Văn hoá là một khái niệm rất rộng bao gồm văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Để nghiên cứu tìm hiểu những giá trị của một nền văn hoá rất khó đòi hỏi cần có thời gian và sức lực nhưng để hình thành được một nền văn hoá thì phải cần đến hàng nghìn năm thậm trí hàng vạn năm. Do vậy, vai trò của văn hoá đối với mọi mặt đời sống- xã hội vô cùng lớn.
Mở đầu thập kỷ thế giới phát triển văn hoá đã nhấn mạnh "Kinh nghiệm của hai thập kỷ vừa qua cho thấy, tuy mọi xã hội ngày nay bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào hay xu hướng chính trị nào thì văn hoá và phát triển là hai măt gắn liền nhau". Nhận xét của tổ chức giáo dục khoa học và Văn hoá liên hợp quốc (UNESSCO) năm 1998. Có nghĩa là hai mặt văn hoá và phát triển luôn phải gắn liền nhau vì vậy muốn phát triển kinh tế phải dựa vào văn hoá trên cơ sở của nền văn hoá có sẵn, phải đặt sự phát triển kinh tế trong môi trường văn hoá của mình.
Kế thừa tiếp nhận những thành tựu của thời đại đúc rút những kinh nghiệm của dân tộc. Đảng và Nhà nước đã nhận thức vấn đề này khi xác định chiến lược phát triển của đất nước: kinh tế và văn hoá phải gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ. Và đứng trước sự tác động mạnh mẽ của các nền văn hoá từ các nước phương Tây qua phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, trong nghị quyết TW5 Quốc hội khoá VIII đã khẳng định Đảng, Nhà Nước và nhân dân ta quyết tâm "Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" muốn làm được điều này chúng ta phải bảo tồn và phát huy tiềm năng văn hoá của dân tộc nói chung và văn hoá của tộc người nói riêng.
78 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tiềm năng văn hoá Mường với việc phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Văn hoá là một khái niệm rất rộng bao gồm văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Để nghiên cứu tìm hiểu những giá trị của một nền văn hoá rất khó đòi hỏi cần có thời gian và sức lực nhưng để hình thành được một nền văn hoá thì phải cần đến hàng nghìn năm thậm trí hàng vạn năm. Do vậy, vai trò của văn hoá đối với mọi mặt đời sống- xã hội vô cùng lớn.
Mở đầu thập kỷ thế giới phát triển văn hoá đã nhấn mạnh "Kinh nghiệm của hai thập kỷ vừa qua cho thấy, tuy mọi xã hội ngày nay bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào hay xu hướng chính trị nào thì văn hoá và phát triển là hai măt gắn liền nhau". Nhận xét của tổ chức giáo dục khoa học và Văn hoá liên hợp quốc (UNESSCO) năm 1998. Có nghĩa là hai mặt văn hoá và phát triển luôn phải gắn liền nhau vì vậy muốn phát triển kinh tế phải dựa vào văn hoá trên cơ sở của nền văn hoá có sẵn, phải đặt sự phát triển kinh tế trong môi trường văn hoá của mình.
Kế thừa tiếp nhận những thành tựu của thời đại đúc rút những kinh nghiệm của dân tộc. Đảng và Nhà nước đã nhận thức vấn đề này khi xác định chiến lược phát triển của đất nước: kinh tế và văn hoá phải gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ. Và đứng trước sự tác động mạnh mẽ của các nền văn hoá từ các nước phương Tây qua phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, trong nghị quyết TW5 Quốc hội khoá VIII đã khẳng định Đảng, Nhà Nước và nhân dân ta quyết tâm "Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" muốn làm được điều này chúng ta phải bảo tồn và phát huy tiềm năng văn hoá của dân tộc nói chung và văn hoá của tộc người nói riêng.
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một ngành mang tính chất tổng hợp, có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển xã hội của đất nước ta. Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển với nền văn hoá đa dạng giàu bản sắc của 54 dân tộc anh em. Trong sự thống nhất của nền văn hoá Việt Nam lại tồn tại những nét văn hoá riêng rất đặc sắc tạo nên sự đa dạng về văn hoá là vốn tài nguyên cơ bản để phát triển kinh tế Du lịch.
