Môi trường là vấn đề được quan tâm nhất trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Trái đất - ngôi nhà chung của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự suy thoái và cạn kiệt dần tài nguyên, ô nhiễm. Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường trên thế giới ngày nay do các hoạt động kinh tế - xã hội. Các hoạt động này, một mặt cải thiện cuộc sống con người và môi trường, mặt khác lại mang lại hàng loạt các vấn đề như: khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường khắp nơi trên thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, thì vấn đề môi trường lại trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong đó các vấn đề về nước được quan tâm nhiều, các biện pháp để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm không bị ô nhiễm do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người là thu gom và xử lý nước thải. Nước thải sau khi xử lý sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn thải vào môi trường cũng như khả năng tái sử dụng nước sau xử lý.
Hiện nay việc thu gom và xử lý nước thải là yêu cầu không thể thiếu được của vấn đề vệ sinh môi trường, nước thải ra ở dạng ô nhiễm hữu cơ, vô cơ cần được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường. Điều này được thực hiện thông qua hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị. Tuy độc lập về chức năng nhưng cã hai hệ thống này cần hoaatj động đồng bộ. Nếu hệ thống thu gom đạt hiệu quả nhưng hệ thống xử lý không đạt yêu cầu thì nước sẽ gây ô nhiễm khi được thải trở lại môi trường. Còn nếu ngược lại hệ thống xử lý nước thải được thiết kế hoàn chỉnh nhưng hệ thống thoát nước không đãm bảo việc thu gom vận chuyển nước thải thì nước thải cũng sẽ phát thải ra môi trường mà chưa qua xử lý. Chính vì thế việc đồng bộ và phối hợp hoạt động giữa hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải của một đô thị, một khu dân cư là hết sức cần thiết vì hai hệ thống này tồn tại với mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau
109 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư thị xã la gi tỉnh bình thuận công suất 2000m3 / ngày đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
Lời nói đầu :
Môi trường là vấn đề được quan tâm nhất trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Trái đất - ngôi nhà chung của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự suy thoái và cạn kiệt dần tài nguyên, ô nhiễm. Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường trên thế giới ngày nay do các hoạt động kinh tế - xã hội. Các hoạt động này, một mặt cải thiện cuộc sống con người và môi trường, mặt khác lại mang lại hàng loạt các vấn đề như: khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường khắp nơi trên thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, thì vấn đề môi trường lại trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong đó các vấn đề về nước được quan tâm nhiều, các biện pháp để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm không bị ô nhiễm do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người là thu gom và xử lý nước thải. Nước thải sau khi xử lý sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn thải vào môi trường cũng như khả năng tái sử dụng nước sau xử lý.
Hiện nay việc thu gom và xử lý nước thải là yêu cầu không thể thiếu được của vấn đề vệ sinh môi trường, nước thải ra ở dạng ô nhiễm hữu cơ, vô cơ cần được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường. Điều này được thực hiện thông qua hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị. Tuy độc lập về chức năng nhưng cã hai hệ thống này cần hoaatj động đồng bộ. Nếu hệ thống thu gom đạt hiệu quả nhưng hệ thống xử lý không đạt yêu cầu thì nước sẽ gây ô nhiễm khi được thải trở lại môi trường. Còn nếu ngược lại hệ thống xử lý nước thải được thiết kế hoàn chỉnh nhưng hệ thống thoát nước không đãm bảo việc thu gom vận chuyển nước thải thì nước thải cũng sẽ phát thải ra môi trường mà chưa qua xử lý. Chính vì thế việc đồng bộ và phối hợp hoạt động giữa hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải của một đô thị, một khu dân cư là hết sức cần thiết vì hai hệ thống này tồn tại với mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau.
¨Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là đưa ra phương án xử lý nước thải một cách hợp lý và hiệu quả phù hợp với định hướng phát triển của khu dân cư thị xã La gi tỉnh Bình Thuận, góp phần cải thiện chất lượng môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân.
¨Nội dung thực hiện và phạm vi thực hiện
Tổng quan về nước thải đô thị và các phương pháp xử lý nước thải.
Giới thiệu sơ lược về thị xã Lagi tỉnh Bình Thuận.
Giới thiệu hiện trạng mạng lưới thoát nước, vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư thị xã la gi tỉnh Bình Thuận.
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư thị xã la gi tỉnh Bình Thuận.
Dự toán tổng kinh phí đầu tư xây dựng và quản lý vận hành trạm xử lý nước thải.
