Khóa luận Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển.

Cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) kế thừa Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) bắt đầu hoạt động từ 1/1/1995 nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của hệ thông thương mại đa biên, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh, xoá bỏ dần các rào cản trong thương mại quốc tế. Từ đó cho đến nay, WTO đã không ngừng mở rộng cả vế quy mô lẫn phạm vi hoạt động của mình, đã thực sự khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình tự do hoá thương mại quốc tế. Cùng với hệ thống các quy tắc, nguyên tắc, các Hiệp định của mình,WTO đã tạo ra một hành lang pháp lý để từ đó các nước có thể đẩy nhanh tiến hành tiến trình toàn cầu hoá, tự do thương mại, đồng thời tiếp nhận những cơ hội thuận lợi để phát triển nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, hoạt động của WTO cùng với hệ thông các nguyên tắc và hiệp định của mình không phải lúc nào cũng có lợi và đảm bảo được sự công bằng cho các nước thành viên, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của WTO đến sự phát triển nền kinh tế của các nước đang phát triển, em đã lựa chọn đề tài: Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển. làm khoá luận tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu, kết luận, và phụ lục, nội dung của khoá luận được chia làm ba chương: Chương 1 : Tổng quan về Tổ chức thương mại thế giới WTO. Chưong 2 : Tác động của WTO đến các nước đang phát triển. Chương 3: Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam, những cơ hội và thách thức. Với những kiến thức đã được trang bị trong 4 năm qua tại Khoa Kinh tế Đại học Quốc Gia-Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Khu Thị Tuyết Mai, em đã hoàn thành được bài khoá luận này. Tuy nhiên, do tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu và do trình độ có hạn của người viết khoá luận này không tránh được nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để bài khoá luận này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO 1.1 Sự ra đời của WTO. 1.1.1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT - Tổ chức tiền thân của WTO. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT (General agreements on Tariff & Trade) là tổ chức tiền thân của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, GATT được ra đời trong trào lưu hình thành hàng loạt các cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động kinh tế quốc tế nhằm khôi phục lại sự phát triển kinh tế thương mại thế giới. Ý tưởng ban đầu của các nước là thành lập một tổ chức thứ ba cùng với hai tổ chức được biết đến là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quĩ tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm giải quyết các vấn đề hợp tác kinh tế quốc tế trong hệ thống "Bretton Woods", hình thành các nguyên tắc thế lệ cho thương mại quốc tế, điều tiết các lĩnh vực về thương mại hàng hoá, công ăn việc làm, hạn chế và khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc thương mại phát triển. Vì vậy kế hoạch đầy đủ được trên 50 nước lúc đó dự định là thiết lập tổ chức thương mại thế giới (ITO) như là một tổ chức chuyên ngành của Liên hợp quốc (UN). Dự thảo hiến chương ITO rất tham vọng, dự thảo này đã tiến xa hơn các nguyên tắc về thương mại gồm các lĩnh vực như lao động, hiệp định hàng hoá, thực tiễn hạn chế kinh doanh, đầu tư quốc tế và dịch vụ. Trước khi hiến chương ITO được phê chuẩn, 23 trong số 50 nước đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phám vế thuế quan xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang được áp dụng và duy trì trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30. Các nước này mong muốn nhanh chóng thúc đẩy tự do hoá mậu dịch, khôi phục lại nền kinh tế bị phá huỷ nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ II. Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại thế giới đã được thoả thuận tại Hội nghị Liên hợp Quốc tế về thương mại và việc làm tại Havana từ 11/1947 đến 24/3/1948, nhưng do một số nước không tán thành nên việc hình thành tổ chức thương mại thế giới (ITO) đã không thực hiện được. Tuy nhiên kết quả của cuộc đàm phán cũng đem lại sự thành công nhất định; đã có 45000 nhượng bộ về thuế quan, ảnh hưởng đến khối lượng thương mại trị giá 10 tỉ $, tức là gần 1/5 tổng thương mại trên thế giới. 23 nước này đều cùng nhất trí chấp nhận ủng hộ một số quy định trong hiến chương của ITO. Các quy định này sẽ được thực hiện hết sức nhanh chóng một cách tạm thời để có thể bảo vệ được thành quả của những cam kết thuế quan đã được đàm phán. Kết hợp của những qui định thương mại và cam kết thuế quan được biết đến dưới tên gọi Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 11/1/1948. 23 nước tham gia trở thành những thành viên sáng lập GATT, hay còn gọi là "các bên tham gia hiệp định". Mặc dù GATT chỉ mang tính tạm thời nhưng đây vẫn là công cụ duy nhất mang tính đa biên điều tiết thương mại thế giới kể từ năm 1948 cho đến khi WTO được thành lập vào năm 1995 và trong suốt thời gian đó các văn bản pháp lý của GATT vẫn được duy trì gần giống năm 1948. Có thêm một số hiệp định mới được đưa vào dưới dạng hiệp định "nhiều bên" và các nỗ lực cắt giảm thế quan vẫn được tiếp tục. Tất cả những bước tiến lớn của thương mại quốc tế đã diễn ra thông qua các cuộc đàm phán thương mại đa biên được biết đến dưới cái tên "vòng đàm phán thương mại".

doc70 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Mục lục....................................................................................................1 Lời mở đầu...............................................................................................3 Chương 1: Tổng quan về Tổ chức thương mại thế giới WTO 1.1Sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới WTO..............................5 1.1.1Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT- tổ chức tiền thân của WTO.....................................................................…..5 1.1.2Vòng đàm phán Uruguay và sự ra đời của WTO........................12 1.2 Mục tiêu,chức năng và các nguyên tắc của WTO...................……. 18 Chương 2:Tác động của WTO đối với các nước đang phát triển 2.1 Những ảnh hưởng của WTO đến các nước đang phát triển.......... 2.1.1 Những ảnh hưởng tích cực...................................................... 2.1.2 Những ảnh hưởng tiêu cực..................................................... 2.2 Những cơ hội và thách thức đặt ra với các nước đang phát triển trong quá trình thực hiện một số Hiêp định của WTO. 2.2.1 Hiệp đinh về tự do hàng nông sản.......................................... 2.2.2 Hiệp định hàng dệt may....................................................... 2.2.3 Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ GATS............. 2.2.4 Hiệp định về đàu tư liên quan đến thương mại TRIMs................... 2.2.5 Hiệp định về quyền sở hữu trú tuệ liên quan đến thương mại TRIPS..................................................................................................... 2.3 Các giải pháp nhằm đem lại lợi ích cao hơn cho các nước đang phát triển................................................................................................... 2.3.1 Nguyên nhân dẫn đến sự thiệt thòi của các nước đang phát triển.......................................................................................................... 