Cũng như nhiều ngành khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, sản xuất, ngành Du lịch được hình thành từ rất sớm trong bối cảnh lịch sử nhất định.
Bước sang thế kỷ XXI thì Du lịch đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc với mọi tầng lớp trên thế giới. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, với nhiều biến động thăng trầm phức tạp thì ngày nay hoạt động du lịch là một trong những hoạt động thường xuyên và phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ngành Du lịch chính là một mũi nhọn để nhiều quốc gia phát triển nền kinh tế của mình. Đồng thời nó còn là chiếc cầu nối tình đoàn kết quốc tế, tình đoàn kết dân tộc, cho phép tất cả mọi người trên thế giới có điều kiện tham quan học hỏi, chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh, tìm hiểu phong tục tập quán và có điều kiện nghỉ ngơi chữa trị bệnh tật.
Ngay tại Việt Nam đi du lịch cũng là nhu cầu từ xa xưa và các thế hệ người Việt Nam cũng đã có những chuyến du lịch nổi danh trong lịch sử. Khách du lịch từ đất Việt ra đi chủ yếu thuộc các tầng lớp giàu có như: vua chúa hoặc thương gia, nhà khoa học, nhà tu hành Mặt khác đã có nhiều khách du lịch nước ngoài đến và tìm hiểu về đất nước cũng như con người Việt Nam.
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới nền kinh tế nước ta đang phát triển ngày càng vượt bậc. Ở Việt Nam, nhờ chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách kinh tế, đối ngoại mà bộ mặt đất nước đã có những bước tiến nhất định. Và ngành Du lịch được coi là một trong những ngành có tầm quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam vốn giàu tài nguyên du lịch và đang từng bước khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên ấy. Loại hình du lịch văn hóa, du lịch môi trường sinh thái được xác định là quan trọng nhất trong việc phát triển du lịch Việt Nam, sức hấp dẫn và khả năng thực hiện các hoạt động du lịch theo định hướng ấy ngày nay đang được quan tâm.
92 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cũng như nhiều ngành khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, sản xuất, ngành Du lịch được hình thành từ rất sớm trong bối cảnh lịch sử nhất định.
Bước sang thế kỷ XXI thì Du lịch đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc với mọi tầng lớp trên thế giới. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, với nhiều biến động thăng trầm phức tạp thì ngày nay hoạt động du lịch là một trong những hoạt động thường xuyên và phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ngành Du lịch chính là một mũi nhọn để nhiều quốc gia phát triển nền kinh tế của mình. Đồng thời nó còn là chiếc cầu nối tình đoàn kết quốc tế, tình đoàn kết dân tộc, cho phép tất cả mọi người trên thế giới có điều kiện tham quan học hỏi, chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh, tìm hiểu phong tục tập quán và có điều kiện nghỉ ngơi chữa trị bệnh tật.
Ngay tại Việt Nam đi du lịch cũng là nhu cầu từ xa xưa và các thế hệ người Việt Nam cũng đã có những chuyến du lịch nổi danh trong lịch sử. Khách du lịch từ đất Việt ra đi chủ yếu thuộc các tầng lớp giàu có như: vua chúa hoặc thương gia, nhà khoa học, nhà tu hành…Mặt khác đã có nhiều khách du lịch nước ngoài đến và tìm hiểu về đất nước cũng như con người Việt Nam.
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới nền kinh tế nước ta đang phát triển ngày càng vượt bậc. Ở Việt Nam, nhờ chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách kinh tế, đối ngoại mà bộ mặt đất nước đã có những bước tiến nhất định. Và ngành Du lịch được coi là một trong những ngành có tầm quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam vốn giàu tài nguyên du lịch và đang từng bước khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên ấy. Loại hình du lịch văn hóa, du lịch môi trường sinh thái được xác định là quan trọng nhất trong việc phát triển du lịch Việt Nam, sức hấp dẫn và khả năng thực hiện các hoạt động du lịch theo định hướng ấy ngày nay đang được quan tâm.
