Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và thành phố Quảng Ngãi nói riêng.Cùng với sự gia tăng về nhu cầu nhà ở và việc đô thị hóa là quá trình tất yếu của việc phát triển khu vực hiện nay thì ngoài việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cần phải được tổ chức và đầu tư xây dựng một cách đồng bộ và hoàn chỉnh góp phần làm cho đô thị tồn tại và phát triển ngày càng văn minh hơn,hiện đại hơn.
Chính vì vậy việc thu gom và xử lý nước thải là yêu cầu không thể thiếu được của vấn đề vệ sinh môi trường.Nước thải đô thị được thải ra ở dạng ô nhiễm hữu cơ,vô cơ cần phải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải trước khi thải chúng ra môi trường bên ngoài.
Do đó đề tài này được đưa ra là thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho TP Quảng Ngãi công suất 3000 m3/ngđ với mục đích thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt ở 2 phường Trần Hưng Đạo và phường Nguyễn Nghiêm để giải quyết một phần nhỏ lượng nước thải của thành phố.
84 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2460 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tính toán ,thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thành phố quảng ngãi,công suất 3000 m /ngày đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và thành phố Quảng Ngãi nói riêng.Cùng với sự gia tăng về nhu cầu nhà ở và việc đô thị hóa là quá trình tất yếu của việc phát triển khu vực hiện nay thì ngoài việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cần phải được tổ chức và đầu tư xây dựng một cách đồng bộ và hoàn chỉnh góp phần làm cho đô thị tồn tại và phát triển ngày càng văn minh hơn,hiện đại hơn.
Chính vì vậy việc thu gom và xử lý nước thải là yêu cầu không thể thiếu được của vấn đề vệ sinh môi trường.Nước thải đô thị được thải ra ở dạng ô nhiễm hữu cơ,vô cơ cần phải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải trước khi thải chúng ra môi trường bên ngoài.
Do đó đề tài này được đưa ra là thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho TP Quảng Ngãi công suất 3000 m3/ngđ với mục đích thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt ở 2 phường Trần Hưng Đạo và phường Nguyễn Nghiêm để giải quyết một phần nhỏ lượng nước thải của thành phố.
2. Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu của đề tài là đưa ra phương án xử lý nước thải một cách hợp lý và hiệu quả phù hợp với định hướng phát triển của thành phố Quảng Ngãi, góp phần cải thiện chất lượng môi trường, nâng cao chất lượng đời sống cho con người
3. Nội dung và phạm vi thực hiện:
Nội dung thực hiện:
Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên,đặc điểm kinh tế-xã hội của thành phố Quảng Ngãi,đặc biệt là hiện trạng phát sinh nước thải sinh hoạt tại 2 phường Trần Hưng Đạo và Nguyễn Nghiêm.
Xác định đặc tính ,khả năng gây ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và các phương pháp xử lý nước thải thường được sử dụng.
Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải phù hợp với mức độ ô nhiễm của nước thải đầu vào
Tính toán thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.
Dự toán chi phí xây dựng,thiết bị,hóa chất,chi phí vận hành trạm xử lý nước thải.
Thể hiện các công trình xử lý đã tính toán trên các bản vẽ kỹ thuật.
Phạm vi thực hiện:
Đề tài giới hạn trong việc tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho 2 phường Trần Hưng Đạo và Nguyễn Nghiêm của thành phố Quảng Ngãi.
Nước thải sinh hoạt đã được xử lý sơ bộ ở hầm tự hoại sau đó dẫn vào trạm xử lý nước thải công suất 3000m/ngày đêm.
4. Phương pháp thực hiện đề tài:
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu,số liệu về nước thải sinh hoạt và các số liệu cần thiết khác.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước thải qua các tài liệu chuyên ngành.
Phương pháp so sánh : So sánh ưu nhược điểm của phương pháp xử lý hiện và đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp
Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải,dự toán chi phí xây dựng,vận hành trạm xử lý.
Phương pháp đồ họa: Dùng phầm mềm Autocad để mô tả kiến trúc các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
Đặc điểm tự nhiên:
1.1.1 Vị trí địa lý:
Thành phố Quảng Ngãi là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Ngãi.Ngày 26/08/2005 thị xã Quảng Ngãi được nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh bằng quyết định số 112/2005/ND-CP của chính phủ Việt Nam.