2.3.2 Các giải pháp......................................................................... Chương 3: Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam, những cơ hội và thách thức. 3.1 Sự cần thiêt của việc gia nhập WTO............................................. 3.2 Những thuận lợi và thách thức đến tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam........................................................................................... 3.3 Các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam.................................................................................................. Kết luận.................................................................................................. Phụ lục.................................................................................................... Tài liệu tham khảo.................................................................................. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT: AoA : Agreement on Agricultural - Hiệp định Nông nghiệp ATC : Agreement on Texitiles and Clothing of the WTO - Hiệp định hàng dệt may. GATS : General Agreement on Trade in Services - Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ . GATT : General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp định chung về thuế quan và thương mại . GDP : gross domestic product - Tổng thu nhập quốc dân . IMF :International Monetery Fund - Quỹ tiền tệ Quốc tế. ITO : International Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới. MFA :Multifibre Arrangement - Hiệp định đa sợi . MFN : most-favored nation - Đối xử tối huệ quốc . NT : Nation Treatment -Đãi ngộ quốc gia . TRIMS : trade - related investment measures - Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại . TRIPS : trade - related intellectual propecty rights - Khía cạnh về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại . UNCTAD :United Nations Conference on Trade and Development - WTO :World Trade Organization - Tổ chức thương mại quốc tế . LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) kế thừa Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) bắt đầu hoạt động từ 1/1/1995 nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của hệ thông thương mại đa biên, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh, xoá bỏ dần các rào cản trong thương mại quốc tế. Từ đó cho đến nay, WTO đã không ngừng mở rộng cả vế quy mô lẫn phạm vi hoạt động của mình, đã thực sự khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình tự do hoá thương mại quốc tế. Cùng với hệ thống các quy tắc, nguyên tắc, các Hiệp định của mình,WTO đã tạo ra một hành lang pháp lý để từ đó các nước có thể đẩy nhanh tiến hành tiến trình toàn cầu hoá, tự do thương mại, đồng thời tiếp nhận những cơ hội thuận lợi để phát triển nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, hoạt động của WTO cùng với hệ thông các nguyên tắc và hiệp định của mình không phải lúc nào cũng có lợi và đảm bảo được sự công bằng cho các nước thành viên, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của WTO đến sự phát triển nền kinh tế của các nước đang phát triển, em đã lựa chọn đề tài: Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển. làm khoá luận tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu, kết luận, và phụ lục, nội dung của khoá luận được chia làm ba chương: Chương 1 : Tổng quan về Tổ chức thương mại thế giới WTO. Chưong 2 : Tác động của WTO đến các nước đang phát triển. Chương 3: Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam, những cơ hội và thách thức. Với những kiến thức đã được trang bị trong 4 năm qua tại Khoa Kinh tế Đại học Quốc Gia-Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Khu Thị Tuyết Mai, em đã hoàn thành được bài khoá luận này. Tuy nhiên, do tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu và do trình độ có hạn của người viết khoá luận này không tránh được nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để bài khoá luận này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO 1.1 Sự ra đời của WTO. 1.1.1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT - Tổ chức tiền thân của WTO. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT (General agreements on Tariff & Trade) là tổ chức tiền thân của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, GATT được ra đời trong trào lưu hình thành hàng loạt các cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động kinh tế quốc tế nhằm khôi phục lại sự phát triển kinh tế thương mại thế giới. Ý tưởng ban đầu của các nước là thành lập một tổ chức thứ ba cùng với hai tổ chức được biết đến là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quĩ tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm giải quyết các vấn đề hợp tác kinh tế quốc tế trong hệ thống "Bretton Woods", hình thành các nguyên tắc thế lệ cho thương mại quốc tế, điều tiết các lĩnh vực về thương mại hàng hoá, công ăn việc làm, hạn chế và khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc thương mại phát triển. Vì vậy kế hoạch đầy đủ được trên 50 nước lúc đó dự định là thiết lập tổ chức thương mại thế giới (ITO) như là một tổ chức chuyên ngành của Liên hợp quốc (UN). Dự thảo hiến chương ITO rất tham vọng, dự thảo này đã tiến xa hơn các nguyên tắc về thương mại gồm các lĩnh vực như lao động, hiệp định hàng hoá, thực tiễn hạn chế kinh doanh, đầu tư quốc tế và dịch vụ. Trước khi hiến chương ITO được phê chuẩn, 23 trong số 50 nước đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phám vế thuế quan xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang được áp dụng và duy trì trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30. Các nước này mong muốn nhanh chóng thúc đẩy tự do hoá mậu dịch, khôi phục lại nền kinh tế bị phá huỷ nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ II. Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại thế giới đã được thoả thuận tại Hội nghị Liên hợp Quốc tế về thương mại và việc làm tại Havana từ 11/1947 đến 24/3/1948, nhưng do một số nước không tán thành nên việc hình thành tổ chức thương mại thế giới (ITO) đã không thực hiện được. Tuy nhiên kết quả của cuộc đàm phán cũng đem lại sự thành công nhất định; đã có 45000 nhượng bộ về thuế quan, ảnh hưởng đến khối lượng thương mại trị giá 10 tỉ $, tức là gần 1/5 tổng thương mại trên thế giới. 23 nước này đều cùng nhất trí chấp nhận ủng hộ một số quy định trong hiến chương của ITO. Các quy định này sẽ được thực hiện hết sức nhanh chóng một cách tạm thời để có thể bảo vệ được thành quả của những cam kết thuế quan đã được đàm phán. Kết hợp của những qui định thương mại và cam kết thuế quan được biết đến dưới tên gọi Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 11/1/1948. 23 nước tham gia trở thành những thành viên sáng lập GATT, hay còn gọi là "các bên tham gia hiệp định". Mặc dù GATT chỉ mang tính tạm thời nhưng đây vẫn là công cụ duy nhất mang tính đa biên điều tiết thương mại thế giới kể từ năm 1948 cho đến khi WTO được thành lập vào năm 1995 và trong suốt thời gian đó các văn bản pháp lý của GATT vẫn được duy trì gần giống năm 1948. Có thêm một số hiệp định mới được đưa vào dưới dạng hiệp định "nhiều bên" và các nỗ lực cắt giảm thế quan vẫn được tiếp tục. Tất cả những bước tiến lớn của thương mại quốc tế đã diễn ra thông qua các cuộc đàm phán thương mại đa biên được biết đến dưới cái tên "vòng đàm phán thương mại". Bảng 1: Các vòng đàm phán của GATT Năm Địa điểm Chủ đề đàm phán Số nước 1947 Geneva Thuế quan 23 1949 Annecy Thuế quan 13 1951 Torquay Thuế quan 38 1956 Geneva Thuế quan 26 1960 - 1961 Geneva (vòng Dillon) Thuế quan 26 1964 - 1967 Geneva (vòng Kenedy) Thuế quan và các biện pháp chống bán phá giá 62 1973 - 1979 Geneva ( Vòng Tokyo) Thuế quan và các biện pháp phi thuế, các hiệp định khung. 