Khóa luận Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân đạm Urê cho công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang

Việt Nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất nông nghiệp chiếm gần 80%, có lượng nông sản xuất khẩu lớn, có lượng xuất khẩu gạo hàng năm chiếm thứ 2 thị trường thế giới. Để có được thành tích đó chúng ta không thể không nhắc đến thành tích đóng góp của khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng bởi vì ĐBSCL là vùng có diện tích lúa lớn nhất cả nước ( chiếm khoảng 51%) và An Giang là tỉnh có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất khu vực ĐBSCL. Nhắc đến cây lúa, chúng ta không thể không nhắc đến phân đạm Urê – một sản phẩm quan trọng bậc nhất đối với cây lúa, nó cung cấp cho cây lúa một lượng đạm khá cao, khoảng 45%. Với những đặc điểm trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng nhu cầu tiêu thụ và sử dụng phân đạm Urê ở khu vực này là rất lớn và tiềm năng. Tuy tiềm năng thị trường là rất lớn và có thể khai thác trong dài hạn, đặc biệt là thị trường An Giang, nhưng việc để có thể đạt được thành công trong lĩnh vực phân phối phân đạm Urê là điều không dễ dàng đối với một công ty trẻ như công ty TNHH Hòa Phát – một công ty chuyên về ngành hàng phân phối các sản phẩm phục vụ cho hai mảng nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp. Bởi vì khi bước vào lĩnh vực phân bón công ty cần giải quyết tốt rất nhiều vấn đề, cụ thể như: nguồn vốn, nhà cung cấp, xác định khách hàng mục tiêu, tình hình cạnh tranh, Cho nên vấn đề “Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát ở thị trường An Giang” là hết sức cần thiết.

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân đạm Urê cho công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Cơ sở hình thành Đã từ lâu, cây lúa đã trở thành biểu tượng của ngành sản xuất nông nghiệp ở tỉnh An Giang. Với 73% diện tích đất đai màu mỡ, An Giang là tỉnh có diện tích và sản lượng lúa gạo lớn nhất toàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và được ví là vựa lúa lớn nhất cả nước. Khi nhắc đến cây lúa, chúng ta không thể không nhắc đến phân đạm Urê - một sản phẩm phân bón có giá trị dinh dưỡng cao và nó cung cấp một nguồn đạm cố định cho cây lúa với độ đạm khá cao, trên 45%. Trong suốt thời gian vừa qua, người nông dân An Giang ngoài mong muốn là có được một mùa thu hoạch bội thu, thì nhu cầu và mong muốn có được những nhà cung cấp các sản phẩm vật tư nông nghiệp ổn định, chất lượng cao, giá cả cạnh tranh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với họ. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hòa Phát là một công ty chuyên về phân phối các sản phẩm phục vụ cho hai lĩnh vực: nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp. Hòa Phát đã hoạt động trong lĩnh vực này được gần một năm qua, nhưng đối với công ty thì phân bón Urê như là một sản phẩm mới. Thấy được tiềm năng to lớn từ sản phẩm phân bón Urê đối với thị trường, trong thời gian gần đây, công ty đã mạnh dạn phát triển sang lĩnh vực phân phối phân bón Urê, trước tiên là ở thị trường An Giang. Mặc dù nhu cầu thị trường là rất lớn, nhưng đối với một công ty trẻ như Hòa Phát thì làm như thế nào để có thể phát triển sản phẩm mới một cách thành công trong bối cảnh tình hình thị trường biến động một cách không ngừng, sản phẩm trên thị trường rất đa dạng, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty sản xuất và các công ty phân phối phân Urê,…? Đối với Hòa Phát, phân đạm Urê là một sản phẩm mới, nhưng đối với người nông dân ở An Giang thì phân đạm Urê là một sản phẩm rất cần thiết và quan trọng đối với cây lúa, đã có mặt trên thị trường. Để có thể thành công trong lĩnh vực phân phối phân bón Urê ở thị trường An Giang, một trong những vấn đề quan trọng, ưu tiên hàng đầu đối với công ty là họ cần thiết phải xây dựng một chiến lược Marketing Mix về sản phẩm mới sau khi giải quyết xong những vấn đề về nguồn cung ứng sản phẩm, xác định các khách hàng mục tiêu, hệ thống phân phối,... Việc phát triển thành công trong lĩnh vực phân phối phân bón Urê tại thị trường An Giang đối với công ty Hòa Phát là rất quan trọng, nó không những góp phần phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo nguồn lợi nhuận cho công ty mà nó còn tạo tiền đề cho việc mở rộng hoạt động phân phối nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của công ty