Thể hiện các công trình xử lý trên các bản vẽ kỹ thuật.
¨Phương pháp thực hiện đề tài
Thu thập tài liệu.
Số liệu.
Điều tra khảo sát thực địa.
Phân tích tổng hợp và đề xuất các giải pháp.
Sử dụng các công thức toán để tính toán kỹ thuật và kinh tế cho hệ thống xử lý nước thải.
Sử dụng phần mềm autocad để thể hiện các công trình trên các bản vẽ kỹ thuật.
Tài liệu kham khảo.
Các tài liệu có liên quan.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1.1 NGUỒN GỐC, THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ.
Nước thải đô thị (sinh hoạt) là nước đã qua quá trình sử dụng của cộng đồng dân cư cho mục đích sinh hoạt, sản xuất, có lẫn thêm các chất bẩn làm thay đổi các đặc tính hóa – lý – sinh.
Nước thải sinh hoạt chảy vào mạng lưới thoát nước từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học, khu phố, nước thải sinh hoạt ở các xí nghiệp, các bệnh viên, công trình.
1.1.1 Thành phần nước thải sinh hoạt gồm 2 loại
Nước thải nhiểm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp các chất rửa trôi kể cà làm vệ sinh sàn nhà.
1.1.2 Đặc tính nước thải
Các chất chứa trong nước thải bao gồm: các chất hữu cơ, vô cơ, các vi sinh vật.
Chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt chiếm 50- 60 % tổng các chất gồm các chất hữu cơ thực vật : cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy… và các chất hữu cơ động vật : chất bài tiết của con người và động vật, xác động vật… các chất hữu cơ trong nước thải theo đặc tính hóa học gồm chủ yếu là protein (chiếm 40- 60%) hydrat carbon (25 – 50%), các chất béo, dầu mỡ 10%, Ure cũng là chất hữu cơ quan trọng trong nước thải sinh hoạt.
Chất vô cơ trong nước thải chiếm 40 -42 % gồm chủ yếu cát, đất sét, cát acid, bazo vô cơ, dầu khoáng …
Có mặt trong nước thải nhiều dạng vi sinh vật: vi khuẩn, virus, nấm, rong tảo…
Đối với nước thải ra từ các nhà vệ sinh công cộng cũng như từ hộ dân sẽ theo hệ thống thoát nước qua bể tự hoại 3 ngăn. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn rắn được giữ lại trong bể từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian thích hợp sẽ đãm bảo hiệu suất cao. Tuy nhiên nước sau qua bể tự hoại không đạt tiêu chuẩn thải, do đó nước thải sau khi qua bể tự hoại 3 ngăn được xã vào hệ thống cống thải chung của khu dân cư. Hệ thống cống thải này sẽ dẩn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung, xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Việc xây dựng trạm xử lý nước thải là cần thiết đối với một khu đô thị, nhằm làm sạch nước trước khi đưa ra môi trường. Tùy theo điều kiện nội tại của một địa phương sẽ có những yêu cầu khác nhau về mức độ xử lý. Tuy nhiên, tối thiểu phải đãm bảo nước trở lại môi trường thì nguồn tiếp nhận phải có khả năng hồi phục, nghĩa là môi trường có khả năng tự trở lại trạng thái cân bằng tự nhiên, có thể đồng hóa lượng chất ô nhiễm có trong nước thải được thải vào.
Trong mọi trường hợp cần cân nhắc khả năng tự làm sạch của các nguồn tiếp nhận trong điều kiện tự nhiên để quyết định mức độ cần xử lý, xét về khía cạnh môi trường, để duy trì cân bằng sinh thái bảo vệ môi trường thì việc xử lý nước thải ô nhiễm là hết sức cần thiết nhằm tránh những hậu quả tiêu cực đối với môi trường. Đó chính là mục đích chính yếu mà hệ thống xử lý nước thải cần đạt được.
1.2 Các phương pháp xử lý nước thải
Bao gồm các nhóm phương pháp sau: phương pháp cơ học, phương pháp hóa học, phương pháp hóa lý, phương pháp sinh học.