Theo dự đoán của các chuyên gia đây sẽ là ngành kinh tế mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà kinh doanh du lịch, mang lại thu nhập cao cho nền kinh tế quốc dân của đất nước, đồng thời đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc, làm nổi bật nét đặc sắc của mỗi vùng, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.
Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, Hải Dương cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Đông, có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và các tuyến quốc lộ 5, 18 chạy qua nối với trung tâm kinh tế, chính trị Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cùng với hệ thống giao thông đường thuỷ sông Thái Bình, sông Kinh Thầy…Do đó Hải Dương có điều kiện thuận lợi giao lưu với các vùng miền trong nước và quốc tế. Thiên nhiên ưu đãi và hào phóng dành cho Hải Dương một vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng như: Chí Linh - “mảnh đất địa linh nhân kiệt” có quan hệ đến nhiều danh nhân. Côn Sơn; mảnh đất đã gắn bó phần lớn cuộc đời của Nguyễn Trãi - một danh nhân văn hóa thế giới, người anh hùng dân tộc. Kiếp Bạc; mảnh đất đã đi vào lịch sử với những chiến công oanh liệt của Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ở thế kỷ XIII…Con người Hải Dương tài hoa, thông minh, hiếu học. Với truyền thống lịch sử lâu đời từ ngàn xưa người dân xứ Đông đã tạo dựng và để lại cho thế hệ ngày nay nhiều di sản văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: văn miếu Mao Điền, Mộ Trạch - làng Tiến Sĩ. Các quần thể di tích với nét kiến trúc tinh xảo độc đáo, gắn liền với các lễ hội dân gian truyền thống đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến với Hải Dương. Các yếu tố tự nhiên kết hợp với các di tích lịch sử văn hóa của Hải Dương là một tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, thể thao, nghỉ dưỡng…
Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Hải Dương trong những năm qua vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình. Hoạt động du lịch chủ yếu còn dựa trên cơ sở khai thác các tài nguyên sẵn có, đầu tư cơ sở vật chất còn ở mức khiêm tốn, thiếu đồng bộ nên chưa có sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Vì vậy mà việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Dương là hết sức cần thiết và cấp bách.
Là một người con sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất Hải Dương yêu dấu, tự bản thân em hiểu rằng việc đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế của quê hương không chỉ còn là nghĩa vụ mà còn là quyền và trách nhiệm của mỗi công dân. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch Hải Dương” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiềm năng du lịch của tỉnh Hải Dương. Việc nghiên cứu sẽ giúp ta đánh giá được thực trạng khai thác và phát triển du lịch của tỉnh Hải Dương trong những năm qua và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành Du lịch tỉnh nhà.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu những tiềm năng du lịch đang được khai thác trong phạm vi của tỉnh Hải Dương. Đồng thời đánh giá, nhận xét thực trạng, tình hình kinh doanh Du lịch của tỉnh Hải Dương trong những năm qua.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu của đề tài chủ yếu vẫn là những phương pháp truyền thống, đó là:
- Thu thập tài liệu từ những nguồn tin cậy như: sách báo, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương, các trang Web; từ đó phân tích và đưa ra nhận xét, đánh giá, kết luận.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, quan sát thực tế trên địa bàn sẽ cho hiệu quả cao.
- Phương pháp tổng hợp số liệu.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Du lịch và khái quát chung về du lịch
Hải Dương
Chương 2: Thực trạng khai thác và tiềm năng phát triển du lịch của
Hải Dương
Chương 3: Một số định hướng và những giải pháp nhằm khai thác và phát
triển du lịch Hải Dương
Chương 1
Cơ sở lý luận về Du lịch
và khái quát chung về du lịch Hải Dương
1.1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.Khái niệm về du lịch
Theo Liên hiệp quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnizatinon: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma (Italia) từ 21/8 đến 5/9/1963 các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì “hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”.
Theo I.I pirônovic, 1985 thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay làm việc”.