Thành phố Quảng Ngãi nằm ở phía đông tỉnh,hữu ngạn sông Trà Khúc,3 phía đông, tây, nam đều giáp huyện Tư Nghĩa,phía bắc giáp huyện Sơn Tịnh
Dân số TP Quảng Ngãi khoảng 122567 người.Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 xã Nghĩa Dũng,Nghĩa Dõng và 8 phường Nguyễn Nghiêm,Trần Hưng Đạo,Lê Hồng Phong,Trần Phú,Chánh Lộ,Quảng Phú,Nghĩa Lộ,Nghĩa Chánh. Với vị trí đầu mối giao thông khá thuận lợi có QL1A chạy qua,có bến xe liên huyện và liên tỉnh. Sân bay Chu Lai cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 35km về phía Bắc…
1.1.2 Các yếu tố khí tượng, thủy văn:
Là khu vực nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu nên Quảng Ngãi có nền nhiệt độ cao và ít biến động,ở Quảng Ngãi gồm 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
Trong một ngày đêm ,nhiệt độ thấp nhất thường xảy ra sau 4h sáng và trước lúc mặt trời mọc,nhiệt độ cao nhất trong ngày thường xảy ra vào lúc quá trưa đến trước 14h. Biên độ nhiệt độ ngày vào mùa hè lớn hơn biên độ nhiệt độ ngày vào mùa đông.
Bảng 1.1: Biên độ trung bình ngày của nhiệt độ (C)
Tháng
Địa điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Năm
Quảng Ngãi (oC)
6,5
7,2
8,2
7,2
9,0
9,0
9,3
9,1
8,0
6,3
5,5
3,4
7,7
Ba Tơ (oC)
6,6
8,2
10,1
11,1
10,8
10,1
10,5
10,2
8,8
6,7
5,4
5,0
8,6
Lý Sơn (oC)
3,7
3,8
4,0
4,3
4,9
5,1
5,3
5,3
4,7
3,9
3,4
3,2
4,3
Hoàn lưu gió mùa cùng với địa hình đã tạo nên chế độ mưa mang nét đặc trưng riêng của Quảng Ngãi.
Tổng lượng mưa trung bình năm phổ biến ở đồng bằng từ 2200-2500mm,ở trung du thung lũng thấp và vùng núi từ 3000-3600mm vùng đồng bằng ven biển phía nam dưới 2000mm
Bảng 1.2 : lưu lượng mưa trung bình nhiều năm (mm)
Tháng
Trạm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm
Trà Bồng
103
39
41
73
244
237
220
214
315
812
818
376
3492
Sơn Hà
81
33
33
69
198
207
168
169
318
658
703
287
2924
Sơn Giang
106
45
50
81
209
199
155
182
301
766
950
437
3480
Minh Long
142
51
68
55
216
166
129
205
385
700
885
555
3656
Ba Tơ
132
66
60
87
194
180
107
158
301
827
945
569
3625
Giá Vực
69
23
31
82
188
160
111
104
345
852
931
452
3347
Trà Khúc
97
32
33
36
97
96
67
125
311
632
555
274
2354
Quảng Ngãi
129
51
40
37
74
86
77
123
300
603
547
273
2338
An Chỉ
105
41
40
46
97
102
76
105
287
654
619
299
2469
Mộ Đức
76
26
21
38
75
68
39
74
261
570
427
238
1948
Đức Phổ
55
14
19
26
52
57
21
48
246
557
514
212
1821
Sa Huỳnh
53
3
3
6
73
90
25
42
223
458
311
120
1407
Lý Sơn
121
58
83
79
134
74
64
87
391
573
418
272
2353
Độ ẩm tương đối trung bình năm ở các vùng trong khu vực có giá trị xấp xỉ 85%,nhìn chung độ ẩm trong năm khá đồng đều trên các vùng trong khu vực. Nơi có độ ẩm cao nhất là 90-92%
Bảng 1.3: độ ẩm trung bình tháng,năm (%)
Tháng
Địa điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Năm
Quảng Ngãi
88
88
86
84
82
80
80
80
85
88
88
89
85
Ba Tơ
88
87
84
83
83
81
80
80
86
89
90
90
85
Lý Sơn
86
88
90
90
86
82
80
80
83
86
86
85
85
Quảng Ngãi nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có hai mùa gió chính(gió mùa đông và gió mùa hè). Do địa hình chi phối nên hướng gió không phản ánh đúng cơ chế của hoàn lưu. Tuy nhiên hướng gió hình thành vẫn biến đổi theo mùa rõ rệt.