1.2.1 Phương pháp cơ học
Trong nước thải thường có các loại tạp chất rắn cỡ khác nhau bị cuốn theo như rơm cỏ, gỗ màu, bao bì chất dẻo, giấy giẻ, dầu mở nổi, cát, sỏi…Ngoài ra còn có các loại hạt lơ lửng ở dạng huyền phù rất khó lắng. Xử lý cơ học nhằm loại bỏ các tạp chất không hòa tan và một phần các chất dạng keo ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo cho hệ thống thoát nước hoặc các công trình xử lý nước thải phía sau hoạt động ổn định. Phương pháp cơ học được thực hiện ở các công trình xử lý sau:
1.2.1.1 Song chắn rác, lưới chắn rác.
Dùng để chắn giữ các cận bẩn có kích thước lớn hoặc dạng sợi như giấy, rau cỏ rác (hầu hết các chất bẩn có nguồn gốc hữu cơ)… được gọi chung là rác.
Rác thường được chuyển tới máy nghiền rác, sau khi được nghiền nhỏ sẽ được đưa trở lại trước song chắn rác hoặc chuyển tới bể phân hủy cặn.
Bảo vệ bơm, van, đường ống, cánh khuấy…
Khi song chắn rác kết hợp thiết bị nghiền rác giúp giảm được các bước bên ngoài (thu gom rác, chuyên chở…), giảm các vấn đề chôn lấp xử lý rác.
Sử dụng máy nghiền rác để nghiền rác nhỏ ra giúp giảm công tác vận chuyển rác đến nơi cẩn xử lý, và giảm diện tích chôn lấp rác khi xử lý.
Hình 1.1 Song chắn rác
1.2.1.2 Ngăn tiếp nhận
Nước thải được đưa đến bằng bơm và đường ống áp lực đến ngăn tiếp nhận. Ngăn tiếp nhận nước thải được đặt vị trí cao để nước thải từ đó chảy qua từ công trình đơn vị của trạm xử lý.
1.2.1.3 Bể lắng cát
Được thiết kế trong quy trình xử lý nước thải nhằm tách các tạp chất vô cơ có trọng lượng riêng lớn (như cát , sỏi, xỉ than…), các tạp chất này không có lợi đối với các quá trình làm trong, xử lý sinh hoạt nước thải và xử lý cặn cũng như không có lợi đối với các thiết bị công nghệ quy trình do có khả năng gây tắc nghẽn hệ thống. Cát từ bể lắng cát đưa đi phơi khô ở sân phơi sau đó có thể tận dụng lại cho những mục đích xây dựng.
Hình 1.2: Bể lắng cát ngang
1.2.1.4 Bể điều hòa:
Lưu lượng và chất lượng nước thải từ cống thu gom chạy về trạm xử lý nước thải, đặc biệt đối với dòng thải công nghiệp và dòng thải nước mưa thường xuyên dao động theo thời gian trong ngày. Khi xây dựng bể điều hòa có thể đảm bảo cho các công trình xử lý làm việc ổn định và đạt giá trị kinh tế.
1.2.1.5 Bể lắng 1
Để tách các chất lơ lửng có trong lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước. Chất lơ lửng nặng hơn sẽ từ từ lắng xuống đáy, còn chất lơ lững nhẹ hơn sẽ nổi trên mặt nước. Dùng những thiết bị thu gom và vận chuyển các chất bẩn lắng và bọt nổi (gọi chung là cặn) lên công trình xử lý cặn. Hàm lượng chất lơ lửng sau bể lắng đợt I cần đạt <150 (mg/l).
Hình 1.3: Bể lắng 1 với bộ phận gạn rác trên mặt nước
1.2.1.6 Bể vớt dầu mỡ
Thường được áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ (nước thải một số xí nghiêp ăn uống, chế biến bơ sữa, các lò mổ, xí nghiệp ép dầu…) nhằm tách các tạp chất nhẹ, đối với nước thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu mỡ không cao thì việc vớt dầu mỡ thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt chất nổi.
1.2.1.7 Bể lọc cơ học
Nhằm tách các chất phân tán nhỏ ra khỏi nước mà bể lắng không lắng được. Nước thải được cho đi qua lớp vật liệu lọc, công trình này sử dụng chủ yếu cho một số loại nước thải công nghiệp.
Phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học có thể loại bỏ khỏi nước thải 60% tạp chất không hòa tan và 20% BOD, và thường thì xử lý cơ học giữ vai trò xử lý sơ bộ trước khi qua các giai đoạn xử lý sinh học, hóa học.
Hình 1.4: Bể lắng II
1.2.2 Phương pháp hóa học
Thực chất của phương pháp hóa học là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hóa học và tạo căn lắng hoặc tạo các dạng chất hòa tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiểm môi trường. Theo giai đoạn và mức độ xử lý, phương pháp hóa học sẽ có tác dụng tăng cường quá trình xử lý cơ học hoặc sinh học. Những phản ứng diển ra trong quá trình này có thể là phản ứng oxy hóa khử, các phản ứng kết hợp tạo kết tủa, phản ứng trung hòa, phản ứng phân hủy các chất độc hại.