Hoà Bình là cửa ngõ Tây Bắc của đất nước có vị trí địa lý giao lưu thuận tiện đường bộ, đường thuỷ với các tỉnh lân cận. Nằm trong vùng du lịch trung tâm lại được thiên nhiên ưu đãi với tài nguyên du lịch có tiềm năng lớn cả về cảnh quan và khí hậu, đồng thời có nền văn hoá Hòa Bình nổi tiếng. Những năm gần đây du lịch Hoà Bình đã đạt được những kết quả khá tốt góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Trong sự phát triển chung đáng kể ấy, mỗi khu vực, mỗi tộc người sống trên mảnh đất Hoà Bình đều là nhân tố quan trọng đóng góp sức lực vào xây dựng nền kinh tế.
Người Mường ở Hoà Bình là trung tâm của người Mường trong cả nước, hiện nay với sự phân bố dân cư tập trung ở một số khu vực nhất định những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của họ đang được khai thác phục vụ cho việc phát triển kinh tế, Văn hoá xã hội của tỉnh Hoà Bình đặc biệt là phát triển du lịch. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay nhiều giá trị văn hoá đang bị lạm dụng hoặc có nguy cơ bị mai một do ý thức bảo vệ của con người chưa cao. Xuất phát từ việc nhận thức đúng đắn vai trò vị trí của văn hoá tộc người Mường đối với việc phát triển của đất nước nói chung và ngành Du lịch nói riêng đồng thời đưa ra những giải pháp để bảo vệ vốn văn hoá quý báu đó thông qua hoạt động du lịch. Tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tiềm năng văn hoá Mường với việc phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình” làm khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Văn hoá Du lịch.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị văn hoá người Mường ở Hoà Bình nhằm 2 mục đích chính:
- Phân tích thực trạng hoạt động khai thác giá trị văn hoá Mường trong phát triển du lịch để tìm hiểu những thế mạnh và hạn chế của ngành Du lịch tỉnh khi sử dụng vốn văn hoá này.
- Từ những thực tế thấy được ấy tôi sẽ đề ra một số giải pháp góp phần bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá của người Mường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Với những giá trị văn hoá to lớn của người Mường khoá luận muốn phân tích rõ hơn để phần nào giúp các công ty du lịch đầu tư, khai thác có kế hoạch đồng thời nâng cao đời sống Mường với việc tận dụng tiềm năng vốn có.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với thời gian và khả năng của mình, đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của người Mường ở tỉnh Hoà Bình. Do người Mường phân bố ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, vì vậy đề tài chỉ tập chung nghiên cứu người Mường ở Mường Bi (huyện Tân Lạc) và thị xã Hoà Bình. Nơi diễn ra các hoạt động du lịch từ đó đưa ra được những thực trạng và giải pháp cho việc khai thác các giá trị văn hoá Mường cho việc phát triển du lịch tỉnh Hoà Bình.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thực ra, việc nghiên cứu về người Mường ở Hoà Bình đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu rất kỹ như: Quy-gi-nê với cuốn “Les Mường” rất nổi tiếng, Từ Chi với cuốn “Người Mường ở Hoà Bình”, hay tác giả Bùi Thiết với một số bài viết về người Mường rất đặc sắc và còn một số tác giải khác nữa. Cùng một số lượng lớn sinh viên và những người yêu thích chọn ngưòi Muờng ở Hoà Bình làm bài viết, bài nghiên cứu của mình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài khoá luận này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu nhập và xử lý tài liệu: khi thực hiện bài viết tôi đã tìm hiểu những tài liệu về tỉnh Hoà Bình, về các dân tộc đặc biệt về người Mường đồng thời xử lý và phân tích những tài liệu đó là cơ sở cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực tế: để kiểm chứng, xác minh những vấn đề đã tìm hiểu qua sách báo, tạp chí, tư liệu tôi đã đến tỉnh Hoà Bình đi đến các bản Mường tìm hiểu thực tiễn để bài viết có sức thuyết phục.
- Ngoài ra còn có các phương pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích để xử lý tài liệu phục vụ bài viết.
6. Kết cấu bài viết
Ngoài các phần: Mở bài, kết luận, phụ lục bài viết gồm 3 chương
Chương 1: Về người Mường ở Hoà Bình
Chương 2: Tiềm năng Văn hoá Mường trong phát triển Du lịch ở Hoà Bình
Chương 3: Triển vọng phát triển Du lịch Văn hoá Mường ở Hoà Bình
Chương 1: Về người Mường ở Hoà Bình
1.1 Điều kiện tự nhiên, dân số và phân bố dân cư
1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
Hoà Bình là một tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc tiếp giáp Đồng bằng sông Hồng ở cả 3 mặt Bắc- Đông- Nam thông qua nhiều tuyến giao thông thuỷ bộ nối liền với Phú Thọ và Hà Tây ở phía Bắc, Hà Tây và Hà Nam ở phía Đông, Ninh Bình và Thanh Hoá ở phía Nam. Vùng núi phía Tây của Hoà Bình giáp Sơn La đặc biệt Hoà Bình còn là vùng giáp vùng núi Tây của Thanh Hoá nơi mở đầu của dẫy Trường Sơn. Nằm cách thủ đô Hà Nội 70Km rất thuận tiện cho khách Du lịch từ thủ đô đến và đi các tỉnh.
Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc nên Hoà Bình có địa hình phong phú đa dạng hấp dẫn khách Du lịch bởi những đặc điểm nổi bật của địa hình như độ cắt xẻ mạnh và dốc theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Có thể chia thành hai vùng cảnh quan, một vùng là rừng rậm nối tiếp giữa dãy Hoàng Liên Sơn và Trương Sơn trải dài từ huyện Đà Bắc qua Tân Lạc, Lạc Sơn đến Mai Châu với độ cao trung bình từ 400-500m so với mặt nước biển. Hai là vùng đồi núi thấp chủ yếu là vùng núi đá vôi với nhiều hang động, rất nổi tiếng với nhiều di chỉ khảo cổ học kết hợp với cảnh quan tươi đẹp. Rừng ở vùng này chủ yếu là rừng ký sinh và đồi cỏ với độ cao trung bình 100m gồm các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Thuỷ.
Địa hình trong tỉnh Hòa Bình chủ yếu là rừng xen kẽ giữa các sườn núi bị chia cắt bởi nhiều thung lũng và hàng trăm con sông, suối lớn nhỏ. Có nhiều thung lũng trải rộng kéo dài thành những cánh đồng tương đối bằng phẳng, phì nhiêu và các triền bãi ven sông mộng mơ.
Với những điều kiện địa hình và vị trí địa lý đó nên khí hậu của vùng này mang yếu tố nhiệt đới gió mùa. Một năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 240c lượng mưa trung bình hàng năm 1900mm, với tháng mưa nhiều nhất là tháng 7 và tháng 8 và ít nhất là tháng 11 và 12. Chính do địa hình chia cắt mạnh, độ chênh lệch cao và kéo dài nên tạo ra nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau.
Tài nguyên nước ở Hoà Bình cũng rất phong phú đặc biệt là ở hệ thống sông suối nổi tiếng với con sông Đà và sông Bôi. Chính từ hệ thống sông nước này đã tạo cho Hoà Bình có những dạng cảnh quan đặc biệt. Đập thuỷ điện Hoà Bình với vùng hồ Hoà Bình. Nước khoáng Kim Bôi là nguồn tài nguyên thiên nhiên đã ban tặng cho Hoà Bình.
Tất cả các yếu tố trên đã hoà quyện để tạo nên một Hoà Bình với cảnh quan quyến rũ tuyệt đẹp, có núi, có sông, có đồng bằng, có thung lũng. Có nắng có mưa, có nóng có lạnh. Đây là điều kiện vô cùng quan trọng để Hòa Bình có thể thu hút hấp dẫn khách Du lịch, giúp Hoà Bình trở thành một trung tâm Du lịch lớn của Việt Nam. Và cũng chính từ đặc điểm điều kiện tự nhiên như vậy nên vùng đất này là nơi thích hợp với cuộc sống của các đồng bào dân tộc ít người. Với 7 dân tộc anh em sinh sống, con người và núi rừng đã tạo nên những bản sắc Văn hoá đặc sắc độc đáo riêng, tiêu biểu là nền Văn hoá Hoà Bình mà chủ nhân không phải ai khác chính là dân tộc Mường, cư dân chủ yếu của tỉnh.
1.1.2 Địa bàn dân cư và phân bố dân cư
Hoà Bình luôn tự hào là cái nôi của một nền Văn hoá, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển loài người. Đó là nền Văn hoá Hoà Bình, nền Văn hoá của cư dân nông nghiệp sơ khai cách đây hàng vạn năm. Hàng loạt các chi tiết của di chỉ khảo cổ học là minh chứng khẳng định điều đó. Là một tỉnh miền núi có thành phần dân tộc khá phong phú với 7 dân tộc anh em sinh sống: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông và một số ít dân tộc khác. Với dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2002 là 756.713 người. Trong đó dân số dân tộc Mường là 479.197 người chiếm 63,32% dân số toàn tỉnh. Người Mường sinh sống phân bố rải rác ở tất cả các thị xã và huyện thị thuộc tỉnh Hoà Bình.