Hòa Phát sang những thị trường khác trong khu vực ĐBSCL. Chính vì những vấn đề trên, việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang là một vấn đề rất quan trọng và rất cần thiết trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực phân phối phân bón của công ty Hòa Phát. Xác định được vấn đề cần nghiên cứu nên đề tài “Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang” đã được hình thành. Mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Như đã đề cập, việc phát triển thành công trong lĩnh vực phân phối phân Urê ở thị trường An Giang có tầm quan trọng rất lớn đối với công ty TNHH Hòa Phát. Vì vậy, để nghiên cứu thực sự là một cơ sở đáng tin cậy cho công ty trong quá trình thiết lập và thực hiện kế hoạch phân phối thì đề tài nghiên cứu phải được xây dựng dựa trên những mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Hòa Phát trong thời gian vừa qua, kề từ khi chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2007. Thứ hai: Tìm hiểu về tình hình sử dụng và khả năng tiêu thụ phân Urê tại thị trường An Giang. Thứ ba: Phân tích S.W.O.T để từ đó có sự phối hợp hợp lý giữa khả năng thực tế của công ty Hòa Phát và tình hình thị trường phân Urê ở An Giang. Đề xuất các chiến lược công ty cần ưu tiên thực hiện trước. Cuối cùng: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân đạm Urê tại thị trường An Giang. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty Hòa Phát là phân phối các sản phẩm phục vụ cho hai mảng: nuôi trồng thủy sản (khoảng 200 mặt hàng) và nông nghiệp (khoảng 100 mặt hàng), nhưng do thời gian thực hiện nghiên cứu có hạn, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu ở sản phẩm phân bón Urê thuộc mảng nông nghiệp ở thị trường An Giang. Về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài là 5 tháng (2/2008 - 6/2008). Phác thảo phương pháp nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu ở mảng nông nghiệp với sản phẩm là phân bón Urê của công ty Hòa Phát ở thị trường An Giang và được thực hiện qua hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp thu thập dữ liệu: Đối với dữ liệu sơ cấp : Với nghiên cứu định tính, sử dụng hình thức phỏng vấn chuyên sâu với dàn bài thảo luận (dùng hình thức thảo luận tay đôi) đã được chuẩn bị sẵn với nội dung chính là những thông tin và đánh giá về niềm tin, thái độ, về tình hình sử dụng, khả năng tiêu thụ phân Urê, chất lượng sản phầm và chất lượng dịch vụ, phương thức mua bán sản phẩm,… Đối tượng được phỏng vấn là các doanh nghiệp, đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp (đại lý cấp I) ở khu vực các Huyện trong địa bàn tỉnh An Giang. Với nghiên cứu định lượng, sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân có sử dụng sản phẩm phân đạm Urê trong tỉnh An Giang thông qua việc trả lời bảng câu hỏi. Nghiên cứu định lượng được tiến hành tại các khu vực trong tỉnh An Giang. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm khẳng định lại những nhu cầu trong việc mua và tiêu thụ sản phẩm, những mong muốn về sản phẩm trong quá trình sử dụng,…của người nông dân, để từ đó tạo ra cơ sở cho việc hình thành và xác định chính xác và hợp lý hơn hệ thống phân phối sản phẩm phân bón Urê của công ty Hòa Phát tới các khách hàng mục tiêu. Đối với dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu từ các phòng ban trong công ty Hòa Phát, từ báo chí, Internet, các nghiên cứu trước đây,…Sử dụng phương pháp này vì nguồn thông tin thu thập rất phong phú, chỉ cần chọn lọc để có thể dùng trong nghiên cứu, đôi khi có những thông tin cần tốn kém nhiều thời gian đề tìm kiếm nhưng thật sự không khó khăn nhiều khi thu thập dữ liệu. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Đối với dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp qui nạp, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh các kết quả thu thập được cho nghiên cứu thông qua công cụ ma trận S.W.O.T với phương pháp phân tích S.W.O.T nhằm xác định các nhu cầu, sự biến động của thị trường, xác định phẩm chất nhãn hiệu sản phẩm có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng, từ đó tìm hiểu thói quen sử dụng sản phẩm, để nhận dạng những đặc điểm của khách hàng mục tiêu,… Đối với dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu định lượng: tất cả những thông tin thu thập đuợc sẽ được xử lý với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 11.5 for Windows. Ý nghĩa