Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, đâu đâu ta cũng bắt gặp những ứng dụng của công nghệ thông tin. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sự phát triển các dịch vụ ngân hàng đã góp phần quan trọng tạo nên một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao và đem lại nhiều tiện ích cho các khách hàng. Nhận thức được lợi ích to lớn mà công nghệ thông tin đem lại, nhiều ngân hàng trên thế giới đã và đang tiến hành áp dụng công nghệ thông tin để phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Chỉ còn 7 năm nữa, lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn. Các tổ chức tín dụng nước ngoài với số vốn khổng lồ, công nghệ hiện đại, dịch vụ đa dạng và với bề dày nhiều năm kinh nghiệm sẽ được hoạt động không bị hạn chế ở Việt Nam. Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại trong nước buộc phải đa dạng hoá dịch vụ, hiện đại hoá công nghệ và từng bước chiếm lĩnh thị phần ngay từ bây giờ. Chính vì vậy mà trong vài năm gần đây và đặc biệt là từ đầu năm 2003, các ngân hàng thương mại đua nhau tung ra các sản phẩm, dịch vụ mới mà phát triển nhanh và mạnh nhất phải kể đến dịch vụ e-banking. Để đi sâu tìm hiểu về vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài "Tình hình triển khai e-banking tại Việt Nam" cho khoá luận tốt nghiệp.
Thông qua khoá luận này, tôi mong muốn đem đến cho người đọc khái niệm cơ bản về e-banking cùng những thông tin cập nhật về tình hình triển khai dịch vụ e-banking tại Việt Nam. Mặc dù đã hết sức cố gắng song do đề tài còn khá mới mẻ không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới nên phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp và không tránh khỏi còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của người đọc quan tâm đến lĩnh vực dịch vụ ngân hàng mới mẻ này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Giáo Sư, Nhà Giáo Ưu Tú Đinh Xuân Trình, Trường Đại học Ngoại Thương, người đã tận tình hướng dẫn và cho tôi những nhận xét hết sức quý báu. Tôi cũng xin cảm ơn anh Nguyễn Thanh Bình, Cán bộ Phòng Tin học Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Chị Phạm Thu Hà, Trưởng phòng Internet Banking và Chị Trương Cúc Hương, Trưởng phòng Dịch vụ Tài chính Cá nhân, Ngân hàng ANZ Việt Nam cùng gia đình và bạn bè, những người đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện khoá luận này.
102 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình triển khai e-Banking tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
*****
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI
E-BANKING TẠI VIỆT NAM
Người viết : Nguyễn Thu Hương
Lớp : A3 CN7
Giáo viên hướng dẫn : GS. NGƯT Đinh Xuân Trình
Hà Nội - 2003
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………………... 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ E-BANKING ……………………….. 4
Khái quát về e-banking …………………………………………………………. 4
Các loại sản phẩm dịch vụ e-banking ………………………………………….. 5
Các loại thẻ nhựa (Plastic Money) ………………………………………………. 5
Thẻ ghi có (Credit Card) hay thẻ tín dụng …………………………………. 6
Thẻ thanh toán (Charge Card) …………………………………………….. 9
Thẻ ghi nợ (Debit Card) ……………………………………………………. 9
Thẻ thông minh (Smart Card) …………………………………………….. 11
Một số lưu ý để sử dụng thẻ an toàn ………………………………………. 11
Vài nét về một số thương hiệu thẻ phổ biến trên thế giới………………….. 14
Visa…………………………………………………………………... 14
Mastercard…………………………………………………………… 19
American Express……………………………………………………. 21
JCB…………………………………………………………………… 22
Hệ thống thanh toán điện tử tại các điểm bán hàng (EFTPOS)………………… 24
Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machines - ATM)……………………. 25
Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Telephone banking)……………………….. 25
Telephone banking là gì ? …………………………………………………. 26
Những tiện ích của telephone banking…………………………………….. 26
Chi phí sử dụng…………………………………………………………….. 27
Cách thức sử dụng và tính an toàn………………………………………… 28
Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home banking/PC banking) ……………………… 29
Giới thiệu chung về dịch vụ ngân hàng tại nhà…………………………… 29
Dịch vụ ngân hàng tại nhà hoạt động như thế nào? ……………………… 30
Dịch vụ ngân hàng qua mạng máy tính toàn cầu (Internet banking) ………….. 34
Giới thiệu chung về internet banking………………………………………. 34
Cách thức sử dụng internet banking……………………………………….. 35
Dịch vụ ngân hàng qua vô tuyến truyền hình tương tác (Interactive TV)………. 41