Thị xã Hoà Bình 19.854
Huyện Đà Bắc 16.597
Huyện Mai Châu 7.032
Huyện Kỳ Sơn 46.428
Huyện Lương Sơn 48.094
Huyện Kim Bôi 110.535
Huyện Tân Lạc 61.522
Huyện Lạc Sơn 113.328
Huyện Lạc Thuỷ 16.248
Huyện Yên Thuỷ 39.559
Tuy nhiên tập trung ở 4 Mường chính đó là:
Mường Bi ở huyện Tân Lạc: 61.522 người chiếm 83.53% dân số toàn huyện.
Mường Vang ở huyện Lạc Sơn: 113.328 người chiếm 90,37% dân số
Mường Thàng ở huyện Kỳ Sơn: 46.428 người chiếm 66,97% dân số
Mường Động ở huyện Kim Bôi: 110.535 người chiếm 82,86% dân số Với 4 dòng họ chính là: Đinh, Quách, Bạch, Hoàng. Có thể nói Hoà Bình là cái nôi của dân tộc Mường, họ cư trú ở hầu hết các địa phương nơi các vùng thung lũng và núi thấp. Bên cạnh con sông suối...
Với 4 Mường chính này có thể coi đây là vùng đất tổ của người Mường ở Hoà Bình. Mặc dù sống không ở các đồng bằng rộng lớn không có những cánh cò bay song người Mường lại không thiếu đất trồng trọt với những thửa ruộng bậc thang cùng hệ thống tưới tiêu hiệu quả. Làng xóm Mường được chia thành các Mường nhỏ và được thiết lập trong các thung lũng hay các sườn núi thấp.
1.2 Khái quát về người Mường ở Hoà Bình
1.2.1 Quá trình lịch sử
Tỉnh Hòa Bình được thành lập năm 1886, cách ngày nay trên 100 năm nhưng Hoà Bình là vùng đất có cư dân sinh sống từ rất lâu đời. Cách ngày nay trên một vạn năm, khi ấy hầu hết đồng bằng Bắc Bộ còn bị chìm dưới nước biển không thể ở được thì rừng núi đất đai Hòa Bình thời tiền sử đã sáng tạo và một nền Văn hoá nổi tiếng mà sau này khi tiến hành khai quật ở 72 điểm trên đất Hoà Bình Ba Colani đã đặt tên là "Nền Văn hoá Hoà Bình". Khoa học khảo cổ đã chứng minh rằng người Mường và người Việt có chung một nguồn gốc là người Việt cổ. Những cuộc khai quật khảo cổ đã tìm thấy dấu vết cư trú sinh sống của người nguyên thuỷ thuộc thời đại đồ đá giữa và sau thời đại đồ đá mới để lại trong trong lòng hang. Những công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ, những mảnh vỏ ốc và mảnh xương là di tích của thức ăn. những vùng than tro và đất cháy là nơi đốt lửa nấu thức ăn và sưởi ấm, một số ít mảnh gốm thô sơ là di tích của những đồ đựng và đun nấu. Bốn vùng nổi tiếng nhất của Hòa Bình: "nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động" chính là 4 vùng mà cách đây hàng vạn năm cũng là nơi tập trung những cư dân nguyên thuỷ.
Truyền thống của Hoà Bình một địa bàn có dân cư từ rất sớm đã bắt nguồn từ thời gian xa xưa ấy. Hoà Bình là trung tâm của người Mường trong cả nước, theo các tư liệu thì người Mường và người Việt có chung một nguồn gốc.
Theo nhà ngôn ngữ học Mát-xpe-nô-vô Ô-dơ-ri-cua, thì tiếng Mường và tiếng Việt xưa kia chỉ là một. Về mặt từ, về mặt ngữ pháp, ngữ âm, tiếng Mường và tiếng Việt là giống nhau. Về nhân chủng học người Mường và người Việt là đồng nhất.
Trên cơ sở nghiên cứu, những tài liệu khoa học đã khẳng định người Mường và người Việt là hai chi của một họ, hay nói cách khác, người Mường là một bộ phận của người Việt biệt cư lâu đời ở vùng rừng núi. Song người Việt và người Mường cho đến ngày nay về cơ bản vẫn giữ được cơ cấu thể chất gốc của tổ tiên đã sinh ra họ trước khi phân hoá thành hai dân tộc. Trong Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 125 Nguyễn Đình Khoa- nhà nghiên cứu nhân học đã khẳng định "về phương diện nhân chủng học người Việt và người Mường là đồng nhất". Người Mường là một bộ phận của người Việt đã tách ra trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định và đã cấu thành một bộ tộc riêng, song từ đó đến nay cả người Mường và người Việt về cơ bản vẫn giữ được cơ cấu thể chất gốc của tổ tiên trực tiếp đã sinh ra mình trước khi phân hoá.