1.2.2.1 Phương pháp trung hòa
Dùng để đua môi trường nước thải có chứa acid vô cơ hoặc kiềm cề dạng trung tính có pH= 6,5-7,5. Phương pháp này có thể thực hiện bằng nhiều cách: trộn lẫn nước thải có tính acid với nước thải có tính bazo, bổ sung thêm các tác nhân hóa học, lọc qua lớp vật liệu lọc có tác dụng trung hòa, hấp phụ khí chứa acid bằng nước thải chứa kiềm…
1.2.2.2 Phương pháp keo tụ (đông tụ keo)
Dùng để làm trong và khử màu nước thải bằng các chất keo tụ (phèn) và các chất trợ keo tụ để liên kết các chất rắn ở dạng lơ lửng và dạng keo có trong nước thải thành những dạng bong cặn có kích thước lớn có thể lắng.
1.2.2.3 Phương pháp Ozone hóa
Là phương pháp xử lý nước thải có chứa các chất vô cơ dạng hòa tan và dạng keo bằng ozone. Ozone dể dàng nhường oxy nguyên tử cho các tạp chất hữu cơ.
1.2.2.4 Phương pháp điện hóa
Có tác dụng phá hủy các tạp chất độc hại có trong nước thải bằng cách oxy hóa điện hóa trên cực anode hoặc dùng để thu hồi các chất quý ( đồn, chì, sắt…). Thông thường hai nhiệm vụ kể trên được giải quyết đồng thời.
Phương pháp xử lý hóa học thường được áp dụng để xử lý nước thải công nghiệp. Tùy thuộc vào điều kiện địa phương và điều kiện vệ sinh cho phép, phương pháp này có thể thực hiện ở giai đoạn sơ bộ ban đầu hay có thể hoàn tất ở giai đoạn cuối cùng của quy trình xử lý.
1.2.3 Phương pháp hóa lý
Những phương pháp hóa lý đều dựa trên cơ sở ứng dụng các quá trình: hấp thụ, hấp phụ, tuyển nổi, trao đổi ion, tách bằng các màng, chưng cất, trích lý, cô đặc…
1.2.3.1 hấp phụ
Dùng để tách các chất hữu cơ và khí hòa tan ra khỏi nước thải bằng cách tập trung những chất đó trên bề mặt chất hâp phụ (hấp phụ hóa lý hoặc bằng các tương tác hóa học giữa các chất bẩn hòa tan với các chất rắn, hấp phụ hóa học)
1.2.3.2 Trích ly
Dùng để tách các chất bẩn ra khỏi nước thải bằng cách bổ sung một chất dung môi không hòa tan vào nước, nhưng độ hòa tan của chất bẩn trong dung môi cao hơi nước.
1.2.3.3 Chưng bay hơi (chưng cất)
Là quá trình liên tục để hóa hơi nước thải trong đó các chất hòa tan cùng bay hơi lên theo. Khi ngưng tụ, hơi nước và chất bẩn đã bay hơi sẽ hình thành các lớp riêng biệt và do đó dễ dàng tách các chất bẩn ra.
1.2.3.4 Tuyển nổi
Là phương pháp dùng để loại bỏ các chất bằng cách tạo cho chúng khả năng dễ nổi lên mặt nước khi bám theo các bọt khí. Người ta cho vào nước chất tuyển nổi hoặc các tác nhân tuyển nổi để thu hút va kéo các chất tuyển nổi lên mặt nước, sau đó loại hổn hợp chất bẩn và chất tuyển nổi ra khỏi mặt nước. khi tuyển nổi người ta thường dùng các bọt khí nhỏ li ty, phân tán và bão hòa trong nước, những hạt chất bẩn chứa trong nước (dầu, sợi giấy, cenllulose, len…) sẽ dính vào các bọt khí và cùng các bọt khí nổi lên mặt nước, rồi đươc loại bỏ khỏi nước.
1.2.3.5 Trao đổi ion
Là phương pháp thu hồi các anion bằng các chất trao đổi ion. Các chất trao đổi ion là các chất rắn trong thiên nhiên hoặc vật liệu nhựa nhân tạo, chúng không hòa tan trong nước và trong dung môi hữu cơ, có khã năng trao đổi ion. Phương pháp trao đổi ion cho phép thu được những chất quý trong nước thải và cho hiệu suất xử lý khá cao.