Dịch vụ ngân hàng qua mạng viễn thông không dây (Wireless communications network) hay M(mobile) banking………………………………………………. 42
Những yếu tố quan trọng trong sự hình thành và phát triển e-banking …….. 43
Yếu tố pháp lý………………………………………………………………….. 43
Yếu tố khoa học công nghệ…………………………………………………….. 43
Yếu tố cạnh tranh……………………………………………………………….. 44
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI E-BANKING TẠI VIỆT NAM……….. 45
Bối cảnh thúc đẩy sự phát triển e-banking tại Việt Nam …………………….. 45
Tình hình triển khai e-banking tại Việt Nam nói chung……………………… 48
Tình hình triển khai e-banking tại hệ thống ngân hàng trong nước………… 51
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam…………………………………………… 51
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu….…………………………………….. 55
Ngân hàng Đông Á…………………………………………………………….. 57
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương…………………………………… 59
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam ………………….. 61
Ngân hàng Công thương Việt Nam ……………………………………………. 65
Tình hình triển khai e-banking tại hệ thống ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài.. ………………………………………………………………………………. 66
Chohung Vina Bank……………………………………………………………. 66
Ngân hàng ANZ Việt Nam ………………………………………………….…. 67
Ngân hàng HSBC .……………………………………………………………... 71
Những tồn tại trong quá trình phát triển e-banking tại Việt Nam hiện nay….. 71
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN E-BANKING TẠI VIỆT NAM ……………………………………………………….. .75
Nhóm giải pháp pháp lý ………………………………………………….……. 75
Nhóm giải pháp cơ sở vật chất kỹ thuật ………………………………………..88
Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ……………………………………... 90
Nhóm giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế………………………………….. 91
Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức xã hội ………………………………….. 93
KẾT LUẬN ………………………………………………….……………………….... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………….……….... 95
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, đâu đâu ta cũng bắt gặp những ứng dụng của công nghệ thông tin. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sự phát triển các dịch vụ ngân hàng đã góp phần quan trọng tạo nên một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao và đem lại nhiều tiện ích cho các khách hàng. Nhận thức được lợi ích to lớn mà công nghệ thông tin đem lại, nhiều ngân hàng trên thế giới đã và đang tiến hành áp dụng công nghệ thông tin để phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Chỉ còn 7 năm nữa, lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn. Các tổ chức tín dụng nước ngoài với số vốn khổng lồ, công nghệ hiện đại, dịch vụ đa dạng và với bề dày nhiều năm kinh nghiệm sẽ được hoạt động không bị hạn chế ở Việt Nam. Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại trong nước buộc phải đa dạng hoá dịch vụ, hiện đại hoá công nghệ và từng bước chiếm lĩnh thị phần ngay từ bây giờ. Chính vì vậy mà trong vài năm gần đây và đặc biệt là từ đầu năm 2003, các ngân hàng thương mại đua nhau tung ra các sản phẩm, dịch vụ mới mà phát triển nhanh và mạnh nhất phải kể đến dịch vụ e-banking. Để đi sâu tìm hiểu về vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài "Tình hình triển khai e-banking tại Việt Nam" cho khoá luận tốt nghiệp.
Thông qua khoá luận này, tôi mong muốn đem đến cho người đọc khái niệm cơ bản về e-banking cùng những thông tin cập nhật về tình hình triển khai dịch vụ e-banking tại Việt Nam. Mặc dù đã hết sức cố gắng song do đề tài còn khá mới mẻ không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới nên phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp và không tránh khỏi còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của người đọc quan tâm đến lĩnh vực dịch vụ ngân hàng mới mẻ này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Giáo Sư, Nhà Giáo Ưu Tú Đinh Xuân Trình, Trường Đại học Ngoại Thương, người đã tận tình hướng dẫn và cho tôi những nhận xét hết sức quý báu. Tôi cũng xin cảm ơn anh Nguyễn Thanh Bình, Cán bộ Phòng Tin học Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Chị Phạm Thu Hà, Trưởng phòng Internet Banking và Chị Trương Cúc Hương, Trưởng phòng Dịch vụ Tài chính Cá nhân, Ngân hàng ANZ Việt Nam cùng gia đình và bạn bè, những người đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện khoá luận này.
