồn tại doanh nghiệp, không quan tâm đến việc xây dựng “Văn hoá doanh nghiêp”. Từ đó dẫn đến lương tâm, phẩm giá của người lao động bị giảm sút, làm ăn kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, trình độ quản lý, kinh doanh kém, cạnh tranh không lành mạnh, không trả lương, trả thưởng cho người công nhân đúng thời hạn, không đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, làm cho người lao động không hứng thú làm việc, không gắn bó với doanh nghiệp. Tất cả những điều ấy cho thấy, các doanh nghiệp thiếu hẳn vai trò của văn hoá trong sản xuất kinh doanh. Hay nói một cách khác là các doanh nghiệp chưa thực sự hình thành cho mình một VHDN. Chính vì những lẽ trên, vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở nên hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay. Mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho được một nền văn hóa phù hợp. Có như vậy mới có thể tạo ra được các giá trị riêng cho doanh nghiệp thích ứng được nhu cầu cạnh tranh và có sức sống.Văn hóa doanh nghiệp không phải được xây dựng trong 1 hay 2 năm mà cần có định hướng và mục tiêu lâu dài. Có thể nói rằng văn hoá doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn lại khi doanh nghiệp không còn nữa. Về mặt lý luận và thực tiễn việc nghiên cứu VHDN ở nước ta chưa được chú ý. Hiện nay, một số nhà nghiên cứu chỉ đề cập đến VHDN trên bình diện văn hoá trong kinh doanh, hoặc khai thác một vài khía cạnh của VHDN như: Tinh thần doanh nghiệp, Đạo đức kinh doanh, Triết lý kinh doanh, chưa có đề tài nào nghiên cứu VHDN trên bình diện chung. Đặc biệt rất ít đề tài nào nghiên cứu xây dựng VHDN trong các doanh nghiệp nhà nước. Công ty điện thoại Tây Thành Phố là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực viễn thông trực thuộc Tập đoàn VNPT Việt Nam. Nhiều năm qua vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa ở Công ty rất được chú trọng và mang tầm chiến lược lâu dài. Điều này rất phù hợp với hướng nghiên cứu mà tôi chọn nên sau khi thực tập tại Công ty tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty điện thoại Tây Thành Phố ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. a. Mục tiêu chung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng văn hóa doanh nghiệp và đưa giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty điện thoại Tây Thành Phố. b. Mục tiêu cụ thể: - Xác định thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty điện thoại Tây Thành Phố. - Đánh giá tác động của VHDN đến hoạt động Sản xuất kinh doanh của Công ty. - Đo lường VHDN hiện tại và mong muốn trong tương lai ở Công ty điện thoại Tây Thành Phố. - Đề xuất nhóm giải pháp nhằm xây dựng và pháp triển văn hóa sâu và rộng hơn. 1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Giới hạn về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty điện thoại Tây Thành Phố. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 10/04/2011 đến 10/06/2011. 1.4. Cấu trúc của đề tài. Luận văn gồm 5 chương: Chương 1. Mở đầu: Nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và phạp vi thực hiện của đề tài. Chương 2. Tổng quan: Nêu 1 cách tổng quát về Công ty điện thoại Tây Thành Phố. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty các năm gần đây. Chương 3. Nội dung và Phương pháp nghiên cứu: Trình bày cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh. Cách thức để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Nêu lên các phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng như phương pháp xây dựng bản câu hỏi, tính mẫu, chọn mẫu, cách thức tiến hành điều tra, xử lý và trình bày số liệu… Chương 4. Kết quả và thảo luận: Nêu lên thực trạng về văn hóa doanh nghiệp của công ty. Những mặt về văn hóa mà công ty đã đạt được, cũng như những tồn tại. Từ đó đề xuất các giải pháp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty được tốt hơn. Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Nêu tổng quát kết quả nghiên cứu đạt được cũng như những hạn chế của đề tài. Ngoài ra còn đề xuất kiến nghị với các cơ quan liên quan để xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty ngày càng hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN Tổng quan về tài liệu nghiên cứu. Về vấn đề VHDN trên thế giới mới được nghiên cứu trong mấy thập niên gần đây. Trong cuốn sách “Văn hoá học - những bài giảng của A.A. RADGHIN, nhà xã hội học người Mỹ, E.N.Schein đưa ra định nghĩa về Văn hoá Doanh nghiệp hay Văn hoá tổ chức (E. Schein. San- Francínco. 1985). Trong cuốn “ Dự báo thế kỷ XXI” của các nhà khoa học Trung Quốc, đã đề cập đến vai trò của doanh nghiệp ở thế kỷ XXI và đưa ra lời khuyến cáo rằng: Nếu không chú ý đến văn hoá, thì doanh nghiệp không thể phát triển được; Đạo đức, lương tâm nghề nghiệp còn quan trọng hơn việc phát triển kỹ thuật mũi nhọn và cải cách thể chế của doanh nghiệp. Vào tháng 12 năm 2009 trong khoá học chuyên đề: Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp của trung tâm hợp tác nguồn lực Việt Nam - Nhật Bản ở Hà nội người ta đã đưa ra một khái niệm về Văn hoá tổ chức. Ở Việt Nam ta, đề cập đến mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế khá muộn. Trước đây người ta cho rằng, văn hoá và kinh tế là hai lĩnh vực hoàn toàn tách biệt nhau, không có mối quan hệ hỗ trợ, gắn bó nào. Đấy là một nhận thức sai lầm và sau 25 năm đổi mới, chúng ta bắt đầu thay đổi về tư duy và nhận thức, trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế. Chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của văn hoá trong phát triển kinh tế. Mãi đến năm 1995, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học xã hội - Nhân văn Quốc gia cùng với Uỷ ban Quốc gia Unesco của Việt Nam mới phối hợp tổ chức cuộc Hội thảo "Văn hoá và kinh doanh”. Đến năm 2001, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và viện Quản trị Doanh nghiệp, xuất bản cuốn sách Văn hoá và kinh doanh. Trong cuốn sách này các tác giả không đề cập đến “Văn hoá doanh nghiệp” mà chỉ nói đến văn hoá trong kinh doanh, quan hệ giữa văn hoá với kinh doanh. Đây chỉ là những ý kiến gợi mở để chúng ta có thể tham khảo, đồng thời bước đầu làm cơ sở cho việc xây dựng lý luận về hình thành VHDN. Ngoài ra, còn có một số công trình đã được nghiên cứu về VHDN và được công bố như: Văn hoá và triết lý kinh doanh của tiến sĩ Đỗ Minh Cương (Xuất bản năm 2000). Trong tác phẩm này, tiến sĩ Đỗ Minh Cương đã đưa ra định nghĩa về VHDN và cấu trúc của nó. Nhưng tiến sĩ Đỗ Minh Cương lại không đi sâu hướng nghiên cứu này, mà chỉ chọn vấn đề triết lý kinh doanh để nghiên cứu. Năm 2003, tác giả Trần Quốc Dân đã cho ra đời cuốn sách” Tinh thần doanh nghiệp giá trị định hướng của kinh doanh Việt Nam”.Tác giả xác định: Tinh thần doanh nghiệp chính là giá trị định hướng của văn hoá kinh doanh Việt Nam. Như vậy tác giả mới chỉ đi sâu nghiên cứu một yếu tố trong văn hoá doanh nghiệp đó là “Tinh thần”. Ngoài ra có nhiều bài viết liên quan đến VHDN, được đăng rãi rác trên các tạp chí khoa học. Nỗi bật hơn cả là bài: Bàn về Văn hoá và Văn hóa kinh doanh của GS -TS Hoàng Vinh, đăng trong “ Thông tin Văn hoá và phát triển” của Khoa Văn hoá XHCN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2004. GS -TS Hoàng Vinh đã đưa ra một quan niệm, muốn xây dựng thuật ngữ “Văn hoá kinh doanh”. Gần đây tại khoa Văn hoá XHCN, Học viện Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh, học viên Cao học chuyên nghành Văn hoá học, Trần Thị Thuý Vân đã bảo vệ thành công luận văn “ Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn này đã có những đóng góp nhất định về phương diện thực tiễn xây dựng VHDN nói chung ở một địa phương (Tp Hồ Chí Minh), song chưa chú ý nhiều đến VHDN của DNNN, đồng thời chưa quan tâm đến vai trò của các doanh nghiệp nhà nước với việc xây dựng VHDN. Tóm lại, tất cả những công trình nghiên cứu, những bài viết đã nêu ở trên, của các tác giả rất có ý nghĩa cho việc hình thành cơ sở lý luận về VHDN. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về VHDN ở Việt Nam nói chung và ở địa bàn TP.HCM nói riêng đặc biệt trong DNNN. Vì vậy đề tài“Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty điện thoại Tây Thành Phố ” mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc xây dựng cơ sở lý luận về VHDN đồng thời đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong các DNNN, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển một cách bền vững. Qua đó khẳng định vai trò “chủ đạo” của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, đây cũng chính là những nét mới của đề tài. Tổng quan về Công ty điện thoại Tây Thành Phố. Lịch sử hình thành công ty. Công ty Điện thoại Tây Thành Phố có tiền thân là Trung tâm Điện Thoại – Chi nhánh của Công ty Điện thoại–Bưu Điện Thành phố Hồ Chí Minh, đã trải qua một chặng đường dài hình thành và phát triển với những thành tự đáng kể: Ngày 18/7/1986 , Giám Đốc Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số 18/QĐ-TCCB quy định “ Trung tâm Điện Thoại được thành lập và hoạt động với chức năng và quyền hạn của Công ty Điện Thoại – Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh”. Ngày 31/10/2002 , Tổng Giám Đốc công ty Bưu Chính – Viễn Thông Việt Nam đã ra quyết định số 4350/QD-TCCB thành lập Công ty Điện Thoại Tây Thành Phố trên cơ sở tổ chức lại Công ty Điện Thoại Tây Thành Phố , tách ra thành 2 công ty hoạt động trên 2 địa bàn . Đó là : Công ty Điện Thoại Đông Thành Phố và Công ty Điện Thoại Tây Thành Phố. Ngày 21/01/2008, Tập đoàn BC-VT Việt Nam ra quyết định số 787/ QĐ-TCCB thành lập công ty Điện thoại Tây Thành Phố - đơn vị kinh tế trực thuộc Viễn Thông Thành Phố , cung cấp các dịch vụ điện thoại cố định thuộc khu vực phía Tây TP.HCM. Hình 2.1: Trụ Sở Làm Việc của Công Ty Điện Thoại Tây TP Nguồn: Phòng Tổ chức LĐ-CB Tên doanh nghiệp : Công ty Điện thoại Tây Thành Phố. Tên giao dịch : Western Ho Chi Minh City Telephone Company (WHTC). Địa chỉ: số 02 Hùng Vương, Phường 1, Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại : 08 8399999 – Fax : 8396688. Website : – Email : whtc@hcmpt.com.vn. Giá trị tài sản : Tính đến thời điểm cuối năm 2010, Tổng giá trị tài sản của công ty là 3.496 tỷ VNĐ. Lĩnh vực hoạt động: sản xuất kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực tổ chức quản lý, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, phát triển thuê bao điện thoại, máy FAX, Mega VNN, kinh doanh các dịch vụ viễn thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Địa bàn quản lý: Phía Tây Thành Phố Hồ Chí Minh bao gồm toàn bộ các quận 5, 6, 8, 10, 11, 12, Gò Vấp, Huyện Hóc Môn và Củ Chi và một phần các quận 1, 3, Tân Bình, huyện Bình Chánh. Đây là một khu vực lớn chiếm 2/3 dân số và 3/4 tổng thu nhập của toàn Thành Phố, thu nhập bình quân đầu người và đời sống của người dân vực này được xếp vào loại cao ở thành phố Hồ Chí Minh. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. Ban Giám Đốc: Bao gồm 1 GĐ và 3 PGĐ trực tiếp lãnh đạo và quản lý các phòng tại trụ sở chính và các chi nhánh trực thuộc Công ty. b. Phòng Tổ chức Cán bộ Lao động: Tổ chức quản lý và đề xuất điều chỉnh tổ chức sản xuất của Công ty, thực hiện công tác đào tạo, công tác lao động , tiền lương, chế độ chính sách, bảo hộ lao động đối với người lao động của Công ty. Tổ chức lao động khoa học, định mức, quản lý chặt chẽ đội ngũ CB.CNV. Phòng Hành Chánh Tổng Hợp: Tổ chức phục vụ trên lĩnh vực văn thư, lưu trữ, hành chánh quản trị, phương tiện vận chuyển phục vụ cho quá trình sản xuất, công tác bảo vệ an toàn mạng lưới và an ninh cơ quan đơn vị, bảo vệ bí mật và phòng cháy chữa cháy, quản lý và chăm sóc sức khoẻ cho CB.CNV. Là đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin, sắp xếp lịch làm việc cho Giám đốc. Phòng Kế hoạch: Xây dựng triển khai thực hiện và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty, quản lý vốn, xây dựng các chỉ tiêu SXKD, phân bổ, theo dõi việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nội bộ trong công ty. Tổ chức cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ cho SXKD.Tham mưu nghiệp vụ pháp lý có liên quan đến công tác quản lý kinh tế, kinh doanh của công ty. Phòng Kỹ thuật Nghiệp vụ: Điều hành quản lý kiểm tra mạng Viễn thông, giám sát lập biên bản các trường hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng thông tin liên lạc, chất lượng kinh doanh khai thác Viễn th
Tài liệu liên quan