102 1986 - 1994 Geneva (vòng Uruguay) Thuế quan và các biện pháp Phi thuế, dịch vụ, sở hữu trí Tuệ, giải quyết tranh chấp, Nông nghiệp,WTO... 123 Trong các vòng đàm phán thương mại đầu tiên của GATT chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm thuế quan hơn nữa. Đến vòng Kenedy, nội dung của các vòng đàm phán đã được mở rộng: đưa ra đàm phàn về hiệp định chống bán phá giá, số nước tham gia là 62 nước. Tiếp theo là vòng đàm phán Tokyo, kéo dài từ năm 1973 đến năm 1979 với sự tham gia của 102 nước. Kết quả vòng đàm phán này bao gồm 9 thị trường công nghiệp hàng đầu trên thế giới cắt giảm trung bình 1/3 mức thuế quan và do đó mức thuế trung bình đối với hàng nông sản giảm xuống ở mức 47%. Việc cắt giảm thuế quan sẽ được thực hiện trong vòng 8 năm bao gồm cả vấn đề điều hoà thuế - thuế càng cao thì cắt giảm càng lớn theo tỷ lệ. Tuy nhiên, bên cạnh các vấn đề có kết quả như trên thì đối với các vấn đề khác kết quả của vòng đàm phán Tokyo là không mấy hoàn hảo. Vòng đàm phán này đã thất bại trong việc giải quyết một số vấn đề liên quan đến thương mại hàng nông sản, không đưa ra được hiệp định mới về các biện pháp tự vệ (biện pháp khẩn cấp đối với hàng nhập khẩu). Mặc dù vậy, đã có nhiều hiệp định về hàng rào phi quan thuế đã xuất hiện tại vòng đàm phán này (một vài hiệp định mới hoàn toàn, một vài hiệp định tiếp tục bổ sung thêm từ các qui dịnh của GATT). Trong phần lớn các trường hợp thì chỉ có một số nước rất nhỏ, chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển chấp nhận tham gia vào các hiêp định mới này vì họ là những người được lợi ích nhiều nhất. Do đó, các hiệp định này chỉ được gọi là "hệ thống qui tắc". Những qui tắc này không mang tính chất đa biên, nhưng đây là một bước khởi đầu mới. Các "hệ thống qui tắc" của vòng Tokyo: + Trợ cấp và các biện pháp đổi kháng - diễn giải điều 6.16 và 23 hiệp định GATT. + Các hàng rào kỹ thuật đổi với thương mại - còn được gọi là: Hiệp định về tiêu chuẩn. + Các thủ tục cấp phép nhập khẩu. + Mua sắm chính phủ. + Định giá hải quan - diễn giải điều 7. + Chống phá giá - diễn giải điều 6, thay cho qui định vòng Kenedy. + Thoả thuận về sữa quốc tế. + Thương mại máy bay dân dụng. Một số hệ thống qui tắc sau vòng đàm phán Uuguay đã được điều chỉnh lại và được cam kết mang tính chất đa biên buộc các nước thành viên phải cùng nhau thực hiện. Chỉ có 4 hiệp định: mua sắm chính phủ, máy bay dân dụng cho đến hiện nay vẫn mang tính nhiều bên. Vào năm 1997, hai hiệp định về thịt bò và sữa đã được huỷ bỏ. Cho đến hết vòng đàm phán Tokyo, GATT hoạt động mang tính tạm thời và có phạm vi hoạt động hạn chế. Tuy nhiên, GATT đã đem lại những thành công rất lớn trong việc đảm bảo tự do hoá phần lớn thương mại quốc tế. Chỉ tính đến việc cắt giảm thuế quan đã khiến cho tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại thế giới lên mức trung bình trong suốt thập niên 50-60. Chính tốc độ tự do hoá mậu dịch đã giúp cho tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn luôn vượt qua tốc độ tăng trưởng kinh tế trong suốt thời kỳ GATT tồn tại. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều nước đệ đơn tham gia xin gia nhập đã cho thấy hệ thống thương mại đa biên đã được công nhận như một công cụ để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, thương mại của cả thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đã xuất hiện những vấn đề mới nảy sinh. Vòng Tokyo đã cố gắng giải quyết một số vấn đề đó nhưng kết quả mang lại còn khá hạn chế. GATT đã phải đối mặt với những khó khăn rất lớn. Thứ nhất, thành công của GATT trong việc cắt giảm thuế quan xuống mức thấp cộng với tác động của suy thoái kinh tế trong suốt thập niên 70 và 80 đã dẫn đến việc chính phủ các nước đã tiến hành điều chỉnh các hình thức bảo hộ đối với các lĩnh vực đang phải cạnh tranh với nước ngoài nhằm có thể giữ được ổn định cho nền kinh tế của họ. Tỷ lệ thất nghiệp cao cộng với việc phải đóng cửa liên tục nhiều nhà máy đã buộc chính phủ các nước Tây Âu và Bắc Mỹ phải đi đến thoả thuận song phương về chia sẻ thị trường với các nhà cạnh tranh và ngày càng tăng dần mức độ trợ cấp nhằm duy trì được vị trí của mình, nhất là trong thương maị hàng nông sản. Những thay đổi này có nguy cơ làm giảm và mất đi những giá trị của việc giảm thuế quan đã mang lại cho thương mại quốc tế, vì vậy hiệu quả và độ tin cậy của GATT bị suy giảm. Thứ hai, đến thập niên 80 thì Hiệp định chung không còn đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn của thương mại quốc tế như ở thập niên 40 nữa. Ít nhất thì hệ thống thương mại thế giới đã trở nên phức tạp, đa dạng và quan trọng hơn rất nhiều so với 40 năm trước. Phần lớn GATT chỉ điều tiết thương mại hàng hoá hữu hình nhưng ngày nay nền kinh tế thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ, thương mại quốc tế đã phát triển nhanh chóng, thương mại dịch vụ - lĩnh vực không được hiệp định GATT điều chỉnh đã trở thành lợi ích cơ bản của ngày càng nhiều nước. Từ ngân hàng, bảo hiểm, vận tải biển, tư vấn ... đã phát triển không ngừng; đầu tư quốc tế cũng được mở rộng. Thương mại dịch vụ phát triển cũng kéo theo sự gia tăng hơn nữa của thương mại hàng hoá. Thứ ba, trong một số lĩnh vực của thương mại hàng hoá GATT cũng còn nhiều bất cập, ví dụ đối với lĩnh vực nông nghiệp, những lỗ hổng của hệ thống thương mại đa biên đã bị lợi dụng triệt để và mọi nỗ lực nhằm tự do hoá hàng nông sản đã không đạt được thành công. Trong lĩnh vực hàng dệt may cũng vậy, các nước đã cùng nhau miễn trừ các nguyên tắc của GATT và đưa ra một hiệp định mới là Hiệp định đa sợi. Thứ tư, cơ cấu tổ chức và cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cũng gây ra nhiều lo ngại. GATT chỉ là một hiệp định, việc tham gia không mang tính chất bắt buộc do vậy các nước có thể tuân theo và cũng có thể không. Bên cạnh đó, thương mại quốc tế trong những năm 80 trở đi đòi hỏi phải có một tổ chức cố định, có nền tảng pháp lý vững chắc để có thể đảm bảo thực thi các quy định, các nguyên tắc chung của thương mại quốc tế. Về hệ thống các quy chế giải quyết tranh chấp, GATT cũng chưa có cơ chế chặt chẽ, chưa có thời gian biểu nhất định do vậy các cuộc tranh chấp thường bị kéo dài, dễ đi vào ách tắc. Đây là những nhân tố khiến cho các thành viên của GATT tin rằng phải có những nỗ lực mới nhằm củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa biên. Những nỗ lực đó đã dẫn đến kết quả có vòng đàm phán Uruguay, tuyên bố Marrakesh và việc tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời. 1.1.2 Vòng đàm phán Uruguay và sự ra đời của WTO. 1.1.2.1 Vòng đàm phán Uruguay. Vòng đàm phán Uruguay là vòng đàm phán lớn nhất cả về thời gian và các lĩnh vực thương mại. Vòng này kéo dài 7 năm rưỡi, gần bằng 2 lần thời gian dự định ban đầu. Đến cuối vòng đàm phán số nước tham dự đă lên tới 125 nước; đây thực sự là vòng đàm phán thương mại lớn nhất từ trước tới nay và có lẽ đây cũng là cuộc đàm phán thuộc loại