Chương I: Giới thiệu khái quát về e-banking
Khái quát về e-banking
E-banking là tên viết tắt của electronic-banking, có nghĩa là "dịch vụ ngân hàng điện tử". Dịch vụ ngân hàng điện tử là việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ bao gồm:
tiến hành giao dịch ngân hàng
kiểm tra tài khoản
thanh toán hoá đơn điện tử
cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thanh toán điện tử khác như tiền điện tử
thông qua các phương tiện điện tử. Trích trong tài liệu "ANZ Việt Nam - Dịch vụ Ngân hàng Điện tử" của Tập đoàn Ngân hàng Hữu hạn Úc và New Zealand, 2002.
Công nghệ hiện đại ngày nay đã tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời, đáp ứng được các nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Trước đây, nói đến giao dịch ngân hàng, ta thường tưởng tượng ra cảnh khách hàng phải mất nhiều thời gian điền vào các loại mẫu giấy tờ, sau đó đứng xếp hàng dài chờ đến lượt, rồi phải làm thủ tục qua nhiều cửa mất rất nhiều thời gian, công sức, chưa kể những rủi ro, nguy hiểm mà khách hàng có thể gặp khi phải thanh toán một số lượng lớn tiền mặt. Ngoài ra, khách hàng chỉ có thể đến giao dịch trong giờ mở cửa của ngân hàng. Nhưng giờ đây, các dịch vụ e-banking đa dạng với cách sử dụng tương đối đơn giản, tiện lợi đã giúp khách hàng hoàn toàn thoát khỏi những điều phiền toái đó. E-banking đã thực sự trở thành phương tiện hỗ trợ đắc lực giúp cho khách hàng có thể chủ động kiểm soát tình hình tài chính của mình một cách an toàn, hiệu quả, mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải trực tiếp tới giao dịch tại ngân hàng. Với các doanh nhân thì "thời gian là vàng", do đó có thể nói e-banking góp phần không nhỏ vào thành công trong hoạt động kinh doanh của họ.
E-banking mang lại rất nhiều tiện ích không chỉ cho khách hàng mà còn cả cho các ngân hàng nữa. E-banking giúp cho ngân hàng tiết kiệm tối đa được nguồn nhân lực bởi nhiều khâu đã được tự động hoá nhưng vẫn đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng cao tới một số lượng lớn khách hàng của mình. Và do đó, không những lợi nhuận thu được của các ngân hàng tăng lên mà quan trọng hơn là uy tín của họ cũng được nâng cao.
Như đã nói ở trên, e-banking bao gồm nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của khách hàng. Hiện nay, những sản phẩm, dịch vụ e-banking được các ngân hàng cung cấp cho khách hàng bao gồm :
các loại thẻ nhựa (thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ thông minh…);
hệ thống thanh toán tại các điểm bán hàng
máy rút tiền tự động
dịch vụ ngân hàng qua điện thoại
dịch vụ ngân hàng tại nhà
dịch vụ ngân hàng qua mạng máy tính toàn cầu
dịch vụ ngân hàng qua vô tuyến truyền hình tương tác
dịch vụ ngân hàng qua mạng viễn thông không dây
Các loại sản phẩm, dịch vụ e-banking
Các loại thẻ nhựa (Plastic Money)
"Plastic Money" là tên mà người ta đặt cho các loại thẻ nhựa dùng thay thế cho tiền mặt. Có rất nhiều tên gọi khác nhau cho những loại thẻ này nhưng nhìn chung chúng đều có hai chức năng chính: giúp người ta có thể rút được tiền mặt hoặc thực hiện thanh toán mà không cần dùng tiền mặt hoặc séc.
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới đều có thể phát hành một thẻ mang ba chức năng cho khách hàng của họ:
Chức năng bảo chi séc (có vai trò như một thẻ bảo đảm của ngân hàng hay một thẻ bảo chi séc). Theo đó, ngân hàng đảm bảo thanh toán cho khoản tiền ghi trên séc do khách hàng phát hành tới một hạn mức xác định.
Dùng để rút tiền mặt từ các máy rút tiền tự động (automatic teller machines hay còn gọi là ATM)
Dùng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ bằng chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng (Electronic Funds Transfer at Point of Sale hay còn được viết tắt là EFTPOS)
Ngày nay, sản phẩm về thẻ rất đa dạng. Ngoài các chức năng cơ bản trên, mỗi loại thẻ lại có những đặc điểm riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu phong phú của khách hàng.