Nhìn từ góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.
Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách: “Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định. Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học - công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con người”.
1.1.2.Thị trường du lịch
Để đảm bảo cho hoạt động du lịch không bị ách tắc thì các dịch vụ được tạo ra, các hàng hóa dưới nhiều dạng phải được mua và bán và phải được tiêu dùng. Nhưng quá trình mua và bán chỉ có thể được diễn ra trên thị trường. Như vậy du lịch cũng tồn tại thị trường.
Trong quá trình phát triển của du lịch, lúc đầu du khách đến vùng nào đó rất ít ảnh hưởng đến cư dân địa phương tại điểm du lịch. Việc đi lại khách tự lo, nơi lưu trú thường do những người hảo tâm hoặc bà con của họ sắp xếp và bố trí. Dần dần du lịch trở thành một hiện tượng phổ biến, từ đó cũng xuất hiện những phương tiện chuyên vận chuyển khách, cơ sở lưu trú, ăn uống…Khách du lịch chỉ cần trả tiền cho những cơ sở chăm lo cho họ việc đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ và vui chơi giải trí…Thị trường du lịch đã hình thành như vậy trong quá trình chuyển đổi tiền - hàng giữa khách du lịch và cơ sở kinh doanh.
Một mặt những dịch vụ, hàng hóa trên thị trường là do cơ sở chuyên kinh doanh về du lịch tạo ra hoặc là trung gian chuyển bán nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch một cách trực tiếp, ví dụ: các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, các Tour du lịch, dịch vụ thông tin liên lạc…Những hàng hóa này đáp ứng nhu cầu của cả khách du lịch và những người không phải là khách du lịch và được mua bán, trao đổi trên thị trường hàng hóa chung. Vì vậy có thể nói rằng: Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường hàng hóa chung, chịu sự chi phối của quy luật kinh tế trong nền sản xuất hàng hóa như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…
Nói về thị trường du lịch cũng như các loại thị trường khác, chúng ta không thể chỉ nói đến cung hoặc cầu một cách riêng biệt mà lúc nào cũng phải tồn tại song song 2 thành phần thị trường nói trên cũng như mối quan hệ giữa chúng. Về bản chất, thị trường du lịch cũng được coi là bộ phận cấu thành tương đối đặc biệt của thị trường hàng hóa nói chung. Nó bao gồm toàn bộ các cơ cấu kinh tế liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và hành vi thực hiện các dịch vụ, hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch. Các mối quan hệ và cơ chế kinh tế này được hình thành trên cơ sở của các quy luật kinh tế thuộc nền sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế đặc trưng cho từng hình thái kinh tế - xã hội.
Từ đó ta có thể hiểu: “Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán; giữa cung, cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch”.
* Đặc điểm của thị trường du lịch
Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường hàng hóa nói chung nên nó có đầy đủ đặc điểm như thị trường ở các lĩnh vực khác. Tuy nhiên do đặc thù của du lịch, thị trường du lịch có tính độc lập tương đối.
Thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hóa nói chung. Nó được hình thành khi du lịch trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến.
Trong tiêu dùng du lịch không có sự di chuyển của hàng hóa vật chất và dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi thường trú của khách. Nói cách khác, không thể vận chuyển, hàng hóa du lịch chỉ được thực hiện khi người tiêu dùng với tư cách là khách du lịch phải vượt qua khoảng cách từ nơi ở hàng ngày đến các địa điểm du lịch để tiêu dùng sản phẩm du lịch.
Cung về dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu:
Hàng hóa vật chất chiếm tỷ trọng nhỏ. Dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, môi trường hướng dẫn…là những đối tượng mua bán chủ yếu trên thị trường du lịch. Hàng lưu niệm là đối tượng đặc biệt và hầu như chỉ thực hiện trên thị trường du lịch nói chung, nhất là thị trường du lịch quốc tế.
Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch không có dạng hiện hữu trước người mua, khi mua sản phẩm khách hàng không được biết thực chất của nó. Người bán không có hàng hóa du lịch tại nơi rao bán, không có khả năng mang được hàng cần đến với khách hàng. Việc hiện hữu hóa, vật chất hóa đối với mua, bán trên thị trường du lịch chủ yếu dựa vào quảng cáo.
Trên thị trường du lịch, đối tượng mua bán rất đa dạng, ngoài hàng hóa vật chất và dịch vụ còn có cả những đối tượng mà ở các thị trường khác không được coi là hàng hóa, không có các thuộc tính của hàng hóa. Đó là những giá trị nhân văn, tài nguyên du lịch thiên nhiên. Những hàng hóa này sau khi bán rồi vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng, có chăng chỉ hao tổn rất ít.
Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán bắt đầu từ khi khách quyết định mua hàng đến khi khách trở về nơi cư trú thường xuyên của họ. Đây là đặc thù khác hẳn so với các thị trường hàng hóa khác, quan hệ thị trường sẽ chấm dứt khi khách mua đã trả tiền, nhận hàng, có thể kéo dài thêm thời gian bảo hành.
Các sản phẩm du lịch nếu không tiêu thụ, không bán được sẽ không có giá trị và không thể lưu kho. Việc mua bán, tiêu dùng du lịch được gắn với không gian và thời gian cụ thể. Việc sản xuất, lưu thông và tiêu dùng sản phẩm du lịch luôn diễn ra trong cùng một thời gian, địa điểm. Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt, điều đó thể hiện ở chỗ cung hoặc cầu du lịch chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định trong năm.
1.1.3.Khái niệm khách du lịch
Khách thăm viếng (visitor) là một người đi tới một nơi khác với nơi họ thường trú, với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do đến để hành nghề và lĩnh lương từ nơi đó). Định nghĩa này có thể được áp dụng cho khách quốc tế (International Visitor) và du khách trong nước (Domestic Visitor)
Khách thăm viếng được chia làm hai loại:
- Khách du lịch (Tourist) là khách thăm viếng có lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với mục đích nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia dình, tham dự hội nghị, tôn giáo thể thao.
- Khách tham quan (Excursionist) còn gọi là khách thăm viếng 1 ngày (Day Visitor) là loại khách thăm viếng lưu lại ở một nơi nào đó dưới 24 giờ và không lưu trú qua đêm.
1.1.4.Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là những cái thuộc về tự nhiên hoặc do con người tạo ra, nó hấp dẫn du khách và được khai thác phục vụ cho du lịch.
Như vậy tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích Cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động, những sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch (theo Pháp lệnh Du lịch (1999)).
Các tài nguyên du lịch phần lớn tại các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở vui chơi giải trí, các điểm tham quan. Du khách muốn thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch buộc phải đến những nơi đó.
1.1.5.Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách du lịch một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và hài lòng.
Nhìn từ góc độ khách du lịch, sản phẩm du lịch bao gồm tất cả những gì phục vụ cho chuyến đi từ khi dời đi đến khi trở lại. Một chỗ ngồi trên máy bay, một phòng trong khách sạn mà khách sử dụng là một sản phẩm du lịch riêng lẻ. Một tuần nghỉ trên biển, một chuyến du lịch, một cuộc hội nghị là sản phẩm du lịch trọn gói tổng hợp.
Sản phẩm du lịch bao gồm: tài nguyên du lịch và các dịch vụ cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.
1.2.Khái quát về du lịch Hải Dương
Hải Dương là tỉnh có truyền thống văn hóa lâu đời, mảnh đất in đậm dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nơi sinh ra và nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài cho đất nước, gắn bó với tên tuổi các danh nhân nổi tiếng như: Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh (thời Trần), Nguyễn Trãi (thời Lê), với gần 500 tiến sĩ Nho học, là nơi hội tụ, lưu giữ nhiều di sản văn hóa.