Tốc độ gió trung bình năm tại đồng bằng ven biển khoảng 1,3m/s,tại vùng núi khoảng 1,2m/s ven biển là 4,5m/s. Như vậy tốc độ gió vùng hải đảo cao gấp 3 đến 4 lần ở vùng đồng bằng và vùng núi.
Lượng bốc hơi trung bình tại khu vực này dao động trong khoảng 900-920mm
1.1.3 Địa chất, Địa hình:
Cấu trúc địa chất Quảng Ngãi bao gồm các đá biến chất,đá magma và đá trầm tích có tuổi từ tiền Cambri.
Quảng Ngãi là tỉnh thuộc duyên hải Trung Trung bộ với đặc điểm chung là núi lấn sát biển,địa hình có tính chuyển tiếp từ địa hình đồng bằng ven biển ở phía đông đến địa hình miền núi cao ở phía tây. Khu vực thành phố Quảng Ngãi nhìn chung tương đối bằng phẳng so với xung quanh độ dốc hơi thoải về sông Trà Khúc nên rất thuận lợi cho việc thoát nước tự nhiên.
1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội
1.2.1 Về kinh tế:
Thành phố Quảng Ngãi là nơi tập trung các hoạt động kinh tế,là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi xưa và nay. Tuy vậy do hoàn cảnh là một đô thị phát triển muộn,nông nghiệp ở địa bàn thành phố Quảng Ngãi trước đây còn chiếm một tỷ trong đáng kể. Hiện nay,cơ cấu kinh tế chuyển đổi dần và các lĩnh vực công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp,thương mại,dịch vụ đã chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm ở thành phố Quảng Ngãi là khoảng 14,67%.Cơ cấu kinh tế ở thành phố Quảng Ngãi hiện nay được xác định là công-thương-nông nghiệp.
1.2.2 Văn hóa-xã hội:
Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm văn hóa của tỉnh xưa nay. Với tinh thần hiếu học của người dân và sự giúp đở về tài chính củng như tinh thần của các cấp lãnh đạo.Thành phố đã thực hiện chương trình khuyến học để khuyến khích con em học tập.Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn có các trường cao đẳng,đại học như đại học Phạm Văn Đồng,cao đẳng Tài Chính Kế toán,Đại học Công Nghiệp(khu vực miền trung)…mỗi xã phường đều có trường phỗ thông cơ sở.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT,VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.1 Tổng quan về nước thải sinh hoạt:
2.1.1 Nguồn gốc nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng như:tắm,giặt giũ,tẩy rửa,vệ sinh cá nhân…chúng được thải ra từ các gia đình,cơ quan,trường học,bệnh viện,chợ và các công trình công cộng khác.Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số,tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
2.1.2 Thành phần và đặc tính của nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt như:cặn bả từ nhà bếp,các chất rửa trôi và các chất tẩy rửa
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dể bị phân hủy sinh học,ngoài ra củng có các thành phần vô cơ,vi sinh vật và vi trùng gây bệnh.Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein (40-50%),hydrat cacbon (40-50%).Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150-450mg/l theo trọng lượng khô.Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học.Ở những khu dân cư đông đúc,điều kiên vệ sinh thấp kém nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2.1.3 Tác hại đến môi trường của nước thải sinh hoạt:
Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong nước thải gây ra:
COD,BOD:sự khoáng hóa,ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẩn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước .Nếu nước ô nhiễm quá mức điều kiện yếm khí có thể hình thành,trong quá trình phân hủy yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S,NH3,CH4…làm cho nước có mùi hôi,thối và làm giảm PH của môi trường
SS lắng đọng ở nguồn tiếp nhận gây điều kiện yếm khí.