Thông thường chủ thẻ sẽ phải trả phí hàng năm (annual fee) để sử dụng thẻ. Phí này để bù lại các chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để duy trì tài khoản và phát hành thẻ. Nhiều ngân hàng cũng tính phí cho những giao dịch tại máy ATM, thường từ 50 cent đến 3 USD tuỳ ngân hàng và tuỳ theo giao dịch đó tại ATM thuộc hay không thuộc hệ thống của ngân hàng phát hành.
Thẻ ghi có (Credit Card) hay thẻ tín dụng
Các thẻ tín dụng (credit card) cung cấp các khoản vay cho khách hàng khi mua hàng hoá hoặc dịch vụ. Thẻ tín dụng được các công ty thẻ tín dụng (credit card companies) phát hành. Các công ty thẻ tín dụng hàng đầu trên thế giới phải kể đến là Mastercard, Visa, American Express, Access, JCB …
Đặc điểm cơ bản của thẻ tín dụng là nó cho phép chủ thẻ khi mua hàng có thể nhận hàng trước và thanh toán sau, được hưởng một khoản tín dụng tuần hoàn và hạn mức tín dụng do ngân hàng phát hành thẻ qui định. Khi khách hàng lần đầu tiên mua thẻ tín dụng, họ thường phải đặt cọc trước một khoản tiền và ngân hàng sẽ dựa vào đó để định ra hạn mức tín dụng cho thẻ (thường thì hạn mức này có giá trị bằng tổng số tiền đặt cọc của khách). Đối với các khách hàng đã có một quá trình sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ căn cứ vào cách khách hàng thường thanh toán (từng phần hay trả hết, thường xuyên thanh toán chậm hay đúng hạn…) để linh hoạt định ra hạn mức tín dụng cho từng khách hàng. Tuỳ theo qui định của từng ngân hàng phát hành mà hàng tháng chủ thẻ sẽ phải thanh toán một mức tối thiểu hay toàn bộ số tiền hàng mua chịu trong tháng. Thông thường, nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ hoá đơn thẻ đúng hạn thì sẽ không phải trả thêm lãi. Nếu không họ sẽ phải trả một khoản lãi vay khá cao, từ 12%/năm trở lên tuỳ từng ngân hàng qui định.
Khi mua sắm thứ gì đó bằng thẻ tín dụng, khách hàng đưa thẻ cho người bán hàng. Người bán hàng lấy các thông tin của thẻ như: số thẻ, hạn mức tín dụng, ngày hết hạn. Sau đó, khách hàng ký tên trên biên lai của người bán mà sau đó người bán dùng để nhận thanh toán tiền bán hàng từ công ty thẻ tín dụng. Người bán hàng sẽ phải trả một khoản phí khoảng 4% giá trị tiền hàng cho công ty thẻ tín dụng. Hàng tháng ngân hàng phát hành thẻ sẽ gửi cho chủ thẻ một bản thanh toán trong đó liệt kê ra tất cả các giao dịch trong tháng và tiền lãi phải trả.
Lợi điểm lớn nhất của thẻ tín dụng đối với khách hàng là sự tiện dụng và an toàn. Chúng tiện dụng bởi lẽ khi cần mua một chiếc vé máy bay chẳng hạn, khách hàng không cần phải tới đại lý bán vé máy bay mà chỉ cần nhấc điện thoại gọi cho đại lý đó và đọc cho họ số thẻ tín dụng của mình. Điều này cũng có nghĩa là họ không cần phải mang một số lượng lớn tiền mặt theo người và do đó sẽ tránh khỏi nguy cơ bị cướp. Còn nữa, họ không phải mất thời gian đi rút tiền mặt tại ngân hàng rồi lại mất công đếm lại lần nữa tại đại lý bán vé máy bay. Ngoài ra, trong trường hợp bị mất hoặc bị lấy cắp thẻ, tài khoản của khách hàng cũng không bị người khác sử dụng miễn là khách hàng phải thông báo mất thẻ ngay lập tức. Một lợi điểm nữa của thẻ tín dụng là nếu khách hàng thanh toán đầy đủ các khoản giao dịch trong tháng đúng hạn thì họ không phải trả khoản tiền lãi. Như vậy khách hàng được hưởng một khoản tín dụng tuần hoàn mà không phải trả lãi.