1.2.3.6 Các quá trình màng
Là phương pháp tách các chất tan khỏi các hạt keo bằng cách dùng các màng thấm chọn lọc. Đó là các màng xốp cấu tạo đặc biệt có khã năng cho nước thải đi qua trong khi các hạt keo sẽ bị giữ lại trên bề mặt lớp màng. Tùy yêu cầu và khã năng kỹ thuật cho phép có các kích thước phù hợp của các loại màng: màng vi lọc (microfiltration), màng siêu lọc (ultrafitration), màng lọc nano (nanofiltration)… thường sử dụng cho xử lý nước thải ở bậc cao.
Ngoài các phương pháp phổ biến ở trên, để xử lý chất bẩn trong nước thải, người ta còn dùng các phương pháp như: khử hoạt tính phóng xạ, khử mùi, khử khí, khử muối trong nước thải.
1.2.4 Phương pháp sinh học
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào khả năng sống và hoạt động cả vi sinh vật để oxy hóa các liên kết hữu cơ phân tán dạng keo và dạng hòa tan có trong nước thải. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ có sẵn trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng như : cacbon, nitơ, phosphor, kali…vi sinh vật sử dụng vật chất này để kiến tạo tế bào cũng như tích lũy năng lượng cho quá trình sinh trưởng và phát triển, chính vì vậy sinh khối vi sinh vật không ngừng tăng lên.
1.2.4.1 Trên cơ sở đó có thể phân loại như sau:
Quá trình sinh học hiếu khies (aerobic)
Quá trình sinh học kỵ khí (anaerobic)
Ngoài ra còn có hai quá trình phụ
Quá trình thiếu khí (anoxic)
Quá trình tùy nghi (facultative)
1.2.4.2 Các công trình xử lý sinh học phân thành hai nhóm:
Nhóm các công trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: hồ sinh vật,hệ thống xử lý bằng thực vật nước, (lục bình, lau, sậy, tảo…), cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, đất ngập nước, bãi lọc ngầm…
Nhóm các biện pháp xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo: quá trình bùn hoạt tính (activated sludge process), quá trình dính bám (attached growth processes), hồ sinh học kết hợp thổi khí, mương oxy hóa (oxidation ditch), đĩa quay sinh học, ao hồ ổn định nước thải, bể UASB, bể tạo khí sinh học (biogas)… do các điều kiện nhân tạo của quá trình có thể điều khiển được nên quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn, cường độ mạnh hơn và có thể kiểm soát được.
Hình 1.5 : Cấu trúc đất ngập nước
Hình 1.6: Mương oxy hóa
Hình 1.7 Bể sục khí
1.3 Các công đoạn xử lý nước thải
Tùy theo yêu cầu xử lý và khả năng kỹ thuật chúng ta lựa chọn phương pháp xử lý và kết hợp các phương pháp lại thành một quy trình xử lý liên tục. Quy trình xử lý thường gồm các giai đoạn sau: tiền xử lý hay xử lý sơ bộ, xử lý sơ cấp (bậc 1), xử lý thứ cấp (bậc 2), xử lý bậc cao, khử trùng, xử lý cặn.
Song chắn rác
rác
Bể lắng cát
Bể điều hòa
Bể lắng đợt 1
Xử lý sinh học
Bể lắng đợt II
Xử lý bậc cao
bơm
nước thải
xử lý
sơ bộ
xử lý
bậc I
xử lý
bậc II
xử lý
bậc III
nguồn tiếp nhận
Hình 1.8: Quy trình xử lý nước thải phổ biến
CÔNG ĐOẠN
NHIỆM VỤ
CÔNG TRÌNH ĐIỂN HÌNH
Tiền xử lý hay xử lý sơ bộ
Bảo vệ máy bơm, loại bỏ phần lớn cân nặng, vật nổi (dầu mở,bọt…) có thể gây cản trở, tắc nghẽn cho các công trình xử lý tiếp theo.
Song chắn rác, máy nghiền cắt vụn rác, bể lắng cát, bể vớt dầu mỡ, bể làm thoáng sơ bộ, bể điều hòa lưu lượng và nồng độ.
Xử lý sơ cấp
(bậc I)
Loại bỏ bớt một phần cặn lơ lửng và các chất nổi như dầu mỡ. Có thể đồng thời với việc phân hủy kỵ khí cặn lắng ở phần dưới của các công trình ổn định cặn.