Vi trùng gây bệnh:gây ra các bệnh lan truyền từ đường nước như tiêu chảy,ngộ độc thức ăn,vàng da…
P:nếu nồng độ trong nước quá cao sẽ dẩn đến hiện tượng phú dưỡng hóa
Màu:mất mỹ quan
Dầu mở:gây mùi,ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt
2.1.4 Bảo vệ nguồn nước mặt khỏi sự ô nhiễm do nước thải:
Ô nhiễm nguồn nước mặt chủ yếu là do tất cả các dạng nước thải chưa qua xử lý vào nguồn nước làm thay đổi các tinh chất hóa lý và sinh học của nguồn nước.Sự có mặt của các chất độc hại xả vào nguồn nước sẽ làm phá vở cân bằng sinh học tự nhiên của nguốn nước và kiềm hãm quá trình tự làm sạch của nguồn nước.
Biện pháp được coi là hiệu quả nhất để bảo vệ nguồn nước là:
Hạn chế sô lượng nước thải xả vào nguồn nước.
Giảm thiểu nồng độ ô nhiễm trong nước thải theo quy định bằng cách áp dụng công nghệ xử lý phù hợp đủ tiêu chuẩn xả ra nguồn nước.Ngoài ra việc nghiên cứu áp dụng công nghệ sử dụng lại nước thải trong chu trình kín có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
2.2 Các phương pháp xử lý nước thải:
Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp xử lý hóa học
Phương pháp xử lý hóa lý
Phương pháp xử lý sinh học
2.2.1 Phương pháp xử lý cơ học
Trong nước thải thường có các loại tạp chất rắn kích cở khác nhau bị cuốn theo. Ngoài ra còn có các loại hạt lơ lửng ở dạng huyền phù rất khó tan nên xử lý cơ học nhằm loại bỏ các tạp chất không hòa tan và một phần các chất ở dạng keo chứa trong nước thải nhằm đảm bảo cho hệ thống thoát nước hoặc các công trình xử lý nước thải phía sau hoạt động ổn định.Phương pháp cơ học được thực hiện ở các công trìnhxử lý sau:
Song chắn rác và lưới chắn rác: Làm nhiệm vụ giữ lại các chất kích thước lớn thường có nguồn gốc hữu cơ được gọi chung là rác.Rác thường được chuyển tới máy nghiền rác,sau khi được nghiền nhỏ sẽ được đưa lại trước sông chắn rác hoặc chuyển tới bể phân hủy cặn.
Bảo vệ bơm,van,đường ống,cánh khuấy…
Khi song chắn rác kết hợp thiết bị nghiền rác giúp giảm được các bước bên ngoài (thu gom rác,chuyên chở…),giảm các vấn đề chôn lấp xử lý rác
Sử dụng máy nghiền rác để nghiền nhỏ giúp giảm công tác vận chuyển rác đến nơi cần xử lý,và giảm diện tích chôn lấp rác khi xử lý.
Bể tiếp nhận:
Nước thải được đưa đến bằng bơm và đường ống áp lực đến ngăn tiếp nhận.Ngăn tiếp nhận nước thải được đặt ở vị trí cao để nước thải từ đó chảy qua từng công trình đơn vị của trạm xử lý.
Bể lắng cát:
Bể lắng cát được thiệt kế trong công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ các tạp chất vô cơ có trọng lượng riêng lớn chủ yếu là cát có trong nước thải,các tạp chất này không có lợi đối với các thiết bị công nghệ trong quy trình do khả năng gây tắc nghẽn hệ thống.Cát từ bể lắng cát đưa di phơi khô ở sân phơi cát sau đó có thể tận dụng lại cho mục đích xây dựng.
Bể điều hòa:
Lưu lượng và chất lượng nước thải từ cống thu gom chạy về trạm xử lý nước thải,đặc biệt đối với dòng thải công nghiệp và nước mưa thường xuyên dao động theo thời gian trong ngày. Khi xây dựng bể điều hòa có thể đảm bảo cho các công trình xử lý làm việc ổn định và đạt được giá trị kinh tế.
Bể lắng I:
Bể lắng I làm nhiệm vụ tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước và chất lơ lững nặng hơn sẽ lắng xuống đáy còn chất lơ lững nhẹ hơn sẽ nổi lên mặt nước.Dùng những thiết bị thu gom và vận chuyển các chất bẩn lắng và váng nổi lên công trình xử lý cặn.Hàm lượng chất lơ lững sau bể lắng đợt I cần đạt là < 150(mg/l).