Thẻ tín dụng cũng mang lại lợi ích cho người bán hàng. Do khách hàng có thể dùng hàng trước, trả tiền sau nên doanh số bán hàng sẽ tăng lên. Hơn nữa vì không giao dịch bằng tiền mặt nên người bán hàng sẽ an toàn hơn vì họ sẽ phải giữ ít tiền mặt hơn tại cửa hàng. Mặt khác, khoản phí 4% mà người bán hàng phải trả cho công ty thẻ tín dụng cùng với các chi phí hành chính khác họ phải bỏ ra để lập sổ sách theo dõi và hoàn tất các thủ tục thu tiền bán hàng sẽ được người bán cộng vào giá bán của hàng hoá. Như vậy, thực chất người bán hàng cũng không phải bỏ thêm chi phí mà doanh thu lại tăng.
Chủ thẻ sẽ phải ký trên biên lai mua hàng bao gồm ba liên - một liên chủ thẻ giữ, một cho người bán hàng và liên còn lại cho ngân hàng. Ngân hàng ghi có tổng số tiền bán hàng vào tài khoản của người bán hàng, ghi nợ vào tài khoản của công ty thẻ tín dụng và gửi các biên lai bán hàng đến công ty thẻ tín dụng. Quy trình này khác nhau tuỳ thuộc vào từng ngân hàng. Một số ngân hàng trừ khoản tiền hoa hồng được hưởng vào tổng số tiền bán hàng trước khi ghi có vào tài khoản của người bán.
Khi các công ty thẻ tín dụng nhận được các biên lai bán hàng, họ sẽ thanh toán cho các ngân hàng thông qua hệ thống bù trừ tổng số tiền bán hàng của mỗi cửa hàng trừ đi khoản hoa hồng. Đồng thời công ty thẻ tín dụng ghi nợ vào tài khoản của các chủ thẻ và gửi cho họ hoá đơn thanh toán hàng tháng.
Số của các thẻ bị báo mất hoặc đánh cắp sẽ được cập nhật vào một hệ thống máy tính. Danh sách các thẻ này được cập nhật thường xuyên và các chủ cửa hàng hay các đại lý thanh toán thẻ đều có thể truy cập vào mạng này để nhanh chóng kiểm tra xem thẻ tín dụng mà khách hàng đưa ra thanh toán có nằm trong danh sách đó hay không.
Thẻ thanh toán (Charge Card)
Thẻ thanh toán (charge card) có các chức năng tương tự thẻ tín dụng, tuy nhiên chủ thẻ phải thanh toán toàn bộ hoá đơn thẻ hàng tháng và ngoài ra còn phải trả phí hội viên. Các loại thẻ thanh toán phổ biến hiện nay là American Express, JCB, Diner's Club…
Thẻ ghi nợ (Debit Card)
Thẻ ghi nợ (debit card) cũng có các chức năng tương tự thẻ tín dụng, tuy nhiên khi dùng thẻ ghi nợ để thanh toán, số tiền phải trả sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản của khách hàng và như vậy, số dư có của tài khoản khách hàng bị giảm xuống. Ngược lại, khi dùng thẻ tín dụng thì số dư nợ trong tài khoản khách hàng tăng lên.
Khách hàng chắc chắn sẽ cảm thấy rất thuận tiện khi dùng loại thẻ này để thanh toán hay rút tiền mặt vì hiện nay có khoảng vài chục triệu máy điện tử (electronic terminal) tại hơn 100 nước trên thế giới chấp nhận thanh toán.
Những ưu điểm của thẻ ghi nợ có thể kể ra là:
Thanh toán bằng chính tiền của mình mà không cần mang theo tiền mặt hay séc
Không phải đợi ngân hàng xác nhận thanh toán séc
An toàn hơn thanh toán bằng tiền mặt
Dễ dàng kiểm soát tình hình tài chính của mình
Khi sử dụng thẻ ghi nợ để thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ, khách hàng đưa thẻ cho người bán hàng. Người bán hàng sẽ cho thẻ trượt qua máy cấp phép và nhập số tiền phải thanh toán. Một số đại lý cho phép khách hàng rút tiền mặt tại đây bằng cách nhập số tiền vào máy cấp phép lớn hơn số tiền thực tế phải thanh toán. Khách hàng nhập mã số PIN vào bàn phím số. Trong vài giây, máy sẽ kiểm tra các thông tin, xác nhận tiền còn đủ trong tài khoản và thực hiện giao dịch. Sau đó, một hoá đơn sẽ được in ra từ máy và số tiền phải thanh toán được trừ trực tiếp vào tài khoản của khách hàng.