Các loại bể lắng : bể lắng hai vỏ, bể lắng ngang, bể lắng đứng radian, vv…
Xử lý thứ cấp hay xử lý bậc II
Phân hủy sinh học các chất hữu cơ dạng phức, mạch vòng hay dạng polymer thành các chất hữu cơ ổn định, các đơn chất vô cơ.
Các chất này sau phân hủy kết thành bông cặn để loại bỏ ra khỏi nước thải.
Bể Aerotank, bể lọc sinh học, bể SBR, mương oxy hóa, vv…
Trong trường hợp thực hiện trong điều kiện nhân tạo thì yêu cầu phải có thêm công đoạn lắng cát cặn sinh học (bông bùn hay màng vi sinh vật ) gọi là bể lắng đợt 2.
Xử lý bậc cao xử lý bậc III
Tiếp tục giảm bớt nồng độ bẩn (theo chất lơ lửng, BOD, COD, Nito, phosphor và các chất khác…), nâng cao chất lượng nước thải đã được xử lý để có thể xã vào nguồn tiếp nhận với yêu cầu vệ sinh cao hoặc ứng dụng cho mục đích sử dụng lại trong các quá trình sản xuất.
Tuyển nổi dạng bọt, phương pháp keo tụ và hấp phụ, nung đốt ( oxy hóa bằng oxy không khí thường ở điều kiện nhiệt độ 300oC và áp suất 100at), đốt cháy hay bơm sâu xuống long đất qua các giếng khoan, khử hoạt tính nước thải chứa các chất phóng xạ.
Khử trùng
Mục đích của quá trình này nhằm bảo vệ loại bỏ vi trùng và virus gây bệnh chứa trong nước thải, khử màu, khử mùi trước khi xã vào nguồn tiếp nhận.
Có thể tiến hành khử trùng bằng clo, ozone , tia cực tím, ion bạc,vv… nhưng cần cân nhắc kỹ về mặt kinh tế . Phổ biến là dùng clo và các hợp chất chứa clo.
Xử lý cặn
Nhiệm vụ của xử lý cặn là : làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn, ổn dịnh cặn, khử trùng và sử dụng cặn.
Chứa cặn vô cơ trong đầm, hồ, khu đất trống. Khi điều kiện về mặt bằng hạn chế dùng các thiết bị : làm khô cặn trên máy lọc chân không, máy quay ly tâm, máy lọc ép chân không vv…
Trong mọi trường hợp phải cân nhắc để lựa chọn phương pháp xử lý hay tái sử dụng nước thải một cách hiệu quả nhất, kinh tế nhất về xây dựng và quản lý.
Hình 1.9: một ví dụ về sơ đồ xử lý nước thải sơ cấp và thứ cấp
Hình 1.10 Hiệu quả xử lý nước thải qua các công đoạn xử lý
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THỊ XÃ LAGI – TỈNH BÌNH THUẬN
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
Vị Trí Địa Lý
Thị xã La Gi Tỉnh Bình Thuận là phần đất tách từ huyện Hàm Tân trước đây theo Nghị định số 114/ CP ngày 05/09/2005 của Thủ Tướng Chính Phủ.
Phía Bắc và Tây giáp Huyện Hàm Tân (mới).
Đông giáp huyện Hàm Thuận Nam.
Nam giáp Biển Đông.
Thị xã La Gi gồm có 5 Phường, Phường Phước Hội, Phước Lộc, Bình Tân, Tân Thiện, Tân An và 4 xã Tân Phước, Bình Tân, Tân Tiến, Tân Hải.
Với vị trí đầu mối giao thông khá thuận lợi. La gi có quốc lộ 55 từ Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nối với quốc lộ IA tại ngã ba 46(Hàm Tân) dài 42 km.
Các yếu tố khí tượng thủy văn
khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo chung của cả nước và mang đặc thù của vùng miền Nam Trung Bộ, khí hậu tương đối ôn hòa , gồm hai mùa mưa,nắng rõ rệt. Mùa nắng (hay mùa khô) kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, nhiệt độ không khí trung bình trong nhiều năm biến động từ 25,9 – 27,8oC.
Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2010
Trạm đo
Nhiệt dộ trung bình tháng (oC)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm
Tân An
24.2
24.3
26
28
28.5
27.3
27.4
26.3
26.7
26.8
26.4
26.4
26,6
Tân Thiện
25.9
26.0
27
29
29.1
28.7
28.0
27.6
28.6
2