Bể vớt dầu mỡ:
Thường được áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ,nhằm tách các tạp chất nhẹ.Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu mỡ không cao thì việc vớt dầu mỡ thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt chất nổi.
Bể lọc cơ học:
Nhằm tách các tạp chất phân tán nhỏ ra khỏi nước mà bể lắng không lắng được.Nước thải được cho đi qua lớp lọc đặc biệt hoặc qua lớp vật liệu lọc,công trình này sử dụng chủ yếu cho một số loại nước thải công nghiệp.
Phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học có thể loại bỏ khỏi nước thải 60% tạp chất không hòa tan và 20% BOD.
Về nguyên tắc xử lý cơ học là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi xử lý tiếp theo.
2.2.2 Phương pháp xử lý hóa học:
Thực chất của phương pháp hóa học là đưa vào nước thải một chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn,biến đổi hóa học và tạo cặn lắng hoặc tạo các dạng chất hòa tan nhưng không độc hại,không gây ô nhiễm môi trường.Theo giai đoạn và mức độ xử lý, phương pháp hóa học có tác dụng tăng cường quá trình xử lý cơ học hoặc sinh học.Những phản ứng diễn ra trong quá trình này có thể là phản ứng oxy hóa khử,các phản ứng kết hợp tạo tủa,phản ứng trung hòa,phản ứng phân hũy các chất độc hại
Phương pháp trung hòa:
Dùng để đưa môi trường nước thải có chứa acid vô cơ hoặc kiềm về dạng trung tính có PH=6,5-7,5.Phương pháp này có thể thực hiện bằng nhiều cách:trộn lẫn nước thải có tính acid với nước thải có tính bazo,bổ sung thêm các tác nhân hóa học,lọc qua lớp vật liệu lọc có tác dụng trung hòa,hấp phụ khí chứa acid bằng nước thải chứa kiềm,…
Phương pháp keo tụ:
Dùng để làm trong và khử màu nước thải bằng các chất keo tụ và các chất trợ keo tụ để liên kết các chất rắn ở dạng lơ lửng và dạng keo có trong nước thải thành những dạng bông cặn có kích thước lớn có thể lắng.
Phương pháp ozone hóa:
Là phương pháp xử lý nước thải có chứa các chất vô cơ dạng hòa tan và dạng keo bằng ozone.Ozone dễ dàng nhường oxy nguyên tử cho các tạp chất hữu cơ.
Phương pháp điện hóa:
Có tác dụng phá hủy các tạp chất độc hại có trong nước thải bằng cách oxy hóa điện hóa trên cực anode hoặc dùng để thu hồi các chất kim loại quý (đồng,chì,sắt…)Thông thường hai nhiệm vụ trên được giải quyết đồng thời.
Phương pháp xử lý hóa học thường được áp dụng để xử lý nước thải công nghiệp.Tùy thuộc vào từng điều kiện địa phương và điều kiện vệ sinh cho phép,phương pháp náy có thể thực hiện ở giai đoạn sơ bộ ban đầu hay có thể hoàn tất ở giai đoạn cuối cùng của quy trình xử lý.
2.2.3 Phương pháp hóa lý:
Những phương pháp hóa lý đều dựa trên cơ sở ứng dụng các quá trình:hấp phụ,hấp thụ,tuyển nổi,trao đổi ion,tách bằng các màng,chưng cất,trích ly,cô đặc…
Hấp phụ:
Dùng để tách các chất hữu cơ và khí hòa tan ra khỏi nước thải bẳng cách tập trung những chất đó trên bề mặt chất hấp phụ (hấp phụ hóa lý hoặc bằng các tương tác hóa học giữa các chất bẩn hòa tan với các chất rắn (hấp phụ hóa học))
Trích ly:
Dùng để tách các chất bẩn hòa tan ra khỏi nước thải bằng cách bổ sung một chất dung môi không hòa tan vào nước,nhưng độ hòa tan của chất bẩn trong dung môi cao hơn nước.