Dân tộc Mường và dân tộc Việt trước đây mấy ngàn năm có chung tổ tiên là người Lạc Việt. Nguyên nhân làm cho người Lạc Việt (Việt cổ) phân hoá thành hai dân tộc là do chế độ áp bức của thời Bắc thuộc.
Năm 180 trước công nguyên Triệu Đà chinh phục nước Âu Lạc và sát nhập nước này vào nước Việt nam. Sau khi Triệu Đà bị nhà Hán tiêu diệt, nước Việt Nam cổ đại lại nằm trong bản đồ nhà Đông Hán. Từ ấy, nền đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc đè nặng lên đất nước Việt Nam trong thời gian hơn một ngàn năm. Trong hơn một ngàn năm ấy nền đô hộ nhà Triệu, nhà Đông Hán, nhà Ngô, nhà Tần, nhà Tuỳ, nhà Đường bao trùm lên toàn bộ nước Việt Nam. Nhưng trên thực tế chính quyền đô hộ chỉ bóc lột nhân dân Việt Nam ở miền đồng bằng mà chưa có thể vươn tới miền rừng núi để áp bức bóc lột nhân dân ở đây. Chính sách áp bức bóc lột nhân dân Việt Nam ở miền rừng núi chỉ có thể thực hiện được một số chế độ cống nạp mà thôi.
Dưới chế độ áp bức bóc lột của bọn phong kiến phương Bắc nhân dân Việt Nam ở vùng đồng bằng phải sống chung với bọn phong kiến ngoại tộc và phải gánh vác mọi thứ sưu thuế, lao dịch do chúng đặt ra. Trong khi đó người Việt ở miền núi chỉ có thể thực hiện được một số chế độ cống nạp . Người Việt ở đồng bằng khi bắt buộc phải sống chung với bọn phong kiến ngoại tộc đã có điều kiện tiếp xúc Văn hoá nước ngoài như: Văn hoá Trung Quốc, ấn Độ, Chiêm Thành... hoàn cảnh đó làm cho người Việt ở vùng đồng bằng và người Việt ở miền núi dần dần phát sinh những yếu tố khác nhau về đời sống tinh thần, đời sống vật chất. Tình hình này kéo dài hơn một nghìn năm và cuối cùng làm cho người Việt phân hoá thành 2 dân tộc: dân tộc Việt (kinh) chịu ảnh hưởng một phần của Văn hoá nước ngoài; dân tộc Mường do cư trú lâu đời ở rừng núi vẫn bảo lưu được nhiều nét đặc biệt của Văn hoá Lạc Việt.
Hơn một nghìn năm Bắc thuộc là thời gian phân hoá liên tục của người Việt cổ. Nhưng mức độ phân hoá không phải lúc nào cũng giống nhau. Buổi đầu thời Bắc thuộc, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Việt ở đồng bằng và người Việt ở miền núi chưa có gì khác biệt nhau lắm.
ở thời điểm đó miền núi có tầng lớp quan lang thì ở đồng bằng cũng có tâng lớp quan lang. Sang thế kỷ 8 sự phân hoá giữa người Việt ở đồng bằng và người Việt ở miền núi càng trở nên rõ rệt, lúc này đồng bằng không còn quan lang, nếu còn thì chỉ ở vùng tiếp giáp với miền núi. Đến thế kỷ thứ 10 khi dân tộc Việt Nam giành độc lập và đến thế kỷ 11 khi thành Thăng Long xuất hiện thì sự phân chia thành dân tộc Mường và dân tộc Việt (kinh) rất rõ nét.
ở Hoà Bình người Mường sống tập trung ở các thung lũng và các vùng có nhiều đồng ruộng. Bốn cánh đồng trù phú của Hoà Bình là Mường Bi (Tân Lạc), Mường Vang (Lạc Sơn), Mường Thàng (Kỳ Sơn) và Mường Động (Kim Bôi).