Một dạng của thẻ ghi nợ là thẻ rút tiền (cash card). Thẻ rút tiền (cash card) là tên gọi của các loại thẻ mà chủ thẻ sử dụng chúng để rút tiền mặt từ tài khoản của họ tại các máy rút tiền tự động (ATM). Họ không những có thể rút tiền tại các máy ATM thuộc bất cứ chi nhánh nào của ngân hàng họ đang mở tài khoản mà còn có thể sử dụng được tại cả các máy ATM của các ngân hàng khác có nối mạng với ngân hàng của họ.
Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn khi sử dụng thẻ thanh toán vì mỗi khách hàng đều được ngân hàng cung cấp cho một số PIN (personal identification number). Đây là mã số cá nhân mà khách hàng nên học thuộc lòng. Mã số này được giữ bí mật tuyệt đối, ngay cả các nhân viên ngân hàng cũng không được biết chúng. Khi sử dụng máy rút tiền tự động, khách hàng đưa thẻ vào máy rồi nhập số PIN của mình. Sau đó khách hàng có thể lựa chọn các dịch vụ hiện trên màn hình của máy như khách hàng có thể rút được một số tiền mặt tới một hạn mức nhất định, kiểm tra số dư tài khoản, in báo cáo tài khoản, chuyển tiền giữa các tài khoản hay nộp tiền vào tài khoản…
Không phải máy rút tiền tự động của mọi ngân hàng đều có chức năng giống nhau. Tuỳ thuộc vào quy định của nước sở tại hoặc theo nhu cầu cụ thể mà máy ATM của từng ngân hàng có những chức năng khác nhau. Thông thường các máy ATM đều có thể cho phép khách hàng kiểm tra số dư tài khoản, in báo cáo tài khoản, chuyển tiền giữa các tài khoản của họ với nhau. Ngoài ra có máy còn cho phép khách hàng yêu cầu sổ séc, nộp séc hoặc tiền mặt vào tài khoản của họ.
Thẻ thông minh (Smart Card)
Thẻ Thông minh (Smart Card) là loại thẻ nhựa hiện đại nhất hiện nay. Loại thẻ này có chứa một mạch vi xử lý (microchip) trên đó có mang các thông tin về tài khoản của chủ thẻ. Nó còn có thể chứa cả các thông tin về các giao dịch tài khoản trước đó mà chủ thẻ có thể xem được tại các máy ATM. Rõ ràng rằng loại thẻ này còn có thể chứa các thông tin không liên quan tới giao dịch ngân hàng như các thông số y tế của chủ thẻ, dữ liệu về các loại bảo hiểm chủ thẻ đang tham gia và các thông tin cá nhân khác.
Một số lưu ý để sử dụng thẻ an toàn:
Sau khi nhận thẻ phải ký tên ở ô chữ ký đằng sau thẻ ngay lập tức.
Không được viết mã số nhận dạng cá nhân (PIN) lên thẻ hay bỏ trong ví mà phải học thuộc lòng nó. Một số ngân hàng cho phép khách hàng có thể đổi số PIN cho dễ nhớ hơn. Phần lớn các thẻ có số PIN là 4 chữ số, một số khác thì số PIN có thể nhiều chữ số hơn hay có bao gồm cả chữ. Nếu số PIN có bao gồm cả chữ thì chủ thẻ nên liên hệ với ngân hàng phát hành để đổi lại thành số hết trước khi đi ra nước ngoài để tránh các phiền phức có thể xảy ra.
Nên ghi lại số thẻ và số điện thoại để báo mất thẻ và giữ ở nơi an toàn.
Khi chọn số PIN không nên lấy những số mà người khác có thể dễ dàng đoán được như số điện thoại, ngày sinh, bí danh, tên của mình, tên con cái, bất cứ sự kết hợp nào của những thông tin này hay các từ dễ nhớ như password, none…Nên chọn mật khẩu một cách ngẫu nhiên để không một ai có thể dò ra bằng cách suy luận các quan hệ với chủ thẻ. Có thể mở một cuốn sách dày, lần ngón tay qua trang sách bất kỳ đến một từ ngâũ nhiên nào đó và lấy làm mật khẩu. Ghi vào đâu đó để khỏi quên. Có thể dùng một từ sai chính tả để làm mật khẩu, ví dụ đáng lẽ viết password thì viết pasword. Cũng có thể thường xuyên thay đổi mật khẩu bằng cách chen con số khác nhau vào giữa một từ chẳng hạn.
Để tăng thêm tính an toàn, một số máy ATM có thể giữ th