Chưng cất:
Là quá trình cấp nhiệt liên tục để hóa hơi nước thải,trong đó các chất hòa tan cùng bay hơi len theo.Khi ngưng tụ ,hơi nước và chất bẩn đã bay hơi sẽ hình thành các lớp riêng biệt và do đó dễ dàng tách các chất bẩn ra.
Tuyển nổi:
Là phương pháp dùng để loại bỏ các chất bằng cách tạo cho chúng khả năng dễ nổi lên mặt nước khi bám theo cac bọt khí.Người ta cho vào nước chất tuyển nổi hoặc các tác nhân tuyển nổi để thu hút và kéo các chất tuyển nổi lên mặt nước sau đó loại hỗn hợp chất bẩn và chất tuyễn nổi ra khỏi nước.Khi tuyển nổi người ta thường dúng các bọt khí nhỏ li ti phân tán và bảo hòa trong nước.Những hạt chất bẩn chứa trong nước sẽ dính vào các bọt không khí và nổi lê mặt nước rồi được loại bỏ khỏi nước.
Trao đổi ion:
Là phương pháp thu hồi các anion bằng các chất trao đổi ion.Các chất trao đổi ion là các chất rắn trong thiên nhiên hoặc vật liệu nhựa nhân tạo.Chúng không hòa tan trong nước và trong dung môi hữu cơ,có khả năng trao đổi ion.Phương pháp trao đổi ion cho phép thu được những chất quý trong nước thải và cho hiệu suất xử lý khá cao.
Tinh thể hóa:
Là phương pháp loại các chất bẩn khỏi nước ở trạng thái tinh thể.
Các quá trình màng:
Là phương pháp tách các chất tan khỏi các hạt keo bằng cách dùng các màng thấm chọn lọc.Đó là các màng xốp cấu tạo đặc biệt có khả năng cho nước thải đi qua trong khi đó các hạt keo sẽ bị giữ lại trên bề mặt lớp màng.Tùy yêu cầu và khả năng kỹ thuật cho phép có các kích thước phù hợp của các loại màng : màng vi lọc,màng siêu lọc,màng lọc nano,màng lọc thẩm thấu ngược,điện thẩm tách.Thường sử dụng xử lý nước thải ở bậc cao
Ngoài các phương pháp phổ biến ở trên,để xử lý chất bẩn trong nước thải người ta còn dùng các phương pháp như:khử hoạt tính phóng xạ,khử mùi,khử khí,khử muối trong nước thải.
2.2.4 Phương pháp sinh học:
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào khả năng sống và hoạt đông của vi sinh vật để oxy hóa các liên kết hữu cơ phân táng dạng keo và dạng hòa tan có trong nước thải.Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ có sẵn trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng như:cacbon,nito,phosphor…vi sinh vật sử dụng vật chất này để kiến tạo tế bào cũng như tích lũy năng lượng cho quá trình sinh trưởng và phát triển chính vì vậy sinh khối của vi sinh vật không ngừng tăng lên.
Trên cơ sở đó có thể phân loại như sau:
Quá trình sinh học hiếu khí
Quá trình sinh học kỵ khí
Ngoài ra còn có 2 quá trình phụ
Quá trình thiếu khí
Quá trình tuỳ nghi
Các công trình xử lý sinh học phân thành 2 nhóm:
Nhóm các công trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên:hồ sinh vật,hệ thống xử lý bằng thực vật nước,cánh đồng tưới,cánh đồng lọc,đất ngập nước,bãi lọc ngầm…
Nhóm các biện pháp xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo :quá trình bùn hoạt tính,quá trình dính bám,hồ sinh học kết hợp thổi khí,mương oxy hóa,đĩa quay sinh học,màng lọc sinh học,ao hồ ổn định nước thải,bể UASB,bể tạo khí sinh học…do các điều kiện nhân tạo của quá trình có thể điều khiển được nên quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn,cường độ mạnh hơn và có thể kiểm soát được
2.3:Các công đoạn xử lý nước thải:
Tùy theo yêu cầu xử lý và khả năng kỹ thuật,chúng ta lựa chọn phương pháp xử lý và kết hợp các phương pháp lại thành một quy trình xử lý liên tục.Quy trình xử lý thường gồm các giai đoạn sau:tiền xử lý hay xử lý sơ bộ,xử lý sơ cấp(bậc 1),xử lý