Mặc dù có chung nguồn gốc cùng người Việt song do quá trình phân hoá lâu đời nên đã hình thành nên ở người Mường nền văn hoá đặc sắc cùng truyền thống bền vững của mình tạo nên sự khác biệt riêng đáng tự hào.
1.2.2 Đặc tính kinh tế
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa châu á nên nước ta không bị sa mạc và bán sa mạc bao phủ như các nước cùng vĩ độ ở Tây á, Đông Phi và Tây Phi. Mà khí hậu Việt Nam lại rất ẩm ướt, giàu ánh sáng và nhiệt độ.
Với điều kiện khí hậu thuận lợi như vậy cho phép nước ta phát triển một nền kinh tế nông nghiệp nhiệt đới đa canh với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, có thể phát triển quanh năm, đặc biệt là cây lương thực thực phẩm và cây công nghiệp.
Có thể nói, người Mường ở Hoà Bình cư trú hầu hết ở vùng thung lũng và sườn đồi núi thuộc địa bàn của tỉnh. Do vậy việc ruộng đối với họ là công việc thường ngày và vô cùng quan trọng. Làm ruộng ở đây chủ yếu là trồng canh tác cây lúa nước, đây là loại cây cung cấp lương thực chính cho cuộc sống của người Mường. Còn ngoài ra họ còn làm nương rẫy, nương rẫy của người Mường chủ yếu ở vên các sườn núi thấp và sườn đồi do vậy họ đốt nương phát rẫy trồng thêm các loại cây như khoai, sắn, ngô... và gần đây họ đã đưa các loại cây ăn quả ở dưới xuôi của người Việt vào trồng như vải, nhãn... Trong công tác làm lúa nước trên ruộng bậc thang việc đưa nước tưới tiêu cho ruộng là rất quan trọng. Người Mường và người Thái là tiêu biểu, họ có những công trình thuỷ lợi và cách lấy nước đạt đến trình độ cao. Mương- phai- lái- lín là hệ thống thuỷ lợi của người Thái. Còn người Mường cũng như vậy họ cũng có công trình thuỷ lợi riêng của mình. Họ sử dụng con nước hay guồng nước được làm từ tre nứa có sẵn. Với kỹ thuật sự khéo léo và bàn tay của người Mường đã lợi dụng sức nước của con suối qua con nước đưa nước tưới tiêu cho khắp đồng ruộng và lấy nước sinh hoạt một cách hết sức khoa học.
Bên cạnh công việc đồng áng và nương rẫy hầu hết cư dân Mường đều khai thác thêm những nguồn lợi từ rừng mang lại. Ngoài việc khai thác những cây gỗ quý như: nghiến, lim, trai, sến, táu... Họ còn khai thác nhiều loại gỗ khác như: gỗ mỡ, gỗ thừng mực làm thoi, tre, mai để làm nhà và củi để bán lấy tiền. Và còn phải kể đến nguồn lợi có được từ các cây thảo mộc, những cây thuốc nam và các loại lá, vỏ, củ, cây phục vụ cho nghề thủ công. Từ nhiều đời nay nghề thủ công luôn là một lĩnh vực đi liền và không tách rời khỏi nông nghiệp của các dân tộc thiểu số nói chung và người Mường nói riêng. Đặc biệt việc trồng dâu nuôi tằm kéo sợi, dệt vải là những công việc chủ yếu của người phụ nữ và khá phát triển. Hầu hết nhà nào cũng có khung dệt vải để phục vụ cho gia đình còn có thể đem ra trao đổi với các dân tộc khác. Đặc biệt người Mường rất khéo léo trong công việc dệt cạp váy, với những hoa văn công phu, tinh tế đòi hỏi sự tỷ mỷ, khéo léo rất cao. Họ còn sử dụng nhiều mô típ hoa văn trang trí hình rồng, phượng hay các loại hoa văn hình học. Có thể nói hoa văn trên cạp váy chiếm vị trí quan trọng đặc biệt trong nghệ thuật tạo hình của người Mường. Ngoài mục đích chính nghề dệt phục vụ cho việc sinh hoạt của người dân. Ngày nay, nghề dệt của người Mường còn được đầu tư phát triển nhằm mục đích phát triển du lịch như: tham quan, làm lưu niệm rất được du khách quan tâm đặc biệt du khách quốc tế.
Nhắc đến người Mường không thể không nhắc tới công việc săn bắn của những người đàn ông. Săn bắn được coi là sự thể hiện sức mạnh tinh thần thượng võ, sự đoàn kết cũng như tài năng, trí tuệ của từng người và cả cộng đồng. Săn bắn cũng chính