lớn nhất trong lịch sử. Một số thời điểm chủ chốt của vòng Uruguay: Tháng 9/86 Punta del Este: bắt đầu. Tháng 12/88 Montreal: rà soát giữa kỳ của các bộ trưởng. Tháng 4/89 Geneva: Rà soát giữa kỳ hoàn thành. Tháng 12/90 Brussels: bế mạc hội nghị bộ trưởng trong bế tắc. Tháng 12/91 Genneva: Dự thảo đầu tiên của "Hiệp định cuối cùng" được hoàn thành. Tháng 11/92 Washington: Mỹ và EC đạt được mức bột phá mang tên "Blair House" trong lĩnh vực nông nghiệp. Tháng 7/93 Tokyo: Nhóm Quad đạt được bước đột phá về mở cửa thị trường tại hội nghị thượng đỉnh G7 Tháng 12/93 Geneva: Phần lớn các cuộc đàm phán kết thúc (một số cuộc thương thảo về mở cửa thị trường được tiếp tục). Tháng 4/94 Marrakesh: Các hiệp định được ký. Tháng 1/95 Geneva: WTO được thành lập và các hiệp định bắt đầu có hiệu lực. Mặc dù tại một số thời điểm, vòng đàm phán có vẻ như thất bại, nhưng cuối cùng vòng Uruguay đã đem lại sự cải tổ lớn nhất từ trước tới nay đối với hệ thống thương mại quốc tế. Cơ sở cho chương trình nghị sự của vòng đàm phán Uruguay đã được khởi đầu ngay từ tháng 11 năm 1982 tại Geneva, tuy nhiên phải mất đến 4 năm để thăm dò làm rõ các vấn đề và xây dựng sự nhất trí thì các bộ trưởng mới đi đến thống nhất trong việc đưa ra 1 vòng đàm phán mới. Cuộc đàm phán được bắt đầu tại Punta del Este Uruguay (1986). Chương trình đàm phán bao gồm hầu hết các vấn đề chính sách thương mại còn chưa được điều chỉnh, nhằm mở rộng hệ thống thương mại đa biên sang một số lĩnh vực mới. Trong đó, quan trọng nhất là: dịch vụ, sở hữu trí tuệ và cải tổ hệ thống thương mại trong một số lĩnh vực có tính nhạy cảm cao như hàng nông sản và hàng dệt may, mọi nguyên tắc về điều khoản ban đầu của GATT đều được rà soát lại. Hai năm sau đó, vào tháng 12 năm 1988, các Bộ trưởng gặp nhau tại Montreal, Canada nhằm mục đích kiểm điểm lại những tiến triển tại thời điểm giữa vòng đàm phán, bên cạnh đó tiếp tục đề ra mục tiêu cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Tuy nhiên, đàm phán đã đi đến bế tắc. Mọi vấn đề chỉ được giải quyết tại hội nghị ở Geneva 4 năm sau đó. Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, tại hội nghị Montreal các vị bộ trưởng đều thống nhất thông qua hầu hết các kết quả ban đầu gồm : các nhượng bộ mở cửa thị trường cho hàng nhiệt đới nhằm mục đích giúp đỡ các nước đang phát triển; cơ chế giải quyết tranh chấp được đơn giản hóa và một cơ chế rà soát chính sách thương mại. Từ trước đến nay, đây là lần đầu tiên đưa ra được một cơ chế thường xuyên, mang tính hệ thống và toàn diện để rà soát chính sách và thực hành thương mại đối với các nước thành viên của GATT. Vòng đàm phán này đã dự định kết thúc tại Brussels vào tháng 12 năm 1990, nhưng do bất đồng quan điểm giữa các bên về cách thức tiến hành cải cách hệ thống thương mại hàng nông sản nên đã phải kéo dài. Đây là thời kỳ vòng Uruguay đang đi vào giai đoạn khó khăn nhất. Cho dù viễn cảnh chính trị đen tối, một khối lượng công việc kỹ thuật đáng kể đã được thực hiện và dẫn đến kết quả là có một dự thảo hiệp định pháp lý cuối cùng, dự thảo này được gọi là “Dự thảo luật cuối cùng”. Dự thảo này được đệ trình tại Geneva vào năm 1991. Dự thảo đã hoàn tất được tất cả các mục tiêu đề ra tại Punta del Este, ngoại trừ danh mục cam kết cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường dịch vụ của các nước. Dự thảo này đã trở thành cơ sở để có được sự thống nhất cuối cùng. Trong vòng hai năm tiếp theo, các cuộc đàm phán đã đứng giữa hai ngả, một bên là thất bại cận kề, một bên là thành công với tới được. Một vài thời hạn cuối cùng được đưa ra và bị vượt quá. Tại vòng đàm phán đã nảy sinh những bất đồng quan điểm bên cạnh vấn đề nông nghiệp ; đó là dịc
Tài liệu liên quan