của đề tài Đề tài nghiên cứu mang lại cho công ty Hòa Phát những ý nghĩa thực tiễn thông qua việc vận dụng tình hình thực tế và kết hợp với lý thuyết về Marketing, về chiến lược kinh doanh, cụ thể như sau: Thứ nhất: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê ở thị trường An Giang trên cơ sở có nền tảng lý thuyết vững chắc về Marketing, vận dụng và kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tế để có thể đề xuất các chiến lược công ty cần thực hiện trước, giảm thiểu tối đa các rủi ro mà công ty có thể gặp phải và đưa ra các chiến lược phù hợp nhất, khả thi nhất giúp công ty thành công trong lĩnh vực phân phối phân Urê tại thị trường An Giang. Thứ hai: Góp phần vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, phát triển qui mô kinh doanh và tạo ra nguồn lợi nhuận cho công ty. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được chia thành sáu chương cụ thể như sau: Chương 1 sẽ trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu với các nội dung: cơ sở hình thành; mục tiêu, phạm vi và phác thảo phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa đề tài và kết cấu của nghiên cứu. Chương 2 sẽ trình bày về cơ sở lý luận cho các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu như: các khái niệm liên quan đến Marketing, Marketing Mix, chiến lược Marketing, thị trường sản phẩm công nghiệp, công cụ ma trận S.W.O.T, xây dựng chiến lược Marketing Mix và xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương 3 sẽ giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Hòa Phát từ lịch sử hình thành, lĩnh vực hoạt động kinh doanh đến cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban trong ty, phương thức hoạt động và hiện trạng của công ty. Chương 4 sẽ trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập, xử lý các loại dữ liệu, cũng như cách thức phân tích dữ liệu và qui trình ngiên cứu. Chương 5 sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu được từ quá trình thu thập, xử lý và phân tích các loại dữ liệu. Chương 6 phân tích với ma trận S.W.O.T và đề xuất các chiến lươc thực hiện. Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm phân đạm Urê tại thị trường An Giang. Chương 7 sẽ kết luận những nội dung đã phân tích, sẽ trình bày kiến nghị đối với công ty và các cơ quan chức năng, trình bày các giải pháp thực hiện cho chiến lược Marketing Mix. Cuối cùng là phần hạn chế của đề tài nghiên cứu. Tóm tắt Tỉnh An Giang nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung là một thị trường rất tiềm năng cho ngành hàng phân phối phân đạm Urê vì đây là khu vực có nhu cầu tiêu thụ phân Urê lớn nhất cả nước (khoảng 2 triệu tấn/năm). Tuy nhiên, đối với một công ty trẻ như Hòa Phát, để có thể bước vào lĩnh vực này thì công ty có rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Một trong những công việc quan trọng đầu tiên mà công ty cần phải thực hiện trong giai đoạn này là tìm hiểu và đánh giá chính xác thực trạng bên trong công ty lẫn bên ngoài thị trường, để từ đó có cơ sở cho việc xây dựng một chiến lược Marketing Mix tốt về sản phẩm phân đạm Urê của công ty kinh doanh tại thị trường An Giang, chuẩn bị đưa Hòa Phát tiến vào “sân chơi lớn” của ngành phân bón. Để có thể thực hiện được mục tiêu trên, trước hết nghiên cứu phải được cung cấp đầy đủ những thông tin về nội bộ công ty Hòa Phát (dữ liệu thứ cấp) và thông tin về thị trường phân đạm Urê ở An Giang (dữ liệu sơ cấp). Đối với các dữ liệu sơ cấp, muốn thu thập được các thông tin này thì nghiên cứu phải được thực hiện thông qua hai phương pháp là nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên sâu đại lý cấp I) và nghiên cứu định lượng (phỏng vấn nông dân). Sau đó, những dữ liệu sơ cấp thu thập được sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 11.5 for Windows. Kế đến tất cả những thông tin, dữ liệu sẽ được phân tích với sự hỗ trợ của công cụ S.W.O.T trước khi đề xuất ra các chiến lược công ty cần thực hiện. Cuối cùng, dựa vào kết quả của các chiến lược được áp dụng sẽ xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của Hòa phát tại thị trường An Giang. Việc nghiên cứu này sẽ góp phần giúp ích cho công ty Hòa Phát trong quá trình phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng qui mô kinh doanh, tạo dựng tên tuổi trên thị trường phân bón trong tương lai. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Giới thiệu Chương 1 là chương giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2 là chương trình bày về cơ sở lý luận cho nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu. Nội dung của chương này chủ yếu là trình bày và làm rõ các khái niệm, các lý thuyết có liên quan đến vấn đề phân tích trong nghiên cứu. Chương 2 bao gồm hai phần chính (1) các khái niệm liên quan đến Marketing, Marketing Mix, chiến lược Marketing, thị trường sản phẩm công nghiệp, công cụ ma trận S.W.O.T , xây dựng chiến lược Marketing Mix và (2) Mô hình nghiên cứu. Định nghĩa về Marketing Theo Marketing Glossary (SWISS – AIT – Vietnam Management Development Programme): “Marketing là quá trình phát hiện ra các nhu cầu và thỏa mãn các nhu cầu đó bằng những sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp thông qua việc xây dựng và thực hiện chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối và chính sách xúc tiến bán hàng”. Theo Philip Kotler một chuyên gia hàng đầu về Marketing hiện nay của Mỹ, trong nhiều lần xuất bản cuốn sách nổi tiếng “Marketing Management” đã đưa ra những nhận định khác nhau về khái niệm này, trong lần xuất bản thứ 5, năm 1985 ông viết: “Marketing là sự phân tích, tổ chức, kế hoạch hóa và kiểm tra những khả năng thu hút khách hàng của một công ty cũng như chính sách và hoạt động với quan điểm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng đã lựa chọn”. Theo Hiệp hội Marketing Mỹ (1960): “Marketing là toàn bộ hoạt động kinh doanh nhằm hướng các luồng hàng hóa và dịch vụ mà người cung ứng đưa ra về phía người tiêu dùng và người sử dụng”. Theo John Crighton, một chuyên gia kinh tế Mỹ: “Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh, đúng luồng, đúng thời gian và đúng vị trí”. Tóm lại: Từ rất nhiều định nghĩa, ta có thể hiểu chung về Marketing như sau: Marketing là hoạt động hướng tới thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng ngày một tốt hơn. Marketing không phải là một hiện tượng mà là một quá trình xuất phát từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nhu cầu tới khi tìm ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu đó và sau đó quá trình này được lặp lại. Marketing là tổng thể các biện pháp, giải pháp trong suốt quá trình kinh doanh bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, tiến tới lập kế hoạch hoạt động và việc định giá cho sản phẩm, dịch vụ của mình, thiết lập các kênh phân phối và các hoạt động xúc tiến hỗ trợ kinh doanh nhằm thỏa mãn nhu cầu đã được phát hiện từ khâu nghiên cứu thị trường. Chiến lược Marketing Khái niệm về chiến lược Chiến lược là tiến trình tập hợp các mục tiêu và chính sách đặt ra trong một thời gian dài trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn lực của tổ chức nhằm thực hiện và đạt được những mục tiêu phát triển. Do đó, chiến lược cần được đặt ra như một kế hoạch hoặc sơ đồ tác nghiệp tổng quát định hướng cho công ty, doanh nghiệp đạt được mục tiêu mong muốn. Khái niệm về chiến lược Marketing Chiến lược marketing là tất cả các biện pháp thương mãi thống nhất và có thể điều chỉnh được mà doanh nghiệp cần thực thi nhằm đạt đến những mục tiêu thị trường cụ thể về trung hạn có xét đến thực tế. Hình thành chiến lược marketing nghĩa là xây dựng kế hoạch phù hợp, cân đối và hợp nhất chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược chiêu thị. Đây là một yêu cầu thực sự cần thiết cho một doanh nghiệp mới, nhằm mục đích bước vào thị trường, xác định và cạnh tranh nhiều hơn là các doanh nghiệp hiện có. Chiến lược Marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu Marketing và thường liên quan đến 4P trong Marketing Mix. Quy trình xây dựng chiến lược Marketing Quy trình xây dựng chiến lược marketing dựa trên quy trình xây dựng chiến lược của công ty, được biểu thị cụ thể qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1. Quy trình xây dựng chiến lược Marketing Giai đoạn 1: Xác định vị trí hiện tại của công ty ? Phân tích môi trường và nguồn lực. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu Phân tích cơ hội và đe doạ Giai đoạn 2: Mục tiêu cần đạt được của công ty ? Định hướng chiến lược và thiết lập chiến lược. Xác định mục tiêu Marketing Xác định mục tiêu kinh doanh tổng quát Xây dựng chiến lược Marketing Thế nào là Marketing Mix? Nguồn: Tập hợp bốn biến số  chính (sản phẩm, giá, phân phối và hỗ trợ bán hàng) cấu thành kế hoạch marketing của doanh nghiệp được gọi là marketing hỗn hợp (marketing mix). Bốn yếu tố của marketing mix tác động tương hỗ, quyết định về yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ba yếu tố còn lại.  