Hiện nay trong địa bàn tỉnh Hải Dương còn nhiều di tích lịch sử văn hóa như: đền Kiếp Bạc thờ Đức thánh Trần, chùa Côn Sơn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, đền Cao, văn miếu Mao Điền, di tích gốm sứ Chu Đậu - Mỹ Xá. Mỹ Xá cũng là nơi mà Việt Nam Quốc dân đảng đã họp dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Thái Học để phát động phong trào khởi nghĩa Yên Bái chống lại thực dân Pháp (2/1930).
Nằm ở một vị trí tọa độ phù hợp, Hải Dương là một vùng địa lý có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu chan hòa. Đây chính là điều kiện thuận lợi để ngành Du lịch tỉnh Hải Dương có thể đón khách du lịch đến từ khắp năm châu trên thế giới.
Là một vùng đất cổ được hình thành từ xa xưa, vì vậy Hải Dương vẫn mang trong mình những nét đẹp văn hóa truyền thống được bảo lưu từ ngàn đời. Và cho đến ngày nay những nét đẹp văn hóa đó đã trở thành một phần không thể thiếu trong các chương trình du lịch của Hải Dương. Có thể nói đến thăm Hải Dương khách du lịch sẽ được thưởng ngoạn những cảnh quan kỳ vỹ, những nét văn hóa rất riêng, rất đậm đà của một Hải Dương vừa duyên dáng vừa hiện đại.
1.2.1.Cơ cấu điều hành ngành Du lịch Hải Dương
Tổ chức bộ máy Sở Thương mại và Du lịch Hải Dương
Sở Thương mại và Du lịch Hải Dương là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (UBND), tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại và du lịch trên các lĩnh vực: lưu thông hàng hóa trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thương mại điện tử, quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá, xúc tiến thương mại và du lịch; hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý nhà nước các dịch vụ công về thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh.
Sở Thương mại - Du lịch chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND tỉnh, sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Thương mại và Tổng cục Du lịch
- Tên đơn vị: Sở Thương mại và Du lịch Hải Dương
- Tên giao dịch: Trade and Tourism Department of Hai Duong province
- Ban lãnh đạo:
+ Giám đốc: Phạm Thế Tập
+ Phó giám đốc: Trương Kim Sơn, Vũ Thị Nhạt, Lê Văn Hiệu
- Địa chỉ: Số 14, phố Bắc Sơn, Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
- Điện thoại: 0320.3852602 - Fax: 0320.3853899
- Các tổ chức tham mưu thuộc Sở Thương mại và Du lịch:
+ Văn phòng
+ Thanh tra
+ Phòng Kế hoạch - Thị trường
+ Phòng Quản lý Thương mại
+ Phòng Kinh tế đối ngoại
+ Phòng Quản lý Du lịch
- Các đơn vị trực thuộc:
+ Chi cục Quản lý Thị trường
+ Trung tâm Thông tin, xúc tiến Thương mại - Du lịch
1) Tổ chức bộ máy Chi cục Quản lý thị trường
Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Hải Dương là đơn vị thực hiện quản lý nhà nước thanh tra chuyên ngành; tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, dịch vụ trên đại bàn tỉnh.
Trụ sở: Số 14, phố Bắc Sơn, Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
* Chi cục Quản lý thị trường thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát; quyết định xử phạt hành chính thuộc thẩm quyền theo pháp luật và sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Cục Quản lý thị trường TW đối với các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.
- Tham gia tổ chức việc phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp có liên quan để quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng cấm, hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác. Đề xuất biện pháp, chính sách, tổ chức thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt theo pháp luật trên địa bàn tỉnh.
* Tổ chức bộ máy của Chi cục Quản lý thị trường:
- Lãnh đạo: 01 Chi cục trưởng và 01 Phó chi cục trưởng.
- Đội Quản lý thị trường: gồm 05 Đội
- Các phòng chuyên môn thuộc Chi cục Quản lý thị trường :
+ Phòng Tổ chức - Hành chính
+ Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ
+ Phòng Pháp chế - Thanh tra
2) Tổ chức bộ máy Trung tâm Thông tin, Xúc tiến Thương mại - Du lịch
Trung tâm T