Sản phẩm (Product): Quản lý các yếu tố của sản phẩm bao gồm lập kế hoạch và phát triển đúng những mặt hàng/dịch vụ mà công ty sẽ đưa ra thị trường. Giá (Pricing): Xác định đúng cơ sở giá cho các sản phẩm. Phân phối (Placement): Chọn lựa và quản lý các kênh thương mại để sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu đúng thời điểm và phát triển hệ thống logistic và vận chuyển sản phẩm. Xúc tiến bán hàng (Promotion): Giới thiệu và thuyết phục thị trường sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Thị trường mục tiêu P1 – Product Sản phẩm P2 – Price Giá P3 – Place Phân phối P4 – Promotion Xúc tiến bán hàng Marketing Mix Hình 2.1. Bốn “P” của Marketing Mix Nguồn: TS. Ngô Trần Ánh – Marketing cho sinh viên – NXB Giáo dục Thị trường sản phẩm công nghiệp Nguồn: Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang – Nguyên Lý Marketing – NXB Đại học quốc gia TPHCM – 2003 Khái niệm Thị trường sản phẩm công nghiệp là thị trường các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho việc tiêu dùng của các tổ chức. Các tổ chức này sử dụng sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp cho việc vận hành tổ chức của mình. Các tổ chức này có thể là tổ chức kinh doanh, tổ chức của chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận,… Đặc điểm Đặc điểm về địa lý: mật độ tập trung theo vùng địa lý của thị trường các doanh nghiệp rất cao. Đặc điểm về tập trung: số lượng người mua ít nhưng số lượng sản phẩm trong một lần mua lớn. Đặc điểm về cầu: Cầu của sản phẩm công nghiệp là cầu đầu vào phát sinh từ cầu đầu ra. Do đó, các đặc trưng của nó là kém co dãn, dao động theo đầu ra, có tính liên kết và bổ sung trong sử dụng. Đặc điểm về mua bán: Trong thị trường sản phẩm công nghiệp mối quan hệ giữa người bán và người mua rất chặt chẽ. Người mua là các nhà chuyên môn. Quá trình ra quyết định mua hàng không phải là quyết định của cá nhân mà là của tập thể bao gồm nhiều thành viên trong tổ chức. Việc mua hàng trong thị trường này thường là mua trực tiếp và người mua và người bán có thể là khách hàng lẫn nhau. Ma trận S.W.O.T Khái niệm Nguồn: Mô hình phân tích S.W.O.T là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. S.W.O.T là viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. S.W.O.T là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc vận dụng S.W.O.T trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cà trong các báo cáo nghiên cứu .. đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. S – Strengths : Mặt mạnh Là những gì mà doanh nghiệp làm tốt hơn đối thủ, hoặc doanh nghiệp có mà đối thủ không có ( năng lực vượt trội ). W – Weaknesses : Mặt yếu Là những gì mà doanh nghiệp làm kém hơn đối thủ, hoặc đối thủ có mà doanh nghiệp không có. – Opportunities : Cơ hội Là những sự kiện do môi trường ngoại vi mang tới có lợi cho doanh nghiệp. T – Threats : Rủi ro Là những sự kiện do môi trường ngoại vi mang tới có thể mang tới bất lợi cho doanh nghiệp ( sự tồn tại/ khả năng sinh lợi/ vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp ). Tiến trình phân tích S.W.O.T Bước 1: Liệt kê các yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Điểm mạnh - Điểm yếu – Cơ hội – Đe dọa. Bước 2: Xác định các chiến lược dựa trên ma trận S.W.O.T Các thông tin trong bảng S.W.O.T có thể giúp xác định các nhóm chiến lược. Sử dụng các điểm mạnh và cơ hội đề làm giảm bớt các điểm yếu và đe doạ. Định hướng các nhóm chiến lược mục tiêu cho doanh nghiệp. Mục đích và ứng dụng của phân tích S.W.O.T trong đề tài nghiên cứu Đây là một công cụ phân tích dùng để xác định các chiến lược khả thi làm tiền đề cho việc hoạch định kế hoạch, xây dựng chiến lược, chương trình hành động thích hợp cho doanh nghiệp. Dựa trên việc phân tích các yếu tố bên ngoài (cơ hội, đe dọa) và các yếu tố bên trong (mặt mạnh, mặt yếu) ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh để có được sự phối hợp phù hợp giữa khả năng của doanh nghiệp với tình hình môi trường. Hình 2.2. Mô hình ma trận S.W.O.T Môi trường ngo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBan chinh.doc
  • docBIA VA LOI CAM ON.doc
  • docMuc luc va danh muc.doc
  • docPhụ lục va tai lieu tham khao.doc
  • docTom tat.doc
Tài liệu liên quan